1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua

84 687 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Chú giải XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu NS Nhập siêu XNK Xuất nhập khẩu CCTM Cán cân thương mại CCTTQT Cán cân thanh toán quốc tế KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long KTQT Kinh tế quốc tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt ACFTA Khu vực mậu dịch ASEAN - Trung Quốc ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á Thái Bình Dương AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AKFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct of Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GSP Generalised System of Preference Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc dân IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế ODA Official Development Assistance Viện trợ chính thức SNG Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv Cộng đồng các quốc gia độc lập TBT Technical Barriens to Trade Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại TNCs Transparent National Companic Công ty đa quốc gia USD The United Stages Dollar Đô la Mỹ JVEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật WB The World bank Ngân hàng thế giới WTO The World Trade Organizatiion Tổ chức thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang có những bước chuyển biến tích cực như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân luôn ở mức cao so với khu vực và thế giới, giai đoạn 1991 - 2009 là 7.56% , chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ; GDP bình quân đầu người tăng cao, bình quân 13,6% trong cùng kỳ từ năm 1991 - 2009 và được đánh dấu bởi cột mốc năm 2008 khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Song song với những chuyển biến tích cực đó thì một thực trạng đáng báo động trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ những thập niên 90 tới nay là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai xuất phát chủ yếu từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Nếu như xuất khẩu tăng trưởng đều đặn mỗi năm (đặc biệt, xuất siêu vào năm 1992) nhờ xuất những mặt hàng chủ lực như: nguyên vật liệu thô (dầu mỏ, than đá…), nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu…), thủy hải sản, hàng gia công mỹ nghệ… thì khi đề cập vấn đề nhập khẩu ta sẽ thấy điều hoàn toàn trái ngược. Xét khía cạnh kim ngạch và quy mô nhập khẩu thì tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 1991 - 2000 là 17,5%, giai đoạn 2001 - 2006 là 19%, giai đoạn 2007 - 2009 là 11% . Nhìn chung tăng trưởng nhập khẩu của nước ta không ổn định qua các thời kỳ, thậm chí còn vượt xuất khẩu rất nhiều mặc dù đã có sự can thiệp của Chính Phủ trong việc điều tiết thị trường, gia tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp, đề ra các chính sách kích thích tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu Tuy vậy, các biện pháp đó vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc kiềm chế hiện tượng nhập siêu quá nóng hiện nay. Chỉ xét riêng thị trường trong nước, nhập siêu đã gây tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước khi chiếm lĩnh thị phần đầu vào và đầu ra khiến những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra khó cạnh tranh trên thị trường do giá bán cao, gây thiệt hại nặng; bên cạnh đó, nhập siêu còn tạo ra sự phụ thuộc vào nước ngoài, làm mất cân đối cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái … Trước tình hình đó, đòi hỏi chúng ta cần phải sớm tìm ra những chính sách hợp lý hơn để kiềm chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thanh toán và thặng dư thương mại. 1 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này là nhằm đưa ra những đề suất tốt nhất cho Chính phủ trong việc tiếp tục ra các chính sách mới kiềm chế nhập siêu, tăng cường xuất khẩu để tiến tới cân bằng cán cân thương mại và xa hơn là thặng dư thương mại ở các giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế nước nhà. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đã đề ra, đề tài nghiên cứu cần hoàn thành được những nhiệm vụ sau: – Khát quát hóa cơ sở lý luận về nhập siêu. – Đưa ra thực trạng nhập siêu trong nước và những kinh nghiệm hạn chế nhập siêu của các quốc gia khác làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. – Dự báo tình hình nhập siêu của Việt Nam trong những năm tiếp theo. – Đưa ra các giải pháp, công cụ để hạn chế nhập siêu. 4. Phạm vi nghiên cứu Đó là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa (không bao gồm lĩnh vực nhập khẩu dịch vụ). Trong nhập khẩu hàng hóa, cũng chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích một số khía cạnh chủ yếu ở giai đoạn 2001 - 2009, như: tốc độ tăng trưởng và qui mô nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, cơ cấu thị trường nhập khẩu, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực nhập khẩu, các điều kiện ảnh hưởng đến nhập khẩu và kinh nghiệm của các quốc gia đã kiềm chế được tình trạng nhập siêu. Từ đó đề suất các giải pháp kiềm chế nhập siêu cho Chính phủ trong giai đoạn sau 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống hóa, thống kê, tổng hợp, so sánh dẫn giải, phân tích… 6. Kết cấu của đề tài Kết cấu đề tài gồm ba chương chính, bao gồm: Chương I: Khái lược về nhập siêu, dự báo nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm của một số nước về giải quyết vấn đề nhập siêu. Chương II: Thực trạng vấn đề nhập siêu của Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Các biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới. 2 CHƯƠNG I KHÁI LƯỢC VỀ NHẬP SIÊU, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY I. KHÁI NIỆM VỀ NHẬP SIÊU, NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬP SIÊU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬP SIÊU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 1. Khái niệm, đặc điểm và các quan niệm về nhập siêu. 1.1. Khái niệm nhập siêu. Nhập siêu là khoản thiếu hụt của giá trị xuất khẩu hàng hoá so với giá trị nhập khẩu hàng hoá của một nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính theo năm). Nói cách khác, nhập siêu là khoản thiếu hụt cán cân thanh toán thương mại hàng hoá của một nền kinh tế trong quan hệ trao đổi hàng hoá với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm). Tỷ lệ nhập siêu là quan hệ so sánh giữa khoản giá trị nhập siêu với tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của nước đó trong cùng thời gian, được tính bằng số phần trăm (%). Cán cân thương mại (hay còn gọi là cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá) là mối tương quan giữa giá trị các khoản nhập khẩu hàng hoá được tính theo giá CIF, tức là giá tri cả hàng hoá (cost), chi phí bảo hiểm (insurance) và chi phí vận chuyển (freight) với giá trị các khoản xuất khẩu hàng hoá được tính theo giá FOB (free on board), tức là chỉ tính theo giá mua được khách hàng nước ngoài chấp nhận, không tính chi phí bảo hiểm và vận chuyển. Nói cách khác, cán cân thương mại Việt Nam là mức chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu hàng hoá và giá trị nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước trong một thời kì nhất định. Trong cán cân thương mại hàng hoá, trị giá XK được tính theo giá FOB, trị giá NK được tính theo giá CIF. Khi trị giá XK lớn hơn trị giá NK thì cán cân thương mại mang dấu dương (+) hay còn gọi là xuất siêu; khi trị giá NK lớn hơn trị giá XK thì cán cân thương mại mang dấu âm (-) hay còn gọi là nhập siêu. Cán cân thanh toán quốc tế theo định nghĩa của IMF - là một bản thống kê cho một thời kì nhất định (thường là một năm) trình bày: a) các luồng trao đổi hàng 3 hoá, dịch vụ và thu nhập giữa nền kinh tế trong nước và thế giới bên ngoài; b) những thay đổi về quyền sở hữu và những thay đổi khác về vàng, quyền vay vốn đặc biệt trong nền kinh tế, những khoản có và khoản nợ của nước đó với các nước khác trên thế giới; c) những khoản chuyển tiền không phải bồi hoàn và những khoản thu nhập tương đương cần phải được cân bằng. Nói cách khác, cán cân thanh toán quốc tế là bảng thống kê tất cả những giao dịch giữa những người cư trú cả một nước (như Việt Nam) với những người cư trú của nước khác (những người không cư trú ở Việt Nam) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Trong đó, các giao dịch kinh tế được hiểu là sự trao đổi tự nguyện quyền sở hữu hàng hoá, dịch vụ hoặc tài sản chính giữa những người cư trú và những người không cư trú (đối với các giao dịch không đòi hỏi thanh toán như quà tặng và các di chuyển đơn phương khác về tiền giữa những người cư trú và những người không cư trú cũng được đưa vào CCTTQT). Người cư trú được hiểu là những thể nhân hoặc pháp nhân cư trú đang ở quốc gia được xét lâu hơn một năm, không phụ thuộc vào quốc tịch của họ (các nhà ngoại giao, các chuyên gia quân sự ở bên ngoài lãnh thổ của họ cũng như các tổ chức quốc tế không phải là người cư trú của nơi họ làm việc). Theo IMF, CCTTQT gồm hai tài khoản chính là cán cân thanh toán vãng lai (gọi tắt là tài khoản vãng lai) và cán cân tài khoản vốn. I.2. Đặc điểm của nhập siêu - Đặc điểm về qui mô, mức độ nhập siêu. Qui mô nhập siêu của nền kinh tế được xác định bằng giá trị đo bằng ngoại tệ chuyển đổi sau khi thực hiện phép trừ đại số của tổng giá trị XK hàng hoá với tổng giá trị NK hàng hoá trong một giai đoạn nhất định (thường là một năm). Ví dụ, đối với trường hợp Việt Nam, qui mô nhập siêu được tính bằng Đô la Mỹ. Mức độ nhập siêu của nền kinh tế được xác định bằng quan hệ tỷ lệ phần trăm (%) giữa giá trị nhập siêu tính bằng ngoại tệ (đôla Mỹ) với tổng giá trị (hay kim ngạch) XK hàng hoá tính bằng ngoại tệ chuyển đổi (đôla Mỹ) trong cùng một giai đoạn (thường là một năm). - Đặc điểm về các dạng thái của nhập siêu. Nếu theo mục đích, nhập siêu của các nền kinh tế thường ở 4 dạng thái chủ yếu sau: Nhập siêu để tăng trưởng (là dạng thái tích cực của nhập siêu): Đây là 4 trường hợp do đầu tư phát triển nhanh, đòi hỏi phải tăng nhanh nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu “đầu vào” của sản xuất nhưng năng lực sản xuất trong nước đang trong quá trình hấp thụ đầu tư chưa kịp chuyển hoá thành năng lực XK của nền kinh tế trong ngắn hạn, nên XK chưa tăng trưởng kịp tốc độ của NK, dẫn đến nhập siêu. Tuy nhiên, nếu sản xuất trong nước hấp thụ tốt vốn đầu tư, đầu tư có chọn lợc và hiệu quả, từ đó tăng năng lực sản xuất hàng XK thì nhập siêu cao có thể là tiền đề của tăng trưởng XK trong dài hạn, tạo hiệu ứng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo. Nhập siêu để tiêu dùng: Đây là trường hợp do sản xuất trong nước bị trì trệ, lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dung trong nước (Tổng cung < Tổng cầu) phải tăng NK để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, trong khi hàng XK có sức cạnh tranh yếu, tăng trưởng XK chậm hơn tăng trưởng NK dẫn đến nhập siêu (có xu hướng ngày càng cao). Nguyên nhân của tình trạng này có thể do mức bảo hộ quá cao và cơ cấu bảo hộ bất hợp lý; duy trì tỷ giá và lãi suất thấp trong một thời gian dài; qui mô của khu vực kinh tế Nhà nước vượt quá khả năng chi tiêu của Nhà nước; hoặc/và chính sách tiền tệ lỏng lẻo, chính sách quản lý nhập khẩu không dựa trên các dự báo khoa học về cung - cầu, tạo khuynh hướng nhập khẩu hàng tiêu dùng, đầu cơ. Dạng thái nhập siêu này có thể được gọi là tiêu cực, nó để lại hậu quả lâu dài cho nền kinh tế. Nhập siêu chu kỳ: Đây là dạng thái nhập siêu bị tác động bởi tính chu kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái, nhu cầu NK giảm mạnh trong khi đó các nước muốn xuất khẩu nhiều hơn và do đó có thể có xuất siêu. Ngược lại, khi nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng thì đầu tư tăng, nhu cầu nhập khẩu tăng theo nhưng năng lực xuất khẩu chưa tăng ngay theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, nên thường phải nhập siêu. Một số công trình nghiên cứu cho thấy, trong thời kỳ phát triển bùng nổ của nền kinh tế thường xảy ra nhập siêu. Trong khi đó, trong thời kỳ khủng hoảng lại có thể có xuất siêu, điều này cũng phần nào giúp phục hồi trở lại cho chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, điều này chỉ có tính tương đối, bởi có những trường hợp, khi nền kinh tế ở thời kỳ suy thoái, nhưng vẫn xảy ra nhập siêu trầm trọng. Nhưng nhìn chung, khi 5 nền kinh tế tăng trưởng trở lại, đầu tư tăng nhu cầu nhập khẩu cũng tăng theo, hiện tượng nhập siêu xuất hiện là tín hiệu tích cực vì nó lại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, tăng năng lực sản xuất hàng XK, khi đó nhập siêu cao lại là tiền đề tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế. Nhập siêu lợi thế so sánh: Đây là dạng thái nhập siêu xảy ra trong trường hợp một nước nào đó có lợi thế so sánh phát triển XK một số ngành sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) nên chỉ tập trung phát triển sản xuất và xuất khẩu các ngành đó; do đó phải tăng nhập khẩu các ngành sản phẩm kém lợi thế hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước nên cán cân thương mại hàng hoá bị thâm hụt, nhưng nước này lại có thể đạt thặng dư cán cân dịch vụ để bù đắp mà vẫn đạt mục tiêu hiệu quả chung của nền kinh tế. - Đặc điểm về cơ cấu nhập siêu: + Cơ cấu nhóm hàng, ngành hàng, mặt hàng được phân nhóm như sau: Từ góc độ can thiệp của Nhà nước nhằm quản lý, điều tiết hoạt động nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu gồm 3 nhóm lớn: 1) nhóm mặt hàng cần thiết nhập khẩu; 2) nhóm mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu; 3) nhóm mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu. Theo dây chuyền (chu trình) phát triển giữa nhập khẩu và xuất khẩu và cân đối nhập - xuất theo từng ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế; ví dụ: ngành hàng sản phẩm hoá dầu, ngành sản phẩm thông tin, ngành sản phẩm cà phê … và/hoặc theo các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn được xác định tại quyết định số 55/2007/QĐ-TTG ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo mục đích sử dụng hàng nhập khẩu, gồm: các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản xuất (vật tư, máy móc thiết bị,…); và các mặt hàng tiêu dùng của dân cư. Theo thông kê hàng hoá nhập khẩu: theo danh mục thống kê. Theo tính chất của sản phẩm, gồm: sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm. Theo trình độ kỹ thuật và công nghệ của sản phẩm như: sản phẩm có hàm lượng lao động cao, sản phẩm có hàm lượng vốn cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. + Cơ cấu chủ thể nhập khẩu, gồm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trong nước. + Cơ cấu thị trường nhập siêu, gồm: Cơ cấu nhập siêu theo khu vực thị trường nhập khẩu (châu Á - Thái Bình 6 Dương): châu Phi, Tây Á, Nam Á, châu Âu, châu Mỹ. Cơ cấu nhập siêu theo các thị trường nhập siêu chính là các thị trường có qui mô nhập siêu lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nhập siêu I.3. Một số quan niệm về nhập siêu trong lịch sử các học thuyết kinh tế - Trước thế kỷ XX, các nhà kinh tế và Chính phủ các nước chủ yếu chú trọng tới sự cân bằng các khoản nhập khẩu và các khoản xuất khẩu hàng hoá của một nước. - Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, vấn đề xác lập cán cân thương mại, giải quyết vấn đề nhập siêu của các nước gắn với việc xác lập CCTTQT, thực hiện các chiến lược kinh tế như chiến lược thay thế NK, chiến lược hướng về XK, chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá, chiến lược nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững … Mặt khác, cách tiếp cận giải quyết vấn đề cán cân thương mại, vấn đề nhập siêu của các nước thường gắn liền với việc điều chỉnh quan hệ thương mại với các đối tác chiến lược cạnh tranh quốc tế và chiến lược thị trường quốc tế, điều chỉnh quan hệ thương mại với các đối tác chiến lược, điều chỉnh cơ cấu hàng hoá xuất và nhập khẩu, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghệ, điều chỉnh tỷ giá và lãi nhập khẩu, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghệ, điều chỉnh tỷ giá và lãi suất … Trong thời kỳ này, có hai trường phái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến các nước trong việc hình thành quan niệm về nhập siêu và giải quyết vấn đề nhập siêu. Trường phái kinh tế tân cổ điển cho rằng, đường lối công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được hầu hết các nước đang phát triển thực hiện cho đến đầu những năm 70 đã tạo ra những bất hợp lý và ảnh hưởng xấu đến cơ cấu thương mại nói riêng, cán cân thanh toán vãng lại nói chung. Họ cho rằng, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của các nước là: (1) Mức bảo hộ quá cao kết hợp với cơ cấu bảo hộ bất hợp lý (chủ yếu bảo hộ hàng công nghiệp tiêu dùng) đã làm cho giá cả trong nước cao hơn giá trên thị trường quốc tế nên không khuyến khích các nhà sản xuất đẩy mạnh XK mà ngược lại, các nhà sản xuất được khuyến khích việc nhập khẩu các nguyên liệu và máy móc để sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, do đó nhu cầu về chi tiêu ngoại tệ có thể vượt quá khả năng cung ứng. (2) Việc duy trì tỷ giá và lãi suất thấp trong một thời gian dài đã không phản ánh đúng giá của tiền tế và tiền vốn nên một mặt làm thui chột 7 [...]... CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ KINH NGHIỆM CỦA 1 SỐ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU 1 Dự báo nhập của Việt Nam với một số đối tác thương mại song phương 1.1 .Việt Nam - Trung Quốc Xét theo cơ cấu nhập khẩu hiện tại, ba nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc là máy móc thiết bị, sắt thép; vải sợi và nguyên phụ liệu dệt may da Trong tương lai nhu cầu trong nước đối với... nước ngoài, đặc biệt là của các công ty Hàn Quốc, trong các lĩnh vực này tại Việt Nam 1.3 Việt Nam - Đài Loan Việt Nam đang nhập khẩu một khối lượng lớn xăng dầu từ Đài Loan Nhập khẩu xăng dầu đến cuối năm 2010 đạt 109,5 triệu USD, chiếm 1,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan Do đó, khi các nhà máy lọc dầu của Việt Nam lần lượt đi vào hoạt động, nhiều khả năng nhập khẩu xăng dầu từ... vào của sản xuất nên nhập khẩu tăng nhanh trong khi năng lực XK chưa tăng kịp so với NK, dẫn đến nhập siêu (6) Thu nhập quốc dân trong và ngoài nước: Thu nhập quốc dân tỷ lệ thuận với thu nhập trong nước, do đó cán cân thương mại tỷ lệ nghịch với thu nhập trong nước Trong khi đó, thu nhập nước ngoài và cán cân thương mại tỷ lệ thuận với nhau do thu nhập nước ngoài tăng sẽ khuyến khích XK Thu nhập trong. .. hàng xuất khẩu Do đó, nhập siêu từ Hồng Kông sẽ còn tiếp tục tăng lên Tuy nhiên, tốc độ tăng của nhập siêu có thể không cao do dần dần các ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ đáp ứng được một phần cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước 1.5 Việt Nam - Singapore Singapore đang là nguồn cung cấp xăng dầu lớn nhất của Việt Nam với hơn một nửa lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam là từ Singapore Sauk... lai trong ngắn hạn là điều không đáng lo ngại Kinh nghiệm các nước cho thấy, nếu đầu tư trong nước hấp thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư một cách chọn lọc và có hiệu quả, từ đó tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu thì nhập siêu tăng cao có thể là tiền đề của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tiếp theo Nhìn từ góc độ này, nhập siêu là một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế II DỰ BÁO NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG. .. định rút ra từ thực tiễn giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại của một số nước trên thế giới  Một số nhận định tổng quát Với tư cách là một hiện tượng kinh tế, nhập siêu là một quá trình kinh tế có tính khách quan với sự phát sinh, phát triển và chuyển hoá Qua khảo cứu thực tiễn, ngoại thương của các nền kinh tế phần lớn đều trải qua một quá trình tổng quát sau: - Nhập siêu thường xuất... phẩm cơ khí Sẽ có xu hướng nhập siêu giảm nhẹ hoặc khá ổn định để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước trong khi năng lực cạnh tranh nhóm sản phẩm này của Việt Nam còn yếu, dự báo tỷ lệ nhập siêu so với nhóm hàng này sẽ tăng - Nhóm sản phẩm chế tác Vừa tiếp tục có xuất siêu trong khi nhóm sản phẩm phwong tiện vận tải tuy giá trị nhập siêu vẫn cao nhưng tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu sẽ giảm... dầu sẽ giảm dần mức thâm hụt cán cân thương mại của ngành sản phẩm dầu khí sẽ dần được cải thiện Dự đoán 2011-2015 nhập siêu chỉ còn 6,0% 3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về giải quyết vấn đề nhập siêu, điều chỉnh cán cân thanh toán và bài học đối với Việt Nam 3.1 Một số khuynh hướng giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại hợp lý của một số nhóm nước 3.1.1 Một số NIEs - Châu... khẩu của Thái Lan, hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu từ mức 9,5 tỷ USD năm 1991 xuống còn 4,5 tỷ USD năm 1997 và tiến tới xuất siêu 12,3 tỷ USD năm 1998 (chủ yếu do giảm đầu tư nên nhập khẩu giảm mạnh) Đến năm 2006, mặc dù đồng Baht tăng giá lên 24% nhưng Thái Lan vẫn xuất siêu tới 10% so với GDP - Kinh nghiệm của Ấn Độ về giải quyết vấn đề nhập siêu và rút ra bài học cho Việt Nam Do nhu cầu nhập khẩu... nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngày càng lớn của nền kinh tế, Ấn Độ cũng phải chịu tình trạng nhập siêu trong nhiều năm qua dù chính phủ đã quan tâm và thực hiện rất nhiều các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng nhập siêu của nước này Trước tình hình nhập siêu ngày càng lớn, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kiềm chế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu, các nhóm biện pháp cơ . đề nhập siêu. Chương II: Thực trạng vấn đề nhập siêu của Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Các biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới. 2 CHƯƠNG I KHÁI LƯỢC VỀ NHẬP. của đề tài Kết cấu đề tài gồm ba chương chính, bao gồm: Chương I: Khái lược về nhập siêu, dự báo nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm của một số nước về giải quyết vấn đề nhập. I KHÁI LƯỢC VỀ NHẬP SIÊU, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY I. KHÁI NIỆM VỀ NHẬP SIÊU, NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬP SIÊU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬP SIÊU ĐỐI VỚI NỀN KINH

Ngày đăng: 20/09/2014, 12:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
2. Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2007) Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành 2006, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
8. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2008), sổ tay các quy định của WTO và cam kết ra nhập của Việt Nam Khác
9. Bộ Công Thương (2007) Một số điều ước đa phương thường được sử dụng trong thương mại quốc tế, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Minh Trí cùng tập thể tác giả (2004) Các điều ước quốc tế về thương mại, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
11. Bộ Ngoại Giao (2000) Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng từ 2001 - 2005 - thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua
Bảng 1 Tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng từ 2001 - 2005 (Trang 37)
Bảng 2: Tăng trưởng nhập khẩu của các nhóm hàng 2001 - 2005 - thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua
Bảng 2 Tăng trưởng nhập khẩu của các nhóm hàng 2001 - 2005 (Trang 38)
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2006 - 2008 - thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua
Bảng 3 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2006 - 2008 (Trang 38)
Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu 2006 - 2008 - thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua
Bảng 4 Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu 2006 - 2008 (Trang 39)
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội  giai đoạn 2006 - 2008 - thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua
Bảng 5 Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội giai đoạn 2006 - 2008 (Trang 40)
Bảng 7: Nhập khẩu theo châu lục của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2008 - thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua
Bảng 7 Nhập khẩu theo châu lục của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2008 (Trang 42)
Bảng 8: Nhập siêu của Việt Nam với các châu lục thời kỳ 2001 - 2008 - thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua
Bảng 8 Nhập siêu của Việt Nam với các châu lục thời kỳ 2001 - 2008 (Trang 43)
Bảng 9: Tốc độ tăng nhập khẩu của các nhóm chủ thể giai đoạn 2001 - 2008 - thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua
Bảng 9 Tốc độ tăng nhập khẩu của các nhóm chủ thể giai đoạn 2001 - 2008 (Trang 47)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w