Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 200 1 2009 theo địa phương nhập khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 48)

I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2001

4.Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 200 1 2009 theo địa phương nhập khẩu

phương nhập khẩu

Trong số hơn 60 tỉnh, thành có doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, có khoảng ½ trong số đó có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối. Xuất khẩu “đầu tầu” của cả nước phải kể đến những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng … Tính đến năm 2007, có hơn nửa số tỉnh , thành đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 30% so với năm 2006. Khu vực trọng điểm kinh tế phía nam bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai tiếp tục đi đầu trong xuất khẩu với mức đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

quan trọng về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội luôn tăng đều và mang tính chất ổn định. Năm 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội đạt 1,48 tỷ USD, trong khi nhập khẩu đạt mức 4,83 tỷ USD, đưa Hà Nội thành một trong những tỉnh, thành có mức nhập siêu cao (2,6 tỷ USD). Đến năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội ở mức 18,4 tỷ USD, kim ngạch XK đạt 4,95 tỷ USD, nhập siêu tới 13,5 tỷ USD về mặt tuyệt đối, gấp 4 lần kim ngạch XK. Bên cạnh đó, xu hướng tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn tăng trưởng xuất khẩu của các tỉnh, thành phía Bắc đã làm cho các tỉnh, thành phía Bắc cũng lần lượt đứng vào danh sách nhập siêu cao như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ …

Đại diện cho khu vực phía Nam, TP Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của TP Hồ Chí Minh đóng góp vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước chiếm tỷ trọng cao nhất (38,8%). Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh lại là khu vực xuất siêu trong cả giai đoạn với tốc độ tăng xuất siêu tương đối ổn định. Bắt đầu giai đoạn 2001 - 2009, TP Hồ Chí Minh khởi điểm với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 7,4 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ là 5,9 tỷ USD, xuất siêu 1,5 tỷ USD. Tính đến năm 2006, xuất siêu của TP Hồ Chí Minh ở mức 0,66 tỷ USD (kim ngạch xuất khẩu là 16,8 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 17,46 tỷ USD). Đi cùng với xu hướng nhập khẩu mạnh các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, các loại máy móc thiết bị phụ tùng, phục vụ sản xuất cho các dự án đầu tư, TP Hồ Chí Minh ngày càng rút ngắn xuất siêu và có khả năng sẽ trở thành tỉnh, thành nhập siêu. Tính đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của TP Hồ Chí minh chỉ ở mức 18,8 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đã lên tới 18,3 tỷ USD, xuất siêu chỉ đạt 0,5 tỷ USD, thu hẹp khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu của TP Hồ Chí minh như dầu giai đoạn.

Bảng 10: Số liệu xuất nhập khẩu của một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long 2007

STT Tên thành phố Đơn vị tính

Năm 2007

Tổng KN cả nước Nghìn USD 48.451.353 62.682.228 -14.120.875 Tổng KN các tỉnh ĐBSCL Nghìn USD 3.808.513 2.055.600 +1.752.913 1 An Giang Nghìn USD 507.423 85.119 +422.304 2 Bến Tre Nghìn USD 131.355 28.326 +103.029 3 Cần Thơ Nghìn USD 640.858 655.265 +14.407 4 Đồng Tháp Nghìn USD 196.472 442.084 -245.612 5 Long An Nghìn USD 685.702 682.302 +3.400 6 Sóc Trăng Nghìn USD 349.958 25.573 +324.385

7 Tiền Giang Nghìn USD 224.936 66.502 +158.434

8 Vĩnh Long Nghìn USD 128.078 70.429 +57.649

Nguồn: Vụ XNL, Bộ Công Thương.

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 48)