Phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt nam thời kỳ 2001 2009 theo nhóm chủ thể nhập siêu.

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 47 - 48)

I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2001

3. Phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt nam thời kỳ 2001 2009 theo nhóm chủ thể nhập siêu.

- 2009 theo nhóm chủ thể nhập siêu.

Tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phải kể đến 2 nhóm chủ thể nhập khẩu quan trọng nhất, đó là nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (doanh nghiệp FDI).

Bảng 9: Tốc độ tăng nhập khẩu của các nhóm chủ thể giai đoạn 2001 - 2008 Tên chủ thể NK ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng kim ngạch Tr.USD 16,218 19,733 25,227 31,954 36,978 44,891 62,682 81,500 Tốc độ tăng so

với năm trước. % 3,7 21,7 27,8 26,7 15,7 21,4 39,6 32,1 1. DN có vốn đầu

tư trong nước Tr.USD 11,233 13,029 16,412 20,869 23,338 28,402 40,967 55,000 Tốc độ tăng so

với năm trước % -0,5 156,0 26,0 27,2 11,8 21,7 44,2 34,2 2. DN có vốn ĐT

nước ngoài Tr.USD 4,985 6,704 8,815 11,805 13,640 16,489 21,715 25,740 Tốc độ tăng so

với năm trước % 14,5 34,5 31,5 25,8 23,0 20,9 31,7 18,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Vụ XNK Bộ Công Thương

Nếu xét riêng về nhập khẩu, ta có thể thấy rõ vị trí của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước ln chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng kim ngạch nhập khẩu so với doanh nghiệp FDI. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp đầu tư trong nước chỉ ở mức 11,2 tỷ USD, thì đến năm 2005, mức nhập khẩu đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2001 và dự kiến năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của rieng nhóm doanh nghiệp trong nước đã ở mức 55,0 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm 2007 và tăng 5 lần so với 2001, chiếm 67% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tuy xét về mặt tuyệt đối, kim ngạch nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI không cao như doanh nghiệp trong nước nhưng càng những năm cuối giai đoạn 2001 - 2009, tốc đơ tăng trưởng nhập khẩu của nhóm chủ thể này đã cao hơn những năm trước, bình qn ở mức 23%/năm. Trong đó, về xuất khẩu, Nhật Bản là thị trường hàng đầu, chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu toàn khối và

chiếm 48% trị giá xuất khẩu sang Nhật Bản của cả nước. Đối với nhập khẩu, Đài Loan là đối tác lớn nhất, chiếm 17% kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI và 53% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Đài Loan.

Tốc độ tăng nhập siêu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ln ln thấp hơn so với tốc độ tăng nhập siêu của cả nước cũng như của khu vực doanh nghiệp đầu tư trong nước, thậm chí có những lúc xuất siêu. Trong suốt 3 năm 2001 - 2003, khu vực FDI luôn xuất siêu, điều này chứng tỏ trong giai đoạn này, khu vực FDI đang tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ nhập khẩu. Giai đoạn 2004 - 2009, là giai đoạn đầu tư cho các dự án FDI, khu vực này nhập khẩu tương đối nhiều, và đỉnh điểm nhập siêu là năm 2007. Nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, trị giá nhập khẩu của 6 mặt hàng này là hơn 11 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực này nhập khẩu chủ yếu từ Châu Á và tập trung vào các mặt hàng mang tính chất đầu tư sản xuất như máy móc thiết bị phụ tùng, các sản phẩm điện tử và linh kiện …

Năm 2007, do sự chênh lệch lớn về tốc độ tăng nên tỷ trọng nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 61,7% lên 70,1%, ngược lại các doanh nghiệp FDI lại giảm từ 38,8% năm 2006 xuống 29,9% so với cả nước trong năm 2007. Năm 2008, khu vực FDI lại xuất siêu và đạt sự nổi trội hiệu quả với kim ngạch xuất khẩu là 35,5 tỷ USD.

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w