Các nguyên nhân có tính khách quan

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 50)

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM

1.1.Các nguyên nhân có tính khách quan

1. Nhận định những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nhập siêu của Việt Nam

1.1.Các nguyên nhân có tính khách quan

1.1.1. Sự biến động của môi trường kinh tế và kinh doanh

toàn cầu trong 10 năm quá đã tác động theo chiều hướng bất lợi lên cán cân thương mại của Việt Nam

Chỉ trong 10 năm (1989 - 2009), nền kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam còn rất non yếu đã bị tác động mạnh của ba cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất là lĩnh vực hoạt động xuất

nhập khẩu hàng hóa. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á (năm 1997 - 1998) sau đó lan rộng cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương - khu vực thị trường chiếm gần 60% kim ngạch XK của Việt Nam - đã làm mất đà tăng trưởng xuất khẩu mà Việt Nam đã tạo ra được từ 5 năm trước. Năm 1996 tốc độ tăng trưởng kim ngạch đạt 33,1%, năm 1997 giảm còn 24,7% và năm 1998 tụt xuống còn 3%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK cũng bị giảm mạnh (4%/năm 1997, 3%/năm 1998 và 1,1%/năm 1999 và ngay sau đó đã tăng vọt lên 34,5% vào năm 2000) và năm 1999 kim ngạch XK cũng đã tăng 23,6% nhưng điều quan trọng là nó đã làm “đứt đọan” tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Ngay sau đó, cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2001 - 2002 (do sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ) đã tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ mức 25,4% năm 2000 xuống còn 3,8% năm 2001 và 9,8% năm 2002, trong khi đó tốc độ tăng trưởng NK năm 2001 đã đạt 22,1% (mặc dù năm 2001, khi kinh tế Mỹ suy thoái thì thị trường này chỉ chiếm gần 4% kim ngạch XK của Việt Nam).

Từ tháng 09/2008 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đang lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái mới, đang tác động ngày càng mạnh theo chiều hướng bất lợi lên cán cân thương mại của Việt Nam. Từ 20/08/2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK đang giảm mạnh (tính từ kỳ 2 tháng 9 so với kỳ 2 tháng 8 tăng trưởng 15,11%, kỳ 2 tháng 10 so với kỳ 2 tháng 9 chỉ còn 10,9% và kỳ 2 tháng 11 so với kỳ 2 tháng 10 chỉ còn 8,9%).

Tuy các nền kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng tiêu cực của các cuộc khủng hoảng nêu trên, nhưng đối với nền kinh tế - thương mại còn non yếu như Việt Nam thì khi bị tác động sẽ rất khó khăn trong việc phục hồi để phát triển trở lại. Bởi lẽ, một mặt, trong điều kiện suy thoái kinh tế thế giới, tổng cầu sẽ giảm mạnh, nước nào cũng muốn đẩy mạnh XK để tránh bị khủng hoảng thừa và nhanh chóng phục hồi kinh tế để thoát ra khỏi suy thoái, cạnh tranh quốc tế trở nên khốc liệt hơn và hàng hóa XK có sức cạnh tranh yếu của Việt Nam đã không thể duy trì được khối lượng XK như trước và bị thu hẹp thị trường. Mặt khác, do phần lớn sản phẩm XK của Việt Nam là của ngành nông nghiệp và công nghiệp gia công, độ nhạy cảm về cung rất nhỏ, thích ứng chậm hơn với thị trường thế giới nên khi xảy ra suy thoái

kinh tế thế giới, sản xuất trong nước không điều chỉnh kịp, để duy trì sản xuất, vẫn phải tiếp tục nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu “đầu vào” nhưng sản phẩm đầu ra bị thu hẹp thị trường xuất khẩu, tăng trưởng nhập khẩu vẫn cao hơn tăng trưởng xuất khẩu, không thể tránh khỏi nhập siêu.

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 50)