Một số NIEs Châ uÁ

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 25 - 26)

3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về giải quyết vấn đề nhập siêu, điều chỉnh cán cân thanh toán và bài học đối với Việt Nam

3.1.1.Một số NIEs Châ uÁ

Từ thập kỷ 60-70, các nước NIEs Châu Á đã chuyển nhanh từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu trên cơ sở xây dựng và thực hiện tốt chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn, phát triển nhập khẩu theo hướng chủ đạo là hình thành dây chuyền phát triển giữa nhập khẩu với xuất khẩu, khơng ngừng nâng cấp trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, nâng cấp sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu tạo lập thế mới cho cán cân thương mại để dần chuyển nhập siêu sang xuất siêu một cách vững chắc từ sau thập kỷ 80 đến nay. Chiêu thức cơ bản của chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn là nhập khẩu kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi, sử dụng lực lượng lao động khoa học kỹ thuật ở trong nước để tiếp thu tiến lên đổi mới, sáng tạo mở mang kỹ thuật, hình thành dây chuyền phát triển: Nhập vào - tiếp thu - sáng tạo - phát triển - xuất khẩu kỹ thuật (luân chuyển xuất ra sản phẩm). Đồng thời, dùng kỹ thuật nhập khẩu đã tiếp thu và sáng tạo phát triển để cải tiến hệ thống kỹ thuật sản xuất công - nơng nghiệp, nâng cao hiệu ích kinh tế và hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm xuất khẩu. Từ đó, làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tăng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu, phần vốn do kỹ thuật xuất khẩu (đã luân chuyển ra sản phẩm) thu được hàng năm lại có thể bắt đầu vịng tuần hồn mới: Nhập vào - tiếp thu - sáng tạo - phát triển - xuất khẩu kỹ thuật (luân chuyển xuất ra sản phẩm) ở thời điểm kỹ thuật cao hơn (phát triển nhập khẩu - xuất khẩu theo đường xốy trơn ốc). Đây là chiêu thức chủ động giải quyết vấn đề nhập siêu tạo lập thế cân bằng cán cân thương mại, chuyển sang xuất siêu một cách vững chắc và dài

hạn, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu, tạo lập nền xuất khẩu qui mô lớn trên cơ sở kỹ thuật ngày càng cao, kết cấu sản nghiệp ngày càng vững chắc, vốn khơng ngừng tích tụ, trình độ kỹ thuật trong nền kinh tế ngày càng cao … của các NIEs Châu Á. Vì thế, nếu như trước năm 1987, Hàn Quốc ln nhập siêu thì từ năm 1987 đã chuyển sang xuất siêu ngày càng lớn, năm 1987 xuất siêu 6,2 tỷ USD, đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Hàn Quốc đạt 254 tỷ USD, xuất siêu 30 tỷ USD. Tương tự, Singapore từ năm 1983 đến nay đã chuyển sang xuất siêu ngày càng lớn (năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của Singapore đạt 179,6 tỷ USD, xuất siêu đạt 15,6 tỷ USD).

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 25 - 26)