Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 200 1 2009 theo nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 37)

I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2001

1.Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 200 1 2009 theo nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu

theo nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu

1.1. Cơ cấu nhập siêu theo nhóm hàng nhập giai đoạn thời kỳ 2001 - 2009

Nếu như giai đoạn 1996 - 2000, tổng KNNK là 61,49 tỷ USD thì tổng KNNK giai đoạn 2001 - 2005 đạt mức 130,1 tỷ USD, tăng gấp 2,1 lần so với giai đoạn 1996 - 2000. Tổng giá trị NS của cả giai đoạn là 19,2 tỷ USD, tỷ lệ NS so với KNXK là 17,2%.

Bảng 1: Tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng từ 2001 - 2005

Đơn vị: Triệu USD

STT Tên hàng

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2001 - 2005

KNNK Tỷ trọng KNNK Tỷ trọng KNNK Tỷ trọng KNNK Tỷ trọng KNNK Tỷ trọng Tổng KNNK 19.733 100% 25.227 100% 31.954 100% 36.978 100% 130.054 100% 1 Nhóm nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước. 10.545 53,4% 13.101 51,9% 18.030 56,4% 21.656 58,3% 71.982 55,3% 2 Nhóm máy móc thiết bị và công nghệ. 4.457 22,6% 6.335 25,1% 6.591 20,6% 6.987 18,9% 27.778 21,4% 3 Nhóm hàng tiêu dùng. 4.731 24% 5.792 23% 7.332 23% 8.426 22,8% 30.294 23,3%

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Trong 5 năm 2001 - 2005, cơ cấu nhóm hàng NK chưa có sự chuyển dịch tích cực, nhóm hàng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng cao và khá ổn định ở mức 23%, nhóm nguyên nhiên vật liệu và máy móc, thiết bị, công nghệ chiếm 77%; riêng máy móc

thiết bị và công nghệ có xu hướng giảm, thay vào đó là nhóm nguyên nhiên vật liệu tăng lên đáng kể (xem Bảng 1).

Bảng 2: Tăng trưởng nhập khẩu của các nhóm hàng 2001 - 2005

Đơn vị: Triệu USD

STT Tên hàng % tăng trưởng

02/01 03/02 04/03 05/04

Tổng KNNK 22,10% 27,84% 26,67% 15,72%

1

Nhóm nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước

20,62% 24,24% 37,62% 19,61%

2 Nhóm máy móc, thiết

bị và công nghệ 30,82% 42,14% 4,04% 6,01%

3 Nhóm hàng tiêu dùng 17,86% 22,43% 26,59% 14,92%

Nguồn:Tổng cục Hải quan.

Như thế, sự sụt giảm cả về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của nhóm máy móc thiết bị và công nghệ là một khía cạnh tiêu cực của nhập siêu trong giai đoạn này vì nó làm giảm hiệu ứng của nhập khẩu đối với năng lực cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước, nhất là hàng xuất khẩu.

1.2. Phân tích cơ cấu nhập siêu theo nhóm hàng, mặt hàng giai đoạn 2006 - 2009

Ngay sau khi các cam kết WTO có hiệu lực, tổng trị giá KNNK năm 2006, năm 2007 đã tăng rất nhanh so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2006 tăng 21,4% so với năm 2005, năm 2007 tăng 39,6% so với năm 2006, năm 2008 tăng 32% so với năm 2007, năm 2009 tăng 30% so với năm 2008. Các mặt hàng đóng góp vào tăng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu vẫn là mặt hàng máy móc, linh kiện và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu các loại; hóa chất và các sản phẩm hóa chất; chất dẻo nguyên liệu; thức ăn gia súc và nguyên liệu; kim loại thường khác …

Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2006 - 2008

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Đơn vị 2006 2007 2008

Xuất khẩu Tr.USD 39.826 48.561 64.000

Tốc độ tăng xuất khẩu % 22,8 21,9 31,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhập khẩu Tr.USD 44.891 61.682 81.500

Tốc độ tăng nhập khẩu % 21,4 39,6 32,1

Nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu:

Nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng máy móc, trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất, phát triển và các nguyên liệu cơ bản phục vụ cho đời sống. Kinh tế phát triển, đầu tư trong nước và FDI tăng dẫn đến nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2007 - 2009. Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiên liệu, nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất tăng rất cao (kể cả cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp). Đây chính là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, cụ thể kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này như sau:

Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu 2006 - 2008

Đơn vị: Triệu USD

STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008

Tổng trị giá NK 29.432 42.239 55.000

1 Xăng dầu các loại 5.970 7.710 12.060

2 Clinke 110 119 173

3 Hóa chất các loại 1.042 1.466 2.000

4 Các sản phẩm hóa chất 1.007 1.285 1.700

5 Chất dẻo nguyên liệu 1.866 2.585 3.130

6 Phân bón các loại 687 2.507 1.740

7 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 305 1.000 50

8 Nguyên phụ liệu dệt may da 1.951 383 2.450

9 Sắt thép 2.936 2.152 5.050

10 Phôi thép 750 5.112 1.890

11 Kim loại thường khác 1.460 1.885 1.790

12 Máy VT. sản phẩm điện tử và

linh kiện 2.048 2.958 3.500

13 Máy móc, TB, DC và PT 6.628 11.123 14.000

14 Ô tô và linh kiện (trừ loại dưới

12 chỗ) 663 775 1.405 15 Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 775 1.016 1.160 16 Thức ăn gia súc và NPL chế biến 737 1.181 1.800 17 Bột giấy 81 85 130 18 Cao su 416 379 520

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

nguyên nhiên vật liệu đã lên tới 126,6 tỷ USD trong cả giai đoạn 2007 - 2009, chiếm trên 67% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn, trong đó năm 2006, tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu nhóm này chỉ ở mức 29,4 tỷ USD, năm 2007 đã lên tới 42,2 tỷ USD, và đến năm 2008, dự kiến kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thiết yếu cần phải nhập khẩu này đạt mức 55,9 tỷ USD. Như vậy, ta có thể thấy mức tăng trưởng đáng kể của nhóm hàng này với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 37%/năm.

Nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội:

Đây là một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con người như tân dược, nguyên phụ liệu dược phẩm, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu xã hội khác như giấy các loại, dầu mỡ động thực vật, lúa mì, bột mì cũng được đưa vào nhóm hàng này. Các mặt hàng thuộc nhóm này phụ thuộc nhiều vào mặt bằng giá thế giới và sự thay đổi tỷ giá của đồng EUR và USD nên kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này tăng thêm mang nhiều yếu tố khách quan.

Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội giai đoạn 2006 - 2008

Đơn vị: Triệu USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008

Tổng trị giá NK 1.068 2.775 3.293

1 Tân dược 548 703 850

2 Nguyên phụ liệu dược phẩm 133 158 180

3 Giấy các loại 475 600 690

4 Sữa và các sản phẩm sữa 321 462 500

5 Dầu mỡ động thực vật 257 485 770

6 Lúa mì 225 343 276

7 Bột mì 9 24 27

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội giai đoạn 2006 - 2009 đạt 8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng thấp (4,1%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn, nhưng mức tăng trưởng qua các năm cũng tương đối cao. Kim ngạch nhập khẩu 2007 tăng thêm 807 triệu so với năm 2006, là 2,77 tỷ USD (tương đương tăng 41% về mặt tương đối), tuy nhiên, năm 2008, kim ngạch chỉ tăng ở mức

3,2 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2007. – Nhóm hàng hóa tiêu dùng cần hạn chế NK:

Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng tăng khá mạnh qua các năm trong giai đoạn này. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn là 11.4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2007, trị giá nhập khẩu là 3,6 tỷ USD, tăng 68% so với năm 2006, năm 2008 là 5,6 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD (tương đương tăng 56% so với năm 2007).

+ Mặt hàng điện tử tiêu dùng:

Trong nhóm hàng nêu trên, nhập khẩu hàng điện tử tiêu dùng (trong đó có cả điện thoại di động) chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,1%), kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn là 4,3 tỷ USD. Năm 2007, nhóm hàng điện tử tiêu dùng là 1,2 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2006, làm tăng 432 triệu USD kim ngạch nhập khẩu tăng thêm so với năm 2006. Riêng năm 2008, là 2,3 tỷ USD nhập khẩu, tăng 86% so với cùng kỳ 2007.

Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng giai đoạn 2006 - 2008

Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008

Tổng trị giá NK 2.148 3.616 5.630

1 Hàng điện tử tiêu dùng 802 1.234 1.300

2 Ô tô và linh kiện sản xuất dưới 12 chỗ 318 726 1.140

3 Ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ 38 193 400

4 Linh kiện sản xuất ô tô dưới 12 chỗ 280 533 740

5 Xe máy nguyên chiếc 68 145 150

6 Linh kiện và phụ tùng xe máy 481 580 680

7 Nguyên phụ liệu thuốc lá 161 205 210

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Vụ XNK Bộ Công Thương.

+ Mặt hàng ô tô và linh kiện ô tô dưới 12 chỗ:

Nhập khẩu nhóm hàng này cũng tăng mạnh, kim ngạch nhập khẩu 2007 tăng gấp đôi so với năm trước, làm tăng kim ngạch nhập khẩu thêm 408 triệu USD. Năm 2008, nhập khẩu là 1,14 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2007. Xét riêng mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, cho dù tốc độ tăng trưởng nhập khẩu rất cao, tăng gấp 5 lần so với năm 2006 (từ mức 38 triệu USD lên 193 triệu USD) nhưng về số tuyệt đối thì kim ngạch tăng thêm không nhiều, chỉ là 155 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu ô tô đạt 400 triệu USD, về tương đối chỉ tăng 107% so với năm 2007, nhưng về số tuyệt đối thì tăng 207 triệu USD.

bán trong nước giảm mạnh khuyến khích nhu cầu tiêu thụ tăng khiến cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Tuy nhiên, đối với ô tô dưới 12 chỗ ngồi, do đang có nhu cầu cao và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nên mặc dù giá bán trong nước không giảm, nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 37)