Nhu cầu và tiềm lực của nền kinh tế nước ta.

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 52)

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM

1. Nhận định những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nhập siêu của Việt Nam

1.1.2. Nhu cầu và tiềm lực của nền kinh tế nước ta.

Trong tiến trình hội nhập với sự trợ lực của FDI đã tăng đáng kể từ sau năm 2002, khi mà nền kinh tế đã bước hẳn sang kinh tế thị trường và điểm khởi phát đã ở nấc thang cao hơn đầu những năm 90 đã tạo ra nhu cầu nhập khẩu lớn đối với các yếu tố vật chất “đầu vào” cho sản xuất thay thế nhập khẩu và hướng mạnh về xuất khẩu. Đây là nguyên nhân khách quan quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng nhập siêu tăng nhanh trong những năm vừa qua. Trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn, chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển một số ngành sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, để thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng đa dạng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và để hấp thu được nguồn vốn FDI đổ vào ngày càng lớn thì nhu cầu nhập khẩu vật tư thiết bị, nguyên phụ liệu cao là tất yếu và tích cực.

Nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng ở mức khá cao, GDP bình quân 5 năm đặt trên 7%, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng 16,2%, vốn FDI và ODA thực hiện đạt khá. Riêng năm 2005, FDI vào Việt Nam đạt trên 4,6 tỷ USD, tổng số vốn của FDI giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 đạt khoảng 17.16 tỷ USD dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ nền kinh tế tăng mạnh. Chẳng hạn nhập khẩu máy móc thiết bị đạt 22,44 tỷ USD, bằng 17% tổng kim ngạch nhập khẩu.

1.1.3. Các tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam thì các cơ

sở sản xuất của họ ở một số nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia) là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện để thực hiện các công đoạn chế tạo, gia cơng, lắp ráp tiếp theo tại Việt Nam. Vì thế, khi đầu tư nước ngồi vào Việt Nam ngày càng tăng thì nhập khẩu các mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, linh kiện ơ tơ, xe máy, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may da giày từ những nước kể trên cũng sẽ tăng theo để làm đầu vào cho các nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Khi Việt Nam chưa phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất thì nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này vẫn là tất yếu.

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w