Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 2009 theo khu vực thị trường nhập khẩu và thị trường nhập siêu.

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 42 - 47)

I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2001

2. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 2009 theo khu vực thị trường nhập khẩu và thị trường nhập siêu.

- 2009 theo khu vực thị trường nhập khẩu và thị trường nhập siêu.

2.1. Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2009theo khu vực thị trường nhập khẩu. theo khu vực thị trường nhập khẩu.

Trong giai đoạn 2001 - 2009, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam từ gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng với qui mô không đồng đều. Cơ cấu thị trường nhập khẩu cả giai đoạn 2001 - 2009 vẫn phân chia rõ rệt, với tỷ lệ cao nhất là khu vực châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc, các nước trong khu vực ASEAN.

Bảng 7: Nhập khẩu theo châu lục của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2008

Đơn vị: Triệu USD

Thị trường Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng kim ngạch NK 19.746 25.256 31.954 36.978 44.891 62.68 2 81.500 I. Châu Á 15.741, 1 19.520,3 25.139,5 29.844,4 35.834, 0 50.195 67.000 Tỷ trọng 79,7 77,3 78,7 81,0 79,8 80,1 82,2 Trong đó: ASEAN 4.769,3 5.949,4 7.766,5 9.035,8 12.480,0 15.81 4 18.000 Tỷ trọng 24,2 23,6 24,3 24,5 27,8 25,2 22,1

II. Châu Âu 2.179,0 2.785,2 3.625,2 4.301,4 4.528,2 4.976 6.599

Tỷ trọng 13,4 14,1 14,4 13,5 12,3 11,1 10,5

Trong đó: EU 1.884,8 2.566,2 2.671,4 3.098 3.200 4.922 6.500

Tỷ trọng 9,5 10,2 8,4 8,4 7,1 7,9 7,9

III. Châu Mỹ 600,6 673,1 1.480,0 1.562,7 1.569,4 1.881 2.087

Tỷ trọng 3,4 5,9 4,9 4,3 4,2 3,3 3,6

IV. Châu Phi 60,2 137,3 181,2 268 350 520 600

Tỷ trọng 0,3 0,5 0,6 0,7 0 0,1 0,73

V. Châu Đại Dương 353,5 383,3 590,0 648 1.259 1.360 1.800

Tỷ trọng 1,8 2,2 1,8 1,8 2,8 2,1 2,2

Nguồn: Vụ XNK, Bộ Cơng Thương

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rất rõ cơ cấu thị trường nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2009 nói chung. Châu Á ln dẫn đầu với mức kim ngạch nhập khẩu cao

qua các năm, tỷ trọng bình qn cả giai đoạn ln ở mức 78 - 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. trong khu vực châu Á, nhóm các nước ASEAN, Việt Nam trong việc nhập khẩu các loại máy vi tính, linh kiện điện tử, xăng dầu các loại … Bên cạnh đó, phải kể đến Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kong. Phần lớn nguyên liệu cho sản xuất hay những hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam được nhập khẩu từ các nước Châu Á với cơ cấu hàng như sau: Xăng dầu các loại, vải nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Nhập siêu của khu vực Châu Á tăng dần đều qua các năm. Khởi nguồn từ năm 2001, mức nhập siêu của khu vực này chỉ ở mức 4,2 tỷ USD, đến năm 2005, kim ngạch nhập siêu của Chấu Á đã lên tới 13,5 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với mức nhập siêu năm 2001. Năm 2008, nhập siêu của Việt Nam từ khu vực Châu Á lên tới 40,0 tỷ USD, tăng 140,0% so với cùng kỳ năm 2007.

Riêng đối với khu vực ASEAN, đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục ở mức bình quân 25 - 30 tỷ USD những năm gần đây, chiếm tới 25% tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong giao dịch thương mại với các nước ASEAN, chúng ta vẫn liên tục nhập siêu ở mức cao do nhập khẩu từ các nước này rất lớn. Mức nhập siêu bình quân của Việt Nam từ các nước ASEAN giai đoạn 2001 - 2009 luôn ở gần mức 4 tỷ USD, từ năm 2006 trở đi, mức nhập siêu này càng cao hơn, năm 200 sẽ vào khoảng trên 6 tỷ USD.

Khu vực Châu Âu thực chất lại là khu vực xuất siêu đối với Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu trong cả giai đoạn. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế và thị trường biến động trong 2 năm gần đây, khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này sẽ khó khăn và gây chiều hướng nhập siêu xuất hiện. Bốn mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu từ EU lớn nhất, đó là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; tân dược; sữa và các sản phẩm từ sữa; nguyên phụ liệu dệt may da.

Bảng 8: Nhập siêu của Việt Nam với các châu lục thời kỳ 2001 - 2008

Đơn vị: Tỷ USD

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Châu Á -4,243 -7,057 -9,765 -12,505 -13,461 -18,848 -29,195 -40,000 Châu Âu +1,336 +854 +700 +1,110 +1,344 +2,347 +2,921 +3,700

Châu Mỹ +742 +2,101 +2,847 +4,080 +5,341 +6,588 +9,573 +11,800 Châu Phi +132 +71 +73 +246 +412 +400 +900 +1,600 Châu Đại

Dương +659 +1,016 +1,072 +1,289 +1,928 +2,446 +2,318 +3,400

Nguồn: Vụ XNK, Bộ Công Thương

Tương tự như khu vực Châu Âu, 3 khu vực còn lại là Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Đại Dương đều là các khu vực xuất siêu với Việt Nam. Hàng nhập khẩu từ các châu lục này chủ yếu là thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến; máy móc thiết bị và phụ tùng … Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực này tăng nhanh hơn so với kim ngạch nhập khẩu nên đây vẫn là các khu vực xuất siêu với chúng ta.

2.2. Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu hàng hóa giai đoạn 2001 - 2009theo thị trường nhập siêu. theo thị trường nhập siêu.

Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế 1995 - 2008 (triệu USD)

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2009

Thị trường Trung Quốc: Đây chính là đối tác hàng đầu về nhập khẩu và là

đối tác thứ ba về xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu rất lớn. Năm 2001, mức kim ngạch nhập siêu đối với Trung Quốc chỉ khiêm tốn với mức 211 nghìn USD, thì đến những năm tiếp theo, mức nhập siêu tăng với cấp số nhân. Năm 2006 là 4,3 tỷ USD và đến năm 2007, nhập siêu với Trung Quốc đã lên tới con số kỷ lục là 9,1 tỷ USD, gấp 2 lần so với mức NS năm trước. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tập trung vào vải các loại, bông các loại, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, xăng dầu các loại, máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt thép, phân bón và hóa chất.

Nam về xuất khẩu và cũng là một trong các thị trường nhập siêu đối với Việt Nam. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, Việt Nam đang chuyển dần từ vị thế là nước nhập siêu sang nước xuất siêu. Trong hai năm từ 2003 - 2004, chúng ta liên tục nhập siêu từ Nhật Bản với mức 50 đến 85 triệu USD, nhưng sang năm 2005, 2006 đã xuất siêu sang thị trường này. Đến năm 2007, xu hướng nhập siêu với Nhật Bản lại quay trở lại với mức nhập siêu đạt 108 triệu USD. Đây cũng là con số nhập siêu lớn nhất cả giai đoạn đối với thị trường này.

Thị trường Đài Loan: Nằm trong số những thị trường có mức kim ngạch

nhập siêu cao đối với Việt Nam (trên 4 tỷ USD), Đài Loan là một thị trường cung cấp chủ yếu là xăng, dầu các loại, sắt thép, vải, sợi và nguyên phụ liệu dệt may; chất dẻo nguyên liệu; máy móc thiết bị và phụ tùng cho Việt Nam. Mức nhập siêu của Việt Nam đối với thị trường Đài Loan tăng tương đối ổn định và đồng đều trong giai đoạn này, với khởi đầu là 1,2 tỷ USD năm 2001, năm 2003 là 2,2 tỷ USD, năm 2004 là 2,8 tỷ USD. Tăng gần 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2005, mức nhập siêu năm 2006 ở ngưỡng 3,9 tỷ USD và năm 2007 đã lên đến 5,8 tỷ USD, tăng 48,7% so với năm 2006.

Thị trường Hàn Quốc: tính trung bình trong giai đoạn 2001 - 2009, Hàn

Quốc là thị trường mà tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trên tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước cao nhất (66,2%). Tuy nhiên, trong ba năm gần đây, tốc độ tăng xuất khẩu luôn cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu. Kể cả năm 2007, khi nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng đến 37,8% thì xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng tăng đến 48,6%.

Thị trường Singapore: Trong giai đoạn 2001 - 2009, mức độ nhập siêu của

Việt Nam từ Singapore tương đối cao cả về số tuyệt đối và về tỷ lệ. Kim ngạch nhập siêu của Việt Nam từ Singapore đã tăng từ 1,4 tỷ USD năm 2001 lên 5,4 tỷ USD năm 2007. Nhìn chung, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ở mức 40 - 45% trong giai đoạn 2001 - 2005, nhưng sau đó đã tăng lên đến 58,7% vào năm 2006 và 55,1% vào năm 2007. Nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore luôn giữ mức tăng trưởng dương, thậm chí trong giai đoạn 2004 - 2007 ln giữ ở mức trên 20%. Đặc biệt năm 2006, trong khi xuất khẩu sang Singapore giảm 14,9% thì nhập khẩu từ Singapore tăng 40%, khiến năm 2006

là năm có tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giữa hai nước ở mức cao nhất.

Thị trường Thái Lan: Trong giai đoạn 2001 - 2009, nhập siêu của Việt Nam

từ Thái Lan có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối cũng như về tỷ lệ. Năm 2001, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 469,5 triệu USD, tương đương với 42,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2004, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 1,34 tỷ USD, tương đương với 56,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2007, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 2,7 tỷ USD, tương đương với 56,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Thị trường Hồng Kong: Mức độ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Hồng

Kong có xu hướng mở rộng do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hồng Koong hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị truongf này. Trong giai đoạn 2001 - 2009, xuất khẩu của ta sang Hồng Kong chỉ tăng trung bình 10,7%/năm trong khi nhập khẩu từ Hồng Kong tăng trung bình 23,6%/năm. Do đó, nhập siêu tính theo số tuyệt đối đã tăng từ 220 triệu USD năm 2001 lên 1,3 tỷ USD năm 2009. Tỷ lệ nhập siêu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương cũng tăng từ 25,8% lên 52,95%.

Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hồng Kong, ba mặt hàng có kim ngạch lớn nhất lần lượt là nguyên phụ liệu dệt may - da, sản phẩm điện tử - linh kiện và máy móc thiết bị phụ tùng.

Thị trường Malaysia: Mức độ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường

Malaysia không lớn nếu so sánh với nhiều thị trường khác, đặc biệt là các thị trường thuộc khu vực Đông Bắc Á. Trong những năm 2005, 2006, cán cân thương mại của Việt Nam với Malaysia tương đối cân bằng, nhập siêu chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2007, do có sự tăng trưởng đột biến của nhập khẩu từ Malaysia, nhập siêu đã tăng lên 1 tỷ USD, tương đương 27,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Thị trường Ấn Độ: Cán cân thương mại của Việt Nam với Ấn Độ ln ở

trong tình trạng nhập siêu với mức độ ngày càng lớn. Nếu như năm 2001 , Việt Nam chỉ nhập siêu từ Ấn Độ 184 triệu USD, chiếm 67% tổng KNXNK thì đến năm 2007 các chỉ số tương ứng là 1.171 triệu USD và 76,4%. Trong cơ cấu hàng NK của Việt Nam từ Ấn Độ, nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến, sắt thép các loại, các chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may và da dày là nhóm

hàng có kim ngạch cao nhất và có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định ở mức trung bình 50%/năm; riêng thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu (chiếm 33% kim ngạch NK năm 2007) tăng khoảng 80%/năm từ 2005 đến nay.

Một phần của tài liệu thực trạng vấn đề nhập siêu của việt nam trong thời gian qua (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w