1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.

100 555 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 770,5 KB

Nội dung

biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Kinh tế Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang có những bướcchuyển biến tích cực như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân luôn ở mứccao so với khu vực và thế giới, giai đoạn 1991 – 2009 là 7.56% , chỉ đứngsau Trung Quốc và Ấn Độ; GDP bình quân đầu người tăng cao, bình quân13,6% trong cùng kỳ từ năm 1991 – 2009 và được đánh dấu bởi cột mốcnăm 2008 khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nhóm nước có thu nhậpthấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình

Song song với những chuyển biến tích cực đó thì một thực trạng đángbáo động trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ những thập niên 90 tớinay là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai xuất phát chủ yếu từthâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng Nếu như xuất khẩu tăngtrưởng đều đặn mỗi năm (đặc biệt, xuất siêu vào năm 1992) nhờ xuấtnhững mặt hàng chủ lực như: nguyên vật liệu thô (dầu mỏ, than đá…),nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu…), thủy hải sản, hàng gia công mỹnghệ… thì khi đề cập vấn đề nhập khẩu ta sẽ thấy điều hoàn toàn tráingược Xét khía cạnh kim ngạch và quy mô nhập khẩu thì tốc độ tăngtrưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 1991 - 2000 là 17,5%, giai đoạn

2001 – 2006 là 19%, giai đoạn 2007 – 2009 là 11% Nhìn chung tăngtrưởng nhập khẩu của nước ta không ổn định qua các thời kỳ, thậm chí cònvượt xuất khẩu rất nhiều mặc dù đã có sự can thiệp của Chính Phủ trongviệc điều tiết thị trường, gia tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp, đề racác chính sách kích thích tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhữngmặt hàng không thiết yếu Tuy vậy, các biện pháp đó vẫn chưa thực sựhiệu quả trong việc kiềm chế hiện tượng nhập siêu quá nóng hiện nay

Trang 2

Chỉ xét riêng thị trường trong nước, nhập siêu đã gây tác động khôngnhỏ đến các doanh nghiệp trong nước khi chiếm lĩnh thị phần đầu vào vàđầu ra khiến những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra khó cạnh tranhtrên thị trường do giá bán cao, gây thiệt hại nặng; bên cạnh đó, nhập siêucòn tạo ra sự phụ thuộc vào nước ngoài, làm mất cân đối cán cân thanhtoán, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái …

Trước tình hình đó, đòi hỏi chúng ta cần phải sớm tìm ra những chínhsách hợp lý hơn để kiềm chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thanhtoán và thặng dư thương mại

2. Mục đích nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu này là nhằm đưa ra những đề suất tốt nhất cho Chínhphủ trong việc tiếp tục ra các chính sách mới kiềm chế nhập siêu, tăngcường xuất khẩu để tiến tới cân bằng cán cân thương mại và xa hơn làthặng dư thương mại ở các giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế nước nhà

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện được mục đích đã đề ra, đề tài nghiên cứu cần hoàn thànhđược những nhiệm vụ sau:

–Khát quát hóa cơ sở lý luận về nhập siêu

–Đưa ra thực trạng nhập siêu trong nước và những kinh nghiệm hạnchế nhập siêu của các quốc gia khác làm bài học kinh nghiệm cho ViệtNam

–Dự báo tình hình nhập siêu của Việt Nam trong những năm tiếptheo

–Đưa ra các giải pháp, công cụ để hạn chế nhập siêu

4. Phạm vi nghiên cứu.

Đó là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa (không bao gồm lĩnh vực nhậpkhẩu dịch vụ) Trong nhập khẩu hàng hóa, cũng chỉ đi sâu nghiên cứu,

Trang 3

phân tích một số khía cạnh chủ yếu ở giai đoạn 2001 – 2009, như: tốc độtăng trưởng và qui mô nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, cơ cấu thịtrường nhập khẩu, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực nhậpkhẩu, các điều kiện ảnh hưởng đến nhập khẩu và kinh nghiệm của cácquốc gia đã kiềm chế được tình trạng nhập siêu Từ đó đề suất các giảipháp kiềm chế nhập siêu cho Chính phủ trong giai đoạn sau 2010.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệthống hóa, thống kê, tổng hợp, so sánh dẫn giải, phân tích…

6. Kết cấu của đề tài.

Kết cấu đề tài gồm ba chương chính, bao gồm:

Chương I: Khái lược về nhập siêu, dự báo nhập siêu của Việt

Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm của một số nước về giải quyết vấn

đề nhập siêu

Chương II: Thực trạng vấn đề nhập siêu của Việt Nam trong thời

gian qua

Chương III: Các biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam

trong thời gian tới

Trang 4

CHƯƠNG I KHÁI LƯỢC VỀ NHẬP SIÊU, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

I KHÁI NIỆM VỀ NHẬP SIÊU, NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬP SIÊU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬP SIÊU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.

1 Khái niệm, đặc điểm và các quan niệm về nhập siêu.

1.1 Khái niệm nhập siêu.

Nhập siêu là khoản thiếu hụt của giá trị xuất khẩu hàng hoá so với giá trị

nhập khẩu hàng hoá của một nước trong một khoảng thời gian nhất định(thường tính theo năm) Nói cách khác, nhập siêu là khoản thiếu hụt cán cânthanh toán thương mại hàng hoá của một nền kinh tế trong quan hệ trao đổihàng hoá với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian xác định(thường là một năm) Tỷ lệ nhập siêu là quan hệ so sánh giữa khoản giá trịnhập siêu với tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của nước đó trong cùng thời gian,được tính bằng số phần trăm (%)

Cán cân thương mại (hay còn gọi là cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá)

là mối tương quan giữa giá trị các khoản nhập khẩu hàng hoá được tính theogiá CIF, tức là giá trj cả hàng hoá (cost), chi phí bảo hiểm (insurance) và chiphí vận chuyển (freight) với giá trị các khoản xuất khẩu hàng hoá được tínhtheo giá FOB (free on board), tức là chỉ tính theo giá mua được khách hàngnước ngoài chấp nhận, không tính chi phí bảo hiểm và vận chuyển

Nói cách khác, cán cân thương mại Việt Nam là mức chênh lệch giữa giátrị xuất khẩu hàng hoá và giá trị nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với cácnước trong một thời kì nhất định Trong cán cân thương mại hàng hoá, trị giá

XK được tính theo giá FOB, trị giá NK được tính theo giá CIF Khi trị giá XKlớn hơn trị giá NK thì cán cân thương mại mang dấu dương (+) hay còn gọi là

Trang 5

xuất siêu; khi trị giá NK lớn hơn trị giá XK thì cán cân thương mại mang dấu

âm (-) hay còn gọi là nhập siêu

Cán cân thanh toán quốc tế theo định nghĩa của IMF – là một bản

thống kê cho một thời kì nhất định (thường là một năm) trình bày: a) các luồngtrao đổi hàng hoá, dịch vụ và thu nhập giữa nền kinh tế trong nước và thế giớibên ngoài; b) những thay đổi về quyền sở hữu và những thay đổi khác về vàng,quyền vay vốn đặc biệt trong nền kinh tế, những khoản có và khoản nợ củanước đó với các nước khác trên thế giới; c) những khoản chuyển tiền khôngphải bồi hoàn và những khoản thu nhập tương đương cần phải được cân bằng.Nói cách khác, cán cân thanh toán quốc tế là bảng thống kê tất cả những giaodịch giữa những người cư trú cả một nước (như Việt Nam) với những người cưtrú của nước khác (những người không cư trú ở Việt Nam) trong một thời kìnhất định, thường là một năm Trong đó, các giao dịch kinh tế được hiểu là sựtrao đổi tự nguyện quyền sở hữu hàng hoá, dịch vụ hoặc tài sản chính giữanhững người cư trú và những người không cư trú (đối với các giao dịch khôngđòi hỏi thanh toán như quà tặng và các di chuyển đơn phương khác về tiền giữanhững người cư trú và những người không cư trú cũng được đưa vàoCCTTQT) Người cư trú được hiểu là những thể nhân hoặc pháp nhân cư trúđang ở quốc gia được xét lâu hơn một năm, không phụ thuộc vào quốc tịch của

họ (các nhà ngoại giao, các chuyên gia quân sự ở bên ngoài lãnh thổ của họcũng như các tổ chức quốc tế không phải là người cư trú của nơi họ làm việc).Theo IMF, CCTTQT gồm hai tài khoản chính là cán cân thanh toán vãng lai(gọi tắt là tài khoản vãng lai) và cán cân tài khoản vốn

I.2 Đặc điểm của nhập siêu

- Đặc điểm về qui mô, mức độ nhập siêu

Trang 6

Qui mô nhập siêu của nền kinh tế được xác định bằng giá trị đobằng ngoại tệ chuyển đổi sau khi thực hiện phép trừ đại số của tổng giátrị XK hàng hoá với tổng giá trị NK hàng hoá trong một giai đoạn nhấtđịnh (thường là một năm) Ví dụ, đối với trường hợp Việt Nam, qui mônhập siêu được tính bằng Đô la Mỹ Mức độ nhập siêu của nền kinh tếđược xác định bằng quan hệ tỷ lệ phần trăm (%) giữa giá trị nhập siêutính bằng ngoại tệ (đôla Mỹ) với tổng giá trị (hay kim ngạch) XK hànghoá tính bằng ngoại tệ chuyển đổi (đôla Mỹ) trong cùng một giai đoạn(thường là một năm).

- Đặc điểm về các dạng thái của nhập siêu

Nếu theo mục đích, nhập siêu của các nền kinh tế thường ở 4 dạng thái chủ yếusau:

Nhập siêu để tăng trưởng (là dạng thái tích cực của nhập siêu): Đây là

trường hợp do đầu tư phát triển nhanh, đòi hỏi phải tăng nhanh nhập khẩu đểđáp ứng nhu cầu “đầu vào” của sản xuất nhưng năng lực sản xuất trong nướcđang trong quá trình hấp thụ đầu tư chưa kịp chuyển hoá thành năng lực XKcủa nền kinh tế trong ngắn hạn, nên XK chưa tăng trưởng kịp tốc độ của NK,dẫn đến nhập siêu Tuy nhiên, nếu sản xuất trong nước hấp thụ tốt vốn đầu tư,đầu tư có chọn lợc và hiệu quả, từ đó tăng năng lực sản xuất hàng XK thì nhậpsiêu cao có thể là tiền đề của tăng trưởng XK trong dài hạn, tạo hiệu ứng tíchcực đối với tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo

Nhập siêu để tiêu dùng: Đây là trường hợp do sản xuất trong nước bị trì

trệ, lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dungtrong nước (Tổng cung < Tổng cầu) phải tăng NK để đáp ứng nhu cầu tiêudùng của thị trường trong nước, trong khi hàng XK có sức cạnh tranh yếu, tăngtrưởng XK chậm hơn tăng trưởng NK dẫn đến nhập siêu (có xu hướng ngàycàng cao) Nguyên nhân của tình trạng này có thể do mức bảo hộ quá cao và cơ

Trang 7

cấu bảo hộ bất hợp lý; duy trì tỷ giá và lãi suất thấp trong một thời gian dài; qui

mô của khu vực kinh tế Nhà nước vượt quá khả năng chi tiêu của Nhà nước;hoặc/và chính sách tiền tệ lỏng lẻo, chính sách quản lý nhập khẩu không dựatrên các dự báo khoa học về cung – cầu, tạo khuynh hướng nhập khẩu hàngtiêu dùng, đầu cơ Dạng thái nhập siêu này có thể được gọi là tiêu cực, nó để lạihậu quả lâu dài cho nền kinh tế

Nhập siêu chu kỳ: Đây là dạng thái nhập siêu bị tác động bởi tính chu

kỳ của nền kinh tế Khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái, nhu cầu NK giảmmạnh trong khi đó các nước muốn xuất khẩu nhiều hơn và do đó có thể có xuấtsiêu Ngược lại, khi nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng thì đầu tư tăng,nhu cầu nhập khẩu tăng theo nhưng năng lực xuất khẩu chưa tăng ngay theokịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, nên thường phải nhập siêu

Một số công trình nghiên cứu cho thấy, trong thời kỳ phát triển bùng nổcủa nền kinh tế thường xảy ra nhập siêu Trong khi đó, trong thời kỳ khủnghoảng lại có thể có xuất siêu, điều này cũng phần nào giúp phục hồi trở lại chochu kỳ kinh tế Tuy nhiên, điều này chỉ có tính tương đối, bởi có những trườnghợp, khi nền kinh tế ở thời kỳ suy thoái, nhưng vẫn xảy ra nhập siêu trầmtrọng Nhưng nhìn chung, khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại, đầu tư tăng nhucầu nhập khẩu cũng tăng theo, hiện tượng nhập siêu xuất hiện là tín hiệu tíchcực vì nó lại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, tăng năng lực sản xuất hàng

XK, khi đó nhập siêu cao lại là tiền đề tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn pháttriển tiếp theo của nền kinh tế

Nhập siêu lợi thế so sánh: Đây là dạng thái nhập siêu xảy ra trong

trường hợp một nước nào đó có lợi thế so sánh phát triển XK một số ngành sảnphẩm (hàng hoá và dịch vụ) nên chỉ tập trung phát triển sản xuất và xuất khẩucác ngành đó; do đó phải tăng nhập khẩu các ngành sản phẩm kém lợi thế hơn

để đáp ứng nhu cầu trong nước nên cán cân thương mại hàng hoá bị thâm hụt,

Trang 8

nhưng nước này lại có thể đạt thặng dư cán cân dịch vụ để bù đắp mà vẫn đạtmục tiêu hiệu quả chung của nền kinh tế.

- Đặc điểm về cơ cấu nhập siêu:

+ Cơ cấu nhóm hàng, ngành hàng, mặt hàng được phân nhóm như sau:

Từ góc độ can thiệp của Nhà nước nhằm quản lý, điều tiết hoạtđộng nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu gồm 3 nhóm lớn: 1) nhómmặt hàng cần thiết nhập khẩu; 2) nhóm mặt hàng cần kiểm soát nhậpkhẩu; 3) nhóm mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu

Theo dây chuyền (chu trình) phát triển giữa nhập khẩu và xuấtkhẩu và cân đối nhập – xuất theo từng ngành sản phẩm xuất khẩu chủlực của nền kinh tế; ví dụ: ngành hàng sản phẩm hoá dầu, ngành sảnphẩm thông tin, ngành sản phẩm cà phê … và/hoặc theo các ngành côngnghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn được xác định tại quyết định số55/2007/QĐ-TTG ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ

Theo mục đích sử dụng hàng nhập khẩu, gồm: các mặt hàng đápứng nhu cầu tiêu dùng của sản xuất (vật tư, máy móc thiết bị,…); và cácmặt hàng tiêu dùng của dân cư

Theo thông kê hàng hoá nhập khẩu: theo danh mục thống kê

Theo tính chất của sản phẩm, gồm: sản phẩm hoàn chỉnh, bánthành phẩm

Theo trình độ kỹ thuật và công nghệ của sản phẩm như: sản phẩm

có hàm lượng lao động cao, sản phẩm có hàm lượng vốn cao, sản phẩm

có hàm lượng chất xám cao

+ Cơ cấu chủ thể nhập khẩu, gồm:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trong nước

Trang 9

+ Cơ cấu thị trường nhập siêu, gồm:

Cơ cấu nhập siêu theo khu vực thị trường nhập khẩu (châu Á – TháiBình Dương): châu Phi, Tây Á, Nam Á, châu Âu, châu Mỹ

Cơ cấu nhập siêu theo các thị trường nhập siêu chính là các thị trường

có qui mô nhập siêu lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nhập siêu

I.3 Một số quan niệm về nhập siêu trong lịch sử các học thuyết kinh

tế.

- Trước thế kỷ XX, các nhà kinh tế và Chính phủ các nước chủ yếuchú trọng tới sự cân bằng các khoản nhập khẩu và các khoản xuất khẩuhàng hoá của một nước

- Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, vấn đề xác lập cán cân thươngmại, giải quyết vấn đề nhập siêu của các nước gắn với việc xác lậpCCTTQT, thực hiện các chiến lược kinh tế như chiến lược thay thế NK,chiến lược hướng về XK, chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá,chiến lược nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế bềnvững … Mặt khác, cách tiếp cận giải quyết vấn đề cán cân thương mại,vấn đề nhập siêu của các nước thường gắn liền với việc điều chỉnh quan

hệ thương mại với các đối tác chiến lược cạnh tranh quốc tế và chiếnlược thị trường quốc tế, điều chỉnh quan hệ thương mại với các đối tácchiến lược, điều chỉnh cơ cấu hàng hoá xuất và nhập khẩu, điều chỉnh

cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghệ, điều chỉnh tỷ giá và lãi nhập khẩu,điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghệ, điều chỉnh tỷ giá và lãi suất

… Trong thời kỳ này, có hai trường phái kinh tế ảnh hưởng mạnh đếncác nước trong việc hình thành quan niệm về nhập siêu và giải quyếtvấn đề nhập siêu

Trang 10

Trường phái kinh tế tân cổ điển cho rằng, đường lối công

nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được hầu hết các nước đang phát triểnthực hiện cho đến đầu những năm 70 đã tạo ra những bất hợp lý và ảnhhưởng xấu đến cơ cấu thương mại nói riêng, cán cân thanh toán vãng lạinói chung Họ cho rằng, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu vàthâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của các nước là: (1) Mức bảo hộquá cao kết hợp với cơ cấu bảo hộ bất hợp lý (chủ yếu bảo hộ hàng côngnghiệp tiêu dùng) đã làm cho giá cả trong nước cao hơn giá trên thịtrường quốc tế nên không khuyến khích các nhà sản xuất đẩy mạnh XK

mà ngược lại, các nhà sản xuất được khuyến khích việc nhập khẩu cácnguyên liệu và máy móc để sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêudùng, do đó nhu cầu về chi tiêu ngoại tệ có thể vượt quá khả năng cungứng (2) Việc duy trì tỷ giá và lãi suất thấp trong một thời gian dài đãkhông phản ánh đúng giá của tiền tế và tiền vốn nên một mặt làm thuichột khả năng cạnh tranh và xuất khẩu; mặt khác, khuyến khích nhậpkhẩu và các nhà doanh nghiệp xây nhà máy với qui mô lớn, sử dụngnhiều vốn trái với lợi thế so sánh của các Nhà nước đang phát triển,cùng với hiện tượng sử dụng năng lực sản xuất không hết công suấtcũng trở nên phổ biến (3) Qui mô của khu vực kinh tế Nhà nước nhanhchóng mở rộng vượt ngoài khả năng chi tiêu của Nhà nước, một phầnkhông nhỏ chi tiêu của Nhà nước đã phải dựa vào phần vốn vay củanước ngoài với lãi suất cao, các doanh nghiệp Nhà nước phải gánh chịuphần chủ yếu nợ nước ngoài nhưng lại hoạt động kém hiệu quả làm chokhả năng trả nợ xấu thêm, gây ảnh hưởng xấu tới thâm hụt cán cânthanh toán (4) Chính sách tiền tệ lỏng lẻo trở thành nguồn gốc tạo nênnguồn vốn bù đắp bội chi ngân sách của Chính phủ đã góp phần mởrộng thêm sự thâm hụt cán cân thanh toán Do đó, để cải thiện cán cânthanh toán vãng lai, khắc phục tình trang nhập siêu và thiết lập lại cân

Trang 11

bằng cán cân thương mại của nền kinh tế, cần thực hiện 5 cách thức chủyếu sau:

 Thắt chặt cung ứng tiền tệ, giảm chi tiêu của ngân sách Nhànước

 Phá giá đồng tiền nội để khuyến khích tận dụng năng lực sảnxuất cho nhập khẩu và thay thế nhập khẩu

 Tự do hoá giá cả, đặc biệt là giá sản phẩm nông nghiệp; vànâng lãi suất để khuyến khích tăng tiết kiệm, tăng đầu tư(theo quan niệm trường phái kinh tế này thì tiết kiệm và đầu

tư luôn cân bằng)

 Tự do hoá thương mại, thực sự khuyến khích XK, tư nhânhoá các doanh nghiệp nhà nước

Trường phái kinh tế cơ cấu cho rằng, hiện tượng nhập siêu và

thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của các nước đang phát triển làkhó tránh khỏi do những nguyên nhân khách quan từ nội tại của nềnkinh tế các nước này và những yếu tố bất lợi trên thị trường quốc tế Có

4 lí do chủ yếu sau: (1) Nền kinh tế các nước đang phát triển phụ thuộcnặng nề vào bên ngoài về máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất và mộtphần quan trọng là các nguyên liệu cơ bản (kể cả dầu mỏ), cho nên nhậpkhẩu ở qui mô lớn không chỉ là điều kiện tiên quyết để phát triển, màcòn để duy trì sự sản xuất bình thường của các nước đang phát triển (2)Trong điều kiện khả năng XK còn ở mức hạn chế do tính giới hạn củaxuất khẩu nông sản và các nguyên liệu thô là những mặt hàng XK chủyếu của nền kinh tế, độ nhạy cảm về cung của những mặt hàng này làrất nhỏ bé… thì những biện pháp nhằm tăng cường cho XK như phá giáđồng tiền, tăng đầu tư… sẽ không mang lại kết quả mong muốn, hoặccần một thời gian khá dài (3) Điều kiện thương mại quốc tế và cạnhtranh thương mại toàn cầu ảnh hưởng bất lợi đối với các nước đang phát

Trang 12

triển (cánh kéo giá cả nông sản và sản phẩm thô với hàng công nghiệp

có hàm lượng kỹ thuật cao có xu hướng xoạc rộng; giá cả xuất khẩuhàng nông sản và nguyên lieu thô giảm tương đối…) đã làm cho cầu vềnhững mặt hàng XK của các nước đang phát triển giảm xuống Điều đókhông chỉ làm giảm giá mà còn làm giảm tương đối khối lượng sảnphẩm XK từ các nước đang phát triển Do thuế nhập khẩu chiếm một vịtrí quan trọng trong tổng thu về thuế của ngân sách Nhà nước các nướcđang phát triển nên giảm nhập khẩu để thu hẹp thâm hụt cán cân thươngmại có thể sẽ làm giảm thu ngân sách và cũng có thể làm giảm sản xuấttrong nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân sách Nhà nước.(4) Trong cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển, hàm lượng nhậpkhẩu của các mặt hàng xuất khẩu thường khá lớn Do đó, giảm nhậpkhẩu cũng có thể làm giảm cả kim ngạch xuất khẩu của nước đó

Như vậy, theo các nhà kinh tế cơ cấu thì khả năng tăng xuất khẩu

ở các nước đang phát triển không thể tăng lên một cách nhanh chóng, vàphụ thuộc vào cả khả năng nhập khẩu Mặt khác, nếu giảm nhập khẩu

để cải thiện cán cân thương mại lại làm tăng thâm hụt ngân sách vàgiảm kim ngạch xuất khẩu; hậu quả của nó không chỉ làm trầm trọngthêm thâm hụt cán cân thanh toán mà còn giảm cả nhịp độ tăng trưởngkinh tế, tăng thêm thất nghiệp Do đó, phương thức cơ bản để cải thiệncán cân thanh toán, giảm nhập siêu là tăng đầu tư có hiệu quả, cơ bảncải thiện cán cân thanh toán, giảm nhập siêu là tăng đầu tư có hiệu quả,

là điều kiện cho sự phát triển lâu dài của các nước đang phát triển Đầu

tư có hiệu quả để thay đổi căn bản lợi thế so sánh là một trong nhữngđiều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề nhập siêu, thâm hụt cán cânthanh toán trong dài hạn của các nước đang phát triển Hiện nay, trườngphái kinh tế cơ cáu vẫn đang có ảnh hưởng rất lớn đối với các tổ chức

Trang 13

tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, W.B, ADB nên các nhà hoạch địnhchính sách kinh tế của Việt Nam chú trọng đến quan điểm này.

2 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nhập siêu và ảnh hưởng của nhập siêu đối với nền kinh tế.

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng và là nguyên nhân dẫn đến nhập siêu:

2.1.1 Nhóm nhân tố nội tại về qui mô và trình độ phát triển của nền kinh

tế ảnh hưởng đến nhập siêu:

(1) Qui mô sản xuất trong nước còn nhỏ, phân tán; trình độ phát triển sảnxuất còn thấp, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm hàng hoá sản xuấttrong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội địa (Tổng cung nhỏhơn Tổng cầu)

(2) Nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào bên ngoài về máy móc thiết bị,công nghệ sản xuất và một phần quan trọng là các nguyên liệu cơ bản (như dầu

mở, than, hoá chất cơ bản, phân bón,…) nên phải NK ở qui mô lớn để duy trìsản xuất bình thường

(3) Sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nướccòn yếu nên không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh caohơn trên thị trường trong nước và hàng hoá XK cũng có sức cạnh tranh chủ yêutrên thị trường trong nước và hàng hoá XK cũng có sức cạnh tranh yếu trên thịtrường thế giới nên qui mô XK nhỏ, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK chậmhơn so với tăng trưởng kim ngạch NK dẫn đến nhập siêu

(4) Cơ cấu sản xuất trong nước và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu còn lạchậu, giá trị gia tăng thấp nên khả năng XK còn ở mức hạn chế do tính giới hạn(cả về khối lượng và giá trị) của XK nông sản và các nguyên liệu thô là nhữngmặt hàng XK chủ yếu của nền kinh tế, độ nhạy cảm về cung của những mặthàng này rất nhỏ bé, không thích ứng kịp thời với những biến đổi mau lẹ củathị trường thế giới Do tính giới hạn đó của nền kinh tế nên qui mô XK nhỏ,

Trang 14

không có khả năng tăng trưởng nhanh, không thể cân đối được cán cân thươngmại và xảy ra nhập siêu có tính dài hạn.

(5) Đầu tư là một trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến cán cân

thương mại, ảnh hưởng đến nhập siêu Khi đầu tư phát triển sản xuất tăng cao(cả đầu tư trong nước và đầu tư của nước ngoài vào trong nước) làm tăng nhucầu sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất nên nhập khẩu tăng nhanh trongkhi năng lực XK chưa tăng kịp so với NK, dẫn đến nhập siêu

(6) Thu nhập quốc dân trong và ngoài nước: Thu nhập quốc dân tỷ lệ

thuận với thu nhập trong nước, do đó cán cân thương mại tỷ lệ nghịch với thunhập trong nước Trong khi đó, thu nhập nước ngoài và cán cân thương mại tỷ

lệ thuận với nhau do thu nhập nước ngoài tăng sẽ khuyến khích XK Thu nhậptrong nước và giá hàng hoá nhập khẩu là những nhân tố quyết định đối với cầunhập khẩu của một nền kinh tế

(7) Lạm phát: Ảnh hưởng của lạm phát đối với cân cân thương mại thể

hiện qua cơ chế giá Lạm phát tăng làm hàng hoá sản xuất trong nước đắt hơn

so với hàng nhập khẩu, từ đó khuyến khích nhập khẩu Lạm phát tăng cũngquan hệ đến giá cả đầu vào của hàng hoá sản xuất tạo nguồn hàng XK, làm giáthành hàng hoá XK cao hơn trước, làm giảm lợi thế cạnh tranh về giá Như thế,với sự ảnh hưởng của lạm phát, nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm sẽ khiến chocán cân thương mại xấu đi, nhập siêu có thể tăng cao trong điều kiện lạm phát

(8) Cán cân ngân sách của Chính phủ: Động thái cán cân ngân sách của

Chính phủ có ảnh hưởng nhất định đến cán cân thương mại Theo quan niệmtruyền thống, thâm hụt ngân sách là một nguyên nhân chính gây nên thâm hụtcán cân thương mại Và do đó, trong trường hợp nền kinh tế đang nhập siêu thì

sự thâm hụt ngân sách sẽ tác động đồng biến, làm cho nhập siêu có thể trầmtrọng hơn Vì thế, để giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại thì cần phảigiảm thâm hụt ngân sách với việc tăng thuế Khi thực hiện chính sách như vậy

sẽ làm giảm chi tiêu từ XK ròng, từ đó giúp giảm nhập siêu, cải thiện cán cân

Trang 15

thương mại Tuy nhiên, có quan điểm ngược lại cho rằng chỉ tăng thuế sẽkhông giải quyết được vấn đề nhập siêu, mà để cải thiện cán cân thương mạithì việc tăng thuế phải đi đôi với việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ.

(9) Tiết kiệm và đầu tư: Khi bị thâm hụt cán cân thương mại hàng hoá và

dịch vụ, điều đó có nghĩa là quốc gia chi nhiều hơn so với thu nhập của mình.Ngược lại, cán cân thương mại thặng dự quốc gia chị tiêu ít hơn so với thunhập của mình

Cán cân thương mại còn biểu thị cho tổng tiết kiệm ròng của quốc giá,chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của quốc gia đó Mối quan hệ giữacán cân thương mại, đầu tư và tiết kiệm được biểu thị bằng biểu thức:

e – m = (S – I) + (T – G)Trong đó, S là mức tiết kiệm, I là mức đầu tư, T là thu nhập từ thuế và G

là chi tiêu của Chính phủ Cán cân thương mại thâm hụt có nghĩa là tiết kiệmquốc gia ít hơn đầu tư và ngược lại, nếu cán cân thương mại thặng dư, quốc giatiết kiệm nhiều hơn so với đầu tư

(10) Tiết kiệm và tiêu thụ: Sự gia tăng tiết kiệm sẽ làm giảm bớt thâm hụt

hoặc sẽ thặng dư cán cân thương mại Do đó muốn đạt được sự gia tăng vốntiết kiệm chúng ta cần có những thay đổi trong hệ thống thuế và những cải cáchnhằm cải thiện sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống tài chính quốc gia Sự thâmhụt cán cân thương mại lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu dùng củathế hệ tương lai Mặt khác, sự gia tăng tiêu dùng của dân cư hiện tại cũng ảnhhưởng đến nhập siêu theo chiều hướng xấu

(11) Năng suất lao động: Năng suất lao động cũng góp phần ảnh hưởng

lên cán cân thương mại vì sự gia tăng năng suất lao động sẽ làm cho giá thànhsản phẩm rẻ hơn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó gia tăng hànghoá XK đem lại thằng dư cho cán cân thương mại hoặc giảm bớt sự thâm hụt;trong khi năng suất lao động thấp làm giá thành sản xuất cao khó cạnh tran vớihàng hoá nước ngoài, trong khi nhu cầu nhập khẩu gia tăng sẽ làm cán cân

Trang 16

thương mại bị thâm hụt thêm hoặc giảm bớt thặng du nếu có Do đó việc xâydựng cơ sở hạ tầng vất chất cũng như phát triển nguồn tài nguyên nhân lực vừa

đề cập ở trên cũng là yếu tố thiết yếu có tác động tốt đến cán cân thương mại

2.1.2 Nhóm nhân tố có tính khác quan (bên ngoài) ảnh hưởng đến nhập

siêu:

(1)Giá thế giới của hàng hoá xuất nhập khẩu

Giá cả luôn là một nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thịtrường đối với một loại hàng hoá

Khi giá hàng hoá sản xuất trong nước của một quốc gia thấp hơn giá thếgiới thì quốc giá đó có tính cạnh tranh tương đối về giá với các quốc gia khác,

và do đó sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu Ngược lại, khi giá hàng hoátrong nước cao hơn giá thế giới thì có thể làm cho hàng hoá nước ngoài trànvào thị trường trong nước, dẫn đến nhập siêu

Như vậy có thể thấy, giá hàng hoá NK tăng làm xấu đi cán cân thương mạithông qua hiệu ứng giá làm tăng NK và làm giảm tiết kiệm quốc dân

(2)Hiệp ước thương mại song phương và đa phương:

Những hiệp ước thương mại ký kết giữa hai quốc gia có ảnh hưởng trực tiếplên cán cân thương mại; tuy nhiên vấn đề cán cân thương mại của mỗi quốc gia

sẽ thặng dư hay thâm hụt hoàn toàn tuỳ thuộc vào cơ cấu kinh tế và khả năngsản xuất của quốc gia đó dựa trên nguồn tài nguyên thìên nhiên và con ngườicũng như trình độ phát triển khoa học kỹ thuật

(3)Hợp đồng thương mại quốc tế:

Các doanh nghiệp trong nước có thể ký những hợp đồng thương mại quốc tếvới các doanh nghiệp nước ngoài trong việc mua bán hàng tiêu dùng cũng nhưnhững phương tiện cần thiết trong sản xuất kinh doanh Các hợp đồng này cũng

Trang 17

có ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân thương mại tuỳ vào tính chất mua hoặc bánsản phẩm với đối tác nước ngoài Tuy nhiên, các hợp đồng này bị giới hạn bởinhững ràng buộc của chính sách thương mại luật lệ quốc gia.

2.1.3 Nhóm nhân tố có tính chủ quan trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm điều tiết cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại ảnh hưởng đến nhập siêu:

(1)Chính sách tỷ giá hối đoái:

Theo lý thuyết co giãn, phá giá tiền tệ có thể cải thiện cán cân thương mạinếu điều kiện Marshll- Lerner được thoả mãn (tổng hệ số co dãn XK và hệ số

co giãn NK với tỷ giá phải lớn hơn 1) Tuy nhiên, trong ngắn hạn có thể xảy rahiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng lên XK hàng hoá

Theo cách tiếp cận của trường phái tiền tệ, ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đốivới cán cân thương mại chỉ là tạm thời

Sự can thiệp của ngân hàng trung ương để làm giảm giá trị tiền đồng so vớitiền tệ các nước khác nhằm giảm bớt áp lực cho những doanh nghiệp xuất khẩucũng không làm giảm được sự thâm hụt cán cân thương mại vì nó có thể làmgia tăng giá cả sinh hoạt Ngay cả khi chính sách tiền tệ được áp dụng để ngănngừa sự tăng giá này thì ảnh hưởng của nó cũng chỉ có được trong ngắn hạn

(2)Chính sách đầu tư:

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là bộ phận quan trọng của tàikhoản vốn Việc gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác dụng bù đắpthâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Nếu chính sách bảo hộ thiên lệch đối với

XK sẽ làm cán cân thương mại thâm hụt Lúc này khi luồng FDI vào tăng lên

sẽ làm thay đổi tương quan giữa cung và cầu ngoại tệ; nếu Chính phủ khôngcan thiệp sẽ dẫn đến khuynh hướng đồng nội tệ tăng giá, gây hậu quả là hạn

Trang 18

chế XK và khuyến khích NK, và việc thâm hụt cán cân thương mại là khótránh.

Chính sách đầu tư trong nước theo hướng XK hay thay thế NK đều ảnhhưởng đến cán cân thương mại Thêm vào đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và

cơ cấu vốn đầu tư cũng ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại Chẳnghạn, việc xem nhẹ đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ làm tăng NK, nguyênnhiên, phụ liệu đã làm giảm khả năng cạnh tranh hàng XK, hạn chế thu hút vốnđầu tư nước ngoài Hiệu quả kinh tế thấp của các dự án đầu tư sẽ làm suy yếukhả năng cạnh tranh XK và thay thế NK do có mức chi phí cao hơn mức quốc

tế Điều này gây cản trở cho việc cải thiện cán cân thương mại và trong trườnghợp cụ thể có thể những dự án đầu tư không hiệu quả sẽ trở thành gánh nặngcho nền kinh tế, đặc biệt là trong dài hạn

(3)Chính sách thương mại:

Chính sách thương mại thường ít ảnh hưởng lên sự thâm hụt cán cân thươngmại vì nó không tác dụng trực tiếp đến nguồn tiết kiệm và đầu tư trong nước.Tuy vậy, cho dù rào cản thương mại được áp dụng một cách triệt để giới hạnmọi hàng hoá NK để không còn sự thâm hụt cán cân thương mại, nhưng sựngừng giảm NK hay xuất khẩu sẽ làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế và gây nên

sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống kinh tế của một quốc gia

Điều tiết cán cân thương mại có liên quan chặt chẽ tới khuyến khích xuấtkhẩu và quản lý NK Trong điều kiện thâm hụt cán cân thương mại, chính sáchcủa các nước thường là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế NK Tuy nhiên,thực tế cho thấy, hạn chế NK không phải là giải pháp hiệu quả điều chỉnh cáncân thương mại Nhập khẩu cạnh tranh là biện pháp hiệu quả nhất để điều tiếtcán cân thương mại trong dài hạn

Về cơ bản, chính sách thương mại của các nước được chia làm hai loạichính: chính sách bảo hoọ thương mại và chính sách tự do thương mại Chính

Trang 19

sách bảo hộ thương mại là chính sách bảo hộ sản xuất trong nước khỏi sự cạnhtranh của hàng hoá nước ngoài bằng cách đánh thuế hàng nhập khẩu hoặc hạnchế số lượng hàng hoá và dịch vụ được phép NK Mục đích của thuế nhập khẩu

và hạn ngạch nhập khẩu là chuyển dịch chi tiêu trong nước từ hàng nhập khẩuvào

Nhập siêu cao thường dẫn tới thâm hụt cán cân vãng lai, đe doạ tới cán cântổng thể hoặc tăng gánh nặng nợ nước ngoài, dễ bùng phát khủng hoảng cáncân vãng lai Khi nhập siêu của một nước trở nên trầm trọng, Chính phủ nước

đó sẽ rơi vào một thách thức khi phải tăng lượng dự trữ ngoại tệ hay tín dụng

để giải quyết vấn đề cân bằng cán cân thanh toán, đồng thời vẫn phải thực hiệnchính sách thắt chặt tiền tệ nhằm khôi phục lòng tin của nhà đầu tư Việc thắtchặt tiền tệ để hạn chế nhập siêu là biện pháp đúng đắn mà nhiều các quốc gialựa chọn Tuy nhiên, nó lại có thể tạo ra áp lực với các ngành ngân hàng vàdoanh nghiệp vay vốn trong cuộc cạnh tranh lãi suất căng thẳng Về lâu dài,một số nước thường kiềm chế nhập siêu bằng đẩy mạnh xuất khẩu và thực hiệnchiến lược công nghiệp hoá mở rộng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, đồngthời, cân bằng cán cân thanh toán qua việc huy động các nguồn tiết kiệm dàihạn, phát triển mạnh thị trường chứng khoán và trái phiếu

Tuy nhiên, việc cán cân thương mại bị thâm hụt có thực sự là một điều xấuhay không liên quan tới chu kỳ kinh tế của nền kinh tế Trong thời kỳ khủnghoảng, các nước muốn XK nhiều hơn, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thêmnhu cầu Trong thời kỳ tăng trưởng, các nước muốn nhập khẩu nhiều hơn, tạonên sự cạnh tranh về giá cả, từ đó kiềm chế lạm phát và vẫn có thể cung cấphàng hoá vượt trên cả khả năng của nền kinh tế mà không cần phải tăng giánhiều Như vậy, trong suốt thời kỳ khủng hoảng, nhập siêu không phải là điềutốt, nhưng lại có tác dụng tích cực trong thời kỳ tăng trưởng

Đối với một số nước cụ thể, đặc biệt là các quốc gia phát triển, nhập siêutăng cao và theo đó là thâm hụt cán cân vãng lai trong ngắn hạn là điều không

Trang 20

đáng lo ngại Kinh nghiệm các nước cho thấy, nếu đầu tư trong nước hấp thụvốn đầu tư tốt, đầu tư một cách chọn lọc và có hiệu quả, từ đó tăng năng lựcsản xuất hàng xuất khẩu thì nhập siêu tăng cao có thể là tiền đề của tăng trưởngkinh tế trong giai đoạn tiếp theo Nhìn từ góc độ này, nhập siêu là một dấu hiệutích cực của nền kinh tế.

II Dự báo nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm của 1 số nước về giải quyết vấn đề nhập siêu.

1 Dự báo nhập của Việt Nam với một số đối tác thương mại song phương 1.1 Việt Nam – Trung Quốc:

Xét theo cơ cấu nhập khẩu hiện tại, ba nhóm mặt hàng mà Việt Namđang nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc là máy móc thiết bị, sắt thép; vải sợi

và nguyên phụ liệu dệt may da Trong tương lai nhu cầu trong nước đối với banhóm mặt hàng này vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong khi sản xuất trong nước chưathể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu Do đó, nhập khẩu từ những nhóm mặt hàngnày từ Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng

Việc các dự án lớn trong lĩnh vực lọc hoá dầu, sản xuất hoá chất, chấtdẻo nguyên liệu và sắt thép đang được triển khai thực hiện cho thấy có khảnăng trong tương lại tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng này từ Trung Quốc

sẽ chậm lại, thậm chí đối với một số mặt hàng có thể sẽ giảm bớt do sản xuấttrong nước đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước

Động lực chính tăng xuất khẩu đối với thị trường Trung Quốc trongtương lai nhiều khả năng sẽ là nhóm hàng sản phẩm điện tử và linh kiện khicác nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư tạiViệt Nam đi vào hoạt động Các mặt hàng nông sản cũng sẽ tiếp tục đóng gópmột phần cho tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc, mặc dù tăng trưởngxuất khẩu của những mặt hàng này có khả năng sẽ không thể tạo được sự độtphá trong xuất khẩu của ta sang Trung Quốc

Trang 21

1.2 Việt Nam – Hàn Quốc:

Tính đến hết năm 2010, Hàn Quốc có tổng số 2.605 dự án còn hiệu lực,với tổng vốn đầu tư đăng ký 23 tỷ USD, đứng đầu cả về số dự án và vốn đăng

ký trong tổng số 88 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam Các dự án đầu tư của Hàn Quốc tiếp tục được triển khai,nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ từ Hàn Quốc cho các

dự án đàu tư này có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng lên Việt Nam cũng sẽ tiếptục thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của mình trong Hiệpđịnh thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFFTA) Do tác động của lộtrình giảm thuế, hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ cạnh tranh hơn so vớihàng nhập khẩu từ các nước khác Vì thế, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàngtrong diện giảm thuế từ Hàn Quốc có thể sẽ tăng lên Trong khi đó, nhập khẩuxăng dầu từ Hàn Quốc có khả năng sẽ giảm bớt khi các dự án lọc hoá dầu củaViệt Nam tại Nhơn Hội, Phú Yên, Nghi Sơn lần lượt đi vào hoạt động, đáp ứngmột phần nhu cầu xăng dầu trong nước

Do làm tốt công tác kiểm dịch, xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc sẽ vẫntiếp tục có tốc độ tăng trưởng tốt, thuỷ sản vẫn tiếp tục là một mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc Tuy nhiên, do giới hạn về sảnlượng khai thác, xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc khó có khả năng tăngtrưởng đột biến

Nếu làm tốt công tác kiểm dịch giống như hàng thuỷ sản, xuất khẩu cácmặt hàng nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ có tốc độ tăng trưởng caotrong ngắn hạn Tuy nhiên, do giới hạn về diện tích canh tác và năng suất cùngvới việc Hàn Quốc chắc chắn sẽ duy trì nhiều biện pháp bảo hộ để bảo vệngười nông dân trong nước, trong dài hạn xuất khẩu nông sản khó có thể trởthành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang thị trường này

Trang 22

Do chi phí nhân công tăng cao, Hàn Quốc đang có xu hướng đầu tưchuyển dịch ngành công nghiệp dệt may ra nước ngoài, chỉ giữ lại trong nướcsản xuất các sản phẩm dệt may cao cấp Vì thế, trong tương lai xuất khẩu hàngdệt may sang Hàn Quốc có khả năng sẽ tăng nhanh do thị trường Hàn Quốc cóvẫn có nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may có chất lượng trung bình, giá cảvừa phải Nhiều nhà máy dệt Hàn Quốc đã chuyển sang Trung Quốc, Việt Nam

và một số nước Châu Á khác sản xuất xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuấttrở lại Hàn Quốc Tiềm năng xuất khẩu sang Hàn Quốc của nhiều mặt hàngthuộc nhóm hàng công nghiệp chế tạo như dây điện, dây cáp điện, sản phẩmnhựa, sản phẩm điện tử và linh kiện còn lớn Mức độ tăng kim ngạch xuất khẩucủa những mặt hàng trong nhóm này sẽ phụ thuộc nhiều vào đầu tư của cáccông ty nước ngoài, đặc biệt là của các công ty Hàn Quốc, trong các lĩnh vựcnày tại Việt Nam

1.3 Việt Nam – Đài Loan:

Việt Nam đang nhập khẩu một khối lượng lớn xăng dầu từ Đài Loan.Nhập khẩu xăng dầu đến cuối năm 2010 đạt 109,5 triệu USD, chiếm 1,6%trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan Do đó, khi các nhàmáy lọc dầu của Việt Nam lần lượt đi vào hoạt động, nhiều khả năng nhậpkhẩu xăng dầu từ Đài Loan sẽ giảm, dẫn đến tốc độ tăng trưởng kim ngạchnhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan sẽ chậm lại

Mặc dù vậy, do Đài Loan vẫn là một trong những nhà đầu tư nước ngoàilớn tại Việt Nam nên nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất từ Đài Loan nhưmáy móc thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da, chất dẻo nguyên liệu,phôi thép, sản phẩm điện tử… sẽ vẫn tiếp tục tăng

1.4 Việt Nam – Hồng Kong:

Trang 23

Với vai trò là một thị trường chuyển tải, xuất khẩu sang Hồng Kôngtrong giai đoạn tới sẽ khó có khả năng tăng mạnh vì nhiều mặt hàng của ViệtNam đã xuất khẩu trực tiếp đi các thị trường khác Trong khi đó, nhập khẩu sảnphẩm điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng và nguyên phụ liệu dệt may da từHồng Kông sẽ tiếp tục tăng mạnh để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước, đặcbiệt là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp sản xuất hàngxuất khẩu Do đó, nhập siêu từ Hồng Kông sẽ còn tiếp tục tăng lên Tuy nhiên,tốc độ tăng của nhập siêu có thể không cao do dần dần các ngành công nghiệpcủa Việt Nam sẽ đáp ứng được một phần cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuấttrong nước.

1.5 Việt Nam – Singapore:

Singapore đang là nguồn cung cấp xăng dầu lớn nhất của Việt Nam vớihơn một nửa lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam là từ Singapore Sauk hicác nhà máy lọc dầu của Việt Nam lần lượt đi vào hoạt động, chắc chắn kimngạch nhập khẩu từ Singapore sẽ giảm xuống do kim ngạch nhập khẩu xăngdầu giảm Tuy nhiên, do xuất khẩu dầu thô chiếm đến trên 70% tổng kimngạch xuất khẩu sang Singapore nên xuất khẩu sang Singapore cũng sẽ giảmmạnh vì dầu thô trước đây xuất khẩu nay được cung cấp cho các nhà máy lọcdầu trong nước Mặc dù vậy, do kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Singaporenhỏ hơn nhiều so với kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ Singapore nên nhiềukhả năng mức độ nhập siêu vẫn sẽ được thu hẹp lại

Do đầu tư của Singapore vào Việt Nam tương đối lớn, nhu cầu nhậpkhẩu tư liệu sản xuất từ Singapore phục vụ cho các dự án đầu tư này còn tiếptục ở mức cao Mặt khác, Singapore vẫn là một trong những cửa ngõ cung cấpcác loại nguyên vật liệu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được đầy đủ nhucầu Do đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển thì nhu cầu nhập khẩu hànghoá từ Singapore sẽ vẫn tiếp tục tăng vững

Trang 24

1.6 Việt Nam – Thái Lan:

Cùng với xu hướng các tập đoàn đa quốc gia tiếp tục chuyển dịch sảnxuất, xây dựng các nhà máy tại Việt Nam, nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện

từ Thái Lan để thực hiện các công đoạn chế tạo, gia công, lắp ráp tiếp theo tạiViệt Nam vẫn sẽ có xu hướng tăng lên Đây sẽ là một thách thức đối với ViệtNam Nếu ta không phát triển thành công các ngành công nghiệp phụ trợ thìnhập khẩu từ Thái Lan sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa

Việc đưa vào vận hành những nhà máy lọc dầu sẽ làm giảm đáng kể kimngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam từ thế giới nói chung và từ Thái Lannói riêng Mặt khác, xuất khẩu dầu thô của ta sang Thái Lan cũng sẽ giảm donguồn dầu thô xuất khẩu được chuyển sang cung cấp cho các nhà máy lọc dầutrong nước

Hiện tại, nhiều dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất hoá chất, chấtdẻo nguyên liệu, sắt thép đang được triển khai thực hiện Khi những dự án nàyhoàn thành và đi vào hoạt động sẽ giải quyết được một phần nhu cầu nhậpkhẩu phục vụ sản xuất trong nước Do đó, tốc độ tăng nhập khẩu những mặthàng này từ Thái Lan sẽ không còn cao như trong giai đoạn vừa qua

1.7 Việt Nam – Indonesia:

Trong số hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất từ Indonesia là gạo và dầu thô,xuất khẩu gạo có khả năng duy trì về khối lượng và tăng về giá trị do giai đoạntới sản lượng lương thực của Indonesia vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu củangười dân, đồng thời tình trạng thiếu lương thực trên thế giới sẽ giữ giá gạo ởmức cao Xuất khẩu dầu thô có khả năng giảm vì dầu thô xuất khẩu đượcchuyển sang cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước

Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia trong giai đoạn trướcmắt có thể sẽ không thay đổi nhiều Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu

Trang 25

lớn từ Indonesi sẽ là sản phẩm điện tử và linh kiện, linh kiện ôtô, máy mócthiết bị phụ tùng, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, cao su định chuẩn kỹ thuật vàhạt điều nguyên liệu Là một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn, lại có vị trí địa lý gầnvới Việt Nam, có thể trong tương lai xa Việt Nam sẽ nhập khẩu dầu mỏ từIndonesia.

1.8 Việt Nam – Ấn Độ:

Dự đoán kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Ấn Độ chủ yếu là các mặthàng hạt tiêu, quế, sắt thép, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng thủ công mỹnghệ, giày dép … Kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ có thểđạt khoảng 0,9 - 1,0 tỷ USD vào năm 2015

Trong giai đoạn 2011-2-15, mức tăng nhập khẩu từ Ấn Độ dự kiến sẽ đạtnhịp độ bình quân trên 20%/năm do sản xuất trong nước đạt những tiến bộ nhấtđịnh nhờ vào hàng loạt các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng câo năng suất vàcác dự án đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụtrợ, thép, hóa chất … Riêng các mặt hàng tân dược, đây là mặt hàng thế mạnhcủa Ấn Độ mà không chỉ Việt Nam chịu nhập siêu mà nhiều nước trên thế giớicũng phải nhập siêu từ Ấn Độ do Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh đối với lĩnh vựcnày Dự báo nhập khẩu tân dược từ Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng với mức 10% giaiđoạn 2011-2015 Một số mặt hàng có nhiều khả năng Việt Nam sẽ phải nhậpkhẩu với khối lượng lớn nhưng khá ổn định từ Ấn Độ như: nguyên liệu dệtmay và da giày; hóa chất, nguyên liệu và các sản phẩm hóa chất, sản phẩm từsắt thép

2 Dự báo nhập siêu của Việt Nam theo một số ngành nghề.

- Cán cân thương mại nhóm hàng nông lâm thủy sản XK và NK nguyên liệu đầu vào

Trang 26

Do tính giới hạn về sản xuất nên xuất khẩu nông lâm thủy sản của ViệtNam giai đoạn tới tuy vẫn tăng chậm về số tuyệt đối nhưng sẽ giảm về sốtương đối Trong khi đó nhu cầu NK vật tư cơ bản cho xản suất hàng nông lâmthủy sản thời kỳ tới vẫn tăng cả số tuyệt đối và số tương đối Vì thế, tỷ lệ NKcác nguyên liệu đầu vào sẽ vẫn chiếm khoảng 32-34% kim ngạch XK củanhóm hàng này.

Giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề nhập siêu của các nhóm hàng này

là phát triển sản xuất phân bón, thức ăn gia súc và nguyên liệu, thuốc bảo vệthực vật (có nguồn gốc hữu cơ) trong nước để thay thế hàng nhập khẩu

- Nhóm ngành sản phẩm XK dệt may, giày da và NK nguyên phụ liệu đầu vào

Mặc dù đây là nhóm ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổngkim ngạch xuất khẩu của VN trong giai đoạn tới (dự báo giai đoạn 2011-2015chiếm gần 19%) nhưng khả năng sản xuất trong nước về các nguyên vật liệuđầu vào cho nhóm ngành hàng xuất khẩu này của Việt Nam còn hạn chế nênnhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu đáp ứng sản xuất hàng xuất khẩu vẫn rấtcao, chiếm khoảng 63% kim ngạch XK nhóm hàng này

- Nhóm sản phẩm gỗ

Mặc dù đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng do 80%

gỗ nguyên liệu nước ta phải nhập khẩu và đồ gỗ cao cấp nhập khẩu có xuhướng tăng trong những năm qua (do thu nhập của dân cư tăng lên) nên dựkiến trong 2 năm tới thặng dư thương mại của mặt hàng đồ gỗ chỉ bằng khoảng55% KNXK Để nâng cao tỷ lệ xuất khẩu nhóm sản phẩm đồ gỗ thì trước hếtphải nâng cao được tỷ trọng và chất lượng gỗ nguyên liệu trong nước, nâng caocấp độ chế biến để tăng tỷ trọng của nhóm sản phẩm đồ gỗ cao cấp để xuấtkhẩu sang EU, Nhật, Bắc Mỹ …

Trang 27

- Nhóm sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện

Cũng sẽ tiếp tục nhập siêu trong những năm tới nhưng tỷ lệ nhập siêu sovới xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm đáng kể

- Nhóm sản phẩm cơ khí

Sẽ có xu hướng nhập siêu giảm nhẹ hoặc khá ổn định để đáp ứng nhucầu phát triển sản xuất trong nước trong khi năng lực cạnh tranh nhóm sảnphẩm này của Việt Nam còn yếu, dự báo tỷ lệ nhập siêu so với nhóm hàng này

sẽ tăng

- Nhóm sản phẩm chế tác

Vừa tiếp tục có xuất siêu trong khi nhóm sản phẩm phwong tiện vận tảituy giá trị nhập siêu vẫn cao nhưng tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu sẽ giảmdần

Theo các số liệu dự báo về cán cân thương mại giai đoạn 2011-2015:nhóm hàng thiết bị điện và chế tác có giá trị xuất khẩu khả quan (cả 2 nhómnày đều xuất siêu) Đối với nhóm hàng máy tính, cơ khí, phương tiện vận tải,

số liệu dự báo cho thấy giai đoạn 2011-2015 các mặt hàng này có giá trị xuấtkhẩu và nhập khẩu đều tăng, vẫn xảy ra tình trạng nhập siêu nhưng có tỷ lệNhập siêu/ Xuất khẩu giảm dần

- Dự báo cán cân thương mại ngành hàng nhựa

Sự phát triển của ngành dầu khí sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầunguyên liệu nhựa Giai đoạn 2011-2020, ngoài nhà máy lọc dầu Dung Quất –Quảng Ngãi, sẽ có thêm một số nhà máy lọc dầu khác đi vào hoạt đông nhưcông ty TNHH lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa (khởi công tháng 5/2008, dựkiến đi vào hoạt động năm 2013), dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn Bà Rịa –

Trang 28

Vũng Tàu (giai đoạn 1: năm 2011 vận hành; giai đoạn 2: 2013) dự án tổ hợphóa dầu Naphtha Cracking Phú Yên (giai đoạn 1: năm 2014 vận hành; giaiđoạn 2: 2024 vận hành) Các khu tổ hợp hóa dầu, lọc dầu này hoạt động, các

dự án qui hoạch nguyên liệu nhựa đến năm 2010 chưa thực hiện sẽ được thựchiện trong giai đoạn 2011-2015

Phấn đấu thực hiện các dự án trên, đến giai đoạn này sản lượng nguyênliệu nhựa trong nước đạt khoảng 2 triệu tấn/năm Nếu sản lượng nhựa ngànhnày có thể tăng 10%/năm thì tới năm 2015 sẽ đạt 5 triệu tấn/năm, đáp ứng 40%nhu cầu nguyên liệu nhựa cả nước Vì vậy, ngành nhựa vẫn cần phải nhập khẩuphần lớn nguyên liệu Tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu sẽ vẫn cao 60,5% Nhưnggiảm nhập siêu bằng biện pháp giảm nhập nguyên liệu trong khi sản xuấtnguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởngsản xuất và xuất khẩu Vì vậy không thể giảm nhập siêu bằng cách này mà phảibằng cách tăng cường xuất khẩu

- Nhóm sản phẩm từ dầu mỏ

Do các nhà máy lọc dầu đã dần dần đi vào hoạt động, nên kim ngạchnhập khẩu xăng dầu sẽ giảm dần mức thâm hụt cán cân thương mại của ngànhsản phẩm dầu khí sẽ dần được cải thiện Dự đoán 2011-2015 nhập siêu chỉ còn6,0%

3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về giải quyết vấn đề nhập siêu, điều chỉnh cán cân thanh toán và bài học đối với Việt Nam.

3.1 Một số khuynh hướng giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại hợp lý của một số nhóm nước.

3.1.1 Một số NIEs – Châu Á.

Từ thập kỷ 60-70, các nước NIEs Châu Á đã chuyển nhanh từ chiến lượcthay thế nhập khẩu sang thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu trên cơ

Trang 29

sở xây dựng và thực hiện tốt chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn, phát triểnnhập khẩu theo hướng chủ đạo là hình thành dây chuyền phát triển giữa nhậpkhẩu với xuất khẩu, không ngừng nâng cấp trình độ kỹ thuật của nền kinh tế,nâng cấp sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch và hiệu quảxuất khẩu tạo lập thế mới cho cán cân thương mại để dần chuyển nhập siêusang xuất siêu một cách vững chắc từ sau thập kỷ 80 đến nay Chiêu thức cơbản của chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn là nhập khẩu kỹ thuật và côngnghệ tiên tiến của nước ngoài, sử dụng lực lượng lao động khoa học kỹ thuật ởtrong nước để tiếp thu tiến lên đổi mới, sáng tạo mở mang kỹ thuật, hình thànhdây chuyền phát triển: Nhập vào – tiếp thu – sáng tạo – phát triển – xuất khẩu

kỹ thuật (luân chuyển xuất ra sản phẩm) Đồng thời, dùng kỹ thuật nhập khẩu

đã tiếp thu và sáng tạo phát triển để cải tiến hệ thống kỹ thuật sản xuất công –nông nghiệp, nâng cao hiệu ích kinh tế và hàm lượng kỹ thuật của sản phẩmxuất khẩu Từ đó, làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,tăng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu, phần vốn do kỹ thuật xuất khẩu (đã luânchuyển ra sản phẩm) thu được hàng năm lại có thể bắt đầu vòng tuần hoàn mới:Nhập vào – tiếp thu – sáng tạo – phát triển – xuất khẩu kỹ thuật (luân chuyểnxuất ra sản phẩm) ở thời điểm kỹ thuật cao hơn (phát triển nhập khẩu – xuấtkhẩu theo đường xoáy trôn ốc) Đây là chiêu thức chủ động giải quyết vấn đềnhập siêu tạo lập thế cân bằng cán cân thương mại, chuyển sang xuất siêu mộtcách vững chắc và dài hạn, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu,tạo lập nền xuất khẩu qui mô lớn trên cơ sở kỹ thuật ngày càng cao, kết cấu sảnnghiệp ngày càng vững chắc, vốn không ngừng tích tụ, trình độ kỹ thuật trongnền kinh tế ngày càng cao … của các NIEs Châu Á Vì thế, nếu như trước năm

1987, Hàn Quốc luôn nhập siêu thì từ năm 1987 đã chuyển sang xuất siêu ngàycàng lớn, năm 1987 xuất siêu 6,2 tỷ USD, đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩuhàng hoá của Hàn Quốc đạt 254 tỷ USD, xuất siêu 30 tỷ USD Tương tự,Singapore từ năm 1983 đến nay đã chuyển sang xuất siêu ngày càng lớn (năm

Trang 30

2004 kim ngạch xuất khẩu của Singapore đạt 179,6 tỷ USD, xuất siêu đạt 15,6

- Đối với trường hợp của Trung Quốc:

Trong suốt thời kỳ mở của của nền kinh tế (sau năm 1978), FDI luôn làyếu tố chính làm tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu và chuyển sang thặng dư cáncân thương mại của Trung Quốc Theo kết quả thống kê của WB về TrungQuốc từ năm 1982-2006, thì FDI và xuất khẩu có mối quan hệ đồng biến giữatăng FDI và tăng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, tương ứng với 1 USDvào Trung Quốc đã tác động đến thặng dư cán cân thương mại ở mức tăng hơn

1 USD Vì thế, trong thời kỳ 1986-1990, Trung Quốc vẫn nhập siêu bình quânđến 9,18%/năm so với kim ngạch xuất khẩu nhưng từ sau năm 1990, với hiệuứng của FDI đã thu hút được trong thời kỳ trước đó (cộng dồn vốn FDI đã thựchiện đến năm 1990 đạt 24.762 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu của TrungQuốc đã tăng rất nhanh và nước này đã chuyển nhanh sang xuất siêu Trongthời kỳ 1990-2001, nhịp độ tăng trưởng vốn FDI Trung Quốc thu hút được đạtbình quan 22.95%/năm (năm 2001 cộng dồn vốn FDI đã thực hiện tại TrungQuốc đạt 395.192 triệu USD) thì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá củaTrung Quốc cũng đạt mức bình quân 12,95%/năm và mức thặng dư thươngmại tăng trưởng với nhịp độ bình quân 11,55%/năm Trong giai đoạn 2002-

Trang 31

2006, nhịp độ tăng vốn FDI thu hút được của Trung Quốc đạt bình quan13,1%/năm (năm 2006 đạt 95,92 tỷ USD gấp 2 lần FDI thu hút được của năm

2002 là 51,82 tỷ USD) thì nhịp độ tăng trưởng mức thặng dư bình quân37,65%/năm Nếu tính cộng dồn thì đến năm 2006, tổng FDI Trung Quốc thuhút và sử dụng được đạt trên 737 tỷ USD và tổng mức thặng dư thương mạicủa Trung Quốc đạt được (1990-2006) là 765 tỷ USD (hệ số FDI/thặng dư cáncân thương mại đạt mức1/1,03 lần) Điểm đáng chú ý là hiệu ứng của FDI đốivới thặng dư cán cân thương mại của Trung Quốc ngày càng lớn: nếu năm

2001, tỷ lệ giá trị thặng dư thương mại (xuất siêu) mới bằng 8,6% tổng giá trịvốn FDI thu hút được (34,017 tỷ USD thặng dư thương mại so với 395,192 tỷUSD tổng vốn FDI thu hút đến năm 2001) thì năm 2006 tỷ lệ này tăng lên289,54% (năm 2006 mức thặng dư cán cân thương mại của Trung Quốc dạt217,746 tỷ USD so với 765 tỷ USD vốn FDI thu hút được đến năm 2006)

Để tạo lập được cán cân thương mại tích cực, tăng hiệu ứng của FDI đốivới nền kinh tế nói chung, phát triển xuất khẩu nói riêng trong giai đoạn quá độ

từ nhập siêu sang xuất siêu, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng khá đồng bộ cáccông cụ, biện pháp quản lý kinh tế, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu Với mụctiêu Trung Quốc trở thành một trung tâm chế xuất hàng xuất khẩu lớn của thếgiới, chính phủ đã qui hoạch và khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ,khuyến khích đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu với dâychuyền sản xuất liên tục được đổi mới thông qua kỹ thuật mới để đi sâu vàomức độ gia công, chế biến làm cho các ngành công nghiệp chuyển hướng từchỗ lấy các ngành công nghiệp dùng nhiều nguyên liệu làm chính (thập kỷ 80đầu thập kỷ 90) sang lấy các ngành công nghiệp chế biến làm chính (nửa sauthập kỷ 90), không ngừng nâng cao tỷ lệ giá trị chế biến, nhất là từ sau 2000.Đến năm 2000, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nhóm sản phẩmchế biến và chế tạo đã chiếm 88,23%, nhóm sản phẩm thô gồm nông lâm thuỷsản và khoáng sản chỉ còn chiếm 11,56% Cũng trong giai đoạn quá độ chuyển

Trang 32

từ nhập siêu sang xuất siêu (1985-2004), chính phủ đã thực hiện “liệu phápmạnh”, bắt đầu phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) để đẩy mạnh xuất khẩu, sửdụng công cụ tỷ giá hối đoái làm “đòn bẩy” để hỗ trợ mạnh cho xuất khẩu, hạnchế nhập khẩu Với danh nghĩa là định giá lại đồng CNY (mà thực chất là làmcho CNY trượt giá tới 50%) Từ năm 1994 đến năm 2004, chính phủ đã ổnđịnh tỷ giá ở mức 8,2-8,3 CNY/1 USD và coi đấy là cơ chế tỷ giá thả nổi cókiểm soát (thực chất đây là một chế độ tỷ giá cố định mới) Chỉ từ sau năm

2005 đến nay, do áp lực của các đối tác thương mại lớn (Mỹ, EU, Nhật,…) và

đã đạt được mục tiêu thặng dư thương mịa ở mức cao, vững chắc (năm 2007thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 262,2 tỷ USD, bằng 27,4% kimngạch xuất khẩu) Chính phủ Trung Quốc mới điều chỉnh tỷ giá CNY/USDtheo hướng tăng dần giá CNY (năm 2004: 8,19CNY/1USD, năm 2005:7,79CNY/1USD, năm 2006: 7,79CNY/1USD, và năm 2008: 7,50CNY/1USD).Hiệu ứng đối ngẫu của quá trình đó là dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăngrất nhanh, năm 2006 đạt 403,2 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Nhật Bản) vàđến tháng 6 năm 2008 đã đạt 470,6 tỷ USD Đồng thời, nguồn vốn FDI đổ vàoTrung Quốc cũng ngày càng tăng (năm 2001: 6,5 tỷ USD, năm 2002: 52 tỷUSD, và năm 2007: 53,5 tỷ USD)

- Trường hợp Thái Lan:

Trước khủng hoảng tài chính- tiền tệ (1997), nền kinh tế Thái Lan đã duytrì được nhịp độ tăng trưởng cao 9,4%/năm (1995-1996), một phần quan trọng

do có ngành chế biến, chế tạo phát triển, mà chủ yếu do khu vự FDI tạo ra Khinền kinh tế “bong bóng” của Thái Lan bị vỡ, xảy ra khủng hoảng năm 1997,mặc dù thị trường bất động sản bị đóng băng (do các nhà đầu tư nước ngoài rútvốn hoặc không đầu tư tiếp), nhưng một phần do có ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo đã phát triển và quán tính của một thời gian khá dài thực hiệnchiến lược hướng mạnh về xuất khẩu cùng với chính sách ngoại giao mềm dẻo

Trang 33

đã giúp Thái Lan duy trì được quan hệ thương mại với các bạn hàng lớn (Hoa

Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan …) nên xuất khẩu của TháiLan tăng trưởng mạnh ngay những năm sau khủng hoảng (năm 2000: tổng kimngạch xuất khẩu đạt 131,8 tỷ USD, xuất siêu 7,4 tỷ USD) Để khắc phục hậuquả của cuộc khủng hoảng (1987-1988), chính phủ Thái Lan đã một mặt cảithiện môi trường đầu tư (lượng vốn FDI tăng từ 11,5 tỷ USD năm 2003 lên20,4 tỷ USD năm 2006), cải thiện cơ cấu chính sách thương mại, mở rộng quan

hệ thương mại với các nước Châu Á thông qua các Hiệp định AFTA khu vực

và song phương, hình thành mạng lưới kinh doanh voíư những thoả thuận ưuđãi song phương (với Oxtraylia, Braxin, Ấn Độ, Nhật Bản, Peru,Newzeland…) mặt khác, phá giá mạnh đồng Baht để tác động mạnh đến cáncân thanh toán quốc tế (đã ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng năm 1987-1988)

Trước năm 1996, Thái Lan áp dụng chính sách tỷ giá cố định so vớiđồng USD, khiến giá trị đồng Baht tăng cao so với đồng USD trong khi giá trịcủa đồng USD lại tăng mạnh so với đồng Yên Nhật và một số đồng ngoại tệkhác khiến sức mua của đồng Baht giảm 20% (theo lý thuyết ngang giá sứcmua) Vì thế, chỉ sau một ngày khi chính phủ tuyên bố phá giá (2/7/1997) đồngBaht đã mất 20% giá trị rồi tiếp tục giảm xuống sau đó (tỷ giá Baht/USD đãtăng lên từ 25.61 Baht/1USD lên 47,25 Baht/1USD) Tỷ giá đó đã làm tăng khảnăng xuất khẩu của Thái Lan, hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu từ mức 9,5 tỷUSD năm 1991 xuống còn 4,5 tỷ USD năm 1997 và tiến tới xuất siêu 12,3 tỷUSD năm 1998 (chủ yếu do giảm đầu tư nên nhập khẩu giảm mạnh) Đến năm

2006, mặc dù đồng Baht tăng giá lên 24% nhưng Thái Lan vẫn xuất siêu tới10% so với GDP

- Kinh nghiệm của Ấn Độ về giải quyết vấn đề nhập siêu và rút ra bài học cho Việt Nam.

Trang 34

Do nhu cầu nhập khẩu lớn nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuấtngày càng lớn của nền kinh tế, Ấn Độ cũng phải chịu tình trạng nhập siêu trongnhiều năm qua dù chính phủ đã quan tâm và thực hiện rất nhiều các biện phápnhằm cải thiện tình trạng nhập siêu của nước này.

Trước tình hình nhập siêu ngày càng lớn, chính phủ Ấn Độ đã đưa rahàng loạt các biện pháp kiềm chế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu, cácnhóm biện pháp cơ bản bao gồm:

+ Xây dựng chiến lược xuất khẩu tổng thể và cho từng ngành hàng đốivới từng nước cụ thể trong đó tập trung vào hàng loạt các sáng kiến tiếpcận thị trường có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ cụ thể của Chính phủdành cho các tổ chức xúc tiến xuất khẩu, cơ quan xúc tiến thương mại,các cơ quan khác thuộc chính phủ có chức năng và nhiệm vụ phối hợptrong công tác xúc tiến xuất khẩu, các viện nghiên cứu, các trường đạihọc, các phòng thí nghiệm, và các nhà xuất khẩu…nhằm hiện thực hoáhiệu quả chiến lược tăng cường xuất khẩu

+ Các dự án quảng bá và tiếp thị hàng Ấn Độ qui mô lớn trong và ngoàinước, bao gồm việc xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, tổ chức lễhội quảng bá thương hiệu hàng Ấn Độ, tham gia ở cấp quốc gia những

sự kiện lớn trên toàn thế giới, đăng ký những ấn phẩm qui mô toàn cầuquản bá hàng hoá Ấn Độ, hỗ trợ các tổ chức và nhà xuất khẩu tiếp thịhàng Ấn Độ ở các nước ngoài

+ Xây dựng năng lực cạnh tranh, bao gồm việc hỗ trợ cho các nhà xuấtkhẩu nói chung và các nhà xuất khẩu nói riêng vào từng thị trường cụthể; hỗ trợ kinh phí cho việc tăng cường cải tiến năng xuất, chất lượngsản phẩm và các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm tại cácphòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, các trường đại học, phát triển các

Trang 35

trung tâm chuyên ngành về thiết kế mẫu mã chung cho sản phẩm, đónggói cho sản phẩm … chi phí cho việc thuế tư vấn tại các nước nhập khẩutiềm năng.

+ Hỗ trợ với các yêu cầu tiêu chuẩn hoá các sản phẩm có xuất xứ từ Ấn

Độ phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu như chi phí thử nghiệmsản phẩm cơ khí tại nước ngoài, phí đăng ký dược phẩm, sản phẩm côngnghệ sinh học, trang thiết bị dược phẩm

+ Hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, bao gồm các nghiên cứu liên qua đếnthương mại như nghiên cứu thị trường, sáng kiến về các nhóm nghiêncứu chung, các hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại khuvực

+ Phát triển dự án, bao gồm các nghiên cứu liên quan đến thương mạinhư nghiên cứu thị trường, sáng kiến về các nhóm nghiên cứu chung, cáchiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại khu vực

3.1.3 Một số nước công nghiệp phát triển Tây Âu (Hoa Kỳ, Anh, Pháp)

Khuynh hướng giải quyết vấn đề nhập siêu tạo lập cán thương mại củacác nước này là giải quyết vấn nhập siêu trong tổng thể của vấn đề cán cânthanh toán bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ để lấy thặng dư cán cân dịch

vụ bù đắp phần thâm hụt cán cân thương mại nhằm hướng mục tiêu chung làgiải quýêt vấn đề các cân thanh toán vãng lai Chẳng hạn như trường hợp củaHoa Kỳ năm 2004, nước này thâm hụt cán cân thương mại tới 707 tỷ USD,nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ 58,3 tỷ USD; năm 2006, nước này thâm hụtcán cân thương mại tới 881 tỷ USD, nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ tới 75

tỷ USD Trưòng hợp nước Anh cũng tương tự như Hoa Kỳ: năm 2001, Anh

Trang 36

thâm hụt cán cân dịch vụ 16,8 tỷ USD; năm 2004 nước này thâm hụt cán cânthương mại tới 110 tỷ USD, nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ đạt 35,7 tỷUSD.

3.2 Một số nhận định rút ra từ thực tiễn giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại của một số nước trên thế giới.

Một số nhận định tổng quát

Với tư cách là một hiện tượng kinh tế, nhập siêu là một quá trình kinh tế có tính khách quan với sự phát sinh, phát triển và chuyển hoá Qua khảo cứu thực tiễn, ngoại thương của các nền kinh tế phần lớn đều trải qua một quá trình tổng quát sau:

- Nhập siêu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệphoá và phát triển kinh tế, do sản xuất trong nước yếu kém không đápứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và chưa cạnh tranh được trênthị trường quốc tế

- Giảm dần nhập siêu nhờ phát triển sản xuất trong nước theo hướngcông nghiệp hoá, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá, khuyến khích xuấtkhẩu, áp dụng chính sách bảo hộ và tài trợ cho các ngành sản xuấttrong nước

- Tiến tới cân bằng cán cân thương mại và xuất siêu do xuất khẩu tăngnhanh hơn nhập khẩu, hàng hoá có sức cạnh tranh do công nghiệptrong nước đã vững mạnh nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ hoặc

do đầu tư lớn của nước ngoài

- Xuất siêu tăng mạnh nhờ công nghiệp trong nước phát triển mạnh, sảnphẩm có sức cạnh tranh cao và giá trị gia tăng lớn hơn, tỷ giá tiền tệđược điều chỉnh linh hoạt theo hướng giảm giá đồng tiền càng có lợicho xuất khẩu

Trang 37

- Trải qua giai đoạn thặng dư thương mại tăng giảm thất thường do biếnđộng thị trường, các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sức ép mở cửathị trường buộc Chính phủ phải tìm hướng đi mới, tăng cường pháttriển các ngành sản xuất công nghệ cao, công nghệ mới, đổi mới cơ cấukinh tế.

Khu vực kinh tế có đóng góp chính tạo nên thặng dư thương mại của các nền kinh tế

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Trung Quốc, Malayxia

- Công nghiệp trong nước: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản

- Cả hai khu vực kinh tế nhưng FDI thể hiện vai trò lớn: Inđonesia, TháiLan, Singapore

Những nền kinh tế đạt thặng dư thương mại do đóng góp của khu vựckinh tế trong nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đều là những nền kinh

tế không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, đều bị tàn phá bởi chiến tranh

do vậy con đường duy nhất phát triển kinh tế là công nghiệp hoá nhanh chóng,

tự lực tự cường

Đối với những nền kinh tế đạt được thặng dư thương mại do đóng góp từkhu vực FDI và công nghiệp trong nước đều có ưu thế về tài nguyên thiênnhiên như đất đại, khoáng sản, khí hậu (Trung Quốc, Malayxia, Thái Lan,Indonesia) hoặc ưu thế về địa lý (Singapore)

Cơ cấu ngành hàng đóng góp chính vào thặng dư thương mại của các nền kinh tế

- Ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp cao, giá trị gia tăng cao: trườnghợp như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan

Các nền kinh tế này đều không có tài nguyên thiên nhiên đáng kể, buộcphải nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng hoá tiêu dùng

Trang 38

trong nước và hàng xuất khẩu Để tạo ra thặng dư thương mại, các nền kinh tếtrên hướng đến phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng ngày càngcao, tạo nên mức chênh lệch giữa nhập khẩu đầu vào và giá trị xuất khẩu thànhphẩm đầu ra Sản phẩm công nghiệp chế tạo giữ được mức giá ổn đinh, thịtrường tiêu thụ rộng, không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thờitiết) dễ dàng bảo quản, vận chuyển, có khả năng tăng sản lượng nhanh chóngnhờ mở rộng cơ sở sản xuất và tăng năng suất thông qua cải tiến kỹ thuật, ápdụng công nghệ mới Do đó, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp có giá trị giatăng cao nên thặng dư thương mại ổn định, có tiềm năng tăng trưởng lớn, làmthay đổi sâu sắc cơ cầu và nền tảng phát triển kinh tế theo hướng có sức cạnhtranh cao hơn, đưa kinh tế phát triển nhanh chóng, bền vững, tạo nên mức thunhập quốc dân trên đầu người cao Thặng dư thương mại từ xuất khẩu sảnphẩm công nghiệp chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới (nhu cầu cácthị trường qui mô lớn) và mức giá nguyên nhiên vật liệu chính (giá dầu, giákhoáng sản…).

- Ngành công nghiệp, công nghiệp nhẹ, gia công lắp ráp (Thái Lan,Malayxia, Indonesia, Philippin):

Đây là 4 nền kinh tế đang phát triển trong khu vực có điều kiện tự nhiênthuận lợi trong ngành nông nghiệp, có tài nguyên khoáng sản nhất định và nhânlực giá rẻ hỗ trợ cho ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp gia công lắp ráp,nông lâm thủy sản và chế biến nông lâm thuỷ sản Sản phẩm xuất khẩu của 4nền kinh tế này do vậy và bảo gồm chủ yếu hàng nông lâm thuỷ sản (dầu cọ,cao su thiên nhiên, bột giấy, tôm đông lạnh…), nguyên nhiên liệu (dầu khí,phôi thép…), hàng gia công (dệt may, giày dép, đồ chơi…) và hàng lắp ráp(thiết bị nghe nhìn và phụ tùng ô tô xe máy, đồ gia dụng, điện tử tiêu dùng…).Các sản phẩm này có đặc điểm là phụ thuộc điều kiện tự nhiên (thời tiết ảnhhưởng đến thu hoạch của nông thuỷ sản), giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiềulao động (công nghiệp nhẹ, hàng lắp ráp), có giới hạn đến diện tích canh tác

Trang 39

(nông thuỷ sản) hoặc trữ lượng (dầu khí, bột giấy) Thặng dư thương mại doxuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp giá trị thấp phụ thuộc nhiềuyếu tố biến động hơn, khó tăng nhanh và mạnh, không tạo được chuyển biếnlớn về cơ cấu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, không tạo được thu nhập quốcdân trên đầu người cao.

Đặc điểm chung về chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của các nền kinh

tế đạt được thặng dư thương mại.

- Về chính sách kinh tế:

Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá ngày càng sâu, rộng Nềnkinh tế được chuyển đổi cơ cấu một cách sâu sắc và toàn diện từ nông nghiệpsang phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, công nghiệp có hàm lượnggiá trị gia tăng cao, công nghệ cao

Định hướng đúng cho các ngành sản xuất hướng mạnh xuất khẩu

Xây dựng và thực hiện các chiến lược và các kế hoạch kinh tế phù hợpvới từng giai đoạn phát triển và kịp thời điều chỉnh khi có biến động kinh tếbên ngoài hoặc không đạt được các chỉ tiêu đề ra Các kế hoạch kinh tế đã gópphần quan trọng trong việc gây dựng và phát triển các ngành sản xuất côngnghiệp

Đầu tư lớn và hiệu quả thiết lập các nền tảng vững chắc phục vụ pháttriển kinh tế: đào tạo nguồn nhân lực tốt (giáo dục), nâng cao trình độ côngnghiệp (phát triển khoa học kỹ thuật, nhập khẩu công nghệ nguồn và công nghệcao), xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ (cầu, đường, cảng, kho, bãi, trung tâmnghiên cứu, hệ thống thông tin liên lạc …)

Nâng đỡ và phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động, giảm dần vaitrò và tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế (tư nhân hoácác doanh nghiệp nhà nước hoặc duy trì một số doanh nghiệp nhà nước trong

Trang 40

một vài ngành trọng yếu), giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào vận hành

và hoạt động của nền kinh tế

- Về chính sách tỷ giá:

Duy trì chế độ tỷ giá thời gian đầu, sau đó thả nổi có kiểm soát: đó là nềnkinh tế phụ thuộc vào nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu như Singapore, NhậtBản, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc do ưu tiên duy trì ổn định vĩ mô như Malayxia

Giảm giá đồng tiền nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu: đó là trường hợp TrungQuốc, Thái Lan, Indonesia

- Về chính sách thương mại:

Hoạch định, phối hợp và thực hiện hiệu quả các chính sách kinh tế,thương mại, tiền tệ toàn diện, linh hoạt có tác dụng khuyến khích phát triển cácngành sản xuất hướng về xuất khẩu với mức tăng trưởng cao trong khi có biệnpháp kiềm chế mức tăng nhập khẩu

Có chính sách hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu thông qua nhiều hìnhthức như tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại, bảo hiểm xuất khẩu …

Chủ động tham gia thương mại quốc tế, tận dụng tốt các lợi ích của xuhướng mở cửa và tự do thương mại

Tạo nên sức cạnh tranh quốc tế trong một số lĩnh vực nhất định

Trong điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, một số kinh nghiệm có thể xem xét khả năng áp dụng bao gồm:

- Về chính sách kinh tế:

Cần coi trọng việc hoạch định chính sách cơ cấu và chính sách cạnhtranh theo qui tắc lợi thế so sánh để phát triển sản xuất trong nước: thay thếhàng nhập khẩu và lựa chọn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế

Ngày đăng: 29/03/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng từ 2001 – 2005 - biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.
Bảng 1 Tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng từ 2001 – 2005 (Trang 41)
Bảng 2: Tăng trưởng nhập khẩu của các nhóm hàng 2001 – 2005. - biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.
Bảng 2 Tăng trưởng nhập khẩu của các nhóm hàng 2001 – 2005 (Trang 42)
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2006 – 2008 - biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.
Bảng 3 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2006 – 2008 (Trang 43)
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng  giai đoạn 2006 – 2009 - biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.
Bảng 6 Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 46)
Bảng 9: Tốc độ tăng nhập khẩu của các nhóm chủ thể  giai đoạn 2001 – 2008 - biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.
Bảng 9 Tốc độ tăng nhập khẩu của các nhóm chủ thể giai đoạn 2001 – 2008 (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w