Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp

132 477 0
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU Lời tựa Việt Nam chính thức mở cửa đổi mới nền kinh tế vào năm 1986, nhưng đến năm 1989 mới thực sự cải cách toàn diện và triệt để nhằm ổn định và mở cửa nền kinh tế, thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ra đời và ngày càng phát triển nhanh về số lượng. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2000, thì những cải cách mới chỉ ở một mức độ nhất định, còn chậm phát triển, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Kể từ năm 2000 đến nay, trong chương trình đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc hình thành, phát triển các doanh nghiệp, doanh nhân và coi đó là lực lượng chủ lực của phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tập trung vào khu vực phát triển kinh tế tư nhân, hơn nữa trong bối cảnh tự do hoá thương mại buộc Việt Nam phải đầu tư mạnh hơn vào hạ tầng cơ sở phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh do hội nhập nền kinh tế quốc tế. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 đánh dấu một mốc mới trong cải cách phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua những cải cách theo định hướng thị trường và điều chỉnh theo thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng ổn định nền kinh tế đất nước, mở rộng thương mại nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài, xóa đói giảm nghèo, và phát triển con người. Hội nhập kinh tế quốc tế buộc các doanh nghiệp, các doanh nhân, các nhà quản lý doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường. Năng lực của các nhà quản lý doanh nghiệp, các doanh nhân là một trong những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến khả 2 năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nhân ngày nay cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao hơn hẳn những năm trước, trong đó cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển thương hiệu, về chiến lược cạnh tranh Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 - 2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố xếp Việt Nam ở vị trí thứ 65 trên tổng số 142 quốc gia được khảo sát, rớt 6 bậc so với năm ngoái. Trong khuôn khổ bài viết em xin đi sâu vào đề tài (Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hiện trạng và giải pháp). Nhằm góp một phần tri thức hạn chế của mình vào sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, từ đó các doanh nghiệp sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra cũng để các bạn đọc cùng tham khảo. Em xin chân thành tiếp thu và rất mong nhận được mọi sự chỉ dạy của các Giáo sư, Tiến sỹ, các Thầy, Cô giáo và sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến sỹ, các thầy, cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn cho em hoàn thành khóa học. Em xin đặc biệt trân trọng cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo ưu tú: Nguyễn Kim Truy đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành đề tài luận văn này! Học viên 3 1. Lý do chọn đề tài. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINASME) , có đến 97% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNVVN. Khối này tạo ra đến hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo. Trong nhiều năm tới, khối DNVVN vẫn là động cơ chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế, là khối này cũng chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô (tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…) mà thường tập trung vào các vấn đề như lựa chọn mục tiêu kinh doanh phù hợp với khả năng, ổn định, củng cố thị phần đã có hay phát triển thị trường từng bước và có chọn lọc khâu, điểm đột phá thuận lợi nhất. Các DNVVN vẫn phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh mà thiếu vắng vai trò rõ nét của chính sách nhà nước. Việc gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) phát triển giống như việc tạo ra một sân chơi công bằng, dễ dàng tiếp cận được với các yếu tố sản xuất nhập khẩu đầu vào tại thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc gia tham gia sâu hơn vào nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ mới (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức thật sự to lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (DNVVN) dự đoán được những khó khăn to lớn trong cả hai thị trường trong nước và trên thế giới bởi vì họ thiếu lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ nước 4 ngoài, không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm thấp. Hơn nữa, tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý và chuyên môn, và thị trường không đủ thông tin đó là những trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do tính cấp thiết từ thực tế trên vì vậy em đã chọn đề tài (Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hiện trạng và giải pháp). 2. Mục đích nghiên cứu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium-sized Enteprises, hay SME) là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng lạm phát tăng cao và chính sách thắt chặt tín dụng ở Việt Nam hiện nay. Điều trớ trêu là SMEs chiếm đến 97% tổng số các doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam và tạo ra đến 40,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), theo số liệu của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2015 mọi hàng rào thuế quan giữa các nước ASEAN sẽ được xoá bỏ, điều này thực sự là nguy hiểm và khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp của nước ta bởi khi hàng rào thuế quan trong ASEAN hoàn toàn loại bỏ thì các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao sẽ có nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam, trong khi đó thì trình độ, khả năng thích ứng với khoa học tiến tiến và công nghệ cao của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng được với nhu cầu của phát triển. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam thường kinh doanh trong những lĩnh vực có lợi nhuận thấp và công nghệ thấp, chất lượng sản phẩm không cao, thương hiệu thì mờ nhạt, thì khả năng cạnh tranh, sự tồn tại trên thương trường ngay tại sân nhà và sự vươn lên của các doanh nghiệp trong 5 nước là khó khả thi nếu như ngay từ bây giờ các doanh nghiệp trong nước không đầu tư mạnh vào con người (nhân lực), cơ sở hạ tầng (vật lực), nguồn vốn (tài lực), khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ không kịp. Từ những thực tế trên mà mục đích nghỉên cứu đề tài (Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hiện trạng và giải pháp) để thấy được thực trạng cùng những thành công và hạn chế nhằm tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường và góp phần đẩy nhanh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới của quốc gia hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của luận văn. + Về nội dung: Những chính sách của nhà nước tác động đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của DNVVN, hoạt động của DNVVN và những đóng góp của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. + Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến nay. Đồng thời những kinh nghiệm về phát triển DNVVN của một số nước trên thế giới cũng được nghiên cứu để góp phần làm rõ hơn những vấn đề về phát triển DNVVN ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp như: mô tả, phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp điều tra khảo sát thực tế. Đồng thời còn sử 6 dụng các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp nghiên cứu sự phát triển DNVVN ở Việt Nam. Ngoài ra học viên còn khảo sát, tham vấn ý kiến của các nhà doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nghiên cứu lĩnh vực phát triển doanh nghiệp trong đó có DNVVN ở Việt Nam. 5. Nội dung nghiên cứu. Ngoài lời tựa, kết luận, danh mục các bảng, biểu, các chữ viết tắt, các tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Cơ sở lý luận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chương 3: Thực trạng phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay. Chương 4: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn. - Làm rõ thực trạng phát triển DNVVN của Việt Nam, nhằm tìm ra những giải pháp tiếp tục phát triển các doanh nghiệp này cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. - Đề xuất các giải pháp cụ thể để thực hiện các giải pháp đó đối với phát triển DNVVN của Việt Nam hiện nay. 7 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Lý thuyết cạnh tranh. 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. Khái niệm cạnh tranh đã được đề cập đến từ rất lâu, theo các học giả trường phái Tư sản cổ điển: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mọi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mọi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”. Qua thời gian và không gian các quan niệm về cạnh tranh được xem là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao. Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ. Hộp 1.1: Thuật ngữ cạnh tranh trong kinh tế. 8 Thuật ngữ cạnh tranh kinh tế được nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith đưa ra. Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu, nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Các thuật ngữ được cho là có liên quan mật thiết đến thuật ngữ cạnh tranh kinh tế là: Cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, độc quyền… Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành… Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh phi giá cả (Khuyến mãi, quảng cáo) Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế. Nguồn: http://wikipedea.org/wiki/cạnh-tranh-(kinh doanh)#cite-note-0 Ở Việt Nam, theo định nghĩa của Đại Từ điển Tiếng Việt “cạnh tranh là tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành 9 phần hơn, phần thắng về phía mình” 1 . Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học “cạnh tranh – sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, Tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được” 2 . Trong Đại Từ điển Kinh tế thị trường “cạnh tranh hữu hiệu là một phương thức thích ứng với thị trường của xí nghiệp, mà mục đích là giành được hiệu quả hoạt động thị trường làm cho người ta tương đối thỏa mãn nhằm đạt được lợi nhuận bình quân vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh bình thường và thù lao cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời hoạt động của đơn vị sản xuất cũng đạt được hiệu quả cao, không có hiện tượng quá dư thừa về khả năng sản xuất trong một thời gian dài, tính chất sản phẩm đạt trình độ hợp lý ” 3 . Đề cập đến cạnh tranh một số nhà khoa học cho rằng cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Nói cách khác là giành lợi thế để hạ thấp các yếu tố “đầu vào” của chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất. Như vậy trên quy mô toàn xã hội cạnh tranh là phương thức phân bố các nguồn lực một cách tối ưu và do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp và từ đó cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với điều kiện thị trường. 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 1 Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, tr. 258 2 Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2001, tr. 42. 3 Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức Bách Khoa: Đại Từ diển Kinh tế thị trường, Hà Nội, 1998, tr. 247. 10 Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh là bản chất của nền kinh tế thị trường, là tiền đề của hệ thống tự do kinh doanh (free-enterprise) vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên thị trường thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ bỏ ra. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước. Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không [...]... tranh trong kinh doanh luôn ư c pháp lu t Vi t Nam b o h i u 4 Lu t c nh tranh quy nh v quy n c nh tranh trong kinh doanh Theo ó, doanh nghi p ư c t do c nh tranh trong khuôn kh pháp lu t Nhà nư c b o h quy n c nh tranh h p pháp trong kinh doanh Và vi c c nh tranh ph i ư c th c hi n theo nguyên t c trung th c, không xâm ph m nl i ích c a Nhà nư c, l i ích công c ng, quy n và l i ích h p pháp c a doanh. .. dùng và ph i tuân theo các quy nh c a Lu t c nh tranh 1.2 Năng l c c nh tranh 1.2.1 Khái ni m năng l c c nh tranh 21 Kinh doanh trong môi trư ng toàn c u hoá v i các nhân t chính như t do hoá di chuy n hàng hoá, v n, nhân l c và h i nh p th ch kinh t … òi h i các doanh nghi p ph i không ng ng nâng cao năng l c c nh tranh và ngu n nhân l c c a mình B Thương m i và Công nghi p Anh ưa ra khái ni m năng. .. b n c p : - Năng l c c nh tranh c p qu c gia - Năng l c c nh tranh c p ngành - Năng l c c nh tranh c p doanh nghi p - Năng l c c nh tranh c a s n ph m hàng hóa 1.2.2 Năng l c c nh tranh c p qu c gia Trong báo cáo v tính c nh tranh t ng th c a Di n àn kinh t Th gi i (WEF) năm 1997 ã nêu ra: “ Năng l c c nh tranh c a m t qu c gia là năng l c c nh tranh c a n n kinh t qu c dân nh m t ư c và duy trì m... Năng l c c nh tranh c p doanh nghi p là s c m nh c a doanh nghi p ư c th hi n trên thương trư ng S t n t i và s c s ng c a m t doanh nghi p th hi n trư c h t năng l c c nh tranh t ng bư c vươn lên giành th ch ng trong quá trình h i nh p, nâng cao năng l c c nh tranh chính là tiêu chí ph n u c a các doanh nghi p Vi t Nam Năng l c c nh tranh c a doanh nghi p là th hi n th c l c và l i th c a doanh nghi... tranh c a doanh nghi p S không có năng l c c nh tranh c a s n ph m hàng hóa cao khi năng l c c nh tranh c a doanh nghi p s n xu t, kinh doanh s n ph m ó th p ây cũng c n phân bi t năng l c c nh tranh c a s n ph m hàng hóa và năng l c c nh tranh c a doanh nghi p ó là hai ph m trù khác nhau, nhưng có quan h h u cơ v i nhau, năng l c c nh tranh c a hàng hóa có ư c là do năng l c c nh tranh c a doanh nghi... Nhưng năng l c c nh tranh c a doanh nghi p không ch do năng l c c nh tranh c a hàng hóa quy t nh mà còn ph thu c vào nhi u y u t khác n a Tuy nhiên năng l c c nh tranh c a hàng hóa có nh hư ng r t l n và th hi n năng l c c nh tranh c a doanh nghi p 1.3 Các ch tiêu ánh giá năng l c c nh tranh Th c t cho th y, không m t doanh nghi p nào có kh năng th a mãn y t t c nh ng yêu c u c a khách hàng Thư ng thì doanh. .. phân lo i c nh tranh cơ b n là: 1.1.3.1 Xét theo ph m vi kinh t : c nh tranh ư c chia thành hai lo i: + C nh tranh trong n i b ngành: Là c nh tranh gi a các doanh nghi p cùng s n xu t, kinh doanh m t lo i 11 hàng hóa, d ch v Trong ó các doanh nghi p y u kém ph i thu nh ho t ng kinh doanh, th m trí b phá s n, các doanh nghi p m nh s chi m ưu th C nh tranh trong n i b ngành là cu c c nh tranh t t y u... t y u s y ra, t t c u nh m vào m c tiêu cao nh t là l i nhu n c a doanh nghi p + C nh tranh gi a các ngành: Là c nh tranh gi a các ch doanh nghi p s n xu t, kinh doanh hàng hóa, d ch v trong các ngành kinh t khác nhau nh m m c tiêu l i nhu n, v th và an toàn C nh tranh gi a các ngành t o ra xu hư ng di chuy n c a v n u tư sang các ngành kinh doanh thu ư c l i nhu n cao hơn và t t y u s d n t i s hình... n t i và phát tri n, thu ư c l i nhu n ngày càng cao và c i ti n v trí so v i các i th c nh tranh trên th trư ng Năng l c c nh tranh còn có th doanh và ư c hi u là kh năng t n t i trong kinh t ư c m t s k t qu mong mu n dư i d ng l i nhu n, giá c , l i t c ho c ch t lư ng các s n ph m cũng như năng l c c a nó khai thác các cơ h i th trư ng hi n t i và làm n y sinh th trư ng m i Năng l c c nh tranh. .. nh tranh Tuy nhiên, ph i xác ho t ánh giá năng l c c nh tranh c a m t doanh nghi p, c n nh ư c các ch tiêu ph n ánh năng l c c nh tranh t nh ng lĩnh v c ng khác nhau và c n th c hi n vi c ánh giá b ng c lư ng Các doanh nghi p ho t ng s n xu t kinh doanh nh tính và nh nh ng ngành, lĩnh v c khác nhau thì có các ch tiêu ánh giá năng l c c nh tranh khác nhau M c dù v y, v n có th t ng h p ư c h th ng các . về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Cơ sở lý luận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chương 3: Thực trạng phát triển năng lực cạnh tranh. từ thực tế trên vì vậy em đã chọn đề tài (Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hiện trạng và giải pháp) . 2. Mục đích nghiên cứu. Các doanh. nghỉên cứu đề tài (Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hiện trạng và giải pháp) để thấy được thực trạng cùng những thành công và hạn chế nhằm

Ngày đăng: 18/08/2014, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan