Các cách thiết kế bài giảng mới hiện nay của môn Địa lýđều nhằm mục đích thực hiện nghị quyết TW 4 về sự nghiệp giáo dục, đó là: Áp dụng những phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề và phải thường xuyên khơi dạy, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực nghĩ và làm việc một cách tự chủ………... Đồng thời để thích ứng với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC -ĐÀO TẠO HOÀ BÌNH
TRƯỜNG THPT YÊN THUỶ A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
DÙNG BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐỂ HÌNH
(Địa lí lớp 10)
Người daỵ : HỒ MINH HIỂU
Giáo viên : daỵ môn Địa lý
Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý
Yên thuỷ, tháng 5 năm 2005
Trang 2
MỤC LỤC
A Phần Mở Đầu
I Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
II Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
III Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm
IV Khách thể và đối tượng nghiên cứu
V Phương pháp nghiên cứu
VI Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
A Nội Dung.
I Cơ sở lí luận
II Nội dung và các giải pháp
III Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
B Kết luận.
C Danh mục tài liệu tham khảo.
2 3 3 3 3 3
4 4 9 10 11
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lí do chon sáng kiến kinh nghiệm.
- Hiện nay trong lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học môn Địa lý nói riêng đề cập đến khá nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học: Phương pháp lập bảng, phương pháp thảo luận, phương pháp chia nhóm……
- Các cách thiết kế bài giảng mới hiện nay của môn Địa lýđều nhằm mục đích thực hiện nghị quyết TW 4 về sự nghiệp giáo dục, đó là: Áp dụng những
phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề và phải thường xuyên khơi dạy, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực nghĩ và làm việc một cách tự
chủ……… Đồng thời để thích ứng với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
Bên cạnh đó, trong các kỹ thuật dạy học mới, vai trò của người thầy đã có sự thay đổi Vai trò mới của người thầy là: “ Hưỡng dẫn cho học sinh biết tự mình tìm ra kiến thức, giải đáp những câu hỏi, xử lí những tình huống, biết làm việc
cá nhân, làm việc với bạn, với thầy, với tập thể………….Thầy là trọng tài đánh giá kết quả học tập, là ngưới cố vấn giúp học sinh tự đánh giá……….”
- Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Yên Thuỷ A tôi thấy rằng,
để đạt được hiệu quả cao trong mỗi phần học, mỗi tiết học cần có các cách thiết
kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương tiện dạy học và hoàn cảnh học sinh Để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh nắm sâu được kiến thức đã học trên lớp vào giải thích các thông tin ( qua các phương tiện: Ti vi, báo………) hàng ngày đặc biệt là các lĩnh vực thông tin kinh tế xã hội Đồng thời học sinh cũng có các kiến thức khác trong chương trình học
- Xuất phát từ các cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài: “SỬ DỤNG BẢNG SỐ LIỆU ĐỂ HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU.” (Mục 1, phần III, bài 24, Địa lý 10)
II Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
Kinh nghiệm: Sử dụng bảng số liệu thống kê để dạy phần cán cân xuất nhập khẩu nhằm giúp học sinh nắm vững khái niệm cán cân xuất nhập khẩu
III Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm.
Đưa ra phương pháp sử dụng bảng số liệu thống kê để áp dụng trong mục 1, phần III, cán cân xuất nhập khẩu và hình thành ở học sinh kỹ năng xử lí bảng
số liệu thống kê, hình thành kiến thức và nhằm đạt được thành tích học tập cao nhất
Trang 4IV Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
1 Khách thể nghiên cứu.
Là học sinh khối 10 trường THPT Yên Thuỷ A- Hoà Bình
2 Đối tượng nghiên cứu.
Sử dụng bảng số liệu thống kê để dạy phần cán cân xuất nhập khẩu
V Phương pháp nghiên cứu.
- Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT
- Kinh nghiệm của các đồng nghiệp
- Có sự tham khảo các tài liệu giáo dục về các phương pháp giảng dạy
VI Nội dung bảo vệ.
- Khái niệm cán cân xuất nhập khẩu
- Đưa ra phương pháp sử dụng bảng số liệu thống kê để hình thành khái niệm cán cân xuất nhập khẩu
VII Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm.
A Phần mở đầu.
B Nội dung.
I Cơ sở lí luận
II Nội dung chính của khái niệm cán cân xuất nhập khẩu và các giải
pháp thực hiện
III Hiệu quả của kinh nghiệm
C Kết luận.
Trang 5B NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận.
Việc dạy học Địa lý nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học Việc sử dụng bảng số liệu thống kê để hình thành khái niệm cán cân xuất nhập khẩu ( Mục
1, phần III, bài 24, Địa lý lớp 10) là căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục ( Môn Địa lý) sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng bảng số liệu thống kê để hình thành khái niệm cán cân xuất nhập khẩu đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh
II Nội dung và giải pháp thực hiện việc hình thành khái niệm cán cân xuất
nhập khẩu ( Mục 1, phần III, bài 24, Địa lý lớp 10)
1 Nôị dung của khái niệm cán cân xuất nhập khẩu và các tính chất
- Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị hàng xuất khẩu ( còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) và giá trị hàng nhập khẩu (còn gọi là kim ngạch nhập khẩu)
* Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu
Cán cân xuất nhập khẩu như thế có lợi cho nền kinh tế đất nước và đất nước
có thêm nền ngoại tệ
* Nếu giá trị hàng xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu
Khi ấy nền kinh tế đất nước ở thế không thuận lợi, nợ nước ngoài tăng lên
2 Các giải pháp thiết kế và thực hiện phần giảng
a Thiết kế và thực hiện theo phương pháp cũ.
Với nội dung kiến thức như trên, giáo viên thường đưa ra khái niệm, giáo viên phân tích các nội dung của khái niệm Nhiệm vụ của học sinh khi này
là nhận biết khái niệm qua phân tích của giáo viên
Trang 6Phần thiết kế giảng dạy minh hoạ.
Nội dung Hoạt động của thầy và trò
1 Khái niệm
Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số
giữa giá trị hàng xuất khẩu ( còn gọi
là kim ngạch xuất khẩu) và giá trị
hàng nhập khẩu (còn gọi là kim
ngạch nhập khẩu)
+ Nếu XK > NK xuất siêu
có lợi cho nền kinh tế đất nước
+ Nếu XK < NK nhập siêu
không có lợi cho nền kinh tế đất
nước
- Hoạt động 1:
+ GV: Đưa ra khái niệm + HS: Nhận biết khái niệm qua sự phân tích của giáo viên
- Hoạt động 2:
+ GV: Đưa ra các tính chất + HS: Nghe và ghi chép
* Thiết kế và thực hiện theo giải pháp trên, người thầy sẽ đóng vai trò trung tâm, chủ động trong việc truyền đạt kiến thức Vai trò của học sinh là khá thụ động, chủ yếu nhận biết kiến thức qua sự phân tích của người thầy Như vậy chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức của học sinh, chưa phát huy được khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh Điều này có thể gây nên sự nhàm chán trong học tập ở học sinh và mâu thuẫn với các nguyên tắc giáo dục và nghị quyết
TW 4 về sự nghiệp giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra
b Giải pháp trong việc dùng bảng số liệu thống kê để hình thành khái niệm cán cân xuất nhập khẩu.
Trên nguyên tắc đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, khắc sâu nội dung kiến thức và phát huy tính tích cực học tập sáng tạo và phát huy tư duy, trí tuệ của học sinh, cách làm việc với sách giáo khoa và đồ dùng học tập ( Bảng số liệu thống kê về giá trị XNK của một số nước)
Trang 7
Tôi đã tiến hành giải pháp sau:
* Sử dụng bảng số liệu thống kê về giá trị xuất nhập khẩu một số nước
Tên nước Xuất khẩu Nhập khẩu
Hoa kỳ
Nhật bản
Trung Quốc
Liên bang Nga
Xinhgapo
730,8 403,5 266,2 103,1 121,8
1180,2 349,1 243,6 53,9 116,0
( Giá trị xuất nhập khẩu một số nước năm 2001- đơn vị: tỉ USD )
- Yêu cầu học sinh tính hiệu số giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu một số nước trong bảng ( GV cho học sinh biết các giá trị mà học sinh tính được là Cán cân xuất nhập khẩu)
- Giáo viên yêu cầu học sinh từ các phép tính, thiết lập công thức tính cán cân xuất nhập khẩu ( Cán cân XHK = XK- NK )
- Từ công thức yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm cán cân xuất nhập khẩu
- Từ các kết quả tính toán giáo viên chỉ ra một số nước xuất siêu và nhập siêu yêu cầu học sinh cho biết trong trường hợp nào thì gọi là xuất siêu và trường hợp nào là nhập siêu ( giáo viên bổ sung)
* Mở rộng kiến thức:
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tính tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu,
từ đó yêu cầu học sinh thiết lập công thức tính tổng giá trị xuất nhập khẩu ( Tổng XKH = XK + NK )
+ Tương tự giáo viên yêu cầu học sinh tính tỉ lệ giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu, từ đó học sinh sẽ thiết lập được công thức chung tính tỉ lệ xuất nhập khẩu
( Tỉ lệ XNK= XK/ NKx100%)
Trang 8* Thiết kế phần giảng minh hoạ:
Nội dung Hoạt động của thầy và trò
1 Khái niệm
- Cán cân XNK= XK- NK
* Khái niệm:
Cán cân xuất nhập khẩu là
hiệu số giữa giá trị hàng xuất
khẩu và giá trị hàng nhập khẩu
- Nếu xuất khẩu > Nhập
khẩu xuất siêu ( có lợi
cho nền kinh tế đất
nước)
- Nếu xuất khẩu < Nhập
khẩu Nhập siêu ( gây
bất lợi cho nền kinh tế
đất nước)
- Hoạt động 1:
+ Giáo viên treo bảng số liệu thống kê lên bảng và yêu cầu học sinh tính hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
+ Hoc sinh tính toán
- Hoạt động 2;
+ Gv: ? Từ các phép tính của mình các
em hãy rút ra công thức tính cán cân xuất nhập khẩu ( Gv cho học sinh biết các kết quả tính toán là Cán cân XNK) + Hs rút ra công thức tính
- Hoạt động 3:
+ Gv: ? Các em hãy rút ra khái niệm cán cân XNK từ công thức tính
+ Hs: Tự rút ra khái niệm
- Hoạt động 4:
+ Gv:
* chỉ ra một số nước xuất siêu và nhập siêu từ kết quả tính toán của học sinh
* ? Khi nào thì người ta gọi là xuất siêu và nhập siêu?
+ Hs: trả lời + Gv: bổ sung
* Phần mở rộng: giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh tính toán sẽ thiết lập được công thức:
Trang 9
Tỉ lệ XNK = XK/ NK x 100% Như vậy với cách thiết kế phần giảng và tiến hành giải pháp như trên người thầy không chỉ giúp học sinh tự hình thành khái niệm cán cân xuất nhập khẩu mà còn giúp học sinh nắm được các công thức tính cán cân xuất nhập khẩu, tổng giá trị xuất nhập khẩu và tỉ lệ xuất nhập khẩu từ tư duy và làm việc của chính học sinh Điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động Ngoài ra việc dùng bảng số liệu thông kê để hình thành khái niệm nó còn giúp học sinh tư duy lôgíc từ thực tế đưa ra kết luận, qua đó có thể góp một phần nhỏ vào việc hình thành ở học sinh năng lực tự làm việc để tìm ra kiến thức, góp phần vào việc hình thành nhân cách con người mới: chủ động sáng tạo………
III Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Với phương pháp hình thành khái niệm cán cân xuất nhập khẩu như trên, tôi đã áp dụng vào giảng dạy ở lớp 10A6 và so sánh với lớp 10A7 ( không áp dụng), qua kiểm tra đã thu được kết quả sau: * Đề kiểm tra ( Thời gian 15’) Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Tính cán cân xuất nhập khẩu của các nước sau? Cho biết các nước sau xuất siêu hay nhập siêu? ( Giá trị XNK một số nước năm 2001- đơn vị tỉ USD) Tên nước Xuất khẩu Nhập khẩu CH Liên bang Đức Pháp Anh Canada Italia
550
295
281
277
238
498
301
334
245
237
* Kết quả kiểm tra như sau:
Trang 10Số
Hs
tham
gia
Kết quả kiểm tra
Ghi chú
Yêú TB Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL %
Với kết quả kiểm tra thực nghiệm ở 2 lớp trên, tôi thấy rằng:
- Số học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm 10A6 chiếm tỉ lệ lớn hơn hẳn so với lớp không thực nghiệm 10A7 (90,7% so với 36,8% )
- Số học sinh đạt điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm là không có, trong khi ở lớp không thực nghiệm số này là khá lớn (10 Hs chiếm 21,8% )
* Như vậy rõ ràng việc đưa bảng số liệu thống kê để hình thành khái niệm cán cân xuất nhập khẩu đã giúp học sinh có khác biệt rất lớn về kết quả học tập Ngoài ra tôi thấy rằng tư duy nhận thức của học sinh trong việc xử lí tình huống (Xử lí yêu cầu đề kiểm tra ) ở lớp thực nghiệm là khá tốt
C KẾT LUẬN
- Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên nói chung và của giáo viên địa lí nói riêng,việc đúc rút các kinh nghiệm và các kỹ thuật dạy học mới vào từng bài ,từng mục là rất quan trọng Điều này phải đảm bảo giúp cho học sinh học tập tích cực,lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và có những nhận thức đúng đắn, khách quan về các hiện tượng
- Kinh nghiệm dùng bảng số liệu thống kê để hình thành kiến thức về khái niệm cán cân xuất nhập khẩu đã giúp học sinh tích cực suy nghĩ, tìm tòi, huy động được các tư duy sáng tạo, tạo thói quen tốt trong học tập của học sinh Từ đó góp phần nhỏ vào việc hình thành nhân cách học sinh
- Phạm vi ứng dụng: Cách làm này có thể sử dụng ở các bài khác như: Khái niệm tỉ trọng các nghành công nghiệp ( Bài 10- Địa lý 10), khái niệm về đô thị hoá ( Bài 9- Địa lý10)…………
D DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 111 LÍ LUẬN DẠY HỌC Nguyễn Dược – Chủ biên
( NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội - Năm 1998)
2 KỸ THUẬT DẠY HỌC Nguyễn Trong Phúc- Chủ biên
( NXB Giáo Dục- Năm )
3 CÁCH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ Nguyễn Trong Phúc- Chủ biên
( NXB Giáo Dục- Năm )