bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế những khía cạnh cần được mô tả bằng số liệu thống kêCở sở khoa học và thực tiến của việc lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Nghiên cứu thực trạng các chỉ số phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta Đề xuất và lựa chọn một số chỉ số phản ánh mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam Tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trang 1TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ
Đề tài khoa học
Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trang 2TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ
Đề tài khoa học
Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
là hội nhập kinh tế quốc tế, những nội hàm và các khía cạnh, yếu tố trong đó Từ đó mới có thể tìm ra các chỉ tiê, chỉ số thống kê mô tả các khía cạnh này
Chuyên đề khoa học này điểm qua những nét cơ bản trong nội hàm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế, để từ đó thấy sự cần thiết, các bước đi, các giải pháp cần được tiến hành trên bước đường hội nhập, và cần đến sự can thiệp của Thống kê trong việc
mô tả, đo lường, đánh giá, phân tích
HÀ NỘI, 5 - 2008
Trang 3MỤC LỤC
I Phần một: Nội hàm chủ yếu và các khía cạnh trong hội nhập
kinh tế quốc tế ở nước ta
4
1.2 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
hội nhập kinh tế quốc tế
6
1.3 Các khía cạnh chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 7
II Phần hai: Vai trò của thống kê mô tả hội nhập kinh tế quốc
tế trước những thách thức hiện nay
14
2.3 Quản trị toàn cầu nhìn từ góc độ Việt Nam 18
2.4 Những thách thức và biện pháp giải quyết riêng của Việt
Nam trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế
19
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Muốn xác định được các chỉ tiêu thống kê mô tả quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, cũng như xây dựng được các chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc cần thiết là phải hiểu và nắm chắc được bản chất của hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế, những nội hàm và các khía cạnh, yếu tố trong đó Từ đó mới có thể tìm ra các chỉ tiêu, chỉ số thống kê mô tả các khía cạnh này
Chuyên đề khoa học này điểm qua những nét cơ bản trong nội hàm
và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế, để từ đó thấy sự cần thiết, các bước đi, các giải pháp cần được tiến hành trên bước đường hội nhập, và cần đến sự can thiệp của Thống kê trong việc mô tả, đo lường, đánh giá, phân tích chúng
I- PHẦN MỘT:
NỘI HÀM CHỦ YẾU VÀ CÁC KHÍA CẠNH TRONG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA 1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Theo Từ điển tường giải kinh tế xã hội “Cẩm nang chính sách kinh tế”, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, trang 251, Hà Nội 2005, do Rolf H Hass thuộc Viện Quốc tế Konrad-Adenauer biên soạn, Tiến sỹ khoa học Lương Văn Kế biên dịch, thì:
(i) Hội nhập kinh tế được định nghĩa là sự mở cửa các nền kinh tế quốc dâncho hợp tác xuyên biên giới với các nước khác, mà chủ yếu là các nước láng giềng sự thoả thuận của các Nhà nước thể hiệnở chỗ, đẩy mạnh thương mại giữa các quốc gia (xây dựng thương mại) và điều chỉnh việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các quốc gia thứ ba (những quốc gia không tham gia hội nhập) để dành ưu tiên cho trao đổi giữa các quốc gia cùng tham gia hội nhập (điều chỉnh thương mại);
(ii) Hội nhập của các nền kinh tế quốc dân cũng thể hiện rõ ở chỗ mạng lưới quan hệ qua lại trong lưu thông vốn ngắn hạn và dài hạn trở nên được sàng lọc ngặt nghèo;
(iii) Chừng nào các điều kiện thể chế và pháp luật còn tồn tại, thì
sự hội nhập còn được thể hiện bằng những khả năng chuyển động lâu dài
Trang 5của các lực lượng lao động và bằng sự trao đổi tri thức được bảo vệ trong thương mại và được vận dụng trong kinh tế
Như vậy, Hội nhập quốc tế là một trong những vxu thế tất yếu của toàn cầu hoá Người ta tính rằng, có ba làn sóng về toàn cầu hoá kinh tế diễn ra từ năm 1870 đến nay, đó là:
(i) Làn sóng thứ nhất (1870 - 1914) với đặc trưng là sự di chuyển mạnh mẽ lao động từ châu Âu sang các miền đất chưa được khai phá ở
(iii) Làn sóng thứ ba (từ 1980 đến nay) được đặc trưng bởi sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và liên lạc viễn thông Dựa trên nền tảng quan trọng này, các nền kinh tế đã kết nối tạo thành một thế giới liên thông khổng lồ, theo đó, lợi ích cũng như rủi ro luôn song haqnhf
(Nguồn: Tạp chí Cộng Sản, số 800, tháng 6-2009, trang 105: "Vai
trò quản trị toàn cầu trước những thách thức hiện nay")
Những làn sống về toàn cầu hoá này, với những đặc trưng khác nhau, đã mang đến cho nhân loại một thế giới tốt đẹp hơn, phồn vinh hơn, nhưng bên cạnh đó cũng chứa đựng không ít rủi ro, phức tạp, đa dạng và khó đoán định
Hội nhập quốc tế là một góc độ của toàn cầu hoá, là hệ quả tất yếu của toàn cầu hoá trong quá trình phát triển của thế giới và của mỗi quốc gia trong giai đoạn phát triển hiện đại ngày nay
Toàn cầu hoá là một môi trường của sự phát triển Hội nhập quốc
tế chỉ là một biện pháp cần thiết, cũng có thể gọi là bắt buộc trong quá trình phát triển của thế giới hiện đại Song không có nghĩa là mức độ hội nhập quốc tế cao là phát triển cao Mức độ hội nhập quốc tế cao không đồng nghĩa với phát triển cao Nếu quá trình phát triển mà không biết tận dụng lợi thế của toàn cầu hoá, tránh những rủi ro của toàn cầu hoá, thì quá trình phát triển đó trở nên thiếu tính bền vững, khó đem lại hiệu quả cao cho đất nước
Trang 61.2 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế
Đường lối và chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Từ hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX đến nay, các nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau và hình thành hàng loạt các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế Xu hướng vận động này tạo nên quá trình toàn cầu hoá Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, là quá trình vận động theo hướng mở rộng các hoạt động kinh tế trong phạm vi một quốc gia sang phạm vi khu vực hoặc toàn thế giới Toàn cầu hoá trước hết là về thị trường, bắt nguồn từ toàn cầu hoá về thông tin và cuối cùng là các quá trình kinh tế Trong xu thế toàn cầu hoá, một quốc gia có chủ quyền không còn là lực lượng duy nhất đưa ra chế độ, chính sách kinh tế ngay tại nước mình mà là sự tồn tại đồng thời của bốn lực lượng là: quốc gia dân tộc có chủ quyền; các khối kinh tế khu vực; các thể chế kinh tế quốc
tế và các công ty xuyên quốc gia
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hoặc toàn cầu; trong đó, các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung như: Liên minh châu Âu, AFTA, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Trước kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế, tài chính quốc tế, thực hiẹn tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư nhằm mục tiêu mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản đối với trao đổi thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội cho nước ta phát triển nhanh
và bền vững nhưng cũng đặt nước ta trước nhiều thách thức lớn
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đề ra: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” Nghị quyết Đại hội X của Đảng có điểm đổi mới là đã bổ sung
từ “tích cực” thành: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”
“Chủ động” là ta tự quyết định đường lối phát triển kinh tế – xã hội nói chung, chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; là nắm vững các quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của đất nước, xác định lộ trình, nội dung, quy
mô, bước đi hội nhập kinh tế quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, không chỉ tập trung vào một thị trường, một sản
Trang 7phẩm; chủ động thực hiện các cam kết song phương, đa phương và chủ động vận dụng các “luật chơi” của các thể chế kinh tế – thương mại quốc
tế trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của đất nước vừa hợp tác vửa đấu tranh, không bị động và cũng không tự phát, nóng vội, chủ quan, duy ý chí; có sáng kiến, biết phân tích, chủ động lựa chọn đối tác và phương thức kinh doanh, dự báo được những thuận lợi và khó khăn khi hội nhập kinh tế quốc tế
“Tích cực” là hội nhập kinh tế quốc tế với tinh thần mạnh mẽ hơn, khẩn trương hơn, toàn diện và sâu rộng hơn so với giai đoạn trước; không chần chừ, do dự mà đẩy mạnh đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng và thực hiện chiến lược, lộ trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế; tích cực tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài đồng thời mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài; đẩy nhanh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế – xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế; mạnh dạn mở rộng, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại và tham gia các thể chế, định chế kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế “Tích cực” còn là không duy trì quá lâu các chính sách bảo
hộ của Nhà nước, khắc phục nhanh trình trạng trì trê và tâm lý trông chờ,
ỷ lại ở sự bao cấp của Nhà nước Tích cực nhưng vững chắc, có sự chuẩn
bị cần thiết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu quản lý, hệ thống luật pháp, có thông tin cập nhật và dự báo tình hình tương đối chính xác, có đội ngũ cán bộ hiểu biết về thị trường, đối tác, tinh thông nghiệp vụ kinh doanh, hội nhập kinh tế
1.3 Các khía cạnh chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, kể cả luồng đầu tư vào (sự tiếp nhận) và luồng đầu tư ra (chúng ta đầu tư ra làm ăn, sản xuất ở nước ngoài) là một trong những góc độ quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế Nếu luồng đầu tư đó nhiều, chứng tỏ việc hội nhập sâu rộng, và chỉ có hội nhập sâu rộng thì mới có cơ hội cho luồng đầu tư đó nhiều
Vốn đầu tư là tiền, tài sản để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp
Theo Luật Đầu tư, đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua định chế trung gian tài chính hoặc mua các chứng khoán mà nhà đầu tư
Trang 8không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư – kinh doanh Trong những năm qua, tỷ lệ đầu tư gián tiếp trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thấp Trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam
sẽ ngày càng tăng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư của các tổ
chức và cá nhân người nước ngoài vào các doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định “đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư” Nhà đầu
tư nước ngoài trực tiếp sở hữu, quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp1
FDI gắn liền với chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và không trở thành nợ nước ngoài của Chính phủ nước nhận đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta và thực sự trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể dầu thô) nộp ngân sách tăng qua mỗi năm, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp, thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng thị trường và tác động lan toả tích cực đến các khu vực khác của nền kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế – xã hội cả nước và các vùng phụ cận
Trang 9Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài cho Việt Nam
là hoạt động của các nhà tài trợ quốc tế cung cấp vốn phát triển cho nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực quan tâm
Nhà tài trợ được đề cập có thể là chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia Ngoài ra, các Tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài đôi khi cũng được coi là nhà tài trợ
Hình thức cung cấp ODA gồm: ODA không hoàn lại là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho nhà tài trợ ODA cho vay ưu đãi (hay còn gọi là tính dụng ưu đãi); Chính phủ Việt Nam vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi sao cho “yếu tố không hoàn lại” (là “thành tố hỗ trợ”) đạt không dưới 25% của tổng trị giá khoản vay ODA hỗn hợp là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại, “yếu
tố không hoàn lại” đạt không dưới 25% tổng giá trị của các khoản đó
Nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam: Ở nước ta, thực hiện
chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước, trong thời gian vừa qua, hoạt động hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế không ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút ODA phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
Kể từ Hội nghị các nhà tài trợ đầu tiên dành cho Việt Nam họp vào tháng 11-1993 tại Pari (Pháp), đến nay Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (gọi tắt là hội nghị CG) đã được tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng
12 Đây là diễn đàn trao đổi ý kiến giữa Chính Phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về chính sách phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện ODA và các nhà tài trợ cam kết tài trợ thường niên
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân
Trang 10tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các đại sứ, đại diện cho các nhà tài trợ và đại diện giới doanh nghiệp trong và ngoài nước
Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước quốc tế về ODA (hiệp định, nghị định thư, chương trình, dự án ) để sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết Công tác quản lý nhà nước về ODA đã được tăng cường Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã ban hành ba Nghị định về quản lý và sử dụng ODA, tạo ra khung pháp lý chặt chẽ và khá đồng bộ đối với công tác quản lý nhà nước về ODA Ngay cơ quan Tổng cục Thống kê cũng đã có Quy chế sử dụng vốn ODA
1.3.3 Tự do hoá thương mại
Xuất nhập khẩu là một trong những góc độ không thể thiếu được của hội nhập kinh tế quốc tế Nếu xuất nhập khẩu nhiều, chứng tỏ việc hội nhập sâu rộng, và chỉ có hội nhập sâu rộng thì mới có cơ hội cho xuất nhập khẩu nhiều
Thương mại tự do là nền thương mại được hình thành và phát triển
theo cung cầu và các quy luật kinh tế thị trường, không có sự cản trở bởi biện pháp hành chính của Nhà nước Trong thương mại quốc tế, thương mại tự do được hiểu là một nền thương mại mà về nguyên tắc, áp dụng chính sách cho hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động được tự do di chuyển qua biên giới Trong thực tế, các quốc gia đều áp dụng các chính sách nhằm chế ngự ít hoặc nhiều đối với sự di chuyển đó
Để thực hiện thương mại tự do, một số nước có thể lập ra Khu vực
thương mại tự do, đây là mô hình một nhóm gồm hai hay nhiều nước thoả
thuận cùng xoá bỏ thuế quan, phần lớn hoặc tất cả các biện pháp phi thuế quan cản trở thương mại nội nhóm Các nước trong nhóm vẫn độc lập thực hiện chính sách thuế quan với các nước nằm ngoài nhóm Việt Nam
đã tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) Các nước ASEAN lập AFTA trên cơ sở thực hiện Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) có hiệu lực từ 1-1-1993 nhằm giảm