Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng các chỉ số phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta Đề xuất và lựa chọn một số chỉ số phản ánh mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam Tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trang 1TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ
Đề tài khoa học
Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
CHUYÊN ĐỀ 6
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM
HÀ NỘI, 9 - 2009
Trang 2TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ
Đề tài khoa học
Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
CHUYÊN ĐỀ 6
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM
Từng bước hội nhập vào đời sống quốc tế nói chung, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, song vẫn đảm bảo độc lập và quyền tự chủ, tự quyết thiêng liêng của dân tộc là một đường lối nhất quán và đúng đắn trong bối cảnh toàn cầu hoá không thể đảo ngược được hiện nay để tiến tới xây dựng nước ta là một quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Chuyên đề khoa học này nhằm đưa ra một hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Hệ thống này gồm các chỉ tiêu đã có sẵn trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và thống kê các bộ ngành, đồng thời cũng bao gồm một số chỉ tiêu khác mà lâu nay chúng ta chưa quan tâm thu thập, nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
HÀ NỘI, 9 - 2009
Trang 3IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
GDI Chỉ số phát triển liên quan đến giới GNI Tổng thu nhập quốc gia
HDI Chỉ số phát triển con người
HNKTKV Hội nhập kinh tế khu vực
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 5MỞ ĐỀ
Việt Nam đã gia nhập WTO, và đang từng bước hôị nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế Các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo tổng kết phát triển từng địa phương, từng Bộ/ngành, từng lĩnh vực, kể cả các đơn vị sản xuất kinh doanh hay các đơn vị quản
lý kinh tế - xã hội nói chung, hầu như thường xuyên đều đề cập đến kết quả công tác của mình trong lĩnh vực hội nhập quốc tế (HNQT) Về khía cạnh tổ chức, Nhà nước đã thành lập Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế với nước ngoài, trong đó có Bộ phận Hội nhập kinh tế quốc tế
Tuy nhiên, chưa hẳn tất cả đều hiểu thấu đáo khái niệm “hội nhập quốc tế”, hầu như bức tranh về “hội nhập quốc tế” qua các con số thống
kê vần chưa được vẽ ra và trình bày một cách đầy đủ Vẫn chưa có được một tiêu chí đo lường và đánh giá mức độ HNQT của đất nước, cơ sở để đánh giá sự tiến bộ trong quá trình HNQT, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn mờ nhạt
Do vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê phản ánh lĩnh vực hội nhập quốc tế về kinh tế của Việt Nam, để lột tả hết các khía cạnh cơ bản trong lĩnh vực này, đồng thời phục vụ cho công tác quản lý của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, cho nhu cầu sử dụng thông tin của tất cả các đối tượng, kể cả trong nước và quốc tế, tổ chức và cá nhân, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách
Chuyên đề khoa học này nhằm đưa ra một hệ thống chỉ tiêu thống
kê phản ánh lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Hệ thống này gồm các chỉ tiêu đã có sẵn trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
và thống kê các bộ ngành, đồng thời cũng bao gồm một số chỉ tiêu khác
mà lâu nay chúng ta chưa quan tâm thu thập, nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức
độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trang 6I TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: CÁC
QUAN ĐIỂM HIỆN NAY 1.1 Trên thế giới
Theo Từ điển tường giải kinh tế xã hội “Cẩm nang chính sách kinh
tế”, [Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, trang 251, Hà Nội 2005, do Rolf
H Hass thuộc Viện Quốc tế Konrad-Adenauer biên soạn, Tiến sỹ khoa học Lương Văn Kế biên dịch], thì:
(i) Hội nhập kinh tế được định nghĩa là sự mở cửa các nền kinh tế quốc dân cho hợp tác xuyên biên giới với các nước khác, mà chủ yếu là các nước láng giềng sự thoả thuận của các Nhà nước thể hiện ở chỗ, đẩy mạnh thương mại giữa các quốc gia (xây dựng thương mại) và điều chỉnh việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các quốc gia thứ ba (những quốc gia không tham gia hội nhập) để dành ưu tiên cho trao đổi giữa các quốc gia cùng tham gia hội nhập (điều chỉnh thương mại);
(ii) Hội nhập của các nền kinh tế quốc dân cũng thể hiện rõ ở chỗ mạng lưới quan hệ qua lại trong lưu thông vốn ngắn hạn và dài hạn trở nên được sàng lọc ngặt nghèo;
(iii) Chừng nào các điều kiện thể chế và pháp luật còn tồn tại, thì
sự hội nhập còn được thể hiện bằng những khả năng chuyển động lâu dài của các lực lượng lao động và bằng sự trao đổi tri thức được bảo vệ trong thương mại và được vận dụng trong kinh tế
Theo Từ điến Oxford Dictionary of Economics, xuất bản lần thứ
hai năm 2002 của John Black, trang 241, Nhà xuất bản Oxford University, New York, thì hội nhập kinh tế là tổ hợp các hoạt động kinh tế
khác nhau dưới cùng một cơ chế điều khiển, kiểm soát thống nhất Hội nhập kinh tế còn có nghĩa là tổ chức các hoạt động kinh tế ở mức mà gianh giới quốc gia không còn mang nhiều ảnh hưởng Hội nhập kinh tế hoàn toàn có nghĩa là việc lưu thông và thương mại hàng hoá và dịch vụ được tự do hoàn toàn; việc huy động các nguồn vốn từ mọi nơi được hoàn toàn tự do; tự do hoàn toàn trong việc di cư tìm kiếm công ăn việc làm; tự do hoàn toàn trong việc thành lập các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất; luồng thông tin và tư duy hoàn toàn không bị gây cản trở HNKTQT còn có nghĩa là không còn sự khác biệt giữa các quốc gia về mặt đánh thuế, cấp vốn hoạt động cho các dịch vụ xã hội, không còn khác biệt trong chính sách quản lý cạnh tranh và độc quyền, chính sách về các vấn
đề môi trường cũng như lưu thông tiền tệ Một thế giới đại đồng như vậy còn xa mới có thể đạt tới, song trước mắt đã có một số khối quốc gia có
Trang 7sự nhất thể tương đối về kinh tế, như EU, NAFTA, và một số quốc gia có những nền văn hoá tương đồng
Như vậy, HNQT là một trong những xu thế tất yếu của toàn cầu hoá Người ta tính rằng, có ba làn sóng về toàn cầu hoá kinh tế diễn ra từ năm 1870 đến nay, đó là:
(i) Làn sóng thứ nhất (1870 - 1914) với đặc trưng là sự di chuyển mạnh mẽ lao động từ châu Âu sang các miền đất chưa được khai phá ở
(iii) Làn sóng thứ ba (từ 1980 đến nay) được đặc trưng bởi sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và liên lạc viễn thông Dựa trên nền tảng quan trọng này, các nền kinh tế đã kết nối tạo thành một thế giới liên thông khổng lồ, theo đó, lợi ích cũng như rủi ro luôn song hành
(Nguồn: Tạp chí Cộng Sản, số 800, tháng 6-2009, trang 105: "Vai trò
quản trị toàn cầu trước những thách thức hiện nay")
1.2 Ở Việt Nam
Từng bước hội nhập vào đời sống quốc tế nói chung, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, song vẫn đảm bảo độc lập và quyền tự chủ, tự quyết thiêng liêng của dân tộc là một đường lối nhất quán và đúng đắn trong bối cảnh toàn cầu hoá không thể đảo ngược được hiện nay để tiến tới xây dựng nước ta là một quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hoặc toàn cầu; trong đó, các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung như: Liên minh châu Âu, AFTA, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Trước kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế, tài chính quốc tế, thực hiẹn tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư nhằm mục tiêu mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản đối với trao đổi thương mại
Trang 8Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác Thực hiện các cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tích cực tham gia quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN Chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết khi nước ta đã gia nhập WTO
Khẩn trương đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc
tế Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút vốn ODA, FDI và các nguồn vốn quốc tế khác
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng
và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; tranh thủ nguồn vốn ODA
đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và
có kế hoạch đảm bảo trả nợ Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu Tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước
Phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong HNKTQT Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ
tư duy đến phong cách quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới
và thương hiệu mới
Trang 9II CÁC CHỈ TIÊU, CHỈ SỐ PHẢN ÁNH HỘI NHẬP KINH TẾ
Theo nội dung phản ánh của chỉ tiêu, có chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu khối lượng phản ánh quy mô, khối lượng của
hiện tượng nghiên cứu Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng (tốc độ phát triển, hiệu quả, hiệu suất) Tuy nhiên sự phân biệt 2 loại chỉ tiêu trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối
Theo hình thức biểu hiện của chỉ tiêu, có thể phân biệt thành chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự
nhiên Chỉ tiêu hiện vật phản ánh khối lượng hiện vật của sản phẩm, nhưng không cho phép tổng hợp các sản phẩm có đơn vị tính cũng như giá trị sử dụng khác nhau lại với nhau Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn
vị tiền tệ Chỉ tiêu giá trị cho phép tổng hợp tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá lại với nhau, nhưng phải trên cùng một đơn vị giá trị
Đối với các chỉ số tổng hợp thường là không có đơn vị đo lường cụ thể dưới dạng tiền hay hiện vật, ví dụ Chỉ số phát triển con người, chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số phát triển giới mà chúng thường chỉ được đo bằng "điểm" hoặc "điểm phần trăm"
Trang 10Theo đặc điểm về thời gian của chỉ tiêu nghiên cứu, có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kỳ Chỉ tiêu thời điểm: có quy mô của chỉ tiêu không
phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu Chỉ tiêu thời kỳ: có quy mô của chỉ tiêu phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp nhiều chỉ tiêu thống kê có quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh nhiều mặt của hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý Đối với hoạt động thống kê, hệ thống chỉ tiêu là kết quả, là
“sản phẩm” đầu ra chi phối cả quá trình hoạt động nghiệp vụ và cách thức
Trong thống kê kinh tế xã hội có nhiều hệ thống chỉ tiêu: hệ thống chỉ tiêu của từng ngành, từng lĩnh vực và hệ thống chỉ tiêu chung của toàn nền kinh tế xã hội Hệ thống chỉ tiêu toàn nền kinh tế xã hội là hệ thống chỉ tiêu rộng nhất, phản ánh một cách toàn diện về các mặt sản xuất, dịch vụ, đời sông, văn hoá, xã hội Ngoài ra còn có các hệ thống chỉ tiêu phản ánh từng lĩnh vực, từng khía cạnh, ví dụ hệ thống chỉ tiêu thống
kê khoa học kỹ thuật, hệ thống chỉ tiêu thống kê y tế, hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục, hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch, và đương nhiên phải kể tới hệ thống chỉ tiêu phản ánh quan hệ quốc tế của nước ta nói chung, hay phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói riêng Nói rộng ra, ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội còn có hệ thống chỉ tiêu thống kê thành phần mô tả từng lĩnh vực cấu thành nên cả một tổng thể lớn của xã hội
Trang 112.2 Các chỉ tiêu hội nhập kinh tế - thương mại tổng hợp
(1) Số Hiệp định song phương về hợp tác kinh tế, thương mại với nước ngoài mà nước ta đã ký kết: Chỉ tiêu này thể hiện phạm vi hợp tác kinh
tế, thương mại của nước ta với các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới Chỉ tiêu này bao gồm cả các hiệp định với các tên gọi là Hiệp định Hợp tác kinh tế – thương mại song phương, Hiệp định thương mại song phương (BTA), Hiệp định Hợp tác kinh tế song phương, Hiệp định đối tác kinh tế song phương Con số này càng cao, chứng tỏ khả năng hợp tác về kinh tế và thương mại của Việt Nam càng lớn, và ngược lại Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng này, thì chúng ta phấn đấu để con số này ngày càng cao Riêng việc ký kết BTA giữa nước ta và Hoa Kỳ, hoặc đang đàm phán ký kết với Nhật Bản Hiệp định Đối tác kinh tế, đã làm cho thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam khởi sắc rất nhiều (Hiện nay chúng ta đã ký BTAs với trên 80 đối tác)
(2) Số Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà nước ta tham gia:
mại tự do, đối với nhiều quốc gia, còn là một công cụ chính trị Hoa Kỳ là quốc gia điển hình trong việc sử dụng công cụ thương mại này Gia nhập WTO để có khung pháp luật, có tư cách bình đẳng, còn việc buôn bán vẫn phải tiến hành qua quan hệ song phương Vì vậy các nước đều mong muốn ký được nhiều Hiệp định thương mại tự do với các nước thành viên WTO và các nước phát triển Khi đã vào WTO rồi, các nước vẫn rất coi trọng việc phát triển các quan
hệ kinh tế và thương mại song phương với các đối tác chọn lọc, có trình độ phát triển cao hơn, cơ cấu kinh tế tốt hơn và có khả năng bổ sung kinh tế lẫn nhau nhiều hơn Chỉ tiêu này thể hiện sự hội nhập và liên kết kinh tế của nước
ta trong khu vực và toàn cầu Con số này càng lớn, chứng tỏ chúng ta đã hội nhập càng sâu vào xu thế toàn cầu hoá kinh tế, càng có nhiều cơ hội làm ăn, song cũng càng nhiều thách thưc phải đối mặt
Hiệp định mậu dịch tự do song phương rộng cửa hơn Hiệp định thương mại song phương bởi nghĩa “tự do” và “chưa tự do” Mức thấp nhất là Hiệp định mậu dịch tự do song phương FTA ký kết giữa 2 quốc gia hay 1 nhóm quốc gia, ví dụ Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - AFTA, mức cao hơn là Hiệp định mậu dịch tự do khu vực RTA là do các nhóm nước ký kết với nhau, ví dụ ASEAN đang chuẩn bị ký với Đông Bắc Á, , cao hơn nữa, tức cao nhất, là WTO Tuỳ theo thoả thuận giữa các đối tác tham gia hiệp định mà phạm vi và
độ sâu của các hiệp định có thể khác nhau, nhưng nội dung cơ bản của các hiệp định này là các cam kết mở cửa thị trường về thương mại hàng hoá, dịch
vụ, đầu tư và những nguyên tắc, luật lệ phải được tuân thủ để đảm bảo mở cửa thị trường một cách thực chất và công bằng Sau khi ký kết, cả FTA và RTA đều phải được thông báo đến WTO
Thực tiễn cho thấy hiện nay xu hướng tăng cường hợp tác song phương, liên kết khu vực, hợp tác liên khu vực và đẩy mạnh hợp tác đa phương đang