Tương quan giữa sống thêm toàn bộ, sống thêm không bệnh với mức

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ LDH, B2M VÀ ALB Ở BỆNH NHÂN U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 (Trang 66)

Thời gian sống thêm toàn bộ là thời gian tính từ khi bệnh nhân bắt đầu vào thử nghiệm đến khi tử vong. Các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích để kéo dài thời gian sống thêm toàn bộ. Trước khi phác đồ CHOP, COP được công bố, ULAKH được điều trị bằng đơn hóa chất với thời gian sống thêm toàn bộ 2 năm khoảng 5-10%. Sử dụng phác đồ CHOP, thời gian được cải thiện đáng kể. Agthoven (2003) nghiên cứu 19 thử nghiệm có sử dụng phác đồ CHOP cho thấy tỉ lệ sống thêm toàn bộ 2 năm trong khoảng 51% đến 92%. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ tích lũy 3 năm trong nghiên cứu của chúng tôi là 74,9%, nằm trong khoảng của các nghiên cứu khác trên thế giới.

Chúng tôi đánh giá mối liên quan giữa nồng độ LDH trước điều trị và thời gian sống thêm của bệnh nhân. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có nồng độ LDH trước điều trị > 250U/l có thời gian sống thêm toàn bộ trung bình ngắn hơn so với nhóm bệnh nhân có nồng độ LDH < 250 U/l có ý nghĩa (p<0,001). Kết quả chúng tôi cũng giống một số nghiên cứu khác: Coiffier nghiên cứu ở 100 bệnh nhân cho thấy tỉ lệ sống thêm toàn bộ ở nhóm LDH >2,5 lần bình thường và nhóm có LDH<2,5 lần bình thường có sự khác biệt (p=0,02). Trong nghiên cứu của Vitolo, sống thêm toàn bộ ở nhóm LDH tăng thấp hơn ở nhóm LDH bình thường (p<0,01). Vì vậy có thể kết luận LDH tăng là 1 yếu tố tiên lượng xấu cho khả năng sống thêm toàn bộ trong điều trị bệnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 54 BN đạt đáp ứng hoàn toàn sau điều trị. Thời gian sống thêm không bệnh trung bình của nhóm có LDH trước điều trị <250 U/L là 36 ± 3 tháng dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có LDH trước điều trị >250 U/L với (p=0,033). Tỉ lệ sống thêm không bệnh tích lũy 3 năm ở nhóm có LDH <250 và LDH > 250 lần lượt là 69,2% ; 44,1%. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự với nghiên cứu của Umberto Vitolo (1992) với tỉ lệ sống thêm không bệnh ở nhóm có LDH tăng và LDH bình thường lần lượt là 53% so với 75% (p<0,01). Trong nghiên cứu của La

Văn Trường (2009), nhóm có LDH tăng sống thêm không bệnh ngắn hơn nhóm có LDH bình thường ( logrank = 36,39 ; p <0,001). Như vậy, LDH tăng không chỉ tiên lượng đáp ứng hoàn toàn với điều trị kém mà còn tiên lượng khả năng bệnh ổn định trong thời gian ngắn hơn so với nhóm có LDH bình thường.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ LDH, B2M VÀ ALB Ở BỆNH NHÂN U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 (Trang 66)