Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ LDH, B2M VÀ ALB Ở BỆNH NHÂN U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 (Trang 56)

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ULAKH có thể mắc ở mọi lứa tuổi ở cả 2 giới. Ngoại trừ ULAKH ở tuyến giáp, tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ [44], [62], [74].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mắc bệnh trung bình là 53,1, đa số bệnh nhân trên 40 tuổi (82,2%) trong đó tỉ lệ mắc cao nhất ở nhóm tuổi 41- 60(50%) và có 32,2% bệnh nhân trên 60 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 2/1.

Các nghiên cứu khác ở Việt Nam: Nghiên cứu của Nguyễn Bá Đức tại Bệnh viện K trung ương giai đoạn 1982-1993: tỉ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ =2/1, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 31-60 (59,55%) [6]. Nghiên cứu của Bạch Quốc Khánh và cộng sự ở Viện huyết học và truyền máu trung ương giai đoạn 2005-2007, tỉ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ = 1/1,4, tuổi mắc bệnh trung bình là 52, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 50-59 [14]. Nghiên cứu của Võ Thị Hồng Hà, Nguyễn Tấn Bỉnh (2006) ở Viện huyết học truyền máu thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2005: tỉ lệ mắc nam/nữ = 1,57, tỉ lệ mắc cao nhất ở nhóm tuổi 46-65 (50,8%) [9]. Nghiên cứu của Phan Bích Liên tại Bệnh viện Chợ Rẫy giai đoạn 2000-2004: tỉ lệ nam/nữ = 3/1, bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 21,5% [15].

Tại Anh, năm 2004 có 10003 bệnh nhân ULAKH mới mắc. Tỉ lệ chuẩn theo tuổi ở nam cao hơn ở nữ. Tỉ lệ mắc bệnh tăng nhanh sau 50 tuổi. Có khoảng 2/3 (69%) số bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán tuổi trên 60 [67].

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ nam/nữ và tỉ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi cao hơn một số nghiên cứu ở trong nước có thể là do đối tượng bệnh nhân chính của Bệnh viện TƯQĐ 108 là các sỹ quan quân đội tại ngũ

hoặc đã nghỉ hưu, nhóm đối tượng này nam nhiều hơn nữ và phần lớn trên 40 tuổi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ LDH, B2M VÀ ALB Ở BỆNH NHÂN U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 (Trang 56)