Phương pháp đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ LDH, B2M VÀ ALB Ở BỆNH NHÂN U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 (Trang 41)

2.2.4.1. Chỉ tiêu nghiên cứu - Chỉ số lâm sàng:

Tuổi, giới

Triệu chứng lâm sàng

Vị trí tổn thương: tại hạch, ngoài hạch và phân bố theo vị trí giải phẫu Giai đoạn bệnh

- Chỉ số cận lâm sàng

Chỉ số hóa sinh: LDH, β2 – microglobulin, albumin trước, trong và sau điều trị.

Thể mô bệnh học; loại tế bào trước điều trị.

- Thời gian sống thêm toàn bộ, sống thêm không bệnh của BN. 2.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá

Bảng 2.1. Đánh giá đáp ứng với điều trị theo tiêu chuẩn của WHO

Mức đáp ứng Dấu hiệu

Đáp ứng hoàn toàn (ĐƯHT) Hạch, u tan hoàn toàn Đáp ứng một phần (ĐƯMP) Hạch, u giảm >50% kích thước

Đáp ứng chung (ĐƯC) Tổng đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng một phần Bệnh giữ nguyên (Bệnh GN) Hạch, u giảm <50% kích thước nhưng không

xuất hiện thêm tổn thương mới

Bảng 2.2. Bảng giới hạn bình thường của một số chỉ số hóa sinh Chỉ số hóa sinh Giới hạn bình thường Đơn vị

β2 – microglobulin < 3 mg/l

LDH 1 - 250 U/L

Albumin 35 - 50 g/l

LDH: Tăng vừa: 250 – 500 U/L, Tăng cao: > 500 U/L  Đánh giá thời gian sống thêm

Sau khi kết thúc điều trị bệnh nhân được hẹn khám định kì 3 tháng 1 lần để đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng và tác dụng phụ sau điều trị.

Thời điểm gốc của nghiên cứu được thống nhất lấy từ ngày bắt đầu điều trị. Ngày kết thúc nghiên cứu 30/6/2013. Các chỉ tiêu sống thêm được tính theo tiêu chuẩn của Workshop 1999. Cụ thể:

- Thời gian sống thêm toàn bộ (OS – Overal Survival): tính từ khi vào nghiên cứu đến khi: tử vong do bất kì nguyên nhân gì, kết thúc nghiên cứu, mất tin.

- Thời gian sống thêm không bệnh (DFS – Disease Free Survival): áp dụng cho các bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn. Tính từ khi chứng minh được đáp ứng hoàn toàn đến khi: tái phát, kết thúc nghiên cứu, mất tin.

- Thời gian sống thêm không tiến triển (PFS – Progress Free Survival): tính từ khi vào thử nghiệm cho đến khi: bệnh tiến triển, tử vong do ULAKH, kết thúc nghiên cứu, mất tin.

Thời gian sống thêm được ước lượng theo phương pháp Kaplan Meier. Nguyên lí phương pháp tính tỉ lệ sống thêm tích lũy theo Kaplan Meier như sau:

+ Sắp xếp bệnh nhân theo thứ tự độ dài nghiên cứu

+ Tính xác suất sống sót tại thời điểm bệnh nhân chết theo công thức: Pi = (Ni – Di)/Ni

Pi: Xác suất sống sót tại thời điểm i

Ni: Số bệnh nhân còn sống sót tại thời điểm i Di: Số bệnh nhân chết tại thời điểm i

Di/Ni: xác suất chết tại thời điểm i

Tỉ lệ sống thêm tích lũy là tỉ lệ tích lũy các trường hợp sống sót tính đến thời điểm tương ứng trong nghiên cứu. Với giả định xác suất sống sót độc lập trên tất cả các khoảng thời gian, tỉ lệ sống thêm tích lũy được tính là tích của các xác suất sống sót trên tất cả các khoảng thời gian trước đó.

Phương pháp Kaplan Meier cho phép sử dụng các bộ dữ liệu không nhất thiết phải đồng bộ, khắc phục sai sót do thiếu thông tin của các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các phân tích thời gian sống thêm và các yếu tố tiên lượng của bệnh nhân ung thư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ LDH, B2M VÀ ALB Ở BỆNH NHÂN U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 (Trang 41)