1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam

61 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 637 KB

Nội dung

Ngoài ra đơn vị còn sáp nhập thêm các đơn vị khác có nhiều khó khăn, thua lỗ như: Công ty nông sản 3 Bộ Thương mại, xí nghiệp nuôi tôm Sầm Sơn, nhà máy thủy sản Hoằng Trường Tỉnh Thanh H

Trang 1

MỤC LỤC

2.1 S Ự CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHUỖI SIÊU THỊ I NTIMEX TẠI C ÔNG TY C Ổ PHẦN

I NTIMEX V IỆT N AM 20

2.1.1 Vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối 20

2.1.2 Chuỗi siêu thị và sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại công ty CP Intimex Việt Nam 22

Sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại công ty CP Intimex Việt Nam 22

2.2 P HÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI SIÊU THỊ I NTIMEX TẠI C ÔNG TY C Ổ PHẦN I NTIMEX V IỆT N AM 23

2.2.1 Khái quát về hệ thống siêu thị Intimex 23

2.2.1.1 Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam 23

Thực trạng về thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây 23

Cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam 24

2.2.1.2 Khái quát về hệ thống siêu thị Intimex 26

2.2.2 Các biện pháp phát triển chuỗi siêu thị Intimex của công ty đã thực hiện thời gian qua 27

2.2.3 Tình hình phát triển chuỗi siêu thị Intimex của Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam trong những năm qua 29

2.2.3.1 Tình hình số lượng các siêu thị và trung tâm phân phối 29

Năm 2007, Công ty CP Intimex Việt Nam có hệ thống 7 siêu thị, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Năm 2008, Tổng số siêu thị của công ty Intimex là 10 siêu thị trong đó có 02 siêu thị tại Hải Phòng, 01 siêu thị tại Hải Dương, 05 siêu thị tại Hà Nội, 01 siêu thị tại Nghệ An, 01 siêu thị tại Đà Nẵng Đến năm 2009, Công ty mở thêm 01 siêu thị tại Hưng Yên, 01 siêu thị tại Hòa Bình, thêm 01 siêu thị tại Đà Nẵng, 01 Siêu thị tại Quy Nhơn ( Bình Định ) và đặc biệt khai trương 01 siêu thị tại khu vực phía Nam là Trung tâm thương mại Intimex – Fuso đặt tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk 29

2.2.3.2 Tình hình doanh thu 30

Tình hình doanh thu toàn bộ hệ thống siêu thị Intimex 30

Tình hình doanh thu theo đơn vị 31

Tình hình doanh thu theo mặt hàng 31

2.3 N HỮNG KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ QUA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI SIÊU THỊ I NTIMEX TẠI C ÔNG TY 32

2.3.1 Những kết quả đạt được 32

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 34

2.4 P HƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA C ÔNG TY C Ổ PHẦN I NTIMEX V IỆT N AM THỜI GIAN TỚI 36

2.4.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 36

2.4.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 42

2.4.3 Hệ thống chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 43

2.5 G IẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CHUỖI SIÊU THỊ I NTIMEX TẠI C ÔNG TY C Ổ PHẦN I NTIMEX V IỆT N AM THỜI GIAN TỚI 44

2.5.1 Đầu tư mở rộng quy mô của hệ thống chuỗi siêu thị Intimex 44

2.5.1.1 Phát triển số lượng các siêu thị trong hệ thống chuỗi siêu thị 44

2.5.1.2 Phát triển quy mô của từng siêu thị 45

2.5.2 Xây dựng chinh sách mặt hàng và nguồn hàng 45

2.5.3 Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại 46

2.5.4 Phát triển thương hiệu Intimex 47

2.5.5 Nâng cao chất lượng nhân sự trong hệ thống siêu thị Intimex 49

2.5.6 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 50

2.6 M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 51

2.6.1 Xây dựng chiến lược và định hướng phát triển thị trường bán lẻ tại Việt Nam 51

2.6.2 Xây dựng giải pháp phát triển hạ tầng thương mại 53

2.6.3 Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính – tín dụng 53

2.6.4 Có chính sách xúc tiến thương mại phù hợp 54

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Biểu đồ I.1 Doanh thu của công ty qua các năm 2005-2009 Error: Reference

source not found

Biểu đồ I.2 Lợi nhuận của công ty qua các năm 2005-2009 Error: Reference

source not found

Bảng I.1: Doanh thu xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP Intimex

Việt Nam từ năm 2005 - 2009 Error: Reference source not foundBảng I.2: Doanh thu nhập khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP Intimex

Việt Nam từ năm 2005 - 2009 Error: Reference source not foundBảng I.3: Cơ cấu chi phí Error: Reference source not foundBảng I.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP

Intimex Việt Nam từ năm 2005 - 2009 Error: Reference source not found

Bảng 5 : Số lượng lao động của công ty phân theo trình độ lao động và hợp đồng

lao động năm 2008 Error: Reference source not foundBảng II.1: Danh sách hệ thống siêu thị Intimex trên cả nước Error: Reference

source not found

Bảng II.3 : Tình hình doanh thu theo mặt hàng từ năm 2007 – 2009 Error:

Reference source not found

Bảng III.2: Dự kiến doanh thu và sản lượng các mặt hàng công ty kinh doanh từ

năm 2010-2012 Error: Reference source not foundBảng III.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty trong thời gian từ năm 2009-2011

Error: Reference source not found

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2008, khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Tốc độ tăng trưởng suy giảm, xuất khẩu giảm mạnh làm thâm hụt thương mại gia tăng, đầu tư nước ngoài giảm, và đặc biệt tiêu dùng giảm sút

Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, với hai lĩnh vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa, đứng trước thách thức lớn về hướng phát triển kinh doanh trong tương lai Ngoài việc tiếp tục phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty hiểu rằng cần phải thật sự quan tâm thị trường nội địa Với dân số hơn 86 triệu người, Việt Nam thật sự

là thị trường lớn để công ty khai thác Với hệ thống 15 siêu thị và trung tâm thương mại, 3 trung tâm phân phối hiện có, mảng kinh doanh siêu thị chiếm

tỷ trọng lớn trong kinh doanh nội địa của công ty Tuy nhiên kinh doanh siêu thị cũng đứng trước thách thức lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước Chính vì vậy, để mở rộng kinh doanh nội địa, cạnh tranh với các đối thủ, đống thời đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn công ty, hệ thống siêu thị Intimex cần được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới

Sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam” làm chuyên đề thực tập của mình Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển chuỗi siêu thị trong thời gian tới, đề tài có kết cấu gồm 3 chương

Chương 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 4

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX

VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty CP Intimex Việt Nam

Công ty XNK Intimex được thành lập ngày 10/08/1979 với tên gọi ban đầu là Công ty XNK nội thương, là doanh nghiệp đầu tiên làm xuất nhập khẩu của Bộ Nội thương

Trong những năm 1979 -1989, công ty là đơn vị chính cung cấp hàng tiêu dùng của các nước XHCN cho nhân dân cả nước và tạo ra việc làm cho hàng vạn người lao động sản xuất hàng hoá xuất khẩu Công ty XNK Intimex

đã góp phần to lớn vào nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao phó và trở thành doanh nghiệp nổi tiếng và cung cấp hàng tiêu dùng nhập khẩu của các nước XHCN và thu mua hàng TCMN xuất khẩu

Thời kỳ 1989 -1990: công ty XNK Intimex là doanh nghiệp khởi xướng

đề nghị chính phủ cho phép nhập khẩu hàng tiêu dùng của các nước tư bản để thu hồi ngoại tệ cho người lao động, học tập, công tác ở nước ngoài bước đầu tạo ra nguồn hàng tiêu dùng mới từ các nước tư bản để cung cấp cho người tiêu dùng trong nước Intimex đã trở nên nổi tiếng với mọi người đi lao động, công tác, học tập nước ngoài trở về Việt Nam thời kỳ này và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, thu về cho Nhà nước hàng chục triệu USD mỗi năm

Sau nghị quyết của hội nghị trung ương 6 của trung ương năm 1986 về việc mở cửa thị trường, Công ty đã cho chuyển đổi kinh doanh theo cơ chế khoán đến các đơn vị, phòng kinh doanh

Thời kỳ sau năm 1998: Intimex bước sang trang mới với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tập trung xuất khẩu cà phê, hạt tiêu Intimex đã tạo

ra đột biến về kim ngạch xuất khẩu Sau 10 năm Intimex đã trở thành nhà xuất khẩu cà phê, hạt tiêu hàng đầu cả nước mỗi năm xuất khẩu từ 150.000-

Trang 5

200.000 tấn cà phê, từ 10.000-15.000 tấn tiêu, chiếm 20% xuất khẩu cà phê ở Việt Nam và 15% tiêu của cả nước trở thành doanh nghiệp xuất khẩu nổi tiếng trong ngành thương mại cũng như trong và ngoài nước

Từ 2000: Intimex lại bước sang một giai đoạn mới khi tham gia đầu tư các nhà máy chế biến nông sản như: Nhà máy tiêu sạch tại Bình Dương năm

2002 đầu tư 20 tỷ, đến nay đã hoàn vốn và có lãi từ năm 2006 Nhà máy tinh bột sắn xây dựng năm 2003 ở Thanh Chương, Nghệ An lúc đầu là 50 tấn sắn/ngày, đến nay đã nâng công suất lên 180 tấn/ngày, hàng năm xuất khẩu trên 20.000 tấn từ năm 2007 đã bắt đầu có lãi và trở thành nhà máy lớn nhất Miền Bắc hiện nay Hiện Intimex đang đầu tư 2 nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Bình Dương và Buôn Ma Thuột với công suất mỗi nhà máy 20.000tấn/năm Ngoài ra Intimex còn đầu tư vào nuôi trồng chế biến thuỷ sản tại Diễn Kim - Nghệ An, Đồng Ghép - Thanh Hoá với diện tích gần 100 ha nuôi tôm công nghiệp được VASEP đánh giá là nơi nuôi tôm thẻ chân trắng hiện đại và lớn nhất Miền Bắc và nuôi tu hài tại Vân Đồn-Quảng Ninh với một triệu m2 mặt biển

Để mở rộng địa bàn hoạt động, Intimex đã thành lập thêm các chi nhánh,

xí nghiệp tại Tây Ninh, Bình Dương, Nghệ An, Đắc Lắc Ngoài ra đơn vị còn sáp nhập thêm các đơn vị khác có nhiều khó khăn, thua lỗ như: Công ty nông sản 3 (Bộ Thương mại), xí nghiệp nuôi tôm Sầm Sơn, nhà máy thủy sản Hoằng Trường (Tỉnh Thanh Hoá) nhờ đó mà Intimex đã phát triển mở rộng thị trường kinh doanh, sản xuất cả về lượng và chất

Một trong những thế mạnh của Intimex nữa là với truyền thống kinh doanh bán buôn, bán lẻ thời kỳ bao cấp của ngành nội thương với cơ sở vật chất có sẵn, năm 2001 công ty lần đầu tiên xây dựng siêu thị đầu tiên của ngành thương mại tại Hà Nội nói riêng và Miền Bắc nói chung Việc đi tiên phong về phát triển siêu thị của một doanh nghiệp Nhà nước của ngành thương mại đã thành công và đến nay Công ty đã có 14 siêu thị và TTTM tại

Trang 6

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột Năm 2008 được người tiêu dùng bình chọn là siêu thị nổi tiếng: Hệ thống chuẩn siêu thị và TTTM mở rộng trong cả nước là định hướng chiến lược của Intimex trong thời gian tới

Trong sự phát triển đổi mới hoạt động kinh doanh thì Intimex cũng là đơn vị tiên phong của ngành thương mại trong công tác cổ phần hoá, trở thành các công ty mẹ - con Năm 2006 có 3 đơn vị của Intimex cổ phần hoá thành công và phát triển mạnh trở thành doanh nghiệp có doanh thu lớn thứ 5 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt năm 2008

Intimex không chỉ phát triển trong kinh doanh, sản xuất đứng hàng đầu trong ngành và trong cả nước về một số ngành nghề sản xuất kinh doanh mà còn là nơi cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp cho Bộ Công thương, cho tham tán thương mại các nước, cho các doanh nghiệp khác và cho lãnh đạo các Hiệp hội ngành hàng

Ba mươi năm qua ngay từ khi mới thành lập đến nay trải qua những năm tháng có lúc vinh quang nhưng cũng có lúc thăng trầm xong dù khó khăn đến đâu Intimex vẫn vươn lên mạnh mẽ, đến nay với trên 2000 cán bộ công nhân viên, địa bàn trải đều trên các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước Năm

2008 với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 400 triệu USD, doanh thu trên 9.000

tỷ nộp ngân sách trên 300 tỷ Công ty xuất nhập khẩu Intimex được xếp hạng 49/500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Công ty Intimex đã hoàn thành các thủ tục cổ phần hoá và đang tiếp tục

phát triển với mô hình mới Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty CP Intimex Việt Nam

1.2.1 Ban Lãnh đạo

Có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong công ty Đứng đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc và ba giám đốc điều hành

Trang 7

- Tổng Giám Đốc : Là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý

chung mọi hoạt động của các phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành : Thay mặt tổng giám đốc

giải quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình

1.2.2 Khối các phòng quản lý

1.2.2.1 Phòng quản lý siêu thị

Có nhiệm vụ quản lý chung hệ thống siêu thị Intimex khắp cả nước: xây dựng kế hoạch kinh doanh, đảm bảo việc giám sát với hệ thống kinh doanh siêu thị, báo cáo với Ban Lãnh đạo công ty về tình hình hệ thống siêu thị và chịu trách nhiệm với các báo cáo đó

1.2.2.5 Phòng đầu tư và XD cơ bản

Thực hiện công tác đầu tư và xây dựng cơ bản của công ty: quản lý các

dự án, các công trình đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sản xuất lắp đặt trang thiết bị phụ trợ, sửa chữa các công trình xây dựng của công ty

Trang 8

1.2.4 Khối các đơn vị trực thuộc

Hệ thống chi nhánh, xí nghiệp và hệ thống siêu thị của Công ty CP Intimex trên toàn quốc Đảm bảo việc thực hiện công việc kinh doanh của công ty do Ban Lãnh đạo và khối phòng quản lý – kinh doanh đề ra

1.2.5 Khối các công ty con

Công ty CP SX&TM Intimex Hà Nội: thực hiện việc kinh doanh sản xuất và thương mại dịch vụ tại Hà Nội

1.2.6 Khối các công ty liên kết

Công ty CP Sài Gòn Intimex: thực hiện việc kinh doanh sản xuất và thương mại dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh

Công ty CP XNK Intimex: thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.( chủ yếu là xuất nhập khẩu nông sản tại thị trường Miền nam )

Trang 9

Biểu I.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP Intimex Việt Nam

(Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp – Công ty CP Intimex Việt Nam)

Trang 10

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Intimex Việt Nam trong những năm gần đây

1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

1.3.1.1 Ngành nghề kinh doanh

Công ty kinh doanh trong các ngành nghề chủ yếu sau: Kinh doanh dịch vụ siêu thị,Kinh doanh, chế biến hàng nông sản, thực phẩm, thủy, hải sản, thủ công mỹ nghệ; Nuôi trồng giống thủy, hải sản; Kinh doanh nguyên liệu, vật liệu xây dựng, sắt thép, trang thiết bị y tế; Mua bán đá quý, thuốc lá nội, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, giống thủy, hải sản, phân bón các loại; Kinh doanh phương tiện vận tải (ô tô, xe máy); Kinh doanh dịch vụ viễn thông (không bao gồm thiết lập mạng); Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng karaoke, vũ trường); Kinh doanh khách sạn, nhà ở, cho thuê văn phòng, cửa hàng, kho bãi; Dịch vụ chuyển khẩu, chuyển tải hàng hóa; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước; Sản xuất, gia công, lắp ráp xe máy và các phụ tùng xe máy; Sản xuất, gia công hàng may mặc; Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

1.3.1.2 Các sản phầm, dịch vụ chú yếu

Các mặt hàng kinh doanh xuất khẩu:

Công ty xuất khẩu đa dạng các sản phẩm như nông sản: Cà phê, hạt tiêu, cao su, tinh bột sắn, chè, hạt diều, cơm dừa, hồi, quế ; thuỷ hải sản: Tôm, cá, mực các loại ; hàng thủ công mỹ nghệ: hàng thêu, hàng gốm sứ, hàng mỹ nghệ sơn mài… ; hàng may mặc các loại và các mặt hàng khác

Các mặt hàng nhập khẩu và kinh doanh nội địa

Công ty cũng nhập khẩu nhiều loại mặt hàng dùng cho sản xuất và

Trang 11

kinh doanh như: vật tư nguyên liệu: Bột giấy, giấy tráng láng, thép, đồng, nhôm, PVC, hạt nhựa, sợi, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ; máy móc

thiết bị: máy xúc dào, ô tô xe tải, máy dò, máy chiếu, máy gia công gỗ, máy

bơm, phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, thiết bị thí nghiệm, cáp điện hàng tiêu

dùng: hàng gia dụng, hàng thực phẩm chế biến và các mặt hàng khác

Ngoài ra, công ty còn kinh doanh dịch vụ: dịch vụ viễn thông và cho thuê kho bãi văn phòng trên cơ sở quỹ đất được nhà nước giao cho quản lý Công ty cũng tự sản xuất một số mặt hàng phục vụ kinh doanh nội địa

và xuất khẩu như :Sản phẩm tiêu sạch, tinh bột sắn; sản phẩm may mặc; nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản: các loại tôm, sò, điệp và các loại thuỷ hải sản chế biến đông lạnh; sản xuất, lắp ráp xe máy; và các sản phẩm khác

1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần

đây

1.3.2.1 Mục tiêu của công ty

“Công ty xuất nhập khẩu Intimex luôn phấn đấu là công ty thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”

1.3.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Trải qua 29 năm hoạt động, nay công ty Xuất nhập khẩu Intimex là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn của Bộ Công Thương về lĩnh vực kinh doanh thương mại Trong những năm đầu đổi mới của nền kinh tế đất nước, Công ty phát triển mạnh mẽ chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản Đây vốn là mặt hàng xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của công ty Xuất nhập khẩu Intimex trong thời gian qua Trong quá trình hoạt động, Công ty đã tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng trong và ngoài nước cũng như đã gặt hái được thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh này

Trang 12

Thực hiện mục tiêu chủ động một phần nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu, đồng thời tăng giá trị các mặt hàng xuất khẩu góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này, Công ty đã tiến hành đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến một số ngành hàng như: sản xuất Tinh bột sắn, chế biến cà phê, hạt tiêu Đến nay phần lớn các dự án đầu tư đã được đưa vào khai thác, sử dụng bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, trong giai đoạn 2001-

2003, Công ty bắt đầu mở rộng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nội địa, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ với chuỗi siêu thị mang thương hiệu Intimex

Những thành công đạt được trên các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa và đầu tư sản xuất đã tạo đà và thế cho công ty trong những năm qua công ty luôn đạt mức tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu từ 10 - 12% cụ thể năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần

200 triệu USD, doanh số đạt hơn 3.500 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 200 tỷ đồng Với những thành tích đạt được nói trên, Công ty được xếp hạng thứ 34 trong 500 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam năm 2007

Bảng I.1: Doanh thu xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP

Intimex Việt Nam từ năm 2005 - 2009

Trang 13

Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của công ty, ta thấy : đối với

mặt hàng nông sản : cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, nhưng đến năm 2007 có sự sụt giảm mạnh do khủng hoảng ổn định( trên 72% đối với mặt hàng cà phê, trên 50% đối với mặt hàng hạt tiêu ), cơm dừa vẫn có sự tăng trưởng trong xuất khẩu nhờ nhu cầu ổn định và khối lượng nhỏ nên ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng Đối với mặt hàng thủy sản, không phải là thế mạnh của công ty, lượng xuất khẩu quanh mức 500 triệu đồng ở các năm, cá biệt năm 2007 công ty không nhận được đơn hàng xuất khẩu nào Đối với mặt hàng tiêu dùng, với hệ thống phân phối ngày càng được mở rộng , năng lực sản xuất ngày càng gia tăng, công ty đã có mức tăng trưởng doanh thu ổn định, doanh thu những năm 2007-2008-2009 dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu luôn đạt mức trên 4 tỷ đồng

Đó là sự nỗ lực lớn của cả công ty Đối với nguyên liệu sản xuất, với lượng nguyên liệu phục vụ tự sản xuất, công ty cũng có xuất khẩu một số lượng lớn nguyên vật liệu ( đạt trên 1 tỷ đồng năm 2007 ), tuy nhiên, đến năm 2008 –

2009, công ty không xuất khẩu lượng dư thừa mà sử dụng hết lượng nguyên vật liệu tự sản xuất và nhập khẩu

Bảng I.2: Doanh thu nhập khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP

Intimex Việt Nam từ năm 2005 - 2009

3 Nguyên liệu Sản xuất 17.093.213 7.832.314 1.137.993 1.545.386 4.324.246

( Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp – Công ty Cổ phần Intimex VN )Công ty cổ phần Intimex Việt Nam nhập khẩu chủ yếu 3 loại mặt hàng

Trang 14

là : hàng tiêu dùng, thiết bi máy móc và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Xét

về dài hạn, nhu cầu ở cả 3 mặt hàng này đều có giảm do ảnh hưởng tiêu cức

từ khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng tích cực từ việc tự sản xuất được một số mặt hàng trong nước không cần nhập khẩu Đối với mặt hàng tiêu dùng, doanh thu xét trong dài hạn là có xu hướng giảm, cá biệt có năm 2009, doanh thu nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng tăng do nhu cầu tăng mạnh từ hệ thống siêu thị Intimex được mở rộng Đối với mặt hàng thiết bị máy móc, doanh thu nhập khẩu cũng có xu hướng giảm Nhu cầu sụt giảm mạnh ở năm 2008, từ hơn 5,8 tỷ đồng xuống còn hơn 440 triệu đồng, nhưng lại gia tăng lên hơn 1,1

tỷ đồng năm 2008, hơn 1,7 tỷ đồng năm 2009

Bảng I.3: Cơ cấu chi phí

Trang 15

yếu ) với mức trên dưới 3% Các khoản chi phí khác như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính chiếm tỷ trong nhỏ, 1-2% so với tổng chi phí.

1.3.2.3 Trình độ công nghệ

Bên cạnh việc chú trọng đầu tư trang thiết bị, các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả và chất lượng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thì Công ty cũng ý thức rõ việc đầu tư để nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin là rất quan trọng, Intimex đã đầu tư triển khai áp dụng và thường xuyên nâng cấp, cập nhật các hệ thống phần mềm ứng dụng, trang thiết bị hệ thống máy tính và các thiết bị tin học, hệ thống mạng có tính an toàn và năng lực tích hợp cao phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của lãnh đạo Công ty, cũng như các hoạt động nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh của tất cả các phòng ban, đơn vị…Từ năm 2002, Công ty đã triển khai giải pháp giao ban điều hành trực tuyến (Video Conference) giữa Công ty và các đơn vị ở xa

1.3.2.4 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Công ty đã tiến hành triển khai đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu tại một số tỉnh như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An…nhằm chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên liệu chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng thủy sản

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xe gắn máy Việt Nam, xí nghiệp xe máy Intimex đã chuyển từ việc đơn thuần lắp ráp sang đầu tư sản xuất xe gắn máy chiều sâu Xí nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trạm bảo hành với những trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác kinh doanh xe máy, xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

Để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các hoạt động kinh doanh, Công ty Xuất nhập Intimex đã và đang quan tâm phát triển mạng lưới kinh doanh các dịch vụ viễn thông, thành lập các Trung tâm Dịch vụ Viễn thông Intimex Trung tâm dịch vụ Viễn thông Intimex là một trong những đại lý ủy

Trang 16

quyền cấp 1 của Viettel mobille Hiện nay trung tâm đã mở các đại lý ủy quyền cấp hai về dịch vụ viễn thông tại một số tỉnh thành phố trên cả nước: Lào Cai, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh…

Công ty đã hoạch định một chương trình chiếm lĩnh thị trường nội địa bằng việc phát triển một chuỗi hơn 10 siêu thị trên địa bàn Hà Nội và một số thành phố như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Bình… thành một hệ thống thống nhất mang thương hiệu Intimex với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ khách hàng Các siêu thị của Intimex thực hiện phương thức kinh doanh độc đáo riêng mới, khác với siêu thị khác đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người dân Đến nay, hệ thống siêu thị Intimex đã được lựa chọn vào topten của ngành dịch vụ thương mại

Công ty đã ký kết hợp đồng chiến lược với công ty TFC để triển khai dịch vụ “đi siêu thị tại nhà” tại hệ thống các siêu thị trên địa bàn cả nước Ngoài ra Intimex còn phát triển các dịch vụ khác như: nhận đặt hàng và phát phiếu mua hàng đến gia đình thân nhân tại Việt Nam Trong dịch vụ này, kiều bào sẽ gửi tiền thông qua dịch vụ kiều hối của Intimex, thân nhân ở Việt Nam có thể nhận hàng, quà hoặc phiếu mua hàng tùy theo mệnh giá mà kiều bào đã lựa chọn

1.3.2.5 Tình hình thực hiện các hoạt động Marketing

Bên cạnh việc duy trì những mặt hàng, thị trường truyền thống, công ty tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phát triển những mặt hàng mới, thâm nhập thị trường mới như Nga, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh Quan tâm xây dựng, phát triển thị trường và mặt hàng chủ lực Phát huy hơn nữa thế mạnh trong kinh doanh mặt hàng nông sản, tiến hành mở rộng và đẩy mạnh phát triển các mặt hàng khác như: gạo, cao su, tinh bột sắn, chè, hạt điều, cơm dừa Chuyển hướng dần từ xuất khẩu chưa chế biến sang hàng đã qua chế biến có chất lượng và giá trị cao Đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương

Trang 17

mại, quảng bá sản phẩm, đa dạng các hình thức phân phối và tiêu thụ sản phẩm Chú trọng hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan tổ chức, tham gia hội chợ, thắt chặt mối quan hệ với các hiệp hội trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như tập hợp và xử lý thông tin phục vụ cho công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.2.6 Nhãn hiệu, thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản

quyền

Bên cạnh các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn đặc biệt quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Sở Thương mại Hà Nội tổ chức và được xếp hạng là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong Top 100 thương hiệu mạnh uy tín và hiệu quả, Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, và nhiều giải thưởng khác trong nước và quốc tế…

Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã tích cực tham gia và được công nhận

là thành viên VIP của sàn giao dịch thương mại điện tử Vn-Emark do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam VCCI chủ trì, là thành viên Vàng của sàn giao dịch thưong mại điện tử ECVN do Bộ Thương mại, nay là Bộ Công Thương chủ trì ngay từ những ngày đầu các sàn này đi vào hoạt động… Ngoài ra, việc quảng bá thương hiệu cũng như các sản phẩm thương mại

và dịch vụ của Công ty Intimex cũng đã được đăng ký chuyển tải trên một số website thương mại điện tử giữa Việt nam với một số nước,…

1.3.2.7 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh

Trang 18

doanh trong 5 năm gần đây

Bảng I.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty CP Intimex Việt Nam từ năm 2005 - 2009

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

ăn có lãi Doanh thu tăng mạnh, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt

1.3.2.8 Tình hình sử dụng lao động

Bảng 5 : Số lượng lao động của công ty phân theo trình độ lao động

và hợp đồng lao động năm 2008

Trang 19

tháng

việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Công ty Cổ phần Intimex VN )

Đối với tình hình sử dụng lao động, công ty sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông, chiếm tỷ lệ 31,45% Lao động có trình độ đại học – cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, với trên 28% Điều đó chứng tỏ, công ty đã chú ý nâng cao chất lượng lao động của mình Ngoài ra, đối với thời hạn sử dụng lao động, công ty cam kết sử dụng lao động lâu dài với tỷ lệ hợp đồng có đủ

từ 3-36 tháng chiếm tỷ trọng lớn, trên 69%

1.3.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây.

Trang 20

Biểu đồ I.1 Doanh thu của công ty qua các năm 2005-2009

Biểu đồ I.2 Lợi nhuận của công ty qua các năm 2005-2009

Qua biểu đồ doanh thu của doanh nghiệp ta có thể thấy: doanh thu năm

2006 có sự sụt giảm mạnh so với năm 2005 từ 3.951.687,630 trđ xuống còn 1.491.804,05 trđ ( giảm 62,25% ) Có thể giải thích điều này do năm 2006 là năm Công ty CP Intimex Việt Nam tái cơ cấu lại DN, chuyển đổi mô hình sang công ty CP với 3 công ty con nên tình hình hạch toán tài chính của DN có sự thay đổi lớn Tiếp tục qua các năm 2007, doanh thu của công ty tăng mạnh do được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn vốn sau Cổ phần hóa, đạt mức tăng 68,2% Đến năm 2008 – 2009, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, doanh thu tăng trưởng chậm lại chỉ còn 8,8% năm 2008 và 9,8% năm 2009

Đánh giá doanh nghiệp qua lợi nhuận thu đươc, năm 2005 doanh nghiệp làm ăn có lãi, tuy nhiên sau cổ phần hóa thời điểm năm 2006-2007, doanh

Trang 21

nghiệp kinh doanh thua lỗ do việc tái cơ cấu lại doanh nghiệp lúc đầu khiến doanh thu sụt giảm mạnh, cộng thêm chi phí doanh nghiệp tăng lên đáng kể Tuy nhiên, đến năm 2008-2009, doanh nghiệp lại làm ăn có lãi với lợi nhuận trên 12 tỷ đồng năm 2008 và 24,5 tỷ đồng năm 2009.

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI SIÊU THỊ INTIMEX

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM 2.1 Sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam

2.1.1 Vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối.

Siêu thị nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng.

Người tiêu dùng thường có nhu cầu về nhiều loại hàng hoá nhưng lại với số lượng ít, trong khi đó người sản xuất để đảm bảo lợi nhuận và bù đắp chi phí kinh doanh thì phải sản xuất một hoặc một số hàng hoá với khối lượng lớn Đó là mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Các nhà phân phối bán lẻ trong đó có các siêu thị sẽ giúp giải quyết mâu thuẫn này bằng cách mua hàng hoá của nhiều nhà sản xuất khác nhau, bán lại cho người tiêu dùng tại một địa điểm Bằng cách đó, các siêu thị

đã giải quyết sự khác biệt và không trùng khớp về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng Về mặt không gian, có rất nhiều nhà sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau và người tiêu dùng cũng vậy, sự trùng khớp là rất ít Còn về mặt thời gian, sản xuất và tiêu thụ không thể diễn ra cùng một lúc, sản xuất phải diễn ra trước và phải tiến hàng dự trữ để khi cần sẽ đáp ứng được nhu cầu, hơn nữa có một số hàng hoá sản xuất thời vụ ( như bánh trung thu, mứt tết, ), một số sản xuất quanh năm (như hoá mỹ phẩm, bánh kẹo, ) và ngược lại Siêu thị sẽ tạo nên sự ăn khớp về mặt không gian và thời gian giúp sản xuất có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu thông qua hoạt động dự trữ

Các siêu thị hoạt động trong mạng lưới lưu thông phân phối bán lẻ, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội.

Sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu thụ được sản phẩm Có thể nói hệ thống phân phối nói chung và siêu thị nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Siêu thị cung cấp cho người tiêu dùng đúng chủng loại hàng hoá mà họ cần, đúng thời gian, tại

Trang 23

một địa điểm Và do là bán hàng trực tiếp cho khách hàng là gười hiểu rõ nhất nhu cầu của khách hàng để từ đó cung cấp thông tin phản hồi đối với nhà sản xuất, tác động tới sản xuất để nhà sản xuất có kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và thay đổi liên tục của khách hàng.

Siêu thị có thể dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

Là người bán hàng trực tiếp thay cho nhà sản xuất nên siêu thị hiểu rất rõ nhu cầu của người tiêu dùng Khi nhu cầu của khách hàng đã thay đổi họ không thể bán các sản phẩm cũ không còn nhu cầu Lúc này, siêu thị sẽ có tác động trở lại nhà sản xuất để có được những sản phẩm, hàng hoá phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất

Siêu thị giúp giảm thiểu các tầng, nấc trung gian trong hệ thống phân phối, hình thành nên một hệ thống phân phối liên kết dọc vững chắc.

Quá trình phân phối sản phẩm của nhà sản xuất thường diễn ra theo 2 cách:Cách thứ nhất là nhà sản xuất không cần đến các nhà phân phối, đại lý trung gian mà trực tiếp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng Với cách này, họ có thể xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại chính doanh nghiệp mình hoặc thông qua các hội chợ, triển lãm Cách này có ưu điểm là sẽ tốn ít chi phí cho lưu thông sản phẩm nhưng với vai trò là một doanh nghiệp sản xuất

họ chỉ có thể giới thiệu sản phẩm với qui mô hẹp,lượng người tiêu dùng biết đến sản phẩm của họ cũng sẽ ít và nó chỉ thích hợp cho những hàng hoá có giá trị lớn như hàng điẹn máy, hàng gia dụng, còn với những mặt hàng phục

vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày giá trị ít cần số lượng mua lớn để bù đắp chi phí thì cách này không được khả thi

Cách thứ hai là các nhà sản xuất thông qua các nhà phân phối, đại lý bán hàng để giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng Đối với trường hợp này, càng hạn chế được người trung gian để đưa sản phẩm tới khách hàng càng ít thì lợi nhuận của họ càng cao Do vậy, siêu thị là sự lựa chọn tốt nhất, kênh phân phối chỉ bao gồm:

Trang 24

Nhà sản xuất Siêu thị Người tiêu dùng.

Siêu thị là nơi tập trung nhiều người đến mua hàng, sẽ là nơi lý tưởng

để giới thiệu hàng hoá của nhà sản xuất Siêu thị với quy mô và phương thức kinh doanh của mình sẽ là nơi đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng một cách nhanh và tốn ít chi phí nhất Và nó đặc biệt phù hợp với các hàng hoá thông thường

2.1.2 Chuỗi siêu thị và sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi

siêu thị Intimex tại công ty CP Intimex Việt Nam

Chuỗi siêu thị chỉ một tập hợp các siêu thị của một hoặc nhiều doanh

nghiệp liên kết với nhau được đặt ở các địa bàn khác nhau áp dụng phương thức kinh doanh thống nhất

Trong chuỗi siêu thị, các mặt hàng bày bán, giá cả, phương thức quản

lý quầy hàng, gian hàng, trưng bày hàng hoá, biểu hiện bên ngoài là tương tự nhau

Nội dung của mô hình chuỗi siêu thị

Gồm:

- Xác định quan điểm kinh doanh

- Lựa chọn xây dựng hình ảnh và thương hiệu của chuỗi siêu thị

- Hoạch định các chiến lược marketing hỗn hợp bán lẻ

- Xây dựng và phát triển mạng điện toán tập trung và thống nhất

- Tổ chức bộ máy hoạt động của chuỗi siêu thị

- Xác định quan điểm kinh doanh

Sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại công ty CP Intimex Việt Nam

Là một doanh nghiệp thương mại, Công ty CP Intimex Việt Nam nắm rõ vai trò của siêu thị nói riêng cũng như chuỗi siêu thị nói chung trong hệ thống phân phối hiện đại

Với mục tiêu “luôn phấn đấu là công ty thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”, công ty CP Intimex

Trang 25

Việt Nam định hướng kinh doanh gắn với phát triển thị trường nội địa là một chiến lược chủ đạo Vì vậy công ty đã hoạch định một chương trình chiếm lĩnh thị truờng nội địa bằng việc phát triển chuỗi siêu thị trên địa bàn cả nước Hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có bước phát triển mạnh, thói quen tiêu dùng cũng đã có sự thay đổi Nghiên cứu của Nielsen đã chỉ ra: Ở Việt Nam, số lượng người thỉnh thoảng đi mua sắm ở các siêu thị đã tăng thêm 40% từ mức 66% trong năm 2007 lên 96% vào năm 2008 Số người dân

sử dụng các kênh siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu của mình đã tăng từ 11% (năm 2007) lên 21% trong 2008 Rõ ràng, thói quen mua sắm thay đổi, nhu cầu phát triển hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại là một nhu cầu cấp thiết Thông thường cứ 100 nghìn dân cần có một trung tâm thương mại lớn,

cứ 10 nghìn dân cần có một siêu thị và cứ 1000 dân cần ít nhất từ 1-3 cửa hàng tiện ích Nhưng tại hai thành phố lớn nhất của nước ta là Hà Nội và Tp.HCM, con số này đang là 30 nghìn dân mới chỉ có một cửa tiệm bán lẻ hiện đại Chính vì vậy, việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex là cần thiết khách quan đối với cả sự phát triển của công ty CP Intimex Việt nam nói riêng cũng như của hệ thống phân phối nói chung

2.2 Phân tích thực trạng phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam

2.2.1 Khái quát về hệ thống siêu thị Intimex

2.2.1.1 Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam.

Thực trạng về thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây

Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới theo nghiên cứu của hãng tư vấn Mỹ A.T Kearney trong báo cáo thường niên về chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ (GRDIN), năm 2008 Việt Nam soán ngôi vị số một của Ấn

Độ, trở thành điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư.Tuy nhiên vào năm

2009, Việt Nam tụt xuống thứ 6 trong bảng xếp hạng này do thâm hụt cán cân thanh toán và mức độ lạm phát cao

Chuyên gia của A.T Kearney ước tính quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vào khoảng 20 tỷ USD Song theo số liệu công bố trong nước, doanh số bán lẻ

2008 tăng khoảng 20,5% lên 975 nghìn tỷ đồng, tương đương 54,3 tỷ USD

Trang 26

Trong cơ cấu của thị trường bán lẻ, kênh thương mại truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn Theo số liệu từ Grocery Report - The Nielsen 2008, kênh thương mại truyền thống (general trade) vẫn chiếm thị phần đáng kể bất chấp

sự nổi lên trong thời gian gần đây của kênh thương mại hiện đại (modern trade) Năm 2008, ước tính kênh thương mại truyền thống chiếm 83% thị phần bán lẻ Dự kiến năm 2009 và 2010, thị phần bán lẻ của kênh thương mại này vẫn chiếm ưu thế với 80% và 76%

Trong kênh thương mại hiện đại, sự cạnh tranh là rất đáng kể.Trong khi

đó, đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang ở thế áp đảo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Như hệ thống siêu thị của tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc) đã nẫng từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống

chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ đưa ra mức giá phù hợp hơn Mặt khác, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào

doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và thông thường thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả trong kinh doanh, phân phối là điều khó tránh khỏi

Về cơ cấu hàng hóa, hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu

doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém gì mấy so với hàng ngoại Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước

Cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam

Cơ hội:

Ngành bán lẻ của Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP hàng năm

và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 5,4 triệu lao động Năm 2009,

Trang 27

mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và thời kỳ hậu suy thoái, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng 18-20%.Tăng trưởng GDP hàng năm khá cao và quan trọng nhất

là Chính phủ luôn có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài kịp thời; Dân số đông và trẻ với khoảng 79 triệu người dưới 65 tuổi Đặc biệt, thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng, trong đó nhóm người có thu nhập từ 500 - 1.000 USD/tháng tăng nhanh nhanh nhất; tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người dân cũng thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á (khoảng 70% thu nhập hàng tháng) Ngoài ra, các phương thức thanh toán tiện dụng bằng thẻ tín dụng đã xuất hiện Dự báo, doanh số thị trường bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng từ 55,5 tỷ USD năm 2009 lên đến 85 tỷ USD vào năm 2012 Điều này cho thấy, thị trường bán lẻ ở Việt Nam không những là cơ hội đầu

tư rất tốt cho những nhà đầu tư trong nước mà còn là địa điểm hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài

Thách thức

Thói quen mua sắm : Người dân Việt Nam có thể đi một quãng đường

dài chỉ để mua một sản phẩm nhỏ với giá rẻ hơn một chút so với hàng trong các trung tâm thương mại Điều này đã trở thành thâm căn cố đế trong tiềm thức của người dân Việt Nam Mặt khác, người Việt di chuyển chủ yếu bằng

xe mô tô có thể đi được đến mọi nơi, lại không phải lo gửi xe, đỗ xe như trong các trung tâm mua sắm, họ chỉ cần dựa xe ngoài vỉa hè là có thể mua được hàng hóa mình cần trong các " cửa hàng trong nhà" Mô hình cửa hàng này tuy thuận tiện, nhưng không quy mô, ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường mua sắm mở rộng (trung tâm thương mại ) Hệ thống các chợ trời vẫn còn phổ biến với hơn 9.000 chợ vẫn đang hoạt động hiệu quả và thu hút một lượng lớn dân cư thuộc mọi tầng lớp, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình, thấp và những người hưu trí Điều đó cho thấy, mặc dù nhu cầu ngày một gia tăng, nhưng điều đó chưa đủ để có thể thay đổi tập quán, thói quen tiêu dùng Đó cũng là nguyên nhân tại sao cho đến 2008 chỉ có khoảng 16% hoạt động mua bán hàng tiêu dùng của người Việt Nam được thực hiện thông

qua các kênh phân phối hiện đại Về cơ sở hạ tầng: Tuy cơ sở hạ tầng đã có

những bước phát triển tương đối nhưng vẫn thiếu các tòa nhà hoàn thiện dành riêng cho trung tâm thương mại tại Việt Nam Hiện tại, TP Hồ Chí Minh có ít

Trang 28

nhất 7 trung tâm thương mại với hơn 8.000m2 tổng diện tích cho thuê; Hà Nội chỉ chỉ có 3 trung tâm thương mại lớn với tổng diện tích sàn cho thuê khoảng 12.000 m2 Mức giá thuê tại các trung tâm này khá cao: từ 15 USD/m2/ tháng đến 100 USD/m2/tháng

2.2.1.2 Khái quát về hệ thống siêu thị Intimex

Bảng II.1: Danh sách hệ thống siêu thị Intimex trên cả nước

STT Vùng miền Thành phố Tên siêu thị Địa chỉ Giám đốc

1 Miền

Bắc Hà Nội Siêu thị Intimex Bờ Hồ 22-23 Lê Thái Tổ Vũ Thị Hiền

2 Siêu thị Intimex Hào Nam 131-135 Hào Nam Lê Khánh Vân

3 Siêu thị Intimex Lạc Trung 17 Lạc Trung Hoàng Minh Hiền

4 ST Intimex Huỳnh Thúc

Kháng 27 Huỳnh Thúc Kháng Nguyễn Hải Lý

5 ST Intimex Định Công 96 Định Công Nguyễn Thị Bích

Ngọc

6 Hải Dương ST Intimex Hải Dương 1 Nguyễn Lương

Bằng, Phạm Ngũ Lão

Nguyễn Thị Minh Hương

7 Hưng Yên ST Intimex Hưng Yên TTTM Phố Nối,Yên

Mỹ

Trần Thị Hòa

8 Hòa Bình ST Intimex Hòa Bình TTTM Phú Thành

Phát,đường Lê Thánh Tông

Trần Thị Mỹ Hạnh

9 Hải Phòng ST Intimex Minh Khai 23 Minh Khai, Hồng

12 Đà Nẵng ST Intimex Paster 2 đường Paster Phan Như Yến

13 ST Intimex Nguyễn Hữu

Thọ

159 Nguyễn Hữu Thọ

Phan Như Yến

14 Bình Định ST Intimex Quy Nhơn 323 Bạch Đằng Đỗ Bá Thanh

15 Miền

Nam ĐăkLăk TTTM Intimex – Fuso 31 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma

Thuột

Đỗ Hà Nam

Trang 29

b Với hệ thống bán buôn

Ngày 10-10-2008, Chi nhánh Công ty CP XNK Intimex tại Hà Nội (Intimex Thanglong) đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm Phân phối đầu tiên của chi nhánh tại số 2C Lê Phụng Hiểu, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Nhiệm vụ cơ bản của Trung tâm là phân phối hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước cho các thị trường bán buôn, bán lẻ, tổng đại lý, siêu thị, cửa hàng tại địa bàn thủ đô và các vùng lân cận

Một số mặt hàng ban đầu của Trung tâm Phân phối bao gồm:

+ Hàng đông lạnh: Thịt gà, thịt bò, thịt heo

+ Thực phẩm: Bánh kẹo Tân Tân, mì Hàn Quốc

+ Đồ uống: rượu, bia

+ Hàng điện tử, điện gia dụng: lò vi ba, máy hút bụi, máy pha cà phê, máy xay sinh tố

Năm 2009, công ty triển khai giai đoạn 2 trung tâm phân phối tại khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố

Hà Nội Tổng mức đầu tư dự kiến 35 tỷ VND Trung tâm cung cấp hàng hóa cho bán buôn và toàn hệ thống siêu thị Intimex tại khu vực phía Bắc

Năm 2009 triển khai xây dựng giai đoạn 2 trung tâm phân phối tại Đồng Nai trên diện tích 14.625 m2 tại phường Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai với quy mô đầu tư dự kiến 15 tỷ VND nhằm tăng cường các hoạt động bán buôn bán lẻ của công ty ở khu vực phía Nam

Như vậy, với 3 trung tâm phân phối lớn ( 2 trung tâm tại phía Bắc, 1 trung tâm tại phía Nam ), công ty Intimex đã có lượng hàng hóa lưu thông ổn định, đáp ứng nhu cầu bán buôn bán lẻ của toàn công ty đối với thị trường Từ đây, hàng hóa sẽ được chuyển đến các siêu thị trong hệ thống của công ty, các doanh nghiệp thương mại hay các đại lý bán lẻ

2.2.2 Các biện pháp phát triển chuỗi siêu thị Intimex của công ty đã thực

hiện thời gian qua

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã áp dụng một số các biện pháp nhằm phát triển hệ thống chuỗi siêu thị của mình Bước đầu, các giải pháp đã đạt một số kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế

Trang 30

Thứ nhất, Công ty liên tục đầu tư mở rộng về số lượng hệ thống siêu thị Intimex trên cả nước Với số lượng ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn

Hệ thống siêu thị Intimex ngày càng có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng

Thứ hai, Công ty tiến hành thiết lập các trung tâm phân phối để tạo

nguồn hàng, dự trữ cho hệ thống siêu thị cũng như dành cho bán buôn Ngoài trung tâm phân phối tại 2C Lê Phụng Hiểu, Tràng Tiền, Hà Nội, giai đoạn

2009 công ty đã thiết lập thêm 2 trung tâm phân phối: 01 tại miền Bắc ( Mê Linh, Hà Nội ) và 01 tại miền Nam ( Đồng Nai ) đảm bảo công tác tạo nguồn

dự trữ vận chuyển luôn thông suốt trong toàn bộ hệ thống

Thứ ba, tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tăng vốn

bằng cổ phần hóa Các dự án xây dựng, mua sắm, sửa chữa… được đầu tư có

kế hoạch Bên cạnh đó Công ty cũng chào bán cổ phần ra công chúng nhằm tăng tiềm lực về vốn, mở rộng việc phát triển kinh doanh

Thứ tư, Công ty đã chú trọng tiến hành tiết kiệm, thực hiện cá biện

pháp giảm chi phí kinh doanh nhằm góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Công ty đã cố gắng giảm các chi phí về nhân lực, trang thiết

bị sao cho vẫn đảm bảo được tiến độ và chất lượng công việc với chi phí thấp nhất

Thứ năm, Công ty thực hiện các biện pháp phát triển nguồn nhân lực cả

về số lượng và chất lượng Để đáp ứng nhu cầu cho quá trình mở rộng quy

mô, phát triển kinh doanh công ty đã tiến hành tuyển dụng thêm nhiều nhân

sự cho các vị trí khác nhau Tổng số lượng nhân sự của công ty đã lên tới hơn 1.500 người hoạt động trong các bộ phân, phòng ban trên toàn bộ hệ thống phân phối Bên cạnh việc tuyển dụng đầy đủ về số lượng, công ty luôn có chính sách nhằm thu hút nhân lực có chất lượng như: Các chế độ lương thỏa đáng, có quỹ khen thưởng, tiến hành khen thưởng cho các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thành tích tốt trong công việc và các hoạt động của công ty Bên cạnh đó Công ty cũng tạo điều kiện thăng tiến cho các cá nhân có cao vọng phát triển, có ý chí phấn đấu và đạt các thành tích xuất xắc Công ty tổ chức các khóa đào tạo, cho cán bộ công nhân viên đi học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của công việc Các biện pháp mà công ty áp dụng đã được toàn bộ thành viên trong hệ thống hưởng ứng thực hiện

Ngày đăng: 18/09/2014, 14:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO”Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phan Tố Uyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO
3. “Siêu thị phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam” ; Nxb Lao động – xã hội (2006) , TS. Nguyễn Thị Nhiễu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siêu thị phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội (2006)
1. Giáo trình kinh tế thương mại.Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân (2008) , GS.TS. Phạm Đình Đào ; GS.TS. Hoàng Đức Thân Khác
1. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại. Nxb Lao động - xã hội (2005), PGS.TS. Hoàng Minh Đường; PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc Khác
4. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CP Intimex Việt Nam qua các năm 2005 – 2009 Khác
5. Bản Công bố thông tin – Công ty CP Intimex Việt Nam năm 2008 Khác
6. Phương án cổ phần hóa công ty Intimex Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng I.1: Doanh thu xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP - Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
ng I.1: Doanh thu xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP (Trang 12)
Bảng I.2: Doanh thu nhập khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP - Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
ng I.2: Doanh thu nhập khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP (Trang 13)
Bảng I.3: Cơ cấu chi phí - Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
ng I.3: Cơ cấu chi phí (Trang 14)
Bảng II.1: Danh sách hệ thống siêu thị Intimex trên cả nước - Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
ng II.1: Danh sách hệ thống siêu thị Intimex trên cả nước (Trang 28)
Bảng II.3 : Tình hình doanh thu theo mặt hàng từ  năm 2007 – 2009 - Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
ng II.3 : Tình hình doanh thu theo mặt hàng từ năm 2007 – 2009 (Trang 33)
Bảng II.2 : Tình hình doanh thu theo đơn vị của hệ thống siêu thị Intimex - Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
ng II.2 : Tình hình doanh thu theo đơn vị của hệ thống siêu thị Intimex (Trang 33)
Bảng III.1: Dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2010-2012 - Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
ng III.1: Dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2010-2012 (Trang 44)
Bảng III.2: Dự kiến doanh thu và sản lượng các mặt hàng công ty kinh - Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
ng III.2: Dự kiến doanh thu và sản lượng các mặt hàng công ty kinh (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w