• Tình hình doanh thu toàn bộ hệ thống siêu thị Intimex.
Biểu đồ II.1: Doanh thu hệ thống siêu thị Intimex từ năm 2007- 2009
( Nguồn : Phòng kinh tế tổng hợp – Công ty CP Intimex Việt Nam )
Nhận xét: Doanh thu của hệ thống siêu thị sau khi cổ phần hóa liên tục tăng, năm 2007 doanh thu hệ thống siêu thị đạt 141 tỷ đồng. Đến năm 2008, doanh thu của toàn hệ thống là 234 tỷ đồng. đạt mức tăng là 65,95%. Có được con số tăng trưởng ấn tượng đến vậy là nhờ sự gia tăng quy mô của hệ thống siêu thị ( từ 07 siêu thị tăng lên 10 siêu thị ) cũng như sự tăng trưởng doanh số của từng đơn vị.Đến năm 2009, doanh thu toàn hệ thống đạt 406 tỷ đồng ( số siêu thị tăng lên 15 siêu thị ), đạt mức tăng trưởng là 73,5%.
• Tình hình doanh thu theo đơn vị
Bảng II.2 : Tình hình doanh thu theo đơn vị của hệ thống siêu thị Intimex từ năm 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng STT Tên siêu thị 2007Năm 2008Năm
Mức tăng (%) Năm 2009 Mức tăng (%) 1 Siêu thị Intimex Bờ Hồ 31 45 45% 55 22%
2 Siêu thị Intimex Hào Nam 19 25 32% 29 16%
3 Siêu thị Intimex Lạc Trung 17 22 29% 28 27%
4 ST Intimex Huỳnh Thúc Kháng 20 24 20% 31 29%
5 ST Intimex Định Công 22 28 27% 36 29%
6 ST Intimex Hải Dương - 16 - 21 31%
7 ST Intimex Hưng Yên - - - 25 -
8 ST Intimex Hòa Bình - - - 22 -
9 ST Intimex Minh Khai - 18 - 22 22%
10 ST Intimex Lạch Tray 17 21 24% 27 29%
11 ST Intimex Nghệ An - 15 - 18 20%
12 ST Intimex Paster 15 20 33% 23 20%
13 ST Intimex Nguyễn Hữu Thọ - - - 17 -
14 ST Intimex Quy Nhơn - - - 19 -
15 TTTM Intimex – Fuso - - - 32 -
Tổng 141 234 66% 406 74%
Nhận xét:
Doanh thu tại các đơn vị đều có sự tăng trưởng đều theo các năm. Năm 2008, với sự đầu tư vốn mạnh mẽ, các đơn vị đều có mức tăng trưởng trên 20%.Dẫn đầu sự tăng trưởng là Siêu thị Intimex Bờ Hồ với sức tăng trưởng 45%, một con số đáng mơ ước với 1 đơn vị kinh doanh siêu thị. Thấp nhất là siêu thị Intimex Huỳnh Thúc Kháng cũng đạt con số tăng trưởng là 20%. Năm 2009, sự tăng trưởng vẫn đạt trên 20%, cá biệt có Siêu thị Intimex Hào Nam đạt mức tăng trưởng thấp nhất là 16%
• Tình hình doanh thu theo mặt hàng
Bảng II.3 : Tình hình doanh thu theo mặt hàng từ năm 2007 – 2009
ĐVT: tỷ đồng
2008 2009 năm 2009
1. Thực phẩm khô 38,07 63,20 109,96 27%
2. Thực phẩm tươi 12,69 21,07 36,65 9%
3 Tạp phẩm, gia dụng 39,48 65,54 114,03 28%
4 Hoá mỹ phẩm, tẩy rửa 18,33 30,43 52,94 13%
5 May mặc 22,56 37,45 65,16 16%
6 Hàng hoá khác 9,87 16,38 28,51 7%
7 Tổng doanh thu 141 234 406 100%
Qua bảng tổng kết doanh số theo nhóm hàng của các đơn vị trong năm 2009, nhận thấy nhóm hàng Tạp phẩm, gia dụng chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất là 28%, tiếp đến là nhóm hàng Thực phẩm khô (27%), nhóm hàng May mặc (16%), nhóm hàng Hoá mỹ phẩm, tẩy rửa (13%), nhóm hàng Thực phẩm tươi (9%), cuối cùng là nhóm Hàng hoá khác (7%). Nguyên nhân là do thói quen của người Việt Nam. Khác với các nước Châu Âu hay các nước Châu Á phát triển, người Việt Nam không có thói quen đi siêu thị mua thực phẩm dự trữ trong một tuần hay trong một thời gian ngắn như các nước phương Tây hay một số nước Châu Á khác mà đối với họ đi siêu thị chỉ để mua những hàng tạp phẩm, hàng gia dụng và tần suất đi của họ cũng ít hơn. Và chợ vẫn là sự lựa chọn số một, người Việt Nam thường có thói quen đi chợ mua thực phẩm hàng ngày để đảm bảo sự tươi ngon. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay thói quen đó đã có chút thay đổi, do cuộc sống công việc hối hả bận rộn đã làm cho thói quen của người tiêu dùng trẻ có nhiều thay đổi. Họ đi siêu thị nhiều hơn, và đối với nhiều người đây được coi là sự lựa chọn ưu tiên hơn chợ do sự văn minh, hiện đại trong mua sắm và mua hàng hóa nhất là thực phẩm ở đây họ có cảm giác yên tâm hơn đặc biệt là sau 2 đại dịch cúm gia cầm và dịch tả thì vấn đề xuất xứ hàng hoá, vệ sinh an toàn được người tiêu dùng hết sức chú ý.