Văn hoá doanh nghiệp là một tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp nhưng không hề khó nhận biết mà rất hữu hình, thể hiện rõ một cách vật chất, chẳng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp, mà cả trong hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng. Văn hoá doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, vẫn còn có nhiều người đánh giá về doanh nghiệp vẫn chỉ chú trọng đến thị trường, tổ chức, cơ cấu, nhân sự. Điều đó không sai nhưng lại không hoàn toàn đúng. Một người có tầm nhìn xa, có nhận thức sâu sắc về giá trị doanh nghiệp phải là người đánh giá được tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Văn hóa của một doanh nghiệp phải thể hiện được hai yếu tố: Bên trong doanh nghiệp là phải duy trì được kỷ luật, thống nhất quan điểm, tư tưởng, hành động, chuẩn hoá được mọi hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh...từ đó xây dựng giáo lý của tổ chức và kiên định thực hiện nhằm tiến tới một định hướng rõ ràng. Bên ngoài thì phải thể hiện sự uyển chuyển linh hoạt trong ứng xử với khách hàng, đối tác, hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng phải hoàn hảo.
Trên nền văn hoá của dân tộc, văn hoá doanh nghiệp hiện đại cũng đang từng ngày phát triển nhưng không có nghĩa là các doanh nghiệp đều có sự giống nhau mà trong một thế giới hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, văn hoá kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là một nét riêng, đặc trưng riêng gây dấu ấn của mình với khách hàng và đối tác. Công ty CP Intimex Việt Nam luôn xây dựng và củng cố nét văn hoá riêng của mình. Do vậy mà đối với người tiêu dùng chuỗi hệ thống bán lẻ của Công ty đã thực sự trở thành một địa chỉ mua sắm thân thuộc, còn đối với cán bộ công nhân viên đây là ngôi nhà thứ hai gắn bó của họ. Những nét riêng của Công ty đó là:
- Mỗi khi có điện thoại và khi nhấc máy điện thoại thuộc hệ thống máy điện thoại của hệ thống siêu thị Intimex, mọi người đều phải trả lời theo một cách nhất định: “ Siêu thị Intimex xin nghe,...” và khi kết thúc phải nói lời cảm ơn để tỏ sự tôn trọng, lịch sự tới khách hàng.
- Khi giao dịch với khách hàng bất kể bộ phận nào thuộc Công ty, yêu cầu các bộ công nhân viên ở các bộ phận đó đều phải: Biết coi trọng khách hàng; Biết mỉm cười trào đón khách; Biết tư vấn cho khách hàng; Biết nói lời xin lỗi khi cần; Biết cảm ơn khách hàng.
- Ngoài ra còn có văn hoá giao tiếp giữa nhân viên với cấp trên, văn hoá giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, văn hoá giữa cấp trên với cấp dưới. Tất cả mọi người trong Công ty phải luôn có thái tôn trọng lẫn nhau trong công việc cả trong cuộc sống và luôn biết giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc. Như vậy, một mặt tạo sự gắn bó trong cơ quan mặt khác đem lại hiệu quả trong công việc. Cấp dưới phải tuân theo mọi mệnh lệnh, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Cấp trên phải thường xuyên lắng nghe những đóng góp của cấp dưới, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích vì đây là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, là người truyền đạt những mong muốn phục vụ của Ban Giám đốc Công ty tới người tiêu dùng, không nên có thói quen hách dịch, xa rời nhân viên.
- Văn hoá giao tiếp giữa nhân viên lễ tân và nhân viên bán hàng với khách hàng thể hiện: thái độ luôn luôn tôn trọng mọi người, nét mặt niềm nở, luôn quan sát từ xa thấy khách đón tiếp chu đáo, hướng dẫn cẩn thận.
- Xây dựng phong cách làm việc tiện dụng, khoa học, nâng cao hiệu suất công việc, thực hành tiết kiệm, công ty đã triển khai hệ thống Email kết nối trong toàn Công ty, tạo địa chỉ hộp thư. Tăng cường năng lực quản lý trong cơ chế thị trường. Quản lý hệ thống bằng công nghệ thông tin trong hệ thống toàn Công ty.