Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 115 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
115
Dung lượng
3,59 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG VĂN DŨNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤTỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 – 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thái nguyên, 2012 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG VĂN DŨNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤTỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 – 2010) Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam Mã ngành: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La Thái nguyên, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thày cô giáo trong tổ Lịch Sử Việt Nam khoa Lịch Sử trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Thái Nguyên, Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn khoa học Tiến Sĩ Hoàng Ngọc La đã chỉ bảo tận tình , động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Trong thời gian thực hiện luận văn, Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lạng Sơn, sở Công thương Lạng Sơn, sở văn hóa, thể thao và du lịch Lạng Sơn, sở Giao thông vận tải Lạng Sơn cùng các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp tư liệu, để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó . Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày … tháng …. năm 2012 Tác giả luận văn Nông Văn Dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nông Văn Dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i Danh mục các bảng iii MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỈNH LẠNG SƠN TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1986 7 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 7 1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn 9 1.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thương mại 9 1.2.2. Tiềm năm phát triển dịch vụ 14 1.3. Tình hình thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trước 1986 20 Chương 2: KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986-2010) 23 2.1. Chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh Lạng Sơn đối với kinh tế thương mại và dịch vụ trong thời kì đổi mới 23 2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta với thương mại và dịch vụ 23 2.1.2. Quan điểm chỉ đạo thương mại và dich vụ của Đảng bộ tỉnh Lạng sơn thời kì đổi mới 25 2.2. Kinh tế thương mại của tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986-2010) 26 2.2.1. Trong những năm đầu thực hiện đổi mới (1986 – 1990) 26 2.2.2. Trong việc thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (1991 – 1995) 34 2.2.3. Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 – 2010) 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.3. Kinh tế dịch vụ 62 2.3.1. Dịch vụ du lịch 62 2.3.2. Dịch vụ vận tải 67 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 72 3.1 Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới 72 3.1.1. Kinh tế thương mại và dịch vụ tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn 72 3.1.2. Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi 73 3.1.3. Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 77 3.2 Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với xã hội tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới 78 3.2.1. Kinh tế thương mại và dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm, tác động đến cơ cấu lao động 78 3.2.2. Kinh tế thương mại và dịch vụ làm cho quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh 79 3.3. Tác động tiêu cực không mong muốn của kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới 81 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Biểu 2.1. Một số mặt hàng bán lẻ chủ yếu thời kỳ 1986 – 1990 29 Biểu 2.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng ở Lạng sơn thời kì 1986 – 1990 33 Biểu 2.3. Mặt hàng chủ yếu do thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã bán ra 36 Biểu 2.4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 [18, tr.4] 47 Biểu 2.7: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 [21, tr.239] 51 Biểu 2.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh thời kỳ 2001-2005 57 Biểu 2.10: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc thời kỳ 2001-2005 [60, tr.5] 58 Biểu 2.11: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc [60, tr.5] 59 Biểu 2.12: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh thời kỳ 2006-2010 [63, tr.25-26] 60 Biểu 2.13: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc thời kỳ 2006-2010 [63, tr.26] 61 Biểu 2.14 Hiện Trạng khách du lịch đến Lạng Sơn và các tỉnh phụ cận Thời kỳ 1993 – 1996 62 Biểu 3.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của địa phương 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại thắng mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc. Thắng lợi đã mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử dân tộc, cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Từ 1986, Đảng ta thực hiện đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đổi mới về thương mại và dịch vụ. Sự đổi mới đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ tạo thế và lực để nước ta vững bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc, có các tuyến đường sắt, đường bộ rất thuận lợi và nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những cầu nối quan trọng giữa hai thị trường rộng lớn Trung Quốc với ASEAN. Trong những năm thực hiện đổi mới đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế nhất là ngành thương mại và dịch vụ. Thực hiện chủ chương “Mở cửa biên giới” ngày 02/05/1989 của Ban Bí thư trung ương Đảng. Đảng bộ Lạng Sơn đã chỉ đạo nhân dân toàn tỉnh thực hiện đổi mới trong cách nghĩ và cách làm, ưu tiên và tập trung mọi tiềm lực phát triển kinh tế cửa khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, chú trọng phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ đưa ngành kinh tế này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Sau 24 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2010) nhân dân Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, kinh tế thương mại và dịch vụ đã phát huy được thế mạnh và tiềm lực của tỉnh biên gới. Ngày nay kinh tế thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 mại và dịch vụ không chỉ được các hoạt động kinh tế và các nhà kinh tế quan tâm mà ngay cả lịch sử và văn hóa cũng đặc biệt quan tâm, chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Thương mại và dịch vụ Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986- 2010)” làm luận văn thạc sĩ lịch sử. Nội dung chính của luận văn tái hiện lại bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới từ giai đoạn (1986 – 2010). Luận văn góp phần khảng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước thông qua việc nghiên cứu thực tế thực hiện đường lối đổi mới ở một địa phương miền núi biên giới. Đồng thời nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương cũng như góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Xuất phát từ lí do trên tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nói chung, kinh tế thương mại và dịch vụ nói riêng được nêu lên thành đường lối mang tính định hướng trong các văn kiện của Đảng và Nhà Nước như văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII(1996), IX(2001), X(2006). Các cuốn sách “ Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của nhà nước và của thời đại” của đồng chí Trường Chinh, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1987; “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1987; “Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Đỗ Mười, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1992… Các văn kiện của Đảng cũng như các cuốn sách của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nêu lên những yêu cầu, định hướng đổi mới kinh tế xã hội của nước ta. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Tác phẩm “Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh” của đồng chí Lê Duẩn, Nhà xuất Bản sự thật, Hà Nội, 1968 đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối với sự phát triển kinh tế đất nước thời kì đổi mới. Liên quan đến vấn đề kinh tế xã hội nói chung, kinh tế thương mại và dịch vụ nói riêng trong thời kì đổi mới đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, một số kết quả nghiên cứu đã được công bố như: “ Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay – Những vấn đề lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998; “Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp” của Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1991. Kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới được đề cập trong hệ các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết của Tỉnh ủy từ 1986 đến năm 2010, trong đó nêu lên những thành tựu hạn chế của kinh tế thương mại và dịch vụ. Báo cáo tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn từ 1986 đến năm 2010 đã nêu lên những kết quả đạt được về các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thương mại và dịch vụ như tình hình nội thương và ngoại thương; tình hình phát triển của các dịch vụ. Tài liệu niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp những số liệu trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Lạng Sơn về kinh tế thương mại và dịch vụ, tuy chưa thật đầy đủ song đã phản ánh được những nội dung cơ bản tình hình kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986 – 2010). Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1955 - 1985)” và “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1986 - 2000)” đã nêu lên một cách tổng quát về sự phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh trong những năm trước và trong thời kì đổi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... của tỉnh nên đòi hỏi Lạng Sơn cần phải có những định hướng đúng đắn, phù hợp khi bước vào thời kì đổi mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Chương 2 KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986-2010) 2.1 Chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh Lạng Sơn đối với kinh tế thương mại và dịch vụ trong thời kì đổi mới 2.1.1... sang thời kì đổi mới đến năm 2010 3.3 Nhiệm vụ đề tài Nghiên cứu làm rõ bức tranh kinh tế thương mại và dịch vụ của tỉnh Lạng Sơn, những thành tựu và hạn chế cần khắc phục Đánh giá vị trí, vai trò của kinh tế thương mại và dịch vụ trong sự phát triển tỉnh Lạng Sơn và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của kinh tế thương và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn 4 Nguồn tư liệu và phương... tình hình kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến năm 2010 Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên đặc điểm, thành tựu, ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ của tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đề cập đến những tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986 – 2010)... phương Lạng sơn trong thời kì đổi mới, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở khu kinh tế cửa khẩu biên giới 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương Chương 1 Tình hình kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trước năm 1986 Chương 2 Kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986... thời kì đổi mới (1986 - 2010) Chương 3 Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chương 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỈNH LẠNG SƠN TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1986 1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, có... nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới từ 1986 đến năm 2010 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian: đề tài giới hạn trong tỉnh Lạng Sơn bao gồm 11 huyện thị - Giới hạn về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986, khi... tế thương mại và dịch vụ Tuy nhiên, trước năm 1986, kinh tế thương mại và dịch vụ phát triển còn chậm và không đồng bộ, sự đầu tư cho kinh tế thương mại và dịch vụ còn ít chưa thỏa đáng cộng với trình độ quản lí còn thấp nên chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của tỉnh Do có vị trí đặc biệt thuận lợi và những tiềm năng to lớn nên Lạng Sơn có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ. .. tạo cơ hội thuận lợi cho Lạng Sơn phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ 1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn 1.2.1 Tiềm năng phát triển kinh tế thương mại - Kinh tế nội địa là một thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn là một trong ít tỉnh miền núi phía Bắc mang đặc điểm khí hậu á nhiệt đới, đây là điểm riêng biệt do thiên nhiên mang lại nên tỉnh Lạng Sơn có thể trồng được những... sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế xã hội nói chung, kinh tế thương mại và dịch vụ nói riêng của tỉnh Lạng Sơn dưới nhiều góc cạnh khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986 - 2010) Vì vậy, đây là một vấn dề khá mới mẻ và cần thiết đối với địa phương Chúng tôi xác định các công... trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Lạng Sơn, kể cả đối với những năm tiếp theo sau khi Lạng Sơn bước vào thời kì đổi mới [73, tr.25-26] Nhìn trung tình hình kinh tế thương mại, dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì này đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực Mặc dù tình hình trong nước chưa thật sự thuận lợi để đẩy mạnh kinh tế thương nghiệp nhưng ngành đã cố gắng duy trì và có những . tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trước năm 1986 Chương 2 Kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986 - 2010) Chương 3 Tác động của kinh tế thương mại và dịch. Đảng và nhà nước ta với thương mại và dịch vụ 23 2.1.2. Quan điểm chỉ đạo thương mại và dich vụ của Đảng bộ tỉnh Lạng sơn thời kì đổi mới 25 2.2. Kinh tế thương mại của tỉnh Lạng Sơn trong thời. tế thương mại và dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới 72 3.1.1. Kinh tế thương mại và dịch vụ tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn