TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986-2010)
2.1. Chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh Lạng Sơn đối với kinh tế thương mại và dịch vụ trong thời kì đổi mới với kinh tế thương mại và dịch vụ trong thời kì đổi mới
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta với thương mại và dịch vụ và dịch vụ
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, thế giới có những biến đổi to lớn: Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ở các nước tư bản chủ nghĩa đã nhanh chóng đưa các nước này thoát ra khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên; công cuộc cải cách tiến hành ở Trung Quốc đạt được một số thành tựu bước đầu; ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, cuộc khủng hoảng toàn diện vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng trở nên trầm trọng. năm 1985, Đảng cộng sản Liên Xô tiến hành cải tổ đã đẩy Liên Xô lún sâu hơn vào khủng hoảng và đẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Những yếu tố trên đã tác động mạnh mẽ đến công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành nghề làm cho thương mại và dịch vụ vốn đã yếu nay lại càng yếu kém hơn.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta sau 10 năm (1975- 1985), đất nước ta đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách lớn: hậu quả 30 năm chiến tranh để lại nặng nề, đất nước bị cô lập bởi chính sách bao vây, cấm vận của đế quốc Mĩ. Hơn nữa, nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu nên không tránh khỏi những khó khăn, đẫn đến tình trạng đất nước lâm vào khủng hoảng về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
Trước tình hình đó, Đảng ta xác định “Phải thực hiện những biện pháp
có hiệu quả để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [26, tr.2]. Để đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới, coi đó là vấn đề cần thiết, cấp bách, phù hợp với su thế phát triển chung của thời đại và là vấn đề có tính chất sống còn đối với vận mệnh dân tộc và cách mạng Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-
1986) đã “ Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [25,
tr.12], nghiêm khắc kiểm điểm những chủ trương, chính sách sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, đồng thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Đại hội đề ra ba chương trình kinh tế lớn là lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, xem đó là những mũi nhọn phát triển kinh tế trong thời kì mới. Đồng thời xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Đại hội đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chủ trương của Đảng là đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng, văn hóa, trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đại hội lần thứ VI xác định nhiệm
vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm tiếp theo là “Ổn định mọi mặt tình
hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Ổn định tình hình kinh tế - xã hội bao gồm ổn định cả sản xuất, ổn định phân phối lưu thông, ổn định đời sống vật chất và văn hóa, tăng cường hiệu lực của tổ chức quản lý, lập lại trật tự, kỉ cương và thực hiện
công bằng xã hội” [25, tr.42 - 43].
Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI đề ra dựa trên những bài học đúc kết từ những thắng lợi đã đạt được và cả những khuyết điểm, sai lầm còn tồn tại trong những năm qua; Đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và
bắt đầu phát huy tác dụng, làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước nói chung và kinh tế thương mại, dịch vụ ở các địa phương nói riêng.