Trong việc thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước và chiến

Một phần của tài liệu thương mại và dịch vụ tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010) (Trang 41 - 52)

phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (1991 – 1995)

2.2.2.1. Nội thương

Trong những năm vừa qua ngành thương mại Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng để đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Mặc dù đối với các hộ miền núi, vùng cao khả năng tự cung tự cấp trong sinh hoạt rất lớn nhưng những gì họ cần trao đổi lại rất thiết yếu như bán nông lâm sản, mua các mặt hàng công nghệ phẩm, phân bó hóa học, thuốc trừ sâu, nông cụ, thuốc chữa bệnh, dầu hỏa, muối ăn, lương thực, sách vở, đồ dùng gia đình… Thương nghiệp quốc doanh là lực lượng nòng cốt trong toàn bộ các hoạt động thương mại của tỉnh. Thương nghiệp ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng đối với thị trường nông thôn vùng cao.

Đến năm 1993, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đạt doanh số 36,6 tỉ đồng, đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, góp phần bình ổn giá cả thị trường, mặt khác thương nghiệp quốc doanh có trách nhiệm đảm bảo các mặt hàng chính sách xã hội như muối, dầu hỏa, giấy viết, nhưng giá vấn cao hơn các tỉnh đồng bằng, do chính sách trợ giá của nhà nước chưa thỏa đáng. Trong năm qua lượng muối bán ra được 12,398 tấn bằng 79,9% năm 1992, dầu hỏa 1528 tấn bằng 84,9 năm 1992. [44, tr. 2]

Nhìn chung hoạt động thương mại sôi động, hàng hóa trên thị trường phong phú, giá cả tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng bình quân hàng năm thời kì 1991 – 1993 là 9,2 %. Riêng 6 tháng đầu năm 1994 tổng mức lưu chuyển là 175 tỉ đồng tăng 11,3% so với cùng kì. [71, tr.4] Tuy nhiên trong thời gian này hoạt động thương nghiệp quốc doanh chưa vươn ra giữ vai trò chủ đạo, chưa trở thành trung tâm buôn bán và điều hòa bán lẻ, các cửa hàng cấp huyện chưa năng động chuyển biến kịp thời với cơ

chế thị trường, cơ sở vật chất nhiều nơi bị xuống cấp mạng lưới hiện có chưa cho phép đưa các mặt hàng chính sách xã hội đến tay người tiêu dùng ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Bước sang năm 1994, khi kinh tế thị trường với nhiều thành phần tham gia đã làm thay đổi cơ cấu kinh doanh của thương nghiệp quốc doanh. Bên cạnh việc phải cạnh tranh có hiệu quả với thương nghiệp ngoài quốc doanh để tồn tại thì thương nghiệp quốc doanh còn có nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách xã hội, các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân với chất lượng đảm bảo đúng giá quy định của nhà nước. Năm 1994 nhà nước cấp phát không thu tiền 4 mặt hàng (muối iốt, dầu thắp sáng, giấy vở học sinh và thuốc chữa bệnh) cho đồng bào vùng cao, vùng căn cứ cách mạng, vùng xa đặc biệt khó khăn. Trợ giá 7 mặt hàng cho đồng bào vùng sâu vùng xa, thương nghiệp cũng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, từ đó củng cố thêm lòng tin của đồng bào với Đảng với nhà nước.

Kết quả kinh doanh nội địa đạt 137,8 tỉ đồng, trong đó trực tiếp bán lẻ 10,2 tỉ đồng. các mặt hàng chủ yếu đạt được như sau: (chỉ tính riêng thương nghiệp ngoài quốc doanh) [45, tr.7]

So sánh % Mặt hàng Đơn vị Tính Kế hoạch 1994 Thực hiện 1994 Kế hoạch Năm 1993 Muối Iốt Tấn 3500 4237 121 176,6 Dầu hỏa Tấn 1800 915 50,8 55,8 Giấy vở Tấn 130 57 43,8 146

Hoạt động nội thương 1994 có nhiều chuyển biến sâu sắc góp phần đáng kể nâng cao đời sống dân trí cho đồng bào các dân tộc, mạng lưới điện quốc gia và máy thủy điện nhỏ để thắp sáng đã thay dần ngọn đèn dầu, các công tác văn hóa giáo dục cũng có sự chuyển biến tốt ở các vùng nông thôn đồng bào các dân tộc lạng Sơn.

Trong 5 năm (1991 – 1995) mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ bình quân hàng năm tăng 30,5%. Giá trị và khối lượng hàng hóa mua vào, bán ra của ngành thương nghiệp năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 1990 tổng giá trị hàng hóa do thương nghiệp quốc doanh và Hợp tác xã mua bán thu mua đạt 36.231 triệu đồng, năm 1995 tăng lên 247.469 triệu đồng (giá thực tế các năm) tăng gấp 6,8 lần. Riêng mặt hàng lương thực, thực phẩm giá trị thu mua năm 1995 đạt 84 tỉ đồng, tăng gấp 6 lần năm 1990. Giá trị hàng mua của người sản xuất, thu gom, gia công trong tỉnh năm 1995 đạt 34,2 tỉ tăng 8,3 lần so với năm 1990. [73, tr.93]

Mặt hàng ngành thương nghiệp bán ra gồm những sản phẩm thiết yếu cho sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân nhất là cho sản xuất nông nghiệp và đời sống đồng bào vùng cao. Do đảm bảo về cơ bản cung ứng đủ nhu cầu thị trường về những mặt hàng thiết yếu nên thương nghiệp đã góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất, ổn định giá cả, cải thiện đời sống nhân dân.

Biểu 2.3. Mặt hàng chủ yếu do thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã bán ra Chỉ tiêu Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1. Thịt lợn Tấn 54 68 84 63,5 105 2. Muối ăn Tấn 1.120 1.350 1.570 2.105 4.244 3. Nước chấm 1000 lít 124 28 - - - 4. Vải các loại 100 m 866 151 438 426 600 5. Xà phòng giặt Tấn 58 23 42 75 100 6. Giấy, vở học sinh Tấn 26 39 40 60 340 7. Xăng dầu Tấn 1226 1398 2.160 3.300 7.000 8. Đường Tấn 76 78 114 104 300

9. Lương thực (quy gạo) Tấn 10.803 5.194 13.686 11.500 12.000

10. Phân đạm tiêu chuẩn Tấn 2.245 1.177 658 3.400 2.000

11. Thuốc trừ sâu Tấn 33 - - 44 22

12. Xi măng Tấn 640 356 760 4.100 1.200

Đạt được sự tăng trưởng liên tục, tương đối ổn định qua nhiều năm như trên trong cơ chế thị trường là một thành tích đáng ghi nhận của ngành thương nghiệp tỉnh. Song tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa mức tăng trưởng trên trong những năm tiếp theo cũng là một khó khăn, thách thức lớn. Tiềm năng phát triển của thương nghiệp nội tỉnh còn nhiều. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 25 – 30%, dự kiến đến năm 2000 tổng mức luân chuyển hàng hóa có thể đạt tới 1.500 – 1.700 tỉ đồng, đến năm 2010 sẽ đạt 9.500 – 10.000 tỉ đồng.

Trong toàn bộ mạng lưới thương nghiệp của tỉnh, thương nghiệp quốc doanh luôn đóng vai trò chủ đạo. Hệ thống thương nghiệp quốc doanh được tổ chức theo hình thức các công ty. Hiện nay trên địa bàn của tỉnh có nhiều công ty thuộc các sở, ngành khác nhau tham gia hoạt động như:

Công ty xuất nhập khẩu Lạng Sơn thuộc sở thương mại và du Lịch Công ty thương mại tổng hợp thuộc sở thương mại và du lịch Công ty vật tư tổng hợp thuộc sở thương mại và du lịch

Công ty du lịch và xuất nhập khẩu thuộc sở thương mại và du lịch Công ty thương mại và sản xuất dầu thực vật thuộc sở thương mại và du lịch

Công ty sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu thuộc sở thương mại và du lịch

Công ty vật tư nông nghiệp thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Công ty thuốc lá thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

Công ty lương thực thuộc tổng công ty lương thực miền Bắc Công ty dược phẩm và vật tư y tế thuộc sở y tế

Công ty văn hóa tổng hợp thuộc sở văn hóa thông tin Công ty chợ thuộc sở thương mại và du lịch

Ngoài ra tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn có 28 chi nhánh, văn phòng đại diện của các ban nghành Trung ương, các tỉnh bạn và một văn phòng đại diện của nước ngoài.

Số lượng lao động trong các cơ quan thương nghiệp quốc doanh khoảng 2000 người, chiếm trên 10% tổng số lao động toàn ngành thương mại. Số vốn của các sở thương nghiệp quốc doanh (tính theo giá trị thực tế) là 37,1 tỉ đồng, chiếm 30, 7% tổng số vốn tham gia hoạt động thương mại trong năm 1996 đã thực hiện tổng mức luân chuyển hàng hóa tới 150 tỉ đồng (giá thực tế), chiếm 27% trong tổng mức luân chuyển hàng hóa toàn tỉnh. Điều quan trọng là các công ty với hệ thống các đơn vị trực thuộc của mình ở khắp các huyện, thị, các trung tâm công nghiệp, thương mại và các cụm xã đã chủ động về nguồn hàng, luồng hàng, ổn định giá cả đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu nhất trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng các khu trung tâm kinh tế - xã hội ở các cụm xã là một mô hình đúng đắn, thích hợp với các địa phương miền núi. Đây sẽ là những đầu mối để mở rộng hơn nữa mạng lưới thương nghiệp của tỉnh, đặc biệt là ở những vùng cao, vùng sâu. [73, tr.95]

Ngoài hoạt động thu mua hàng hóa sản xuất trong tỉnh, các công ty thương nghiệp quốc doanh còn tổ chức thu mua, khai thác nguồn hàng từ các tỉnh khác với quy mô và số lượng ngày càng tăng để thêm đa dạng, phong phú mặt hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Giá trị hàng hóa thu mua ngoài tỉnh năm 1995 đạt 130 tỉ đồng, gấp 1,8 lần so với năm 1994 và gấp 3 lần năm 1993. [73, tr. 95]

Hệ thống đại lí, cửa hàng bán lẻ của chính các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh trên địa bàn Lạng Sơn ngày càng mở rộng cũng góp phần không nhỏ đẩy mạnh giao lưu hàng hóa. Đây là một xu hướng phát triển mới trong những năm gần đây và sẽ phát triển mạnh hơn, rộng hơn trong những năm tới bởi tính năng động, hiệu quả của nó đối với cơ sở sản xuất và thị trường tiêu dùng.

Thương nghiệp hợp tác xã là một vấn đề lớn và là một nhu cầu bức thiết đối với thị trường nông thôn. Năm 1990 toàn tỉnh có 162 Hợp tác xã mua bán, 10 ban quản lí Hợp tác xã mua bán tỉnh. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều Hợp tác xã mua bán không đáp ứng được yêu cầu đổi mới nên phải tự giải thể. Đến nay chỉ còn lại Ban quản lý Hợp tác xã mua bán tỉnh trực thuộc sở thương mại – du lịch, 5 Hợp tác xã huyện và 2 Hợp tác xã mua bán ở thị xã Lạng Sơn. Đó là: Hợp tác xã mua bán huyện Bắc Sơn; Hợp tác xã mua bán Vũ Lăng – Bắc Sơn; Hợp tác xã mua bán Mỏ Nhài – Bắc Sơn; Hợp tác xã mua bán Quan Sơn – Hữu Lũng; Hợp tác xã mua bán Bắc Lãng Đình Lập; Hợp tác xã cổ phần sản xuất, dịch vụ, thương mại Đồng Tiến – thị xã Lạng Sơn; Hợp tác xã cổ phần sản xuất, dịch vụ, thương mại Nguyễn Văn Bé, thị xã Lạng Sơn.

Cùng với việc tổ chức sắp xếp, bố trí lại mạng lưới thương mại quốc doanh, tỉnh đang chủ trương tổ chức lại các Hợp tác xã mua bán theo nội dung luật hợp tác xã và điều lệ mẫu hợp tác xã thương mại, dịch vụ mới được ban hành.

Từ năm 1990 trở lại đây khu vực thương nghiệp tư doanh, cá thể phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô kinh doanh ở khắp các vùng trong tỉnh, đặc biệt tập trung ở các vùng thị xã, thị trấn, huyện lị, ven đường giao thông, sát các khu công nghiệp. Đến năm 1996, kinh doanh thương mại tư nhân có tới hơn 8.500 cơ sở trong đó có 13 công ty trách nhiệm hữu hạn, 11 doanh nghiệp tư nhân và 8.482 hộ cá thể buôn bán nhỏ. Thương nghiệp tư nhân, cá thể đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 20.000 lao động; thu hút trên 30 tỉ đồng vốn trong dân cho hoạt động kinh doanh và chiếm tới trên 70% tổng mức luân chuyển hàng hóa trên thị trường. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cải thiện điều kiện đời sống sinh hoạt của nhân dân. Thương nghiệp tư nhân cá thể chủ yếu kinh doanh

các mặt hàng thực phẩm hay may mặc, đồ dùng gia đình, hàng hóa thông dụng trong đời sống sinh hoạt, nhà hàng ăn uống giải khát… Riêng số hộ kinh doanh ăn uống năm 1995 đã tới trên 3000 hộ, chiếm hơn 30% tổng số các hộ tư thương. Số hộ kinh doanh buôn bán vật tư, nguyên liệu vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, hàng kim khí, điện máy và vật tư nông nghiệp… cũng ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa nói chung của tỉnh. [73, tr.96]

Trong những năm chuyển đổi cơ chế theo hướng thị trường, hoạt động thương nghiệp không thể không tính đến vai trò quan trọng và sự hoạt động rất năng động, hiệu quả của các thương lái. Vào thời vụ thu hoạch của các loại nông, lâm sản được sản xuất tương đối tập trung với số lượng lớn như hồi, đào, na, mận, hồng, mơ, quýt… dù giao thông khó khăn, địa hình vùng cao hiểm trở, thương lái vấn có mặt tại các bản làng đến từng hộ gia đình, từng vườn quả để thu gom sản phẩm, chở đi tiêu thụ ở các vùng khác. Cùng với hoạt động thu mua nông lâm sản, thương lái còn mang theo hàng công nghệ phẩm, thực phẩm tới trao đổi, bán cho đồng bào dân tộc vùng cao. Số lượng thu gom của các thương lái rất lớn chiếm tới 60 – 80% sản lượng thu hoạch hàng năm. Nhờ sản phẩm được thu hoạch tại chỗ với số lượng lớn như vậy nên sản xuất phát triển, đời sống các hộ gia đình được cải thiện rõ rệt.

Có thể đánh giá một cách khái quát là hoạt động của thị trường nội địa đã tạo ra một thị trường sôi động, phong phú đa dạng về hàng hóa, bắt đầu có trật tự và văn minh thương nghiệp, ổn định giá cả, góp phần thúc đẩy và kích thích sản xuất phát triển nhất là vùng có cây công nghiệp và cây đặc sản, từng bước cải thiện nâng đời sống dân cư trên mọi mặt . Tổng mức hàng hóa bán lẻ hàng năm tăng với tốc độ cao (1995 so với 1991 tăng hơn 4 lần) mức luân chuyển hàng hóa bình quân đầu người là 176 ngàn đồng (1991) lên 685 ngàn đồng (1995). [47, tr.1] Tổng mức lưu thông hàng hóa toàn tỉnh 1991 – 1995

mỗi năm tăng bình quân 30% (năm 1991 là 108,6 tỉ, năm 1995 là 480 tỉ đồng và 9 tháng đầu năm 1996 ước tính đạt 380 tỉ đồng). [47, tr.3]

2.2.2.2. Ngoại thương.

Từ khi Đảng và nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế, đặc biệt từ khi bình thường quan hệ với Trung Quốc hoạt động xuất nhập khẩu phát triển nhanh chóng. Thị xã Lạng Sơn và các thị trấn giáp biên đã trở thành những thị trường sôi động, trở thành nơi trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các tỉnh và thành phố, hàng chuyển khẩu và quá cảnh của một số nước trong khu vực. Hoạt động liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn, với nước ngoài ngày càng đẩy mạnh.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch 9 tháng đầu năm 1992 ước tính đạt 9 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 3 triệu USD bằng 43% năm 1991, nhập khẩu đạt 6 triệu USD bằng 105% so với 1991. Kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch 9 tháng đầu năm 1992 ước thực hiện 170 tỉ đồng. trong đó xuất khẩu 70 tỉ đồng, nhập khẩu 100 tỉ đồng. [70, tr.4]

Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch chủ yếu là khai thác nguồn hàng ngoài tỉnh như dầu dừa, cà phê, cao su, chuối, hải sản đông lạnh… mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư, thiết bị (đối với nhập khẩu chính ngạch) và hàng tiêu dùng phích nước, xe đạp, máy khâu, vải… (đối với nhập khẩu tiểu ngạch).

Bước sang năm 1993, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 75.056 triệu USD. Trong đó: xuất nhập khẩu chính ngạch đạt 66,8 triệu USD, tiểu ngạch đạt 38,5 triệu USD. Riêng 4 đơn vị quốc doanh thuộc tỉnh thực hiện 36,6 triệu USD bằng 221% so với năm 1992 chiếm tỉ trọng 48,7% tổng lượng hàng xuất nhập khẩu qua đường Lạng Sơn. Hàng xuất

Một phần của tài liệu thương mại và dịch vụ tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010) (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)