Tình hình thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trước 1986

Một phần của tài liệu thương mại và dịch vụ tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010) (Trang 27 - 30)

Tình hình thương mại và dịch vụ trong thời kì này cũng từng bước được cải tạo, củng cố và ngày càng mở rộng.

Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và Hợp tác xã mua bán tiếp tục mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của các thị xã, thị trấn đến các bản, làng nông thôn. Đến năm 1965 toàn tỉnh có 30 cửa hàng bách hóa khu vực, hơn 130 Hợp tác xã mua bán và nhiều tổ thương nghiệp lưu động khác.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ trên thị trường xã hội đạt 47,8 triệu đồng (giá thực tế). Trong đó thị, trường có tổ chức chiếm 75,7%. Năm 1975 tổng mức lưu thông hàng hóa bán lẻ theo giá thực tế lên tới 81,9 triệu đồng, tăng gấp 1,7 lần so với năm 1965; trong đó thị trường có tổ chức đạt 54,9 triệu đồng; tăng 1,5 lần ; thị trường tự do đạt trên 27 triệu đồng, tăng 130 %.

Tổng giá trị thu mua hàng hóa xấp xỉ 20 triệu đồng, tăng 38%. Hầu hết các mặt hàng thiết yếu đã được lưu thông, phân phối cho nhân dân như lương thực, vải vóc, muối, nước chấm, dầu hỏa, đường sữa, xà phòng, giấy vở, thuốc chữa bệnh, đồ dùng gia đình, vật tư, phân bón, công cụ sản xuất v.v… Các mặt hàng thu mua chủ yếu là nông sản, thực phẩm (lương thực, đậu, lạc, muối, thuốc lá, hồi, trâu bò, lợn, gia cầm…), hàng lâm sản và vật liệu xây dựng. một số mặt hàng như hoa hồi, dầu hồi, được thu mua xuất khẩu. [73, tr26]

Trong chiến tranh biên giới 1979, nhiều cơ sở thương nghiệp bị phá hủy và mậu dịch biên giới bị hoàn toàn ngừng trệ. Song đến năm 1985 trên địa bàn tỉnh vấn duy trì củng cố 40 cửa hàng bách hóa, gần 110 cửa hàng và điểm bán lẻ. Thương nghiệp quốc doanh có gần 3000 người làm việc. Nhiều chợ trung tâm giao lưu trao đổi được khôi phục và hoạt động trở lại. Khối lượng hàng hóa

thu mua, trao đổi và lưu thông trên thị trường đều tăng hơn nhiều so với trước. Chẳng hạn từ 1981 – 1985, riêng thương nghiệp quốc doanh và Hợp tác xã mua bán đã bán ra trung bình mỗi năm trên 25 nghìn tấn lương thực (quy gạo); 743 tấn thịt lợn; 2542 tấn muối ăn; 465 tấn nước chấm; 300 tấn xà phòng; 853 tấn dầu hỏa; 1,2 triệu mét vải và hàng trục tấn hàng hóa khác. Bình quân mỗi năm cũng thu mua từ 11 – 12 nghìn tấn lương thực; 450 tấn thịt lợn; 250 – 300 tấn thịt trâu, bò; hơn 860 tấn thuốc lá; 300 – 350 tấn đậu tương; thu mua và xuất khẩu khoảng 1500 tấn hoa hồi; 76 tấn dầu hồi. [73, tr26]

Giao thông vận tải, bưu điện, liên lạc, và các ngành dịch vụ dần dần phục hồi và có bước phát triển song còn chậm và nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các ngành này còn thấp hơn đáng kể so với trước chiến tranh biên giới. Chẳng hạn khối lượng hàng hóa vận chuyển bình quân mỗi năm từ 1981 - 1985 mới chỉ đạt 198 nghìn tấn, bằng 50% so với năm 1975; khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt khoảng 10 triệu tấn/km, thấp hơn 15%. Nhiều tuyến giao thông chưa được cải tạo, vận chuyển hàng hóa và đi lai khó khăn. Nhiều thôn xã (nhất là vùng cao) cho đến thời kì này chưa có đường ô tô đến xã, chưa có trạm bưu điện, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng khác. Đây là những khó khăn, trở ngại rất lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Lạng Sơn, kể cả đối với những năm tiếp theo sau khi Lạng Sơn bước vào thời kì đổi mới. [73, tr.25-26]

Nhìn trung tình hình kinh tế thương mại, dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì này đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Mặc dù tình hình trong nước chưa thật sự thuận lợi để đẩy mạnh kinh tế thương nghiệp nhưng ngành đã cố gắng duy trì và có những bước đi nhằm phát huy những thế mạnh và hạn chế những điểm yếu. với những chủ trương đúng đắn đó cùng với sự cố gắng vươn lên ngành thương nghiệp Lạng Sơn đã đạt được được những kết quả nhất định, đây chính là nền móng để ngành thương nghiệp vững bước hơn khi bước vào thời kì đổi mới đất nước 1986.

Tiểu kết chương 1

Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc có những điều kiện thuận lợi riêng để phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, trước năm 1986, kinh tế thương mại và dịch vụ phát triển còn chậm và không đồng bộ, sự đầu tư cho kinh tế thương mại và dịch vụ còn ít chưa thỏa đáng cộng với trình độ quản lí còn thấp nên chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Do có vị trí đặc biệt thuận lợi và những tiềm năng to lớn nên Lạng Sơn có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ. Đây là một ngành kinh tế rất quan trọng, là thế mạnh của tỉnh nên đòi hỏi Lạng Sơn cần phải có những định hướng đúng đắn, phù hợp khi bước vào thời kì đổi mới.

Chương 2

KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986-2010)

Một phần của tài liệu thương mại và dịch vụ tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)