(1996 – 2010)
2.2.3.1. Nội thương
- Giai đoạn 1996 – 2000
Với những cố gắng và những kết quả đã đạt được ở giai đoạn trước đó đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của thị trường nội địa trong nhũng năm vừa qua. Giai đoạn 1996 – 2000 là giai đoạn hoạt động của thị trường nội địa tiếp tục được đẩy mạnh phát triển. Cụ thể: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ qua các năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước.
Năm 1996: 640 tỉ đồng Năm 1997: 680 tỉ đồng Năm 1998: 830 tỉ đồng Năm 1999: 850 tỉ đồng
Ước năm 2000: 900 tỉ đồng. [49, tr.3]
Tuy nhiên, mặc dù là thị trường tiêu thụ, song sản xuất chưa phát triển, do vậy sức mua thấp (bằng 60-70% mức bình quân của cả nước).
Trong những năm vừa qua đã quan tâm đúng mức tới đầu tư phát triển thương mại ở thị xã, thị trấn, các cửa khẩu biên giới với trên 60 điểm bán
hàng ở khu vực nông thôn và 57 chợ các loại trên địa bàn đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu về vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất, xây dựng cơ bản và đời sống nhân dân các dân tộc. Một số mặt hàng chủ yếu đã cung ứng giai đoạn 1996 – 2000 ước tính là:
Xăng dầu các loại: 28.000 tấn Sắt thép xây dựng: 2.500 tấn Giấy vở học sinh: 400 tấn Muối iốt: 14.000 tấn Đường kính: 700 tấn
Nhìn chung trong giai đoạn này giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 13,87%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng bình quân 17,9%. [74, tr.3]
- Giai đoạn 2001 - 2005
Trong giai đoạn này tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng khá nhanh, chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của thương mại nội địa cũng như phản ánh sức mua và mức độ đáp ứng nhu cầu của dân cư. Mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Lạng Sơn năm 2000 là 3.068 ngàn, đến năm 2005 là 5800 ngàn.
Mức độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn thời kì 2001 - 2005 cả về số tuyệt đối và số tương đối là khá lớn. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội năm 2001 đạt 1.200 tỉ đồng, tăng 18,2% so với năm 2000, Đến năm 2005 là 2.609 tỉ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2000, bình quân tăng 21,8%/ năm. [52, tr.6]
Như vậy có thể thấy trước thời kì đổi mới, hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là do kinh tế quốc doanh đảm nhiệm. Từ khi có chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, dịch vụ thương mại có sự biến đổi nhanh chóng tạo điều kiện cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, thành phần kinh tế nhà nước chỉ còn chi phối bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 có sự chuyển dịch cơ cấu của các thành phần kinh tế mạnh, những thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các hộ cá thể, một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả đã dẫn tới cơ cấu tổng mức bán lẻ trên thị trường thay đổi rõ rệt. Năm 2000 thành phần kinh tế nhà nước chiếm 22,9%, thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm 76,4% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm có 0,3%. Nhưng đến năm 2005, thành phần kinh tế nhà nước chiếm 3,76%, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 96,08% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0,17%. Cơ cấu này sẽ còn thay đổi nhiều đối với thành phần kinh tế nhà nước.
Biểu 2.4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 [18, tr.4]
2001 2002 2003 2004 2005 D.thu (tỉ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỉ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỉ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỉ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỉ đồng) Cơ cấu (%) Tổng mức bán lẻ hàng hoá 1300,31 100 1720 100 1992,15 100 2393,62 100 2609 100 - Kinh tế nhà nước 101,37 7,8 187,14 10,88 324,26 16,28 199,33 8,33 98,1 3,76 - Kinh tế ngoài nhà nước 1184,77 91,12 1532,87 89,12 1667,53 83,71 2160,71 90,27 2506,46 96,08 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14,17 1,09 0,36 0,02 33,58 1,4 4,44 0,17
Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động thị trường nội địa cũng bị chững lại và có chiều hướng giảm sút, tuy vậy các
doanh nghiệp này cũng đã thực hiện tốt việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là cung ứng các mặt hàng chính sách cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá mạnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 450 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có liên quan tới hoạt động thương mại và gần 10.000 hộ kinh doanh cá thể, chiếm 80% thị phần bán lẻ với nhiều mô hình, phương thức kinh doanh đa dạng, tại Thành phố bước đầu hình thành các hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại như siêu thị, cửa hàng tự chọn... Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội của kinh tế cá thể tăng mạnh, năm 2001 là 773,11 tỉ đồng nhưng đến năm 2005 đã là 2.131,29 tỉ đồng tăng 2,8 lần. Tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 31,61%.
Hơn nữa, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, chính sách đường biên đã được thắt chặt hơn, hàng hoá vào nước ta qua con đường tiểu ngạch không còn dễ dàng như trước đồng thời việc quản lý chống trốn thuế, lậu thuế của các cơ quan chức năng trên địa bàn ngày càng được phát huy có hiệu quả, do đó việc buôn bán trên thị trường kém sôi động hơn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn.
Với từng ngành hàng cụ thể, cũng có sự thay đổi qua các năm cả về cơ cấu và tốc độ phát triển. Ngày nay, đời sống kinh tế xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đòi hỏi những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, có mẫu mã, kiểu dáng, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, ở một số tầng lớp dân cư thị hiếu tiêu dùng ngày càng đổi theo hướng tới ăn ngon mặc đẹp và tiêu dùng nhiều hàng xa xỉ dẫn tới cơ cấu ngành hàng thay đổi qua các năm, phù hợp với thị hiếu chung của toàn xã hội.
Biểu 2.5: Chi tiết các mặt hàng bán lẻ [59, tr.1] 2001 2002 2003 2004 2005 1. Lương thực, thực phẩm 126,54 158,56 297,13 330,20 619,82 2. Hàng may mặc 226,07 248,23 253,81 242,13 463,34 3. Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 151,50 162,12 164,16 121,32 180,37 4. Văn phòng phẩm, văn hoá,
giáo dục 17,61 32,32 50,32 63,02 78,13
5. Gỗ và vật liệu xây dựng 88,56 128,94 137,34 104,40 163,89 6. Phương tiện đi lại 84,68 57,60 125,12 88,30 95,92 7. Xăng dầu các loại 245,02 230,00 238,93 271,60 367,82 8. Sửa chữa xe có động cơ 15,16 20,08 22,00 23,00 19,7 9. Hàng hoá khác 344,92 682,15 703,19 1149,65 980
Như vậy, có thể thấy thị trường nội địa tuy phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố, các thị trấn còn ở thị trường nông thôn mức độ phát triển chậm. Cơ sở vật chất của các cửa hàng khu vực thuộc hệ thống doanh nghiệp chung này đã xuống cấp nghiêm trọng, số mới được Bộ thương mại và tỉnh đầu tư thì quá ít, hoạt động chưa hiệu quả... Tóm lại về mạng lưới của thương nghiệp dịch vụ, hợp tác xã mua bán trên địa bàn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Kinh doanh của các thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh nhưng nhỏ lẻ mang tính tự phát, không theo định hướng, chưa đảm bảo tuân thủ theo các qui định của pháp luật.
Biểu 2.6: Một số mặt hàng chính sách chủ yếu [80, tr.5]
ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
Muối I ốt Tấn 3.575 2.870,79 3.170 3.700 4.308 Dầu hoả Lít 1.041 915 877 700 514 Giấy viết 30,34 41,5 34,9 37,8 32
Các mặt hàng chính sách xã hội, mặt hàng thiết yếu như dầu lửa, muối iốt, giấy vở, các mặt hàng đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Các mặt hàng trên đều được đưa đến các điểm bán hàng tại trung tâm cụm xã, chợ khu vực và bán đúng giá quy định, đã đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn.
- Giai đoạn 2006 – 2010
Từ năm 2006 trở đi hoạt động của thị trường nội địa đã có những bước phát triển mới và có mức tăng trưởng khá, năm 2006 các điểm bán hàng và các cơ sở dịch vụ tăng nhiều so với năm 2005, chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, phân bón và một số mặt hàng khác. Sức mua các khu vực dân cư tăng khá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên thị trường 3.048 tỉ đồng, đạt 99,61% kế hoạch, tăng 30,15% so với năm 2005; các mặt hàng chính sách xã hội, mặt hàng thiết yếu như dầu lửa, muối iốt, giấy vở, các mặt hàng phục vụ sản xuất như phân bón, giống cây trồng, thuốc trừ sâu, xăng dầu, vật liệu xây dựng… được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. [62, tr.2]
Nhìn chung giai đoạn 2006 – 2010 thị trường nội địa tiếp tục có sự tăng trưởng khá mặc dù phải chịu ảnh hưởng nhiều của lạm pháp, số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng so với năm 2005, theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn tỉnh có gần 1000 doanh nghiệp đang hoạt động và trên 16.000 hộ kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội. Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 10 – 12%/ năm, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng…
Biểu 2.7: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 [21, tr.239] 2006 2007 2008 2009 2010 D.thu (triệu đồng) Cơ cấu (%) D.thu (triệu đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỉ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỉ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỉ đồng) Cơ cấu (%) Tổng mức bán lẻ hàng hoá 3.171.280100,004.081.906100,005.948.716 100,007.403.819100,008.760.552100,00 - Kinh tế nhà nước 151.319 4,77 122.667 3,01 148.860 2,49 122.326 1,65 112.944 1,29 - Kinh tế ngoài nhà nước 2.992.781 94,37 3.994.722 96,64 5.803.398 96,97 7.265.812 98,14 8.634.759 98,56 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 27.180 0,86 14.517 0,36 32.458 0,54 15.681 0,21 12.849 0,15
Sức mua tương đối ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường giai đoạn 2006 – 2010 thực hiện trên 29.633 tỉ đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân 28%/ năm, thực hiện 2010 tăng 3,5 lần so với 2005. Toàn bộ mạng lưới tại 11 huyện thị, thành phố và 226 xã, phường, thị trấn. Các chính sách trợ cước, trợ giá hàng hóa được thực hiện đúng đối tượng được thụ hưởng, góp phần ổn định đời sống, phát triển sản xuất trên địa bàn.
Kết quả cung ứng các mặt hàng xã hội:
Muối iốt: Giai đoạn 2006 – 2009 thực hiện 21.000 tấn, trung bình đạt 4.200 tấn / năm
Dầu hỏa: Giai đoạn 2006 – 2009 thực hiện 1.347 tấn, trung bình đạt 270 tấn / năm. [63, tr. 4]
Các hình thức hình thức kinh doanh thương mại tiếp tục được phát triển đa dạng, nhất là ở các thành phố, các thị trấn, khu kinh tế cửa khẩu; đã hình thành một số loại hình kinh doanh tiên tiến như cửa hàng tự chọn, siêu thị và trung tâm thương mại. Cửa hàng, cửa hiệu được đầu tư khang trang, sạch đẹp, thái độ và chất lượng phục vụ được nâng lên.
Các mặt hàng kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, khí đốt hóa lỏng được quản lí chặt chẽ, kinh doanh đúng pháp luật, các điểm kinh doanh xăng dầu đã được sắp xếp theo đúng quy hoạch, các cửa hàng xăng dầu thuộc diện phải nâng cấp sửa chữa đã được các chủ doanh nghiệp tiến hành sửa chữa và nâng cấp đạt yêu cầu và đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiên kinh doanh.
Biểu 2.8: Chi tiết các mặt hàng bán lẻ [63, tr.24-25]
Một số sản phẩm chủ yếu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng bình quân (2006-2010 (%)) 1. Xi măng Tấn 215.500 226.000 297.000 297.000 570.000 23,67 2. Gạch các loại 1000v 180.000 150.000 170.000 170.000 220.000 5,50 3. Đá các loại 1.000m 1.200 1.200 1.750 2.100 2.450 13,81 4. Quặng bô xít Tấn 64.000 71.013 75.000 80.000 110.000 17,08 5. Than sạch Tấn 533.000 550.000 600.000 600.000 560.000 5,92 6. Quặng sắt Tấn 45.000 74.153 28.000 28.000 30.000 14,26 7. Nước máy 1000m 3.497 3.720 4.500 4.500 5.000 11,29 8. Điện sản xuất Tr kw 696 741 750 750 710 16,47 9. Chè các loại Tấn 310 150 250 250 250 5,99
10. Máy bơm nước Chiếc 220.000 133.000 190.000 200.000 210.000 9,08
11. Bánh quy các loại Tấn 1.555 1.880 1.716 2.100 2.100
2.2.3.2. Ngoại thương
- Giai đoạn 1996 – 2000
Năm 1996, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 151 triệu USD, bằng 107,8 so với kế hoạch và tăng 19,8% so với năm 1995. nếu tính cả kim ngạch của đơn vị Trung ương và địa phương khác qua cửa khẩu Lạng Sơn đạt 318 triệu USD tăng 17% so với năm 1995. [80, tr.1]
Năm 1997, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đạt tới 333 triệu USD tăng gấp 20,4 lần năm 1990. Theo báo cáo tổng kết năm
1996 của cục hải quan Lạng sơn có tới 240 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Lạng Sơn (năm 1995 mới có 181 doanh nghiệp), kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1708 tỉ đồng, tăng 8% so với năm 1995; xuất khẩu tiểu ngạch đạt 197 tỉ đồng, so với 1995 tăng 23%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là lạc, cao su, hạt điều, hạt tiêu, hải sản, cà phê, chè, hàng lâm sản…khối lượng xuất khẩu những loại hàng hóa chủ yếu này lên tới hàng trăm nghìn tấn. Điều dáng quan tâm là sản phẩm xuất khẩu phần lớn đều dưới dạng tự nhiên hoặc qua sơ chế nên mặc dù khối lượng lớn nhưng giá trị thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Hơn nữa chủ yếu là hàng khai thác của các tỉnh phía Nam, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Giá trị sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Lạng Sơn chỉ chiếm giá trị nhỏ: từ 5-10% trong tổng giá trị kinh ngạch xuất khẩu hàng năm. Sản phẩm xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hoa hồi, tinh dầu hồi, nhựa thông, gỗ thông, ván sàn… giá trị hàng xuất khẩu tính bình quân trên đầu người toàn tỉnh còn rất thấp mới đạt khoảng 10 USD/năm.
Cũng theo số liệu báo cáo tổng kết năm 1996 của cục hải quan Lạng Sơn, kim ngạch nhập khẩu trong năm đạt 1.684,8 tỉ đồng. Trong đó nhập khẩu chính ngạch đạt 1.194,8 tỉ đồng so với năm 1995 tăng 26%. Nhập khẩu tiểu ngạch đạt 490 tỉ đồng, bằng 98% so với năm 1995. Mặt hàng chủ yếu là máy móc công, nông nghiệp, sắt thép, ô tô, hóa chất, hàng vật liệu xây dựng, quả tươi các loại của Trung Quốc. Cũng như hàng xuất khẩu, phần lớn hàng nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn được chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam và đồng bằng Bắc Bộ bởi vậy ý nghĩa kinh tế thương mại của cửa khẩu không chỉ quan trọng đối với tỉnh Lạng Sơn mà còn đối với cả nước.
Hoạt động thương mại đối ngoại đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương và Trung ương. Năm 1996 tổng số thuế xuất, nhập khẩu đạt gần 186,1 tỉ đồng; số nộp cho ngân sách: 180,7 tỉ đồng. [73, tr.98]
Lạng Sơn là thị trường trung chuyển hàng hóa của cả nước cho hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm:
1996: 318 triệu USD 1997: 373 triệu USD 1998: 307 Triệu USD 1999: 318,2 triệu USD
Và ước năm 2000: 360 triệu USD
Trong đó các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại và du lịch thực hiện được:
Năm 1996: 81 triệu USD Năm 1997: 86,14 triệu USD Năm 1998: 66,66 triệu USD Năm 1999: 55,71 triệu USD
Ước năm 2000: 86,00 triệu USD. [74, tr.2]
Từ năm 1999 nhà nước có những thay đổi lớn về cơ cấu điều hành xuất