Kinh tế thương mại của tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986-2010)

Một phần của tài liệu thương mại và dịch vụ tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010) (Trang 33 - 41)

2.2.1. Trong những năm đầu thực hiện đổi mới (1986 – 1990)

2.2.1.1. Nội thương.

Bước vào giữa những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, còn ở trong nước gặp rất nhiều khó khăn nhất là về kinh tế, thị trường mất cân đối, giá cả luôn biến động tăng lên, trong khi đó Lạng Sơn lại phải khắc phục hậu quả của thiên tai. Năm 1986, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách nhưng dưới sự lãng đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Lạng sơn toàn ngành thương nghiệp đã nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra và trong giai đoạn này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đáng khích lệ đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (1986), ngành thương nghiệp Lạng Sơn đã có những bước đi đúng đắn và đầy sáng tạo việc thành lập thêm các Hợp tác xã mua bán luôn được trú trọng, năm 1986 đã củng cố xây dựng được 24 cơ sở Hợp tác xã mua bán xã phường đạt 37,5% kế hoạch; phát triển được 1823 xã viên. Đến 31/12/1986 toàn ngành đã có 150 cơ sở Hợp tác xã mua bán chiếm 67,8% so với tổng số xã hành chính với 7221 xã viên. [42, tr.1] Các Hợp tác xã mua bán sau khi được thành lập đã nhanh chóng đi vào hoạt động đảm nhiệm việc lưu thông các mặt hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu của nhân dân, các mặt hàng thiết yếu như công cụ cầm tay, lưỡi cày, gốm dân dụng, chảo gang, sành sứ thủy tinh, máy biến áp, dệt vải màu, giấy các loại… tuy nhiên do lượng hàng sản xuất ra còn đơn điệu, số

lượng ít, chất lượng chưa cao cộng với việc tiếp nhận hàng trung ương đạt thấp nên các mặt hàng tiêu dùng bán ra phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Bước sang năm 1988 tình hình lưu thông phân phối hàng hóa vấn chưa có nhiều tiến triển. Đảng và nhà nước đã chủ trương đưa ra các chính sách nhằm giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông, tỉnh đã cụ thể hóa các chính sách và biện pháp đó một cách cụ thể song tình hình vẫn chậm chuyển biến. Lĩnh vực phân phối lưu thông vẫn hết sức rối ren phức tạp. Tình hình đó đã làm cho mức bán lẻ hàng hóa thấp, các mặt hàng luân chuyển trên thị trường hầu như chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, không những vậy công tác thu mua huy động gặp rất nhiều khó khăn do giá cả không ổn định, lượng tiền mặt thiếu, các hợp đồng kinh tế không được triển khai đến cơ sở vì vậy phần lớn các mặt hàng đạt thấp so với kế hoạch, thấp hơn cả năm 1987. Việc tổ chức thu mua, gia công hàng tiểu thủ công nghiệp địa phương sản xuất tiến triển chậm do giá cả biến động khi thực hiện tính đúng, tính đủ đầu vào do doanh số đạt thấp. [68, tr.5] Phải đến năm 1989, khi thực hiện chính sách mở cửa biên giới thì lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường mới tăng đột biến. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ toàn tỉnh năm 1989 tăng lên hơn 100 tỉ đồng. [43, tr.1]

Mặt hàng kinh doanh trên thị trường ngày càng phong phú đa dạng bao gồm các nguồn nhưng phần lớp do địa phương sản xuất, Trung ương, tỉnh đưa về và hàng nhập qua biên giới.

Số cá nhân ra kinh doanh đến cuối năm toàn tỉnh có 4465 hộ, tăng 3,4% so với cuối năm 1988, đó là chưa kể đến hàng ngàn người ra buôn bán không chính thức ngoài chợ, hàng ngàn người ở các địa phương lên làm cửu vạn và buôn chuyến. Trên thị trường xã hội, đặc biệt là tại trung tâm thị xã, thị trấn diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt nhằm tranh thủ doanh số và lợi nhuận cao. Doanh số bán lẻ của các thành phần thương nghiệp ngoài quốc doanh lên tới gần 70% tổng mức bán lẻ toàn tỉnh. [43, tr. 2]

Lưu thông hàng nội địa nhờ có nhiều thành phần khơi luồng nên mặc dù thương nghiệp quốc doanh và Hợp tác xã mua bán chưa đủ sức vươn tới những vùng xa xôi hẻo lánh, nhưng đồng bào các dân tộc vấn được đáp ứng về cơ bản các mặt hàng thiết yếu như: dầu, muối, vải, giấy vở, tư liệu sản xuất và mặt hàng tiêu dùng khác. Đồng thời các mặt hàng nông sản, thực phẩm nông dân sản xuất vấn được tiêu thụ thông qua các thành phần kinh tế trên cơ sở thỏa thuận, không có độc quyền ngăn cấm.

Mặc dù thị trường xã hội có sự tham gia đông đảo của các thành phần kinh tế nhưng kết quả kinh doanh trong năm vấn còn thấp so với kế hoạch.

Về mua vào: Tổng trị giá đạt 2 tỉ đồng = 57,5% kế hoạch trong đó - Mua của địa phương: 1,5 tỉ đồng = 8% kế hoạch

- Mua của Trung ương: 2 tỉ đồng = 16% kế hoạch - Mua liên kết: 10 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 90% - Mua hàng qua biên giới: 8 tỉ 100 triệu đồng

Về bán ra: Tổng trị giá thực hiện 26 tỉ đồng bằng 65% kế hoạch - Bán lẻ trên thị trường: 12 tỉ đồng = 90% kế hoạch

- Bán buôn trên thị trường : 14 tỉ đồng = 92% kế hoạch - Doanh số hàng ăn uống: 2 tỉ đồng = 66% kế hoạch

- Doanh số hàng tư doanh của Hợp tác xã mua bán: 1,8 tỉ đồng

- Doanh số hàng bán đại lí qua Hợp tác xã mua bán: 30 triệu đồng = 20% kế hoạch.

- Bán qua biên giới: 13 tỉ đồng (cả doanh số của thương nghiệp quốc doanh bán trực tiếp về nông thôn đạt 3,2 tỉ đồng) = 27% tổng mức bán lẻ toàn ngành.

Các mặt hàng chủ yếu mua từ địa phương đạt bình quân 40% kế hoạch như: Lợn thịt được 200 tấn, trâu bò thịt 200 tấn; Các mặt hàng thiết yếu bán ra trừ dầu hỏa đạt 100% kế hoạch, còn lại các mặt hàng khác đạt bình quân từ 50% đến 70% so với năm 1988. [43, tr.5]

Nhìn chung thị trường nội địa năm 1989 phát triển khá rộng và đa dạng, tuy có khó khăn là một số ngành hàng bung ra quá mức và không đúng hướng, nhất là quá đông những người buôn bán nhỏ, nhưng nhìn chung trong lĩnh vực này đã đáp ứng tốt hơn phục vụ cho sản xuất và đời sống theo yêu cầu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hình thành thị trường thông suốt trong cả nước, lưu thông mở rộng, các quan hệ cung cầu được điều hòa tốt hơn, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.

Năm 1990, hoạt động của thị trường nội địa đã có bước tiến hơn so với năm 1989, cụ thể:

- Tổng doanh số mua vào thực hiện 15 tỉ đồng

- Tổng doanh số bán ra là 19,7 tỉ đồng bằng 48% chỉ tiêu kế hoạch và bằng 85% năm 1989, trong đó:

Bán lẻ: 13,5 tỉ đồng = 55% kế hoạch và = 100% năm 1989 Bán buôn: 7,2 tỉ đồng = 40% kế hoạch và = 50% năm 1989

Biểu 2.1. Một số mặt hàng bán lẻ chủ yếu thời kỳ 1986 – 1990

Mặt hàng Dơn vị tính 1986 1987 1988 1989 1990 - Thịt lợn Tấn 870 1.338 730 579 37 - Muối ăn Tấn 2990 2394 2053 2107 2537 - Nước chấm 1000L 686 646 555 570 157 - Vải các loại 1000m 1269 1721 1520 1450 971 - Xà phòng giặt Tấn 533 518 399 350 137 - Giấy vở học sinh Tấn 216 217 140 142 44 - Dầu hỏa Tấn 1020 1561 2089 2783 1842 - Đường các loại Tấn 886 903 923 374 287 - Lương thực nhà nước bán ra Tấn 36.902 25.652 22.021 14.475 6.952 [14, tr.207]

2.2.1.2 Ngoại thương.

Năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,36 triệu rúp – đô la, bằng 75,6% kế hoạch, giảm 12,1% so với năm 1985; trong đó xuất khẩu Trung ương đạt 1,93 triệu rúp – đô la bằng 90,6 kế hoạch, xuất khẩu địa phương đạt 0,43 triệu rúp – đô la, bằng 43,3 kế hoạch, nhập khẩu đạt 1,35 triệu rúp – đô la, đạt 71,1% kế hoạch giảm 73,5% so với năm 1985. Hàng nhập khẩu chủ yếu là sắt, thép, cáp nhôm, khung kho, ô tô và những nhu cầu thiết yếu cho đời sống. [66, tr.6]

Điều đáng quan tâm là chất lượng một số hàng xuất khẩu chưa đạt yêu cầu; nhiều mặt hàng có khả năng phát triển nhưng chưa được tổ chức khai thác như: gừng, hoa quả, hàng thủ công mỹ nghệ. Các huyện thị tuy đã có những chuyển biến trong việc khai thác nguồn hàng, nhưng trình độ tổ chức kinh doanh còn yếu. một số chính sách sản xuất hàng xuất khẩu chậm được ban hành.

Năm 1987, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2469 ngàn rúp – đô la đạt 61% kế hoạch. Nhập khẩu 928 ngàn rúp – đô la đạt 94,5% kế hoạch năm. [67, tr. 5-6]

Nhìn chung công tác xuất nhập khẩu vấn chưa đáp ứng được yêu cầu, các mặt hàng xuất, nhập còn ít, tốc độ phát triển của ngành còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu do việc chưa quan tâm đúng mức và thi hành những biện pháp có hiệu lực trong việc kí kết hợp đồng giao nhận và tiếp nhận hàng với Trung ương, cũng như việc tổ chức tạo ra nguồn hàng và thu mua tiếp nhận tại địa phương. Các mặt hàng hoa hồi, gừng khô, thuốc lá… tiềm năng lớn nhưng thu mua được ít, chất lượng chưa đảm bảo gây khó khăn về thị trường tiêu thụ. Hàng nhập khẩu mới chỉ nhập được các mặt hàng tiêu dùng còn các vật tư chủ yếu để phát triển sản xuất nhập còn ít. Phong trào trồng quýt ở Bắc Sơn, Hữu Lũng và các phong tào thu hái dược liệu hoa hồi, thu gom lông vịt… có chiều

hướng phát triển trong nhân dân cần có chính sách kịp thời thỏa đáng để đẩy mạnh công tác xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1988, Tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh ước đạt 1,2 triệu rúp – đô la bằng 36,3% kế hoạch, giảm gần 1,7 triệu so với năm 1987. Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu là hoa hồi 250 tấn, dầu hồi 60 tấn và một số mặt hàng khác như gừng khô, nụ vối, lạc nhân, lông vịt. Trên cơ sở xuất đã giành ngoại tệ nhập một số vật tư thiết bị và những mặt hàng cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống như máy bơm nhỏ, phân urê, thuốc trừ sâu, máy ủi, phương tiện vận tải và một số mặt hàng thiết yếu.

Về thu mua hàng xuất khẩu đến nay mới đạt 120 tấn hoa hồi (4,8% kế hoạch), gần 200 tấn gừng tươi (20% kế hoạch) và một số hàng nông sản khác. Nguyên nhân đạt thấp là do chưa kí được hợp đồng với người sản xuất, việc tổ chức chỉ đạo thu mua chưa đồng bộ, hoa hồi còn thẩm lậu qua biên giới qua lớn, các chính sách đầu tư cho sản xuất chưa hoàn chỉnh nên không khuyến khích phát triển sản xuất. Bên cạnh đó một số mặt hàng thủ công mĩ nghệ truyền thống không được khuyến khích đang có chiều hướng giảm sút. [68, tr. 5]

Năm 1989, kim ngạch xuất nhập khẩu đã phấn đấu vượt kế hoạch và tăng hơn năm 1988, sau khi có chủ trương cho dân hai bên biên giới qua lại thăm thân và trao đổi hàng hóa, Lạng Sơn đã có thêm thị trường nhập khẩu trực tiếp qua biên giới Việt – Trung làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể.

Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 6625 ngàn rúp – đô la tăng 138,2% so với kế hoạch và gấp 3,8 lần so với năm 1988.

Với các mặt hàng chủ yếu: - Hoa hồi 500 tấn

Riêng các mặt hàng xuất qua Trung Quốc chủ yếu là nhận ủy thác của các ngành Trung ương và tỉnh bạn: - Vải các loại: 146.000 mét - Sợi dật: 2288 tấn - Sắn lát: 1339 tấn - Thóc gạo: 2000 tấn - Hàng khác: 2000 đô la

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu năm 1989 đạt 5580 ngàn rúp – đô la so với kế hoạch tăng 75,5% và so với năm 1980 gấp 3,8 lần.

Nhập của Trung ương 9 xe ô tô, 150 bộ săm lốp còn chủ yếu nhập của Trung ương với các mặt hàng chính: Thôi dệt 10.000 chiếc, thuốc nhộm 10 tấn, bình thuốc sâu 106, máy say xát, máy cày, cân bàn, dây cu loa và một số mặt hàng tiêu dùng. [69, tr. 6]

Việc nhập khẩu trực tiếp từ thị trường Trung quốc tuy chưa có kế hoạch còn nặng về nhập hàng tiêu dùng, nhưng thực chất những mặt hàng tiêu dùng này nhiều năm nay vấn sử dụng đồng rúp và đô la để nhập, chính nhập qua con đường trực tiếp này tỉnh đã tiết kiệm được ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu khác.

Năm 1990, chỉ tiêu xuất nhập khẩu của liên hiệp công ti xuất nhập khẩu Lạng Sơn năm 1990 thực hiện được :

- Nhập khẩu: 266.966 USD

- Xuất khẩu: 1.415.904 USD (trong đó có 36.000 rúp)

Chỉ tiêu xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt – Trung của các đơn vị trong ngành thực hiện:

- Nhập: 5 tỉ đồng trên tổng số 40 tỉ toàn tỉnh - Xuất: 8 tỉ đồng trên tổng số 35 tỉ toàn tỉnh

Các con số cụ thể của các năm trình bày ở trên chúng ta có thể thấy tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn từ 1986-1990 đã có nhiều chuyển biến tích cực, ở giai đoạn 1986 – 1988, do còn gặp nhiều khó khăn ở trong nước nên các chỉ tiêu xuất nhập khẩu đề ra và đạt ở mức độ thấp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Bước vào năm 1989 khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa biên giới thì hoạt động xuất nhập khẩu đã tăng trưởng rất nhanh, các mặt hàng trao đổi giữa thị trường trong nước và ngoài nước phong phú hơn.

Biểu 2.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng ở Lạng sơn thời kì 1986 – 1990 Năm 1986 1987 1988 1989 1990 Tổng giá trị xuất (1000 tấn) 3079 1053 1304 4980 2136 Dầu hồi (tấn) 91 53 85 7 8 Hàng xuất Hoa hồi (tấn) 2185 362 454 722 215 [14, tr.210] Nhìn chung cùng với sự phát triển của các nghành kinh tế khác, trong thời kì đổi mới, các ngành thương mại và dịch vụ đã có những chuyển biến to lớn, sâu sắc và trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhất trong nền kinh tế của tỉnh. [73, tr. 39] Tuy ở giai đoạn đầu (1986 – 1990) không ít hệ thống và cơ sở sản xuất kinh doanh gặp phải khó khăn do chuyển đổi cơ chế, mô hình và phương thức hoạt động; song sự mở ra của cơ chế thị trường và sự “bung ra” của các thành phần kinh tế đã làm cho quy mô và nhịp độ phát triển của các ngành thương mại, dịch vụ nói chung gia tăng một cách nhanh chóng. Hơn nữa việc mở cửa biên giới và điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế Lạng Sơn, như đã nói trên, cũng tác động mạnh mẽ tạo ra những lợi thế và cơ hội rất lớn cho sự phát triển ở khu vực này.

Một phần của tài liệu thương mại và dịch vụ tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010) (Trang 33 - 41)