sơn thời kì đổi mới
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp và nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, Lạng sơn là một tỉnh miền núi biên giới cũng chịu ảnh hưởng, ngoài những khó khăn chung thì Lạng sơn còn có những khó khăn riêng như: Trình độ dân trí thấp; cơ sở hạ tầng kém phát triển; chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 tàn phá nặng nề chưa kịp thời khắc phục; thêm vào đó, năm 1986 Lạng sơn bị ảnh hưởng của đợt lũ lớn, đỉnh lũ ngày 23 tháng 7, vượt lũ lịch sử năm 1914 là 1,53 m, 11 huyện thị trong tỉnh đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong đó có 77 xã, phường, thị trấn bị ngập úng. Tình hình trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quán triệt các nghị quyết của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã kịp thời đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, tổ chức chỉ đạo thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của địa phương trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986.
Từ năm 1986 đến nay là thời kì Lạng Sơn cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế hàng hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kì này được khởi đầu bằng việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 – 1986) và được thúc đẩy bởi cương lĩnh, chiến lược và đường lối phát triển kinh tế xã hội đất nước được đề ra trong các kì Đại hội tiếp sau. Đây cũng chính là thời kì Lạng Sơn quán triệt và triển khai đường lối, chính sách đổi mới được cụ thể hóa trong các văn kiện, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa X (1986), XI (1991) và XII (1996), với những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm là ổn định tình hình kinh tế xã hội, giải phóng các
năng lực sản xuất; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; thúc đẩy sản xuất phát triển và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về mặt xã hội; bảo đảm an ninh quốc phòng và cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.