Ở Việt Nam, loại tiền gởi tiết kiệm cũng được các NHTM áp dụng hết sức đa dạng như: tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, biết kiệm an cư của EAB, tiền gởi tích luỹ thưởng và cơ hội vàng của
Trang 1-1-
MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Mở đầu
Chương 1: DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng 1
1.1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng 1
1.1.2 Phân loại dịch vụ ngân hàng 2
1.1.2.1 Huy động vốn 2
1.1.2.2 Tín dụng 3
1.1.2.3 Dịch vụ thanh toán 4
1.1.2.4 Dịch vụ khác 5
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung cấp và phát triển dịch vụ của NHTM 6
1.2 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng 9
1.2.1 Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng Việt Nam 9
1.2.2 Các cam kết và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng 11
1.2.3 Cơ hội và thách thức đối với hệ thống NHTM Việt Nam 13
1.2.4 Chiến lược hành động và sự thay đổi thị phần dịch vụ của các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập 15
1.3 Xu hướng và triển vọng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng 18
Trang 2-2-
Kết luận chương 1 21
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM 2.1 Sơ lược về BIDV 22
2.2 Thực trạng hệ thống dịch vụ BIDV 22
2.1.1 Phân tích tình hình cung cấp các loại dịch vụ 22
2.1.2 Những tồn tại của hệ thống dịch vụ BIDV 34
2.1.2.1 Dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại và tiện ích chưa cao 34
2.1.2.2 Chất lượng dịch vụ hạn chế 35
2.1.2.3 Cơ cấu, tỷ trọng các loại dịch vụ chưa hợp lý 36
2.1.2.4 Dịch vụ chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, sức cạnh tranh yếu 37
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại 38
2.3.1 Các nguyên nhân chủ quan 38
2.3.1.1 BIDV chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề hoàn thiện và phát triển dịch vụ một cách toàn diện 38
2.3.1.2 Công tác Marketing còn hạn chế 40
2.3.1.3 Nguyên nhân từ hệ thống công nghệ ngân hàng 40
2.3.1.4 Nguyên nhân từ trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực 41
2.3.1.5 Nguyên nhân khác 42
2.3.2 Nguyên nhân khách quan 44
Kết luận chương 2 46
Chương 3: HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
Trang 3-3-
3.1 Định hướng và lộ trình phát triển dịch vụ BIDV 47
3.1.1 Định hướng chung 47
3.1.1.1 Xây dựng BIDV thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng 47
3.1.1.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 48
3.1.2 Định hướng và lộ trình phát triển các loại dịch vụ 49
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ BIDV 57
3.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ 57
3.2.2 Tăng cường bán chéo dịch vụ và phục vụ trọn gói 59
3.2.3 Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các chính sách của BIDV 60
3.2.3.1 Chính sách khách hàng 60
3.2.3.2 Chính sách giá phí 61
3.2.3.3 Chính sách phát triển dịch vụ 62
3.2.3.4 Chính sách marketing và phát triển thương hiệu 63
3.2.3.5 Chính sách phát triển mạng lưới kênh phân phối 64
3.2.4 Các giải pháp khác 65
3.2.4.1 Tăng cường năng lực tài chính 65
3.2.4.2 Nâng cao năng lực quản trị điều hành và phát triển nguồn nhân lực 66
3.2.4.3 Nâng cấp và khai thác hệ thống công nghệ hiện đại 67
3.2.4.4 Hoàn thiện bộ máy tổ chức 69
3.2.4.5 Giải pháp khác 69
3.3 Các kiến nghị 70
Kết luận chương 3 72 Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 4-4-
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Gia nhập WTO đánh dấu một bước thành công vượt bậc trong nỗ lực hội nhập nền kinh tế của Việt Nam với thế giới Sự gia nhập này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các NHTM của Việt Nam nhưng đồng thời cũng mang đến không ít thách thức
Các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh tài chính, kỹ thuật công nghệ hiện đại, năng lực marketing, có ưu thế và khả năng kiến tạo dịch vụ, sẽ dần chi phối thị phần dịch vụ từ các ngân hàng trong nước Trước tình hình đó buộc các NHTM của Việt Nam phải không ngừng cải cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị phần và phát triển dịch vụ ra nước ngoài Để làm được điều này, vấn đề hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu và là mục tiêu phấn đấu của các NHTM Việt Nam hiện nay
Tham gia vào sân chơi bình đẳng, với lịch sử 50 năm hình thành và phát triển, là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam nhưng Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng sẽ phải đối đầu với môi trường cạnh tranh khốc liệt, đe doạ đến sự tồn tại và phát triển của mình Thực tế, BIDV đang hội nhập trong điều kiện dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn về chủng loại, tiện ích dịch vụ chưa cao và chất lượng dịch vụ hạn chế
Trước yêu cầu cấp thiết của quá trình hội nhập, đòi hỏi BIDV phải có những giải pháp chiến lược cũng như những giải pháp cụ thể thiết thực cho sự
Trang 5-5-
phát triển toàn diện hệ thống dịch vụ ngân hàng Đó là lý do tác giả lựa chọn đề
tài “Hoàn thiện và phát triển dịch vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam trong tiến trình hội nhập” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống dịch vụ BIDV Trong đó, đề tài
nghiên cứu các loại dịch vụ BIDV cung cấp đến khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước Các dịch vụ trên thị trường liên ngân hàng và dịch vụ BIDV cung cấp cho các TCTD khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thực tế: qua quá trình 4 năm công tác tại BIDV ở bộ
phận dịch vụ khách hàng, tác giả đã trực tiếp tiếp xúc và cung cấp dịch vụ của BIDV đến khách hàng Qua đó, tác giả nắm bắt được thực trạng hệ thống dịch vụ BIDV hiện đang cung cấp, tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và xu hướng phát triển dịch vụ trong thời gian tới
Điều tra thống kê: Qua bảng khảo sát ý kiến được gửi đến 130 khách hàng
đang có quan hệ với BIDV, tác giả đã nhận được 118 phiếu phản hồi hợp lệ Mục tiêu điều tra nhằm thu thập những ý kiến khách quan của khách hàng về thực trạng hệ thống dịch vụ BIDV hiện nay và những dịch vụ mong muốn của khách hàng trong tương lai
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích và biện chứng duy
vật để đưa ra các kết luận chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu
4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài phân tích một cách toàn diện thực trạng tình hình cung cấp dịch vụ của BIDV trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở tìm
Trang 6-6-
hiểu nguyên nhân của những tồn tại, đề tài nêu lên những giải pháp chiến lược cùng những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ gắn với tình hình thực tế tại BIDV Nội dung nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực để BIDV vận dụng trong điều kiện hội nhập hiện nay
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Dịch vụ ngân hàng và hội nhập quốc tế
Chương 2: Thực trạng hệ thống dịch vụ Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ Ngân hàng ĐT&PT
Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Trang 7-7-
1.1 Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng
1.1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng
Ở nước ta, vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về dịch vụ ngân hàng Trong Luật các Tổ chức tín dụng, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng được quy định nhưng không có định nghĩa và giải thích rõ ràng Cụm từ “hoạt động kinh doanh tiền tệ
và dịch vụ ngân hàng” được bao hàm ở cả ba nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán (tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 Luật TCTD)
Thực tế vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm và nội hàm dịch
vụ ngân hàng Có không ít quan niệm cho rằng chỉ những hoạt động không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (huy động tiền gởi, cho vay…) thì mới gọi là dịch vụ ngân hàng (như: dịch vụ chuyển tiền, tư vấn, môi giới, uỷ thác,…) Ngược lại, có quan niệm lại xem xét dịch vụ ngân hàng dưới góc độ rộng hơn khi cho rằng lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bao hàm tất cả các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối,…của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân
Khi nói lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế, các nước đều quan niệm dịch vụ ngân hàng theo nghĩa rộng Ở những nước phát triển, các ngân hàng bán lẻ lớn có thể cung cấp đến vài trăm dịch vụ khác nhau cho khách hàng
là cá nhân và doanh nghiệp Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng và không có giới hạn khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung
Trang 8-8-
cấp Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm) Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành nên dịch vụ tài chính Một khi Việt Nam đã gia nhập WTO, tham gia sân chơi của các nền kinh tế lớn trên thế giới thì việc xem xét khái niệm dịch vụ tài chính cũng như khái niệm dịch vụ ngân hàng theo quan niệm chung của các nước là vấn đề cần thiết và tất yếu Chính vì vậy, dịch vụ ngân hàng được đề cập trong Luận văn là một bộ phận của dịch vụ tài chính được hiểu theo nghĩa rộng như đã nêu ở trên
1.1.2 Phân loại dịch vụ ngân hàng
Nhu cầu xã hội ngày càng cao, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng Vì vậy, rất khó để thống kê toàn bộ các dịch vụ ngân hàng Sự phân loại tuỳ thuộc vào đặc điểm, chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng nhưng về cơ bản thì dịch vụ ngân hàng bao gồm những loại chính như: Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán, và các dịch vụ khác
1.1.2.1 Huy động vốn
Một trong những chức năng quan trọng của NHTM là huy động vốn để cho vay và đầu tư Để huy động được nguồn vốn cần thiết, các NHTM cung cấp hàng loạt các loại dịch vụ huy động vốn như sau:
¾ Tiền gởi không kỳ hạn
Là loại tiền gởi hoàn toàn theo nguyên tắc khả dụng, nghĩa là người gởi tiền
có quyền rút tiền vào bất cứ lúc nào họ muốn Khách hàng lựa chọn tiền gởi không kỳ hạn vì mục tích đảm bảo an toàn về tài sản và tính tiện ích trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng
¾ Tiền gởi có kỳ hạn
Là loại tiền gởi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng Tiền gởi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định tuỳ theo kỳ hạn gởi
Trang 9¾ Tiền gởi tiết kiệm
Tiền gởi tiết kiệm ở các nước trên thế giới có hai loại chủ yếu:
- Tiền gởi tiết kiệm theo tài khoản có thông tri, tức là tiền gởi không có thời gian đáo hạn mà người gởi khi muốn rút ra phải báo trước cho ngân hàng một thời gian Tuy nhiên ngày nay các ngân hàng thường cho phép các khách hàng rút tiền tiết kiệm mà không cần báo trước
- Tiền gởi tiết kiệm có mục đích: Khách hàng gởi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm tích luỹ nhằm mục đích như mua nhà, mua xe, trang trãi chi phí học tập… Đối với những người gởi tiền loại này ngân hàng thường cấp tín dụng để bù đắp thêm phần thiếu hụt khi sử dụng theo mục đích của tiền gởi tiết kiệm
Ở Việt Nam, loại tiền gởi tiết kiệm cũng được các NHTM áp dụng hết sức
đa dạng như: tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, biết kiệm an cư của EAB, tiền gởi tích luỹ thưởng và cơ hội vàng của Sacombank,…
1.1.2.2 Tín dụng
Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác (theo Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam)
Nghiệp vụ tín dụng bao gồm những dịch vụ chủ yếu sau:
¾ Cho vay: Là một loại hình tín dụng được hiểu như là một giao dịch về
tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài
Trang 10-10-
chính khác) và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Có nhiều loại cho vay tuỳ vào cách phân loại:
– Căn cứ vào thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn – Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: vay sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng, du học,…
– Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay có đảm bảo tiền vay và không có đảm bảo tiền vay…
¾ Chiết khấu: Ngân hàng được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và giấy tờ
có giá từ ngân hàng khác
¾ Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở
hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng
¾ Bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với
bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hành phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay
1.1.2.3 Dịch vụ thanh toán
¾ Thanh toán trong nước:
Có rất nhiều phương thức thanh toán qua hệ thống ngân hàng như: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản thanh toán tự động định kỳ, thanh toán lương qua tài khoản,…
Trang 11-11-
Công cuộc đổi mới công nghệ, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích như: Mobile banking, Home banking, Internet banking, Phone banking,…Việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay như là một lợi thế cạnh tranh Có thể nói, các dịch vụ ngân hàng điện tử
ra đời càng làm tăng thêm nhiều tiện ích cho các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai
¾ Thanh toán quốc tế:
Quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông qua các phương thức chính như: phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng bộ chứng từ
− Chuyển tiền: là phương thức thanh toán đơn giản nhất trong thanh toán
quốc tế, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, nhà nhập khẩu,…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ,…) ở một địa điểm nhất định
− Nhờ thu: là một phương thức thanh toán, trong đó người bán sau khi hoàn
thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền của người mua trên cơ sở hối phiếu
do người bán lập ra Nhờ thu có hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ
− Tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ
biến nhất hiện nay Đây là phương thức thanh toán phức tạp, phí giao dịch cao nhưng đảm bảo được nhiều nhất quyền lợi của cả bên bán và bên mua
1.1.2.4 Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ nêu trên, để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách hàng các ngân hàng ngày nay còn cung cấp rất nhiều các loại dịch vụ khác như: Dịch
Trang 12tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo dẫn đến những rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Hệ thống NHTM Việt Nam, kể cả các NHTM Nhà nước nhìn chung đều có quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp hơn nhiều so với các ngân hàng nước ngoài Vì vậy, dịch vụ của các NHTM Việt Nam cung cấp còn hạn chế, đặc biệt
là những dịch vụ đòi hỏi công nghệ hiện đại với mức đầu tư lớn
¾ Công nghệ ngân hàng
Sự phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển và đa dạng hoá dịch vụ theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Đồng thời giúp ngân
Trang 13-13-
hàng thực hiện khối lượng lớn các giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác Ngoài các dịch vụ ngân hàng truyền thống: tín dụng, huy động vốn, thanh toán,… NHTM còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Mobilebanking, homebanking, internetbanking,… Đây chính là những dịch vụ của kỹ thuật công nghệ tiên tiến Phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt
về khả năng cung ứng dịch vụ của mỗi ngân hàng
¾ Trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực
Trong xu thế phát triển và cạnh tranh hiện nay, nếu như công nghệ được xem là yếu tố tạo ra sự đột phá, khác biệt cho dịch vụ thì một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự hoàn thiện và phát triển của dịch vụ ngân hàng chính
là năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực
Nhân tố con người được xem là nguồn lực thiết yếu đối với mỗi ngân hàng Chất lượng dịch vụ ngân hàng cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào khả năng phục
vụ của nhân viên ngân hàng Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng
và chính xác, đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản, nắm vững quy trình nghiệp vụ, biết làm chủ công nghệ và tác phong phục vụ chuyên nghiệp
¾ Hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng
Hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng hiệu quả có thể đem những tiện ích của dịch vụ ngân hàng đến gần với khách hàng hơn Marketing có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như thông qua các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, thông qua những tiện ích của dịch vụ mang đến cho khách hàng, thông qua cung cách và thái độ phục vụ, lấy khách hàng làm trung tâm của các hoạt động kinh doanh
Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt ngày nay, hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng càng giữ một vai trò quan trọng giúp các ngân hàng tạo
Trang 14-14-
dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu cho ngân hàng
¾ Các định hướng chiến lược và chính sách của ngân hàng
Tuỳ vào chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển dịch vụ mà danh mục dịch vụ các ngân hàng cung cấp sẽ có những đặc điểm khác nhau Trên thực tế, dịch vụ ngân hàng của các NHTM Nhà nước Việt Nam vẫn chưa đa dạng và chưa khác biệt, thị trường mục tiêu của các ngân hàng này chưa rõ ràng là tập trung bán buôn hay sẽ quay sang bán lẻ như các NHTM cổ phần Các NHTM cổ phần dường như đã xác định mục tiêu là phục vụ các DNVVN và khách hàng cá nhân là chủ yếu, vì vậy danh mục dịch vụ của các NHTM cổ phần thường đa dạng, nhiều tiện ích và hướng đến sự thoả mãn nhu cầu khách hàng nhiều hơn Khả năng cung cấp dịch vụ của một ngân hàng còn phụ thuộc vào việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ như: Chính sách khách hàng, chính sách giá phí, chính sách phát triển kênh phân phối,…
¾ Quy trình, thủ tục giao dịch
Quy trình giao dịch với những thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian cho khách hàng sẽ là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút khách hàng Phần lớn các quy trình và thủ tục giao dịch của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nặng về hình thức giấy tờ, rườm rà, làm mất nhiều thời gian của khách hàng Ở nhiều ngân hàng đã thực hiện quy trình giao dịch một cửa nhưng chưa hoàn toàn, đối với nhiều giao dịch khách hàng vẫn phải thực hiện ở nhiều quầy, thời gian chờ đợi để xử lý giao dịch vẫn lâu, chậm trễ Đây là một điểm yếu mà các NHTM Việt Nam cần phải khắc phục
¾ Các yếu tố khác
Khả năng cung cấp và phát triển các dịch vụ của NHTM còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quy mô hoạt động, sự vận hành bộ máy tổ chức, cơ sở vật
Trang 15-15-
chất, mạng lưới chi nhánh nội địa và quốc tế, hệ thống quan hệ đại lý, Ngoài ra, khung pháp lý và năng lực giám sát của NHNN cũng tác động không nhỏ đến khả năng cung cấp và phát triển dịch vụ của các NHTM
1.2 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng
1.2.1 Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng Việt Nam
Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với nền kinh tế khu vực và thế giới Trong điều kiện quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi quốc gia trên thế giới, không thể phủ nhận hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan ngày nay Hoà cùng xu thế này, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu chủ động hội nhập sau Nghị quyết Đại hội Đảng VI (năm 1986)
Trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam cũng đã đi đúng con đường hội nhập kinh tế quốc tế Điển hình là các cam kết song phương và đa phương như: Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ (AFAS) được xây dựng vào năm 1995; Hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký ngày 13.7.2000, trong đó các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với các ngân hàng Hoa Kỳ được nới lỏng dần trong thời gian 9 năm; gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết nới lỏng dần các hạn chế đối với hoạt động của các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 7/11/2006, tại Geneva - Thuỵ Sĩ, WTO đã chính thức thông qua việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, sau 11 năm tham gia các cuộc đàm phán cả song phương lẫn đa phương với tất cả các thành viên WTO Gia nhập WTO, Việt Nam đã bắt đầu một giai đoạn mở cửa thị trường và hội nhập thực sự Đối với thị trường dịch vụ ngân hàng cũng không là ngoại lệ Trong gia đoạn đầu, Việt Nam phải thực hiện một số cam kết và thực hiện các nghĩa vụ theo tiến trình hội nhập
Trang 16-16-
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) – văn bản pháp lý điều
chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên WTO – quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc hoạt động trong thương mại dịch vụ Các nghĩa vụ của GATS có thể được phân theo hai nhóm: Các nghĩa vụ chung được áp dụng cho tất cả các nước thành viên và nghĩa vụ thực hiện các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong các ngành và phân ngành của mỗi nước Theo
đó, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, ngành Ngân hàng sẽ phải tuân thủ những nghĩa vụ quy định trong GATS, cụ thể như sau:
Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) là nghĩa vụ chung bắt buộc trong GATS Theo
nguyên tắc MFN, Việt Nam có nghĩa vụ đối xử như nhau với tất cả các nước hoặc nếu Việt Nam dành ưu đãi cho một nước thì phải dành ưu đãi cho tất cả các nước thành viên, trừ khi Việt Nam có những miễn trừ MFN được nêu trong Danh mục cam kết của mình khi gia nhập WTO Như vậy, các ưu đãi áp dụng hạn chế trên cơ sở song phương sẽ được dành cho tất cả các nước thành viên WTO Chẳng hạn như, khi Việt Nam dành ưu đãi cho Hoa kỳ trong lĩnh vực dịch
vụ ngân hàng theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì cũng phải dành những ưu đãi tương tự trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng cho tất cả các nước thành viên còn lại trong WTO
Theo nguyên tắc Đãi ngộ Quốc gia, Việt Nam có nghĩa vụ đối xử như nhau
giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài Cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, nhà cung cấp các dịch vụ ngân hàng nước ngoài được hưởng những ưu đãi ngang bằng với nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng của Việt Nam hoặc các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử với các tổ chức tín dụng trong nước
Ví dụ, các NHTM trong nước được phép đặt máy ATM ở ngoài trụ sở chính thì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được phép làm như vậy Trong thương mại dịch vụ, các nước thành viên thường quan tâm nhiều hơn tới đãi ngộ
Trang 17-17-
quốc gia bởi lẻ trong thương mại dịch vụ, bên cạnh sự di chuyển dịch vụ còn có
sự di chuyển của nhà cung cấp dịch vụ vào Việt Nam
Theo nguyên tắc tiếp cận thị trường, Việt Nam sẽ phải loại bỏ dần các biện
pháp hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; về tổng giá trị các giao dịch trong dịch vụ; về tổng số các giao dịch dịch vụ hoặc về tổng số lượng dịch vụ; các biện pháp hạn chế về loại hình pháp nhân hoạt động trong từng lĩnh vực dịch vụ; và hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài
1.2.2 Các cam kết và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng
Các cam kết của Việt Nam về loại hình dịch vụ ngân hàng và tài chính mà các tổ chức tín dụng nước ngoài cung cấp tại Việt Nam là rất phong phú và đa dạng, bao gồm hầu hết các dịch vụ của một ngân hàng hiện đại Trong đó có một
số dịch vụ chỉ mới được thực hiện ở Việt Nam như nghiệp vụ Swaps, Forward, hoặc chưa từng được thực hiện ở Việt Nam như nghiệp vụ quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, cung cấp và xử lý dữ liệu tài chính và các phần mềm của nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác,…
Theo như cam kết, ngành ngân hàng sẽ được mở cửa theo lộ trình sau:
− Ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau: văn phòng đại diện, chi nhánh NHTM nước ngoài, NHTM liên doanh trong đó có tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh và kể từ ngày 1 tháng 4 năm
2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập
− Cam kết của Việt Nam về lộ trình thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính không phải là dài (5 năm) và không phải giống nhau ở các lĩnh vực hoạt động Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng
Trang 18-18-
theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đủ
Như vậy, đến năm 2011, cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn sẽ rất quyết liệt Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của ngân hàng nước ngoài sẽ là ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong toàn ngành ngân hàng và buộc các ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao khả hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh
− Vấn đề tham gia cổ phần:
Cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO về các hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là đầy đủ và không bị hạn chế, ở cả loại hình NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
− Điều kiện để thành lập một chi nhánh của một NHTM nước ngoài tại Việt Nam: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn Điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngần hàng 100% vốn nước ngoài: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 10
tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn
− Một chi nhánh NHTM nước ngoài không được phép mở các điểm giao
Trang 19Trên cơ sở lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các NHTM
sẽ có những cơ hội phát triển, đồng thời cũng phải đương đầu với những thách thức hết sức to lớn
¾ Gia nhập WTO, NHTM Việt Nam sẽ có những cơ hội phát triển sau:
− Nâng cao vị thế các NHTM Việt Nam trên thương trường quốc tế, xoá bỏ
sự phân biệt đối xử trong kinh doanh
Trở thành thành viên WTO là một bước tiến lớn và quan trọng trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam Đối với hệ thống ngân hàng, cũng giống như các ngành kinh tế khác, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có cơ hội lớn mở mang hoạt động ở nước ngoài, xây dựng vị trí, tạo thế và lực mới trên thị trường quốc tế Với việc gia nhập WTO, về nguyên tắc, Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng theo Quy chế tối huệ quốc (MFN) và Quy chế đối xử quốc gia (NT) Đó là cơ hội pháp lý để chúng ta tạo lập và tăng cường vị thế trên thương trường, từng bước xoá bỏ được sự phân biệt đối xử trong kinh doanh
− Động lực thúc đẩy cải cách ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh
Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy cải cách, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện mới
− Học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng
Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đồng thời công nghệ ngân hàng và kỹ
Trang 20-20-
năng quản lý tiên tiến được các ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết, hợp tác kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật của các ngân hàng nước ngoài
− Khơi thông, thu hút nguồn vốn và mở rộng quan hệ đại lý quốc tế
Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn Đồng thời, quan hệ đại lý quốc tế của ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển rộng rãi để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển
¾ Những thách thức:
− Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn trên bình diện rộng hơn và sâu hơn
Các NHTM trong nước sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng nước ngoài trong điều kiện họ có nhiều lợi thế hơn về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, dịch vụ ngân hàng hiện đại Các ngân hàng với chất lượng dịch vụ hàng đầu trên thế giới sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam mà không còn bị giới hạn về phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng và hệ thống phân phối Trong khi đó, các dịch vụ hiện nay của các NHTM Việt Nam còn đơn điệu, chưa tiện lợn, chất lượng thấp, chủ yếu vẫn là dịch vụ ngân hàng truyền thống
− Nguy cơ bị chiếm lĩnh thị phần, thu hẹp quy mô hoạt động bởi các ngân hàng nước ngoài
Tự do hoá thương mại, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước, các nước thành viên WTO chỉ thật sự có lợi khi ngân hàng trong nước có sức cạnh tranh cao Thực tế, năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam còn hạn chế, do đó khả năng bị chiếm lĩnh thị phần, gặp rủi ro, thu hẹp quy mô hoạt động và dẫn đến tình trạng phá sản, sát nhập hay giải thể các ngân hàng không đủ khả năng cạnh tranh chính là thách thức đối với các NHTM Việt Nam hiện nay
− Phải đảm bảo các yêu cầu chuẩn mực theo thông lệ quốc tế
Trang 21-21-
Hệ thống ngân hàng cần đáp ứng các chuẩn mực về an toàn theo thông lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế
− Yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao
Hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng nghiên cứu phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình, về các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế… Trong khi đó, nguồn nhân lực được trang
bị của hệ thống NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập về các kiến thức trên, đặc biệt là năng lực phân tích và dự báo Đó là một thách thức rất lớn để thực hiện hội nhập thành công
Như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các NHTM của Việt Nam nhưng đồng thời cũng đem đến không ít thách thức Tuy nhiên, cơ hội không đem lại kết quả tốt như nhau cho tất cả các NHTM mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của mỗi ngân hàng Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn phụ thuộc vào nỗ lực vươn lên của mỗi ngân hàng Nếu các ngân hàng biết tận dụng cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức
1.2.4 Chiến lược hành động và sự thay đổi thị phần dịch vụ của các
NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập
Từ ngày 01.04.2007, các ngân hàng nước ngoài có thể thâm nhập vào Việt Nam dưới các hình thức hiện diện thương mại chính là: thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoặc nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua
cổ phần của các NHTM Việt Nam theo tỉ lệ cho phép Thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng mở cửa, các NHTM trong nước sẽ phải chịu những sức ép mạnh mẽ trong quá trình cạnh tranh Trước tình hình đó, các NHTM trong nước
đã chuẩn bị cho cuộc đua mới bằng hàng loạt các chiến lược hành động, cụ thể như sau:
Trang 22-22-
Thứ nhất, các ngân hàng trong nước đã gia tăng nhanh chóng vốn điều lệ
Giải pháp này nhằm nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Sacombank đã tăng vốn điều lệ từ 1.250 tỷ VND (31.12.2005) lên 2.089 tỷ VND (31.12.2006), ACB tăng từ 950 tỷ VND lên 1.100 tỷ VND, Techcombank tăng từ 555 tỷ VND lên 1.500 tỷ VND ( )1,
Thứ hai, các NHTM cổ phần đua nhau bán lại cổ phần cho các ngân hàng
nước ngoài Sacombank đã bán 10% vốn cổ phần cho ANZ và 20% vốn cổ phần cho công ty tài chính quốc tế IFC thuộc WB và Dragon Financial Holdings của Anh ACB thì bán 8.56% cổ phần cho Standard Chartered Bank của Anh và 21% vốn cổ phần cho Connaught Investor (thuộc Jardine Mutheson Group) và IFC thuộc WB Bên cạnh đó NHTM cổ phần Phương Đông bán 10% vốn cổ phần cho BNP Paris của Pháp, Techcombank bán 10% vốn cổ phần cho HSBC, NHTM cổ phần Phương Nam bán 10% vốn cổ phần cho UOB của Singapore Việc các ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường mua lại vốn cổ phần đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên khi hợp tác Bên cạnh việc bỏ tiền mua cổ phần, các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài đều có cam kết trợ giúp kỹ thuật, thậm chí
cử chuyên gia, cố vấn hỗ trợ các NHTM Việt Nam Vì vậy, không những nâng cao được năng lực tài chính các NHTM Việt Nam còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ, nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới hoạt động kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế
Thứ ba, các ngân hàng trong nước liên tục đa dạng hoá các dịch vụ bằng
cách hợp tác phát triển với ngân hàng nước ngoài Ví dụ như: Citibank kết hợp với EAB về phát triển dịch vụ ngân hàng và chuyển kiều hối Theo đó, Citibank
hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của EAB về dịch vụ ngân hàng bán
lẻ, dịch vụ phục vụ doanh nghiệp và kết nối hệ thống thanh toán thẻ của EAB với hệ thống thẻ của Citibank Với sự hợp tác này, EAB có điều kiện phát triển
( ) 1 Nguồn: “Ngân hàng phát triển trong cạnh tranh”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 01/2007, tr.52
Trang 23-23-
dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích tại Việt Nam, ngược lại thúc đẩy các khách hàng của Citibank tại Mỹ, nhất là Việt kiều chuyển tiền kiều hối về nước qua EAB, cũng như mở rộng dịch vụ thẻ của EAB tại Mỹ
Các ngân hàng trong nước cũng đang năm bắt nhu cầu khách hàng để đưa
ra các dịch vụ chuyển tiền nhanh như: ACB kết hợp với Western Union, ICB cung cấp dịch vụ kiều hối qua máy rút tiền tự động và hợp tác với Wells-Fargo, EAB với chương trình chuyển tiền kiều hối MoneyGram,
Thứ tư, một trong những yếu tố quan trọng khác mà các ngân hàng nội địa
đang nỗ lực hành động là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thông qua cải thiện các chế độ lương, thưởng, cơ hội thăng tiến, áp dụng các chế độ ưu đãi về quyền mua cổ phiếu, nhằm tìm kiếm những chuyên viên giỏi, đội ngũ quản lý tài năng Về vấn đề này, các NHTM cổ phần đã tỏ ra năng động hơn NHTM Nhà nước Chính vì vậy, thời gian gần đây tình trạng chảy máu chất xám từ NHTM Nhà nước sang NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài ngày càng gia tăng Nhìn chung, trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh quyết liệt, hệ thống NHTM cổ phần đã thể hiện được sự phát triển vững chắc và ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn thị phần các loại dịch vụ Ngược lại, hệ thống NHTM Nhà nước lại chậm đổi mới và có nguy cơ mất dần thị phần hoạt động trước sự mở rộng quy mô hoạt động của các đối thủ cạnh tranh
Điển hình là thị phần cho vay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2006, khối NHTM cổ phần vươn lên mạnh mẽ, vượt lên trên khối NHTM Nhà nước về thị phần, lần đầu tiên chiếm tỷ trọng thị phần cho vay lớn nhất toàn
bộ hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tính đến hết năm 2006, khối NHTM cổ phần đạt tổng dư nợ cho vay là 82.978 tỷ VND, chiếm tỷ trọng thị phần là 37.77%, tăng gần 3.8% thị phần so với năm 2005 Trong khi đó khối NHTM Nhà nước dư nợ chỉ đạt 77.560 tỷ VND, chiếm 35.5% thị phần cho vay trên địa bàn và giảm hơn 3.0% so với tỷ trọng thị phần cuối năm 2005; khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt dư nợ 44.998 tỷ VND, chiếm 20.48% và tăng 2.1% tỷ
Trang 241.4 Xu hướng và triển vọng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã và đang là xu thế phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng ở các nước trong khu vực và trên thế giới Xu hướng ngày nay thể hiện rõ rằng, ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ trở thành những ngân hàng toàn cầu trong tương lai
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ có thể hiểu là những dịch vụ cung ứng tiện ích và tín dụng ngân hàng đến tận tay người tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt) Đối tượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ vô cùng lớn gồm các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ở Việt nam, xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng là tất yếu bởi những ưu điểm của dịch vụ bán lẻ mang lại, gắn liền với các xu hướng và triển vọng phát triển sau:
( ) 2 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn TPHCM năm 2005 và 2006 của NHNN TPHCM
Trang 25-25-
Một là, khả năng phát triển và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đất nước trong
những năm tiếp theo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, do tiềm năng, năng lực của nền kinh tế còn rất lớn cùng với những cơ hội từ hội nhập, từ đầu tư nước ngoài cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế chưa phát triển… Bên cạnh đó, chủ trương, cơ chế phát triển kinh tế ngày càng thuận lợi tiếp tục thu hút người dân, doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển nhanh hơn, nhiều hơn Và như vậy, tiềm năng về dịch vụ ngân hàng của những đối tượng khách hàng này cũng sẽ tăng lên
Hai là, nhu cầu về dịch vụ của khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ngày càng cao Thị trường tiềm năng là rất lớn
Hiện nay chỉ có một phần nhỏ trong số hơn 84 triệu dân Việt Nam tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại Mới có trên 6.5 triệu tài khoản cá nhân và khoảng 4.75 triệu thẻ được phát hành Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cao hơn thì nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên Các dịch vụ như: chuyển tiền thanh toán, tư vấn tài chính, thanh toán định kỳ phí bảo hiểm, cước điện thoại, internet… sẽ đáp ứng những nhu cầu tất yếu của người dân Việt Nam Đặc biệt tại các thành phố lớn, các nhu cầu về sinh hoạt, phương tiện đi lại, về mua nhà ở ngày càng tăng Vì vậy, nhu cầu về tín dụng tiêu dùng (vay mua xe, mua nhà, mua sắm vật dụng gia đình…), nhu cầu về các loại thẻ tín dụng, thẻ ATM, thanh toán qua máy POS… nhằm đáp ứng tối đa sự thuận lợi trong chi tiêu cũng sẽ tăng
Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến tạo tiền đề cho các giao dịch điện tử và thương mại điện tử phát triển, gắn liền với nó là nhu cầu về dịch
vụ ngân hàng hiện đại Đây vừa là thị trường dịch vụ tiềm năng vừa là xu hướng phát triển dịch vụ tất yếu mà các NHTM cần phải thực hiện nhằm năng cao khả năng cạnh tranh của mình
Ba là, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu bởi ưu
Trang 26-26-
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã có
sự tăng trưởng mạnh mẽ, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới Một mặt, nhờ nhận thức, thói quen của người dân về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng như thu nhập của người dân đã tăng lên Mặt khác, các NHTM cũng xác định rõ đây là lĩnh vực tiềm năng và đã tích cực, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ mới mẻ này
Có thể thấy rõ nhất qua việc các NHTM gia tăng số lượng máy ATM, mở rộng nền khách hàng cá nhân, tích cực triển khai các dịch vụ qua ngân hàng như thanh toán hoá đơn tiền điện, điện thoại, chuyển khoản tự động, cho vay tiêu dùng… Đồng thời xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa các NHTM trong lĩnh vực thanh toán thẻ, liên kết giữa NHTM với các công ty bảo hiểm, các tập đoàn viễn thông (FPT, VNPT ) Các ngân hàng như ACB, Sacombank, EAB đã tập trung vào phân khúc thị trường này và đang kiếm được mức lợi nhuận cao hàng năm
Tóm lại, củng cố để tạo lập nền tảng khách hàng vững chắc đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên việc mở rộng và phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ sẽ là nhân tố quyết định đến vai trò dẫn đầu của các ngân hàng trong tương lai Khả năng cung cấp được nhiều dịch vụ hơn trong đó bao gồm nhiều dịch vụ mới thông qua sự đa dạng các kênh phân phối hiện đại sẽ giúp các ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần hoạt động trong nước và mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế
Trang 27-27-
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ngoài phần cơ sở lý luận, Chương 1 của đề tài còn đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, nêu lên những cơ hội cũng như thách thức của hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập Từ đó, tìm hiểu về chiến lược hành động và sự thay đổi thị phần dịch vụ của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua Những thay đổi này cho thấy chiến lược và nổ lực của nhóm các NHTM năng động khi phải đối mặt với thách thức và điều kiện cạnh tranh khốc liệt Những gì nhóm NHTM năng động đã làm chưa hẳn là chân
lý của sự phát triển dịch vụ, tuy nhiên đó là những giải pháp mà các NHTM khác
có thể học hỏi để hoàn thiện và phát triển hệ thống dịch vụ của mình Ngoài ra, ở phần cuối Chương 1, đề tài còn nhận định về xu hướng và triển vọng phát triển dịch vụ ngân hàng trong tương lai là thuộc về thị trường dịch vụ ngân hàng bán
lẻ Theo đó, mở rộng và phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ sẽ là nhân tố quyết định đến vai trò dẫn đầu của các ngân hàng trong tương lai
Trang 28-28-
ĐT&PT VIỆT NAM
2.1 Sơ lược về BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Bank For Investment And Development Of VietNam, gọi tắt là BIDV, được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ
Sau 50 năm hoạt động, BIDV đã trở thành một NHTM hoạt động đa năng,
đa lĩnh vực BIDV là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đến cuối năm 2006 đạt 167.693 tỷ đồng, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước Hệ thống BIDV có hơn 10.000 cán bộ nhân viên; gồm 102 Chi nhánh, 325 Phòng giao dịch và điểm giao dịch Ngoài ra còn có các công ty trực thuộc BIDV như: Công
ty Bảo hiểm, Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Chứng khoán… góp phần làm gia tăng và đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động của BIDV
Hoạt động và nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước Trãi qua nhiều giai đoạn phát triển và hoàn thiện, đến nay BIDV đã cung cấp đầu đủ các mặt nghiệp vụ của một NHTM phục vụ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
2.2 Thực trạng hệ thống dịch vụ BIDV
2.2.1 Phân tích tình hình cung cấp các loại dịch vụ
BIDV hoạt động đa năng, đa lĩnh vực, tuy nhiên các dịch vụ BIDV cung cấp trong thời gian qua lại chủ yếu là các dịch vụ ngân hàng truyền thống gồm: tín dụng, huy động vốn, thanh toán và ngân quỹ, kinh doanh tiền tệ ( )3 Tình
( ) 3 Chi tiết danh mục dịch vụ BIDV cung cấp ở phần Phụ lục 01
Trang 29Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động từ khách hàng năm 2004 – 2006 ( ) 4
2006 (tỷ VND)
% so với năm trước
Tiền gởi không kỳ hạn 15.183 18.758 23.55% 29.310 56.25%Tiền gởi có kỳ hạn 39.538 55.985 41.60% 74.954 33.88%Chứng chỉ tiền gởi 10.025 8.902 (11.20%) 7.116 (20.06%)Tiền gởi và các khoản
phải trả khác 2.517 2.101 (16.53%) 2.344 11.57%
Nguồn vốn huy động đến 31.12.2006 đại 113.724 tỷ VND tăng 32.63% so với 2005 Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của BIDV là khá cao đối với một số loại tiền gởi huy động Trong đó, đặc biệt tăng trưởng mạnh là tiền gởi không kỳ hạn (năm 2006 tăng 56.25% so với 2005), tiền gởi có kỳ hạn cũng tăng cao 33.88% năm 2006 so với 2005 Tuy nhiên, mức tăng huy động vốn của BIDV đạt 32.63% là thấp hơn so với mức tăng trưởng huy động vốn của toàn
( ) 4 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 - 2006 của BIDV
Trang 30-30-
ngành ngân hàng Việt Nam năm 2006 (tăng 33% so với 2005 ( )5) và khi đánh giá dưới góc độ cơ cấu cũng như danh mục dịch vụ BIDV cung cấp thì hoạt động huy động vốn vẫn còn những hạn chế nhất định
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo loại hình huy động qua các năm ( ) 6
Dịch vụ huy động vốn của BIDV hiện nay chủ yếu vẫn dưới dạng tiền gởi có
kỳ hạn (chiếm từ 58% - 66% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng) Tiền gởi không kỳ hạn chiếm tỉ trọng không cao (từ 22% - 26% trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng) Điều này phần nào cho thấy hoạt động thanh toán, loại dịch
vụ được thực hiện chủ yếu thông qua tiền gởi không kỳ hạn, chưa phải là một thế mạnh của BIDV đến thời điểm hiện nay
Các loại tiền gởi của BIDV còn chung chung, chưa có sự phân biệt dành cho từng loại đối tượng, nhóm khách hàng khác nhau Tiền gởi tiết kiệm thiếu sự đa dạng về mục đích gởi tiền của khách hàng như: tiết kiệm đầu tư, tiết kiệm mua xe, tiết kiệm mua nhà, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm du học,… Tiền gởi thanh toán của BIDV chủ yếu là tài khoản tiền gởi thanh toán (current account) sử dụng chung cho mọi hoạt động: thực hiện các lệnh chuyển tiền đi và đến, trả lương qua tài khoản, rút tiền, sử dụng thẻ ATM và phát hành séc Những dịch vụ này mới chỉ là dịch vụ đơn giản nhất mà một ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng
Trang 31-31-
Bảng 2.2: Các hình thức huy động tiền gởi đối với khách hàng cá nhân
của BIDV và ANZ tại Việt Nam (7)
BIDV ANZ
1 Tiền gởi tiết kiệm
- Tiết kiệm thông thường
- Tiết kiệm “Ổ trứng vàng”
2 Tiền gởi thanh toán
- Tài khoản vãng lai
3 Tiền gởi có kỳ hạn
- Tiền gởi có kỳ hạn thông
thường
- Tiền gởi tiết kiệm bậc thang
- Tiền gởi tiết kiệm dự thưởng
- Tiền gởi tiết kiệm rút dần
4 Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi
1 Tiền gởi tiết kiệm
- Tiết kiệm thông thường
- Tiết kiệm đầu tư
- Tiết kiệm ngoại tệ
2 Tiền gởi thanh toán
- Tài khoản vãng lai
- Tài khoản quản lý quỹ
- Tài khoản chi tiêu
- Tài khoản thông minh
- Tài khoản đa lộc
3 Tiền gởi có kỳ hạn
- Tài khoản tiền gởi có kỳ hạn từ 1 tuần –1 năm
Bảng so sánh trên cho thấy sự khác biệt các loại dịch vụ huy động vốn giữa
BIDV và một ngân hàng bán lẻ mang tầm cỡ quốc tế như ANZ BIDV dường như
có lợi thế hơn ANZ trong việc áp dụng đa dạng các hình thức huy động tiền gởi có
kỳ hạn Điều này có được là vì những quy định hạn chế hoạt động huy động vốn
đối với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên, khi các hạn chế không
còn nữa, ANZ có thể mở rộng danh mục dịch vụ tại Việt Nam trong thời gian tới
và sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với BIDV Ngược lại, về tiền gởi thanh toán, ANZ cung
cấp các dịch vụ đa dạng và chuyên nghiệp hơn BIDV Tiền gởi thanh toán được
phân thành nhiều loại (tài khoản vãng lai, tài khoản đa lộc, tài khoản chi tiêu,…)
với những đặc điểm và tiện ích khác nhau Điều này minh chứng cho sự phát triển
( ) 7 Nguồn: Website BIDV.com.vn và ANZ.com.vn
Trang 32-32-
vượt bật về khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán đi kèm và càng khẳng định khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tại một ngân hàng nước ngoài cao hơn nhiều so với BIDV
¾ Tín dụng
Hoạt động tín dụng qua các năm đã có sự điều chỉnh cơ bản từ nhận thức đến hoạt động BIDV đã chuyển mạnh sang cơ chế thị trường với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả và độ an toàn, gắn chặt giữa tăng trưởng với kiểm soát rủi ro tín dụng Đồng thời, nỗ lực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, cơ cấu khách hàng vay
Biểu đồ 2.2: Tín dụng đối với nền kinh tế ( ) 8
Hoạt động tín dụng của BIDV trong thời gian qua đạt được những kết quả đáng khích lệ, tổng dư nợ tín dụng (không bao gồm các khoản nợ khoanh, chờ
xử lý, uỷ thác đầu tư) đến 31.12.2006 đạt 98.638 tỷ VND Dư nợ tín dụng năm 2002-2006 đều tăng trưởng tuyệt đối và tương đối cao, mức tăng trưởng bình quân từ 2002-2006 đạt 13.69% BIDV đã nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của
( ) 8 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2002 - 2006 của BIDV
Trang 33-33-
đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng như thuỷ điện, công nghiệp tàu thuỷ, khai khoáng
Một thời gian dài trong lịch sử phát triển, BIDV là một ngân hàng của Chính phủ, chuyên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là cho các tổng công ty Khoảng thời gian sau đó, BIDV đã thực hiện đề án tái cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn nói chung có xu hướng giảm dần nhằm phù hợp hơn với cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động Năm 2001 tỷ lệ này là 53% tổng dư
nợ thì đến năm 2006 đã giảm xuống còn 41.1% ( )9 Cơ cấu khách hàng cũng đã có
sự thay đổi đáng kể, từ phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước là chủ yếu BIDV đã mở rộng nền khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân, cá thể
BIDV đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực tín dụng nhưng tỷ
lệ nợ xấu đến thời điểm 31.12.2006 vẫn còn ở mức 9.6% (theo tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế) là khá cao so với các đối thủ cạnh tranh Điều này sẽ gây nhiều bất lợi cho BIDV trong quá trình thực hiện cổ phần hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập Thêm vào đó, loại hình tín dụng BIDV cung cấp đến khách hàng cũng còn khá đơn điệu, mang tính truyền thống BIDV chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: xây lắp, điện, xi măng, dầu khí, cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh,…thiếu vắng các loại dịch vụ tín dụng phục vụ tiêu dùng: cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng, cho vay thấu chi, cho vay thẻ tín dụng, cho vay hỗ trợ du học,…
BIDV nhìn chung không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình phục vụ mục đích tiêu dùng vì những khoản vay này có quy mô vốn nhỏ, đòi hỏi nhiều chi phí quản lý và vì vậy làm cho nó có mức sinh lời không hấp dẫn như những dự án lớn trị giá hàng chục, hàng trăm tỉ đồng Lợi thế của BIDV vẫn là
( ) 9 Nguồn: “BIDV- Xuân đầu hội nhập”, Tạp chí Đầu tư – Phát triển, số 125 (1-2/2007), tr.11
Trang 34-34-
cho vay những khoản vay với quy mô vốn lớn, cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng
trung và dài hạn và có thế mạnh trong việc tài trợ cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, do kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư trước đây
Bảng 2.3: Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của BIDV và ACB (10)
BIDV ACB
+ Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở:
Cho vay để trang trải các chi phí
cần thiết liên quan đến việc mua
nhà ở, mua đất và chi phí xây
dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở
+ Cho vay mua xe ô tô
+ Cho vay sản xuất kinh doanh dịch
vụ
+ Cho vay cầm cố chứng từ có giá
+ Cho vay phát triển kinh tế nông
nghiệp
+ Phát hành thư bão lãnh trong
nước
+ Cho vay cán bộ công nhân viên
+ Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà + Cho vay trả góp xây dựng, sữa chữa nhà + Cho vay mua căn hộ
+ Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng + Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ + Dịch vụ hỗ trợ du học
+ Cho vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính
xe mua + Cho vay hỗ trợ tiêu dùng + Cho vay cầm cố chứng từ có giá + Cho vay thế chấp cổ phiếu chưa niêm yết
+ Cho vay thế chấp chứng khoán niên yết + Cho vay thẻ tín dụng
+ Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp + Phát hành thư bão lãnh trong nước + Chương trình “Hỗ trợ tài chính ACB-USAID lấy bằng Cử nhân, Thạc sỹ quốc
tế tại Việt Nam”
( ) 10 Nguồn: Website BIDV.com.vn và ACB.com.vn
Trang 35-35-
ACB được xem là một trong những NHTM trong nước thành công nhất trong
lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng của
BIDV cao hơn nhiều so với ACB, thế nhưng các loại hình tín dụng BIDV cung
cấp cho khách hàng lại không đa dạng bằng ACB Khi sự cạnh tranh diễn ra khốc
liệt thì buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là những đối
tượng khách hàng tiềm năng Trong điều kiện đó, sự hạn chế về loại hình tín dụng
BIDV cung cấp là một trong những yếu kém mà BIDV cần khắc phục nhằm nâng
cao vị thế cạnh tranh của mình trong tương lai
¾ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bảng 2.4: Thu dịch vụ qua các năm 2004 – 2006 ( ) 11
Loại dịch vụ
Năm 2004
(triệu VND)
(triệu VND)
% So với năm trước
(triệu VND)
% So với năm trước
Trước đây, tại BIDV các loại dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ,
uỷ thác chỉ được xem là công cụ để tăng trưởng các hoạt động kinh doanh
truyền thống như: cho vay, huy động tiền gửi,… Do vậy, các loại hình dịch vụ
trên chưa thực sự có chỗ đứng trong hoạt động kinh doanh Trước sự tăng lên
( ) 11 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 – 2006 của BIDV
Trang 36-36-
của nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, giữa môi trường cạnh tranh quyết liệt, vấn đề phát triển dịch vụ một cách toàn diện đã được BIDV chú trọng hơn Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán của BIDV trong thời gian qua đã
có những bước phát triển đáng kể
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng các loại dịch vụ của BIDV là khá cao, năm
2006 tổng thu phí dịch vụ (ngoại trừ lãi cho vay và các khoản tương đương lãi) đạt 474.634 triệu VND tăng 55.82% so với 2005 Trong đó, đáng lưu ý là hoạt động thanh toán với mức tăng trưởng 51.29% trong năm 2006 Điều này cho thấy vấn đề phát triển các loại hình dịch vụ thanh toán đang ngày càng được chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao vị thế của BIDV trên thị trường dịch vụ ngân hàng kết quả đạt được từ các loại hình dịch vụ thanh toán chủ yếu của BIDV trong thời gian qua như sau:
− Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế:
Trang 37-37-
Từ tháng 9/2005 BIDV đã hoàn thành giai đoạn một việc triển khai Dự án hiện đại hoá do WorldBank tài trợ đến tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống Đây là nền tảng quan trọng để hoạt động thanh toán trong nước khởi sắc, đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, tạo khả năng phát triển các dịch vụ mới Các giao dịch chuyển tiền trong toàn hệ thống BIDV được thực hiện trực tuyến và những giao dịch chuyển tiền đi và đến ngoài hệ thống BIDV cũng được thực hiện nhanh chóng ngay trong ngày Chính điều này đã giúp cho hoạt động thanh toán có những bước tăng trưởng cao trong những năm gần đây Cụ thể, năm 2006 thu nhập dịch vụ thanh toán trong nước đạt gần 70 tỷ đồng tăng 48.9% so với năm
2005 và năm 2005 tăng 74.7% so với năm 2004
Về dịch vụ thanh toán quốc tế, hầu hết các chi nhánh trong hệ thống BIDV đều đã có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế trực tiếp ra nước ngoài cho khách hàng Thu nhập hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 144.4 tỷ đồng, tăng 50.4% so với 2005 Một kết quả đáng ghi nhận là doanh số xuất nhập khẩu tăng đều trong các năm Ngoài các dịch vụ thanh toán truyền thống, BIDV còn mở rộng các dịch vụ như thanh toán biên mậu, thanh toán CAD (Cash Against Document), phát hành séc thanh toán Ngân hàng (Bank Drafts)
− Dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Trong danh mục các dịch vụ ngân hàng điện tử, BIDV cung cấp thẻ thanh toán, Mobile banking và Home banking, thiếu vắng dịch vụ Internet banking, Phone banking Trong đó, Home banking của BIDV mới được triển khai thí điểm chưa đến 100 khách hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với chức năng chủ yếu là vấn tin số dư và chi tiết giao dịch tài khoản,… Dịch vụ Mobile banking cũng chỉ dừng lại ở chức năng kiểm tra thông tin tài khoản, tỷ giá, lãi suất, chưa thể thực hiện các lệnh thanh toán
So với dịch vụ của các ngân hàng như ANZ, HSBC, ACB, VCB,… dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng Điển hình
Trang 38-38-
13 Trong khi đó, VCB đã xây dựng được website cho phép khách hàng truy cập trực tiếp để truy vấn số dư tài khoản, sao kê tài khoản, in sổ phụ, xem thông tin tỷ giá, lãi suất…; tại trang web của ANZ khách hàng có thể thực hiện trực tuyến các giao dịch như: kiểm tra số dư, liệt kê giao dịch, chuyển tiền giữa các tài khoản kết nối, yêu cầu báo cáo tài khoản, yêu cầu sổ séc, truy vấn các thông tin về
tỷ giá, lãi suất,
Về thẻ thanh toán, dịch vụ ATM của BIDV bắt đầu khai trương tới khách hàng vào tháng 6/2002 Đến cuối năm 2004 hệ thống ATM giao dịch trực tuyến với hệ thống tài khoản khách hàng Hiện nay BIDV đã tham gia hệ thống Banknet do vậy khách hàng có thể thực hiện rút tiền tại bất kỳ máy ATM nào của BIDV cũng như của hệ thống Banket
Bảng 2.5 : Số lượng phát hành và thanh toán thẻ ATM ( 14)
Chỉ tiêu
Đến năm
2002
Đến năm
2003
Đến năm
2004
Đến năm
2005
Đến năm
( ) 13 Theo kết quả khảo sát của tác giả ở Phụ lục 02
( ) 14 Nguồn Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ năm 2002 – 2006 của BIDV
Trang 39-39-
BIDV; chưa triển khai phổ biến dịch vụ thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, cước internet, phí bảo hiểm….Đồng thời, chất lượng dịch vụ chưa cao, vẫn còn xãy ra tình trạng máy ATM tạm ngừng phục vụ do hết tiền, lỗi kỹ thuật hoặc nghẽn mạch đường truyền, Theo kết quả khảo sát của tác giả thì 52% khách hàng cho rằng dịch vụ ATM của BIDV chỉ tạm được và 17% cho rằng chưa tốt Riêng với thẻ quốc tế, BIDV là đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ Visa, Mastercard tại quầy và thanh toán thẻ Visa qua hệ thống ATM nhưng BIDV chưa phát hành các loại thẻ tín dụng Trong khi đó, không chỉ chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới (Visa, Mastercard, JCB, American Express, Diners Club) VCB còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế như: Vietcombank Mastercard, Vietcombank Visa và Vietcombank American Express
¾ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
BIDV là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép
để phát triển các nghiệp vụ phái sinh như quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ (foreign currencty option), quyền chọn giữa ngoại tệ và VND (foreign currency and VND option), tiền gởi cơ cấu (dual currency deposit) Ngoài ra, BIDV còn cung cấp các giao dịch như: giao dịch hối đoái giao ngay, hối đoái kỳ hạn, quyền chọn lãi suất, giao dịch hàng hoá tương lai (đối với mặt hàng cà phê) Nhìn chung, các nghiệp vụ mới trong giai đoạn đầu phát triển và các giao dịch được thực hiện chưa nhiều Sự kém phát triển của nghiệp vụ tài chính phái sinh là một vấn đề cần quan tâm trong quá trình hội nhập của BIDV khi thị trường tài chính
ở Việt Nam mở cửa hoàn toàn
¾ Các dịch vụ khác:
Dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm hiện đang được BIDV cung cấp thông qua các công ty con chuyên về các lĩnh vực trên Những dịch vụ như: quản lý vốn, bảo quản giấy tờ có giá, uỷ thác đầu tư,
Trang 40-40-
2.2.2 Những tồn tại của hệ thống dịch vụ BIDV
Sau 50 năm hình thành và phát triển, BIDV đã đạt được những thành công trong việc phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và trong từng loại dịch vụ: tín dụng, huy động vốn, thanh toán… nói riêng Đây là một kết quả đáng ghi nhận
và là nền tảng tạo đà phát triển dịch vụ một cách toàn diện cho BIDV trong tiến trình hội nhập Tuy nhiên, qua việc phân tích tình hình cung cấp dịch vụ của BIDV, có thể thấy hệ thống dịch vụ hiện tại của BIDV vẫn còn nhiều tồn tại Sau đây là những mặt tồn tại cơ bản cần khắc phục:
2.2.2.1 Dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại và tiện ích chưa cao
Qua phân tích ở phần 2.2.1, có thể thấy dịch vụ của BIDV còn khá đơn điệu, chủ yếu là các dịch vụ truyền thống như: huy động, cho vay và thanh toán, hạn chế các dịch vụ ngân hàng hiện đại Với danh mục dịch vụ hiện đang cung cấp thì tiện ích dịch vụ cũng chưa cao BIDV mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những dịch vụ BIDV có khả năng thực hiện, chưa thực sự định hướng theo nhu cầu khách hàng, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa phát triển
Theo kết quả điều tra của tác giả, trong 118 khách hàng được hỏi về hạn chế của dịch vụ BIDV hiện đang cung cấp thì có đến 64% khác hàng cho rằng dịch vụ của BIDV kém đa dạng và 57% cho rằng tiện ích dịch vụ chưa cao Đây là một tồn tại gây bất lợi cho BIDV khi tham gia sân chơi bình đẳng với các ngân hàng trong và ngoài nước