Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động

25 520 1
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT XKLĐ: Xuất khẩu lao động DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ: STT Tên bảng Trang Nguồn 1 Kết quả xuất khẩu lao động giai đoạn 2000-2006 11 Bản tin thị trường lao động 2 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có nghề trước khi đi xuất khẩu lao động 12 Giáo trình Thị trường lao động 3 Tỷ lệ % về trước hết hạn và bỏ trốn của lao động tại Đài Loan từ năm 1999 đến 30/6/2003 14 Cục quản lý lao động ngoài nước 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài. XKLĐ là một xu hướng tất yếu khách quan ở các nước do quá trình toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại và phân công lao động quốc tế. Nó đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội cho mỗi quốc gia XKLĐ. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, hiệu quả kinh tế, xã hội của XKLĐ còn chưa thực sự tương xứng với yêu cầu và tiềm năng hiện có, chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao. Mặt khác khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển thì xu hướng của các nước nhập khẩu lao động hiện nay là đòi hỏi những lao động có trình độ tay nghề, dần dần chuyển sang lĩnh vực, ngành nghề cần lao động chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Điều đó làm cho XKLĐ giản đơn sẽ không còn là một lợi thế đối với nước ta. Chính vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt với XKLĐ nước ta hiện nay là phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động XKLĐ. Để nâng cao chất lượng XKLĐ thì yếu tố quyết định đó là đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu. Với mong muốn tìm hiểu và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo, phát triển lao động xuất khẩu từ đó nâng cao chất lượng XKLĐ ở Việt Nam trong thời gian tới nên tôi đã chọn đề tài này làm đề án nghiên cứu môn học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về sự cần thiết, nội dung và đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, phát triển đến chất lượng lao động xuất khẩu từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo phát triển đến hoạt động XKLĐ. Đề tài nghiên cứu các vấn đề về XKLĐ ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1998 trở về đây. Đề tài chỉ nghiên cứu lĩnh vực XKLĐ và chuyên gia, không nghiên cứu XKLĐ tại chỗ và người Việt Nam ở nước ngoài XKLĐ sang một nước thứ ba. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo phát triểnchất lượng lao động xuất khẩu; vận dụng những lý luận đó để luận giải, đánh giá về nội dung, thực trạng công tác đào tạo phát triển có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng lao động xuất khẩu ở nước ta từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của đào tạo phát triển cho XKLĐ trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề án có sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, mô hình hóa và dự báo. Sử dụng những tài liệu, nguồn thông tin từ giáo trình, luận văn, báo, tạp chí và các sách có liên quan. 5. Tên đề tài và kết cấu đề án Tên đề tài là “ Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động” Đề án gồm có ba phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lựclao động xuất khẩu Phần 2: Đánh giá thực trạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với chất lượng lao động xuất khẩu ở nước ta Phần 3: Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2.2 Vai trò Đào tạo và phát triển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Thứ nhất để đáp ứng yêu cầu công việc hay chính là đáp ứng nhu cấu tồn tại và phát triển của tổ chức; thứ hai đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động đồng thời đào tạo và phát triển là những giải pháp chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3. Các loại chương trình đào tạo và phát triển. Có năm loại hình chương trình đào tạo và phát triển: Định hướng lao động: Mục đích để phổ biến thông tin, định hướng và cung cấp kiến thức mới như giải thích cho người lao động về cấu trúc tổ chức mới hay cung cấp các thông tin về tổ chức cho những người mới. Phát triển kĩ năng: Những người mới phải đạt được các kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc và các kinh nghiệm để họ đạt được các kĩ năng mới khi công việc của họ thay đổi hoặc có sự thay đổi về máy móc, công nghệ. Đào tạo an toàn: Loại đào tạo này được tiến hành để ngăn chặn và giảm bớt các tai nạn lao động và để đáp ứng các đòi hỏi của luật pháp. Đào tạo nghề nghiệp: Mục đích là để tránh việc kiến thức kĩ năng nghề nghiệp bị lạc hậu. Việc đào tạo này nhằm phổ biền các kiến thức mới hoặc các kiến thức thuộc các lĩnh vực liên quan đến nghề mang tính đặc thù như nghề luật, kế toán, y… Đào tạo người giám sát và quản lý: Những người giám sát và các nhà quản lý cần được đào tạo để biết cách ra các quyết định hành chính và biết cách làm việc với con người. Loại hình đào tạo này chú trọng vào các lĩnh vực ra quyết định, giao tiếp, giải quyết vấn đề và tạo động lực. 2. Chất lượng lao động xuất khẩu. 2.2. Xuất khẩu lao động. XKLĐ là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại mà hàng hóa đem xuất là sức lao động của 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 con người còn khách mua là chủ thể nước ngoài. Nói cách khác, XKLĐ là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài. Nghị định số 152/NĐ-CP xác định rằng: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước…cùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”. 2.3. Chất lượng lao động xuất khẩu. Lao động xuất khẩu là những người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các công ty, tổ chức nước ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác. Chất lượng lao động xuất khẩu được hiểu là năng lực sinh thể, văn hóa, đạo đức, tư tưởng và sự thống nhất với kỹ năng lao động theo nghề nghiệp của người lao động xuất khẩu. Cụ thể ở đây chất lượng lao động xuất khẩu được đánh giá bởi các tiêu chí sau: • Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn: các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến công việc của người lao động • Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ • Hiểu biết về văn hóa, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, khả năng hòa nhập cộng đồng và ứng xử với các nền văn hóa khác • Phẩm chất người lao động: bao gồm tác phong lao động, ý thức kỷ luật, khả năng làm việc với cường độ cao, khả năng thích ứng với môi trường mới… 3. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển đối với lao động xuất khẩu Dịch vụ XKLĐ chỉ thực hiện được và có hiệu quả khi chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chất lượng lao động 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 xuất khẩu lại phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình đào tạo và giáo dục định hướng. Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ít để làm những công việc giản đơn nên hiệu quả không cao, đơn giá tiền lương của lao động Việt Nam thấp, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế. Ở nhiều thị trường, lao động xuất khẩu Việt Nam ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu đó là kỹ năng tay nghề thấp không đáp ứng được yêu cầu, trình độ ngoại ngữ hạn chế dẫn tới nhiều bất đồng, thiếu ý thức kỷ luật. Trong khi đó với xu hướng hiện nay việc XKLĐ ngày càng đòi hỏi khắt khe về kỹ năng tay nghề, về chấp hành kỷ luật và trình độ ngoại ngữ. Nếu Việt Nam không nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu thì sẽ không thể cạnh tranh với các nước khác trên thị trường lao động xuất khẩu quốc tế. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA 1. Đánh giá chung về xuất khẩu lao động 1.1. Thành tựu XKLĐ nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thị trường XKLĐ từng bước ổn định và mở rộng, số thị trường nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng lên tính đến năm 2006 là gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malayxia. Hiện nay XKLĐ nước ta đang từng bước tiếp cận và thí điểm để mở rộng sang các thị trường mới như Mỹ, Australia, Trung Đông. Kết quả XKLĐ chung cả nước trong giai đoạn 2000-2006 được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu 1: Kết quả xuất khẩu lao động giai đoạn 2000-2006 Số lao động đưa đi xuất khẩu hàng năm có xu hướng tăng lên nhanh, trong 6 năm từ 2000 đến 2006 tăng lên 2.5 lần. Cơ cấu ngành nghề làm việc đa dạng chủ yếu là điều dưỡng viên, giúp việc gia đình, sản xuất chế tạo, cơ khí điện tử, xây dựng, thủy thủ tàu vận tải, dệt may… 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tính đến tháng 9/2004, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ XKLĐ là 144 doanh nghiệp trong đó có 118 doanh nghiệp Nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể, 12 công ty cổ phần và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp này đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động, phát triển nhiều hình thức dịch vụ tiến bộ, đầu tư có trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Dịch vụ XKLĐ của các doanh nghiệp góp phần làm cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao. Tỷ lệ lao động XKLĐ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 khoảng 3.42%. Bình quân hàng năm trên 1 tỷ USD được chuyển về nước từ nguồn lao động xuất khẩu góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Không những vậy, dịch vụ XKLĐ còn làm giảm được khoản đầu tư khá lớn cho đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong nước, người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu được công nghề sản xuất mới, phương pháp quản lý tiên tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp. 1.2. Hạn chế Số lượng lao động đưa đi của các doanh nghiệp còn thấp so với yêu cầu. Một số doanh nghiệp không tích cực đầu tư, chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường. Chất lượng lao động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn thấp so với đòi hỏi của thị trường nhất là ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại; chủ yếu là XKLĐ phổ thông; một số loại lao động kỹ thuật nước ngoài có nhu cầu nhưng ta chưa có đủ để đáp ứng. Tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài sống bất hợp pháp và lao động phải về nước trước hạn xảy ra phổ biến, ảnh hưởng xấu đến uy tín lao động nước ta và làm giảm đáng kể hiệu quả dịch vụ XKLĐ của doanh nghiệp. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Thực trạng chất lượng lao động xuất khẩu Về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ Chất lượng lao động xuất khẩu Nước ta về chủ yếu vẫn xuất khẩu lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Năm Số LĐ xuất khẩu (người) Tỷ lệ có nghề (%) 1998 12 240 39.9 2003 75 000 16.17 2004 68 000 < 20 2005 70 407 2006 78 855 Biểu 2: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có nghề trước khi đi xuất khẩu lao động Trong đó tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo của các doanh nghiệp XKLĐ nhà nước cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân. Trong giai đoạn 2000-2005, tỷ lệ này của doanh nghiệp nhà nước là 43.69% trong khi các doanh nghiệp tư nhân chỉ có 13.72%. Những lao động đã qua đào tạo chất lượng cũng chưa cao, đa số chỉ đáp ứng được những công việc giản đơn, chưa tập trung vào đào tạo lao động kỹ thuật cao. Trình độ ngoại ngữ của đa số lao động còn yếu dẫn tới những sự cố như hiểu lầm, xung đột trong quan hệ chủ - thợ và hạn chế trong việc giao tiếp, trao đổi, tiếp thu kiến thức mới tại nơi tiếp nhận lao động xuất khẩu. 2.2. Về phẩm chất, ý thức kỷ luật * Ưu điểm Lao động xuất khẩu nước ta tiếp thu công việc nhanh, cần cù, chịu khó, trình độ văn hóa khá, nhiều lao động đã chủ động học ngoại ngữ, nâng cao tay nghề, tìm hiểu về văn hóa pháp luật, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đi làm việc 9 [...]... hướng, mục tiêu đào tạo, phát triển cho lao động xuất khẩu Mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho XKLĐ đã được xác định rõ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đó là hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở đào tạo nghề, tăng nhanh tỷ lệ được đào tạo trong tổng số lao động xuất khẩu nâng tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài lên 70% trong đó lao động lành nghề và trình độ cao chiếm 30%... Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do chất lượng nguồn lao động đầu vào không cao, mặt khác là do hạn chế trong công tác giáo dục định hướng của doanh nghiệp XKLĐ 3 Thực trạng đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu 3.1 Nội dung đào tạo, phát triển lao động xuất khẩu 11 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3.1.1 Khái niệm và mục tiêu Đào tạo lao động xuất khẩu. .. đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 2.1 Về phía Nhà nước 2.1.1 Các cơ chế chính sách Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, tham gia cung ứng lao động kỹ thuật cho xuất khẩu và có cơ chế nhận lại họ vào làm việc sau khi hoàn thành hợp đồng về nước Các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất. .. làm rõ thêm lý luận về sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu; xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở cả tầm quốc gia và cụ thể ở các doanh nghiệp; đánh giá thực trạng đào tạo phát triển ảnh hưởng đến chất lượng lao động xuất khẩu nước ta hiện nay trên cả hai mặt kết quả và hạn chế... Xã hội, 2006 6 Tổng quan về thị trường lao động- Bản tin thị trường lao động 7 “ Xây dựng lao động xuất khẩu thương hiệu Việt”, “ 2007- sẽ đưa 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài”, Vietnamnet.com.vn 8 “Thương hiệu cho lao động xuất khẩu Việt Nam”, “ Cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu ngay từ khâu tuyển dụng”, theo vov.org.vn 12/2006 9 Xuất khẩu lao động sang thị trường mới, doanh nghiệp... gian đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đi xuất khẩu rất ngắn không thể bù lấp hết được những chổ hổng về kiến thức và giáo dục nhân cách cho họ nên cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu ngay từ khâu tuyển chọn Chỉ tuyển những lao độngnhân thân rõ ràng, phẩm chất tốt được thể hiện qua khi phỏng vấn Cần ưu tiên tuyển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao trước hết từ các trường đào. .. Luân, Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động- xã hội 2 Tạp chí Lao động và xã hội số 309, 318 3 Tạp chí Lao động và công đoàn số 373, 374 tháng 2/2007 4 PGS TS Nguyễn Tiệp, Giáo trình Thị trường lao động, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, 2007 5 TS Trần Thị Thu, Nâng cao hiệu qủa quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2006 6... bảo chất lượng về công tác đào tạo, giáo dục định hướng 2.2 Về phía doanh nghiệp 2.2.1 Đẩy mạnh dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho XKLĐ Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở đào tạo, hiện đại hóa phương pháp đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên có trình độ cao; hình thành các chương trình khung đào tạo cho lao động phù hợp với yêu cầu của từng thị trường Đào tạo lao động xuất khẩu. .. người lao động đã tham gia khóa đào tạo lao động xuất khẩu, cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, cấp chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho họ theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội 3.2 Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu 3.2.1 Kết quả Tính đến cuối năm 2006 một hệ thống các trường và trung tâm đào tạo có thể tham gia đào. .. phần kinh tế đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật và các ngành nghề thị trường lao động đang có nhu cầu Lựa chọn 10 trường dạy nghề trong số các trường trọng điểm để làm nòng cốt trong việc tạo nguồn, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài 2.1.3 Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động xuất khẩu Xây dựng, ban hành . PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU 1. Phương hướng, mục tiêu đào tạo, phát triển cho lao động xuất khẩu. nhân lực nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động Đề án gồm có ba phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và lao động xuất

Ngày đăng: 25/03/2013, 16:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan