Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì sự phát triển toàn diện của đất nước không chỉ dựa vào tài nguyên, vốn kỹ thuật mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người, tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người. Với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã chọn Giáo dục - Đào tạo(GD-ĐT), khoa học công nghệ (KH-CN) là khâu đột phá, phát huy yếu tố con người, coi con người “vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển”. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “ Phát triển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[16,tr 19]. Trong thời gian qua, ngành GD-ĐT cả nước nói chung và huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nói riêng bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn có một số hạn chế nhất định, trong đó chất lượng và hiệu quả giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Một trong những nguyên nhân của sự yếu kém đó đã được chỉ ra từ Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII là: “công tác quản lý giáo dục - đào tạo còn những mặt yếu kém, bất cập”. Đến Hội nghị Trung ương 6 khoá IX đánh giá: “Năng lực quản lý Nhà nước về GD còn bộc lộ nhiều yếu kém, lúng túng trước yêu cầu mới, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nặng về đối phó vụ việc… đội ngũ cán bộ quản lý GD còn nhiều bất cập, tư duy và phương thức quản lý GD còn chịu ảnh hưởng của cơ chế hành chính bao cấp”. Để khắc phục những hạn chế đó thì một trong những biện pháp chủ yếu là: “Đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”. Vì vậy hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ và nghiệp vụ quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong đơn vị mình quản lý. Trong nhà trường phổ thông, lớp học là đơn vị hành chính cơ bản, một tế bào hữu cơ của hệ thống nhà trường. Mỗi lớp học gồm một số lượng học sinh ổn định, có lứa tuổi và trình độ nhận thức tương đương, cùng nhau tiến hành các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí.... Các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường chủ yếu diễn ra theo đơn vị lớp học. Vì thế, sự trưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mỗi thành viên trong lớp học và những thành tích của nhà trường. Người giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục, người điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp cũng như tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xã hội. Người chủ nhiệm lớp thay mặt Hiệu trưởng quản lý một lớp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra, chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của một lớp. Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, thì không chỉ có sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mà cần phải có sự quản lí, chỉ đạo phù hợp của Ban giám hiệu mà trực tiếp là của Hiệu trưởng nhà trường. Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ, quyền hạn của người Hiệu trưởng. Vì vậy nếu Hiệu trưởng triển khai linh hoạt và sáng tạo các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả của công tác này. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục – đào tạo của trường trung học phổ thông, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện của người học sinh. Thực tế ở Hải Phòng, Hiệu trưởng trường THPT đã có những đổi mới nhất định về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, song kết quả đạt chưa cao. Những biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp mà các Hiệu trưởng đã áp dụng vào hoạt động quản lý của mình chủ yếu là do kinh nghiệm bản thân và tự học hỏi. Mặt khác, với ngành giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục bậc THPT của huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nói riêng, chưa có một tác giả, một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ, khoa học về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT huyện Vĩnh Bảo nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kì đổi mới là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng”
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cùng với sự bùng nổ của công nghệthông tin thì sự phát triển toàn diện của đất nước không chỉ dựa vào tài nguyên,vốn kỹ thuật mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực conngười, tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người Với mục tiêu đến năm
2020, cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã chọnGiáo dục - Đào tạo(GD-ĐT), khoa học công nghệ (KH-CN) là khâu đột phá,phát huy yếu tố con người, coi con người “vừa là mục tiêu vừa là động lực pháttriển” Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “ Phát triểnGD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH
là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xãhội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[16,tr 19]
Trong thời gian qua, ngành GD-ĐT cả nước nói chung và huyện VĩnhBảo thành phố Hải Phòng nói riêng bên cạnh những thành tích đã đạt được,vẫn còn có một số hạn chế nhất định, trong đó chất lượng và hiệu quả giáodục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đấtnước Một trong những nguyên nhân của sự yếu kém đó đã được chỉ ra từNghị quyết Trung ương 2 khoá VIII là: “công tác quản lý giáo dục - đào tạocòn những mặt yếu kém, bất cập” Đến Hội nghị Trung ương 6 khoá IX đánhgiá: “Năng lực quản lý Nhà nước về GD còn bộc lộ nhiều yếu kém, lúng túngtrước yêu cầu mới, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nặng về đối phó vụviệc… đội ngũ cán bộ quản lý GD còn nhiều bất cập, tư duy và phương thứcquản lý GD còn chịu ảnh hưởng của cơ chế hành chính bao cấp” Để khắcphục những hạn chế đó thì một trong những biện pháp chủ yếu là: “Đổi mớimạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục một cách toàn diện” Vì vậy hơn lúc nào hết, những ngườilàm công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên
Trang 2nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ và nghiệp vụ quản lý, cải tiếncác biện pháp quản lý, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụthể trong đơn vị mình quản lý.
Trong nhà trường phổ thông, lớp học là đơn vị hành chính cơ bản, một
tế bào hữu cơ của hệ thống nhà trường Mỗi lớp học gồm một số lượng họcsinh ổn định, có lứa tuổi và trình độ nhận thức tương đương, cùng nhau tiếnhành các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí Các hoạt động giáodục và dạy học của nhà trường chủ yếu diễn ra theo đơn vị lớp học Vì thế, sựtrưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mỗithành viên trong lớp học và những thành tích của nhà trường
Người giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản lý và giáodục, người điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớpcũng như tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xãhội Người chủ nhiệm lớp thay mặt Hiệu trưởng quản lý một lớp nhằm thựchiện các mục tiêu giáo dục đề ra, chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng cáchoạt động của một lớp Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữacác lực lượng giáo dục Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, thì khôngchỉ có sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mà cần phải có sự quản lí,chỉ đạo phù hợp của Ban giám hiệu mà trực tiếp là của Hiệu trưởng nhàtrường Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ, quyền hạn của ngườiHiệu trưởng Vì vậy nếu Hiệu trưởng triển khai linh hoạt và sáng tạo các biệnpháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp sẽ góp phần to lớn vào việc nâng caohiệu quả của công tác này Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáodục – đào tạo của trường trung học phổ thông, xây dựng và phát triển nhâncách toàn diện của người học sinh
Thực tế ở Hải Phòng, Hiệu trưởng trường THPT đã có những đổi mớinhất định về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, song kết quả đạt chưa cao.Những biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp mà các Hiệu trưởng đã áp
Trang 3dụng vào hoạt động quản lý của mình chủ yếu là do kinh nghiệm bản thân và
tự học hỏi Mặt khác, với ngành giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục bậcTHPT của huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nói riêng, chưa có một tácgiả, một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ, khoa học về công tác quản lý của Hiệutrưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp Chính vì vậy, việc nghiên cứu thựctrạng hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ởtrường THPT huyện Vĩnh Bảo nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ cótính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kì đổi mới
là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp
ở trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệutrưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm nângcao chất lượng quản lý và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cáctrường trung học phổ thông
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THPT đối với công tác chủnhiệm lớp của giáo viên trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trườngTHPT Huyện Vĩnh Bảo
4.Giả thuyết khoa học
Hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trườngTHPT Huyện Vĩnh Bảo những năm qua đã được tiến hành có kế hoạch và đãmang lại hiệu quả nhất định Tuy nhiên việc vận dụng các thành tựu khoa học
Trang 4hiện đại vào công tác quản lí, cũng như các biện pháp nhằm kích thích tínhtích cực và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế, chỉ đạo hoạtđộng chủ nhiệm lớp chủ yếu bằng các biện pháp hành chính Nếu Hiệu trưởngtrường THPT tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp củagiáo viên một cách khoa học và phù hợp hơn thì công tác chủ nhiệm lớp củagiáo viên chủ nhiệm sẽ có hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục ở các trường trung học phổ thông.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu vấn đề lý luận của quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường THPT, quản lý công tác chủ nhiệm
5 2 Tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên trong một số trường THPT ở Vĩnh Bảo.
5.3 Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trườngTHPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
6.2 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạtđộng chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng được tiến hành ở trường THPT: NguyễnKhuyến, trường THPT Vĩnh Bảo, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trườngTHPT Tô Hiệu, trường THPT Cộng Hiền
6.3 Phạm vi về khách thể điều tra khảo sát
Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạtđộng chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng được tiến hành đối với 100 giáo viên
Trang 5chủ nhiệm, 19 cán bộ quản lý ở năm trường THPT: Nguyễn Khuyến,VĩnhBảo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tô Hiệu, Cộng Hiền.
6.4 Phạm vi về thời gian
Các số liệu tổng quan và khảo sát từ năm học 2005 - 2010
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Để có cơ sở lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu chúng tôitiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu liên quan đến công tác chủnhiệm lớp, quản lý trường THPT, quản lý công tác chủ nhiệm lớp của ngườiHiệu trưởng
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát các hình thức biểu hiện hoạt động quản lý của Hiệu trưởng vàhoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên ở trường THPT
7.2.2 Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng ởtrường THPT Chúng tôi sử dụng các bảng hỏi sau:
- Bảng hỏi dành cho giáo viên Mục đích: Tìm hiểu thực trạng của giáo viên
về lĩnh vực hoạt động chủ nhiệm lớp: Nội dung, hình thức, hiệu quả, thuậnlợi, khó khăn của hoạt động chủ nhiệm lớp Tìm hiểu đánh giá của giáo viên
về công tác quản lý của Hiệu trưởng
- Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệutrưởng, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn trường) Mục đích: Tìm hiểu đánhgiá của các nhà quản lý về hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp Tìm hiểuđánh giá của cán bộ quản lí về các biện pháp quản lí hoạt động chủ nhiệm lớpcủa Hiệu trưởng
7.2.3 Phương pháp khảo nghiệm
Trang 6Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tínhkhoa học, cần thiết, khả thi của các biện pháp đó.
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các Giáo sư, Phó Giáo sư, các chuyên gia đầungành về giáo dục, các nhà quản lý … để có thêm thông tin tin cậy đảm bảotính khách quan cho các kết quả nghiên cứu Đặc biệt xin ý kiến đóng góp chonhững đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu hoạt động chủnhiệm lớp của Hiệu Trưởng được nghiên cứu
7.2.5 Phương pháp phỏng vấn
Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông quaphương pháp điều tra Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý côngtác chủ nhiệm lớp của GV Những thông tin này có giá trị là căn cứ để nhậnxét, khẳng định chính xác hơn thực trạng biện pháp quản lý công tác chủnhiệm lớp của hiệu trưởng Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnhhưởng tới tới thực trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ Đồng thờinhững thông tin này cũng giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳngđịnh tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Số liệu thu được từ bảng hỏi được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSSphiên bản 15.0
8 Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của Hiệu
trưởng trường THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng
trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
Trang 7Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của
Hiệu trưởng trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
và thói quen tương ứng Hoạt động chủ nhiệm lớp là một trong những hìnhthức tổ chức của nhà giáo dục góp phần hình thành và phát triển nhân cáchtoàn diện của học sinh
Tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệmgần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống Người làm vườnkhông thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải tạo điều kiện cho hạt giống nảymầm Người giáo viên chủ nhiệm cũng vậy Công tác chủ nhiệm lớp đượcđánh giá là một công tác hết sức quan trọng ở các trường học trong công tácdạy học và giáo dục Giáo viên chủ nhiệm cũng là cầu nối các mối quan hệgiáo dục trong nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng giáodục toàn diện cho học sinh Đó chính là quan điểm chủ đạo được thể hiệntrong nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệu tham khảo trong lĩnhvực giáo dục học trên thế giới cũng như tại Việt Nam Có thể kể đến nhữnghọc giả nước ngoài nghiên cứu sâu về lĩnh vực này như: Macarenko,
Trang 8Usinxki Các học giả trong nước như: PGS.TS Hà Thế Ngữ, PGS.TS HàNhật Thăng, PGS.TS Nguyễn Dục Quang
Và trong lĩnh vực quản lý công tác chủ nhiệm lớp thì trên thế giới cũngnhư Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục quan tâm Cácvấn đề về lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp đãđược đề cập ở cả góc độ quản lý vĩ mô và vi mô Nhiều hội thảo khoa học vềhoạt động chủ nhiệm lớp đã được tổ chức: Ngày 24/10/2009 tại trường Đạihọc Tây Bắc; Ngày 14/10/2010 tại trường Đại học Hải Phòng ; Ngày 11-12/8/2010 tại Đồ Sơn thành phố Hải Phòng ; Ngày 26-27/8/2010 tại thànhphố Hồ Chí Minh; Ngày 23/10/2010 Tại trường THPT Vĩnh Định - QuảngTrị; Gần đây, tại Thừa Thiên Huế, ngày 6/11/2010 vừa qua, một cuộc hội thảo
về công tác chủ nhiệm lớp trong các trường trung học phổ thông đã thu hút sựtham gia của hơn 100 Hiệu trưởng trung học phổ thông trên địa bàn Các hộithảo phân tích vấn đề trên nhiều phương diện, góc độ quản lý theo ngành, bậchọc Nhiều kết quả, nhiều công trình nghiên cứu đã và đang được ứng dụngtrong các nhà trường, hệ thống giáo dục các cấp
Những năm gần đây, nhiều luận văn tốt nghiệp thạc sĩ đã chọn đề tàinghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nhân lực trong giáo dục, trong đó có vấn đềquản lý hoạt động chủ nhiệm lớp Các tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lýhoạt động chủ nhiệm lớp theo bậc học và ngành học, vùng miền và địaphương khác nhau, như tác giả: Nguyễn Thị Dung với đề tài : “Biện phápquản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo dục đạođức cho học sinh ở trường trung học cơ sở,”, tác giả Nguyễn Khắc Hiền với
đề tài : “ Một số biện pháp tăng cường quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạtđộng chủ nhiệm lớp trong trường THPT tỉnh Bắc Ninh ” Các tác giả đã tậptrung nghiên cứu về cơ sở lý luận; tìm hiểu và đánh giá thực trạng về đội ngũgiáo viên chủ nhiệm lớp và công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp;
đề ra các giải pháp, biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với
Trang 9tình hình thực tiễn của các nhà trường, của địa phương nơi các tác giả côngtác
Đối với ngành GD - ĐT nói chung, giáo dục cấp THPT của huyện VĩnhBảo thành phố Hải Phòng nói riêng chưa có một tác giả, một đề tài nàonghiên cứu đầy đủ khoa học về quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong mốiquan hệ các trường học trên địa bàn huyện Chính vì vậy, nghiên cứu về quản
lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Vĩnh Bảo trong giaiđoạn hiện nay là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách khoa học và
hệ thống
1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Trong quá trình hình thành và phát triển loài người, con người phải luônluôn lao động để duy trì và phát triển nòi giống Trong khi lao động cần sự hợptác của một nhóm người để tạo ra thành quả cao Do sự hợp tác này mà xã hộixuất hiện một loại hình lao động mới mang tính đặc thù, đó là hoạt động quản
lý với chức năng tổ chức điều khiển các hoạt động lao động theo yêu cầu nhấtđịnh
Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xâydựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nóthường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người
Theo Frederich Wiliam Taylor ( Mỹ - 1856-1915) : “Quản lý là nghệthuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phươngpháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”[10,tr89]
Hoặc theo nhà lý luận quản lý quốc tế Henri Fayol (1841-1925) ngườiPháp cho rằng: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhấtcác nguồn lực của nó”[13,tr25]
Trang 10Paul Herscy và Ken Blanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”là: quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý,nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác
để đạt mục tiêu của tổ chức”[4, tr46]
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một quá trình địnhhướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được nhữngmục tiêu nhất định”[26,tr28]
Theo Mai Hữu Khuê: “Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động đặcbiệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp các loại lao động trí óc, liên kết
bộ máy quản lý, hình thành một chỉnh thể thống nhất điều hoà phối hợp cáckhâu và các cấp quản lý, làm sao cho hoạt động nhịp nhàng, đưa đến hiệuquả”[14,tr15]
Quan điểm của Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống xã hội khoahọc và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng phương pháp thíchhợp nhằm đạt các mục tiêu đặt ra cho hệ và từng thành tố của hệ” [21,tr 5]
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một số điểm chung:
Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động,hoạt động khác
Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý
Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý,quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý Những tác động quản lýchính là những quyết định quản lý, là những nội dung chủ thể quản lý yêu cầuđối với đối tượng quản lý Các Mác so sánh một cách hình ảnh: Nhạc trưởngđối với hệ thống nhạc công, trong đó nhạc trưởng là một chủ thể quản lý, nhạccông là chủ thể bị quản lý (các nhạc công chịu sự tác động của nhạc trưởng)
để đưa đến một sản phẩm “kép” một sản phẩm “siêu sản phẩm” - Đó là cả chủthể quản lý và chủ thể bị quản lý đều phát triển (hoạt động tạo ra các chủ thể
và về sự phát triển của con người)
Trang 11 Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của một quá trình lao động xãhội Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loàingười tồn tại, vận hành và phát triển.
Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phương diện Điều đó cũng xáclập rằng quản lý phải có một cấu trúc và vận hành trong một môi trườngxác định
Trên cơ sở tham khảo tài liệu, bằng việc phân tích, tổng hợp hệ thốnghóa và khái quát hóa các quan điểm của cá tác giả đi trước, đề tài có thể xácđịnh: “ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lýđến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến độngcủa môi trường
Có thể mô tả cấu trúc của một hệ thống quản lý qua sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc của một hệ thống quản lý
1.2.1.2 Các chức năng quản lý
- Chức năng kế hoạch hoá
Chức năng kế hoạch hoá là quá trình xác định mục tiêu và quyết địnhnhững biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó Như vậy, thực chất của kếhoạch hoá là đưa toàn bộ những hoạt động vào công tác kế hoạch hoá, vớimục đích, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và ấn định tường minh các điềukiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu
Mục tiêu quản lý
Môi trường quản
lý
Trang 12Nhiều lý thuyết gia quản lý cho rằng, kế hoạch là cái khởi nguyên củamọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác Họ ví kế hoạch như một chiếcđầu tầu kéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” Như vậy, ngườiquản lý, nếu không có kế hoạch thì không biết phải tổ chức nhân lực và cácnguồn nhân lực khác như thế nào, thậm chí họ còn không rõ phải tổ chức cái
gì nữa Không có kế hoạch, người quản lý không thể chỉ dẫn, lãnh đạo ngườithuộc quyền hành động một cách chắc chắn với những kỳ vọng đặt vào kếtquả mong đạt tới Cũng vậy, không có kế hoạch thì cũng không xác định được
tổ chức hướng tới đúng hay chệch mục tiêu, không biết khi nào đạt được mụctiêu và sự kiểm tra trở thành vô căn cứ
Trong QLGD, quản lý nhà trường, kế hoạch hoá là một chức năng quantrọng vì trên cơ sở phân tích các thông tin quản lý, căn cứ vào những tiềmnăng đã có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nộidung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn củanhà trường khi kết thúc các hoạt động Kế hoạch hoá có vai trò to lớn như vậybởi bản thân nó có những chức năng cơ bản cụ thể sau:
- Chức năng chẩn đoán
Bao gồm việc xác định trạng thái xuất phát và những phân tích về trạngthái đó Đối với nhà trường đó là trạng thái về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáoviên, về các kết quả về hoạt động sư phạm của các năm học trước đó, nhữngmặt tốt và mặt tồn tại, nguyên nhân của chúng…Dựa trên những số liệu củanăm học trước rút ra kết luận cụ thể về trạng thái xuất phát của nhà trườngtrong năm học mới
- Chức năng dự báo
Bao gồm việc xác định nhu cầu và các mục tiêu trên cơ sở phân tích vàcăn cứ vào hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ của năm học mới để suy ranhững hướng phát triển cơ bản của nhà trường, trong đó có tính tới nhu cầu
Trang 13bên ngoài và bên trong của nhà trường, lựa chọn những hướng ưu tiên, dựkiến những mục tiêu cần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá.
tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý
- Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành
vi và thái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra Chỉ đạothể hiện quá trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viêntrong tổ chức nhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra
Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậyđộng lực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệgiữa con người với con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó
để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu
- Chức năng kiểm tra
Sau khi xác định các mục tiêu, quyết định những biện pháp tốt nhất đểđạt tới các mục tiêu và triển khai các chức năng tổ chức, chỉ đạo để thực hiệnhoá các mục tiêu đó cần phải tiến hành những hoạt động kiểm tra để xem xét
Trang 14việc triển khai các quyết định trong thực tiễn, từ đó có những điều chỉnh cầnthiết trong các hoạt động để góp phần đạt tới mục tiêu đã xác định.
Như vậy, kiểm tra có vị trí quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lýnhư đổi mới công tác kế hoạch hoá, công tác tổ chức, chỉ đạo cũng như đổi mới
cơ chế quản lý, phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảquản lý
Tóm lại: Sự phân công và chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý đãhình thành nên các chức năng quản lý, đó là chức năng kế hoạch hoá, tổ chức,chỉ đạo và kiểm tra Các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưminh hoạ ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
1.2.2 Quản lý giáo dục
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục
Theo M.I.Kônđacôp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ýthức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắtxích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thànhnhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luậtchung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự pháttriển thể lực và tâm lý trẻ em [21, tr.124]
Kế hoạch hoá
Tổ chứcChỉ đạo
Kiểm tra
Trang 15Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nóichung là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáodục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng họcsinh…” [19,tr.61].
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vậnhành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lêntrạng thái mới về chất [25,tr.35]
Từ những quan niệm trên chúng ta có thể khái quát rằng: Quản lý giáo
dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của
mọi hoạt động Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý Mọi hoạtđộng giáo dục và QLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cáchthế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD
1.2.3 Quản lý nhà trường trung học phổ thông
1.2.3.1 Khái niệm nhà trường trung học phổ thông
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chứcnăng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho mọi nhóm dân cư nhấtđịnh của xã hội đó Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trênđạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy độngvào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội
Quá trình sư phạm là quá trình kiến tạo các điều kiện và cơ hội để cáthể người lĩnh hội, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, thực hiện việc xã hội hoánhân cách của mình Nhà trường thực hiện chức năng kiến tạo các kinh
Trang 16nghiệm xã hội thông qua quá trình sư phạm hay nói cách khác, nhà trường làthiết chế chủ yếu để thực hiện quá trình sư phạm.
Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như mộtthiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thànhnhững công dân có ích cho tương lai Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổchức chặt chẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chứcnăng của mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được Nhữngnhiệm vụ của nhà trường cũng được đề cập đến từ nhiều khía cạnh khác nhau.Việc quản lý nhà trường cũng có nhiều cách để tiếp cận Bản chất giai cấp củanhà trường được khẳng định bởi tính mục đích cũng như cách thức vận hànhcủa nó và một điều được khẳng định là: Khi nhà trường thực hiện chức nănggiáo dục trong một xã hội cụ thể, bản sắc văn hoá dân tộc in dấu sâu đậmtrong toàn bộ hoạt động của nhà trường
Ta có thể thấy rõ các dấu hiệu phân biệt nhà trường với các thiết chếkhác là: Tính mục đích tập trung hay mục đích hẹp, mục đích được “chiếtxuất”; Tính tổ chức và tính kế hoạch cao; Tính hiệu quả giáo dục - đào tạocao nhờ quá trình truyền thụ có ý thức; Tính biệt lập tương đối hay tính lýtưởng hoá các giá trị xã hội; Tính chuyên biệt cho từng đối tượng hay tínhchất phân biệt đối xử theo phát triển tâm lý và thể chất [13]
Theo Luật Giáo dục năm 2005 thì nhà trường trung học bao gồm: tiểuhọc, trung học cơ sở và trung học phổ thông “Giáo dục trung học phổ thôngđược thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12 Học sinh vào lớp 10phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là 15 tuổi” (Điều 26 - LuậtGiáo dục 2005) Trường trung học (bao gồm trung học cơ sở, trung học phổthông, trung học có nhiều cấp học) là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thốnggiáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng
1.2.3.2 Khái niệm quản lý nhà trường trung học phổ thông
Trang 17Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy – học,tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dầndần tiến tới mục tiêu giáo dục [15, tr72].
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêugiáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từnghọc sinh” [42]
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý nhà trường là tập hợp nhữngtác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…)của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác Nhằmtận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp, dolao động xây dựng và vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạtđộng của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện
có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng tháimới” [30]
Theo Phạm Viết Vượng: “Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơquan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh
và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục đểnâng cao giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [44, tr205]
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động sau: Tác động củanhững chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường (đó là những tácđộng quản lý của các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điềukiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường, hoặc nhữngchỉ dẫn, những quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng cóliên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hìnhthức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ
Trang 18trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó); Tác độngcủa những chủ thể quản lý bên trong nhà trường (bao gồm các hoạt động:Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học – giáo dục,quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học,quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
Như vậy, quản lý nhà trường chính là QLGD trong một phạm vi xácđịnh, đó là nhà trường (đơn vị giáo dục) Quản lý nhà trường là một hoạt độngđược thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời cónhững nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục Do đó quản lý nhà trườngcần vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh mọi hoạtđộng của nhà trường theo mục tiêu đào tạo
Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang
có tiến lên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và pháttriển mạnh mẽ các nguồn lực phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáodục Mục đích cuối cùng của QLGD là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả
để đào tạo lớp trẻ thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấnđấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội [13, tr20]
Tóm lại: Nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục nênquản lý nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của QLGD Thực chấtcủa quản lý nhà trường, suy cho cùng là tạo điều kiện cho các hoạt động trongnhà trường vận hành theo đúng mục tiêu, tính chất của nhà trường XHCN ởViệt Nam
1.2.3.3 Mục đích của quản lý nhà trường
Mục đích của quản lý nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo, đưa nhà trường từ trạng thái hiện có tiến lên một trạng thái mới cóchất lượng hơn Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức quá trìnhgiáo dục có hiệu quả để đào tạo một lớp thanh niên thông minh, sáng tạo,năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội
Trang 19Mục đích quản lý giáo dục còn là xây dựng và phát triển mạnh mữ cácnguồn lực giáo dục, hướng các nguồn lực đó phục vụ cho việc tăng cường hệthống giáo dục và chất lượng giáo dục
1.2.3.4 Nguyên tắc quản lý trường học
Để đảm bảo sự thành công trong mọi hoạt động của nhà trường, côngtác quản lý phải thực hiện các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộcông tác giáo dục trong nhà trường về: chuyên môn, tư tưởng, chính trị, đạođức, văn thể, lao động, hướng nghiệp và giáo dục quốc phòng
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo các công việccủa nhà trường Động viên và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các tập thểgiáo viên, cán bộ công nhận viên cùng tham gia vào công tác quản lý nhàtrường Phát huy vai trò chủ động tích cực của các lực lượng giáo dục đối với
sự nghiệp giáo dục Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm
- Nguyên tắc quản lý quan trọng nhất là quản lý theo chất lượng Mỗitrường học phải có sứ mệnh, mục tiêu, chính sách chất lượng, công bố cáctiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng
- Đảm bảo nguyên tắc tính khoa học trong hoạt động quản lý, đó là ápdụng kỹ thuật quản lý gồm 4 khâu: kế hoạch hoá, thực hiện, kiểm tra và điềuchỉnh Mỗi công việc cần có mục tiêu cụ thể, được tổ chức thực hiện chu đáo,
có kiểm tra uốn nắn, điều chỉnh kịp thời
1.2.3.5 Nội dung của quản lý nhà trường trung học phổ thông
- Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường
+ Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường:
Bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên trongnhà trường; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên,nhân viên, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ
Trang 20+ Quản lý tài chính, cơ sở vật chất trong nhà trường: quản lýngân sách, thu – chi, quản lý vốn ngoài ngân sách, quản lý trang thiết bị, cơ sởvật chất trong nhà trường…
- Quản lý hoạt động dạy và học, các hoạt động khác trong nhà trường
+ Quản lý hoạt động dạy học: quản lý việc thực hiện chươngtrình, hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh,quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học
+ Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy và học
+ Quản lý hoạt động giáo dục nhằm hoàn thiện và phát triển nhâncách cho học sinh: quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất,giáo dục môi trường…
+ Quản lý các hoạt động khác trong nhà trường
- Quản lý chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục là kết quả của quátrình giáo dục, là sự phản ánh trình độ, năng lực của người được giáo dục sovới mục tiêu giáo dục đã đề ra, có đảm bảo được yêu cầu của xã hội đã đặt rahay không
- Quản lý việc thanh tra, kiểm tra trong nhà trường nhằm đánh giá cáchoạt động của các đơn vị trong nhà trường, có sự động viên, biểu dương,khuyến khích những cái tích cực, có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời cácsai phạm để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường
1.3 Một số vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
1.3.1 Giáo viên chủ nhiệm trung học phổ thông
1.3.1.1 Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp
Tại trường trung học phổ thông, công tác dạy học – giáo dục học sinhđược tiến hành với nội dung ngày càng toàn diện hơn, phong phú hơn, sâu sắchơn, hệ thống hơn và nhiều hình thức hoạt động đa dạng ở trong và ngoàitrường Trong đó, các môn học đã được đưa vào quá trình dạy học với sự
Trang 21phân hoá ngày càng sâu Do vậy, toàn bộ công tác dạy học – giáo dục họcsinh không thể chỉ do một giáo viên đảm đương; trái lại phải do một tập thể
sư phạm bao gồm nhiều giáo viên phụ trách: các giáo viên bộ môn và giáoviên chủ nhiệm
Các giáo viên bộ môn có trách nhiệm tổ chức việc dạy và học các môn
mà mình phụ trách, và qua đó, góp phần tích cực nhất vào việc giáo dục chohọc sinh cơ sở thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và nhữngphẩm chất đạo đức của con người lao động mới làm chủ tập thể Song do tínhchất của môn học và khối lượng thời gian dành cho việc học từng môn ở từnglớp, một giáo viên bộ môn có thể phải đảm đương công tác giảng dạy ở nhiềulớp khác nhau Như vậy, học sinh ở mỗi lớp đồng thời phải học nhiều giáoviên khác nhau Vấn đề đặt ra là, ai sẽ là người đứng ra phối hợp hoạt độngcủa tất cả các giáo viên giảng dạy trong cùng một lớp nhằm đảm bảo được sựtác động giáo dục thống nhất? Người đó chính là giáo viên chủ nhiệm
Hơn nữa, như chúng ta đều biết, mỗi lớp bao gồm một số lượng họcsinh nhất định, ở lứa tuổi nhất định, có trình độ phát triển nhất định…Chúnghọp thành một tập thể có tổ chức chặt chẽ với những hoạt động chung và cùngnhằm mục đích chung: xây dựng nhân cách con người mới phù hợp với mụctiêu giáo dục của từng cấp học Do đó, có thể nói rằng, mỗi lớp được coi nhưmột đơn vị, một tế bào hữu cơ của cả hệ thống nhà trường, một bộ phận hữu
cơ của cả tập thể trường học Sự trưởng thành của nó gắn liền với sự trưởngthành của toàn trường Mỗi thành công hay không thành công của nó đều ảnhhưởng đến sự thành công hay không thành công của cả trường Vì vậy, mộtyêu cầu có tầm quan trọng đặc biệt là phải làm thế nào xây dựng được tập thểlớp thành tập thể tốt, góp phần xây dựng tập thể, nhà trường tốt Người đứng
ra đảm đương vai trò chủ đạo chính trong công tác giáo dục học sinh của từnglớp, trên cơ sở phối hợp các lực lượng giáo dục cũng chính là giáo viên chủnhiệm
Trang 22Tóm lại, người giáo viên chủ nhiệm là người vừa thay mặt Hiệu trưởng,thay mặt nhà trường để quản lý và giáo dục toàn diện học sinh; là cầu nối giữacác lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh; đồngthời lại là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể học sinh
1.3.1.2 Chức năng quản lý của người giáo viên chủ nhiệm lớp
Lớp học là đơn vị cơ bản trong hệ thống giáo dục của nhà trường,nơi diễn ra các hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện đối với mỗi học sinhtrong lớp Giáo viên chủ nhiệm có thể vẫn tiến hành giảng dạy môn học nào
đó ở lớp mình làm chủ nhiệm và ở các lớp khác trong trường, nhưng chứcnăng cơ bản của họ là chức năng quản lý – giáo dục Người giáo viên chủnhiệm lớp thực hiện một số chức quản lý như sau:
- Quản lý toàn diện hoạt động của học sinh trong một lớp học
- Xây dựng tập thể và giáo dục toàn diện học sinh trong lớp
- Phối hợp và thống nhất các tác động để giáo dục học sinh lớpmình chủ nhiệm
- Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh lớpmình chủ nhiệm
1.3.2 Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
1.3.2.1 Hiệu trưởng và vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Bộ máy quản lý trường phổ thông bao gồm: ban giám hiệu, các bộphận chức năng và các đoàn thể Ban Giám hiệu gồm từ 1 đến 3 người Hiệutrưởng là người phụ trách cao nhất của trường, chịu trách nhiệm trước Nhànước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dụccủa trường
Trách nhiệm của Hiệu trưởng được quy định tại điều 54 của Luật Giáodục năm 2005 như sau:
Trang 231 Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhàtrường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận
2 Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đượcđào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học
3 Tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm,công nhận hiệu trưởng trường Đại học do Thủ tướng chính phủ quy định; đốivới các trường ở các cấp học khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đốivới các cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước sẽ dạy nghềquy định
Điều lệ trường trung học phổ thông ban hành theo quyết định số07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 tại khoản 1 - điều 19 nêu rõ nhiệm vụ
và quyền hạn của Hiệu trưởng, đó là:
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường đượcquy định tại khoản 2 - Điều 20 của Điều lệ này
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học
d) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công côngtác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khenthưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;
đ) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổchức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, kýxác nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếucó) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luậthọc sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
e) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường
Trang 24g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên,nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động củanhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường
h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quyđịnh trong khoản 1 Điều này
1.3.2.2 Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Nhiệm vụ quản lý của người Hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệmlớp được thể hiện trên hai khía cạnh:
- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
-Quản lý các hoạt động của chủ nhiệm lớp
Hoạt động quản lý là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đã được táchriêng thành từng việc trên cơ sở chuyên môn hoá Đó là các chức năng quản
lý Đối với bất kỳ đối tượng quản lý nào, ở cấp độ quản lý nào cũng phải thựchiện những chức năng quản lý chung Do đó, chức năng quản lý là tất yếukhách quan của quản lý giáo dục hay quản lý bất kỳ đối tượng nào Khi quản
lý trường học hiệu trưởng phải thực hiện chức năng cơ bản đó Hệ thống chứcnăng bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thông tin
Đối với việc quản lý con người, người Hiệu trưởng phải căn cứ vào kếhoạch tuyển sinh, môi trường thực tế, căn cứ vào đội ngũ để lựa chọn đội ngũgiáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện của trường sao
có hiệu quả nhất Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thường thôngqua phỏng vấn, trao đổi để hiểu thêm về đội ngũ và dựa vào các tiêu chí sau:
- Về tri thức: Bên cạch những kiến thức sâu rộng về chuyên môn, màmình phụ trách giáo viên chủ nhiệm cần có những hiểu biết đầy đủ về cáchoạt động quản lý và giáo dục học sinh, những quy định vê sự phối hợp giữa
Trang 25nhà trường với gia đình và xã hội Đó là những hiểu biết về quy chế, quyđịnh về công tác quản lý giáo dục học sinh, những hiểu biết về nội dung ,phương pháp giáo dục học sinh và tập thể học sinh Giáo viên chủ nhiệm cũngcần nắm được những quy định và cách thức tiến hành các nội dung phối hợpgiữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm với tổchức Đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm với các tổ chức xã hội, hội phụ huynh vàgia đình học sinh Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm cần phải có những tri thức vềcông tác giáo dục tập thể học sinh, giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chậmtiến về học tập, đạo đức; những tri thức về đặc điểm tâm sinh lý học sinh, vềnội dung ,phương pháp giáo dục các em…Những hiểu biết này là cơ sở hìnhthành kĩ năng quản lý giáo dục học sinh, giúp giáo viên chủ nhiệm lớp làmtốt vai trò và trách nhiệm của mình.
Để có được hiểu biết sâu rộng về nghề nghiệp, về đối tượng và phươngpháp giáo dục, giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng cố gắng vươn lên,thường xuyên cập nhật kiến thức và năng lực, học tập không mệt mỏi, suốtđời
- Về kĩ năng: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình,bên cạnh những kỹnăng chung của giáo viên, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần có những kỹnăng: Nhóm kĩ năng thiết kế các hoạt động giáo dục: Thiết kế các hoạt độnggiáo dục sẽ làm cho hoạt động giáo dục tập thể học sinh được tiến hành mộtcách chủ động về thời gian, đảm bảo nội dung và phương pháp tiếnhành.Muốn thiết kế các hoạt động giáo dục, giáo viên chủ nhiệm phải biết thuthập các thông tin, về tình hình của lớp học, của nhà trường xác định các mụctiêu và cụ thể hóa các mục tiêu thành các hoạt động giáo dục…Hình dung ranhững thuận lợi và khó khăn khi tổ chức các hoạt động giáo dục
Nhóm kỹ năng tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục: Để tổ chức và triểnkhai tốt các hoạt động giáo dục giáo viên chủ nhiệm cần có các khả năng thiếtlập mối quan hệ đối với học sinh, gia đình và các cá nhân có liên quan; Kĩ
Trang 26năng kiểm tra và giám sát các hoạt động giáo dục học sinh Có được kỹ năngkiểm tra đánh giá ở tất cả các khâu sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốtcông việc của mình
- Về phẩm chất: Giáo viên chủ nhiệm phải có niềm tin sâu sắc vào sựnghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, tin vào đường lối đổi mới kinh té
xã hội, đổi mới giáo dục ở nước ta Niềm tin sẽ tạo nên động lực, thúc đẩyngười giáo viên tham gia các hoạt động chính trị xã hội,vận động các tầng lớpnhân dân, gia đình và học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện thắng lợi sự nghiệpcách mạng của dân tộc
Giáo viên chủ nhiệm phải là người mẫu mực, thực sự là tấm gươngsáng cho học sinh Có lòng yêu thương con người, đặc biệt yêu thương trẻ em
- đối tượng trực tiếp của mình, hăng say với công viêc giáo dục đạo đức họcsinh, quan tâm tới công việc của nhà trường và đồng nghiệp, có trách nhiệmđối với công việc được giao (Giáo dục, giảng dạy, chủ nhiệm lớp… ), Làmchủ được bản thân trong công việc và cuộc sống, biết giữ lời hứa với mọingười, đặc biệt là đối với học sinh
Xây dựng thành kế hoạch chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phảiđạt được mục tiêu đặt ra
- Ra quyết định
- Thu thập thông tin phản hồi
- Kiểm tra điều chỉnh
Đối với quản lý các hoạt động chủ nhiệm lớp, người Hiệu trưởng cần:
- Xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm chỉ ra công việc cần làm củagiáo viên chủ nhiệm lớp
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều tra về lý lịch, hoàn cảnh giađình học sinh, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu
- Triển khai cho giáo viên chủ nhiệm học tập về quyền, nhiệm vụ củagiáo viên chủ nhiệm lớp
Trang 27- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm triển khai cho học sinh học tập nội quynhà trường.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm viết lý lịch học sinh vào sổ điểm, ghikiểm diện, quản lý sổ ghi đầu bài
- Chỉ đạo họp phụ huynh học sinh
- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các kế hoạch
- Hiệu trưởng thu thập thông tin, thông qua kiểm tra các hoạt động củachủ nhiệm lớp: như kiểm tra việc ghi sổ điểm, ghi kiểm diện, kiểm tra việcthực hiện các kế hoạch: như tổ chức họp phụ huynh, ghi sổ liên lạc, giải quyếtgiáo dục học sinh cá biệt
- Triển khai việc thu học phí, tiền đóng góp xây dựng trường, lớp, diệnhọc sinh được miễn giảm học phí, việc thực hiện chế độ, chính sách với họcsinh diện ưu tiên
- Giải quyết mối quan hệ giữa Đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm lớp.Trong một nhà trường phải phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tham giagiáo dục học sinh Phối hợp giữa cha mẹ học sinh, phối hợp đoàn trường, vớicác lực lượng giáo dục để tham gia giáo dục học sinh
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giải quyết các công việc bấtthường xảy ra tại lớp
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về truyền thốngnhà trường, giới thiệu những quy định bắt buộc với học sinh
- Chỉ đạo việc tổ chức đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng, từng học
kỳ, xếp thứ, việc thực hiện nền nếp của các lớp từng tuần
- Hiệu trưởng thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh các chỉ đạo chophù hợp với tình hình nhà trường
- Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua chỉ đạo Phó Hiệutrưởng, tổ trưởng chuyên môn về công tác chủ nhiệm lớp, kiểm tra các loại hồ
sơ sổ sách
Trang 281.3.2.3 Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Trong từ điển Tiếng Việt, khái niệm “biện pháp” được định nghĩa là:
“cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” Theo từ điển Hán Việt củagiáo sư Nguyễn Lân thì khái niệm biện pháp là “cách thức giải quyết một vấn
đề hoặc thể hiện một chủ trương”
Nhiều người thường hay khó phân biệt khái niệm “giải pháp” và “biệnpháp” Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó nhằmđạt được mục đích nhất định Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn
đề cụ thể Như vậy, giải pháp là một khái niệm rộng bao quát hơn biện pháp,mang cả tính chất lý luận và có ý nghĩa định hướng cho nhiều biện pháp nhằmgiải quyết vấn đề theo mục đích đã định Khái niệm giải pháp thường gầnnghĩa với khái niệm phương pháp Sự phân biệt các khái niệm biện pháp,phương pháp, giải pháp chỉ có ý nghĩa tương đối
Biện pháp quản lý là định hướng quan điểm cho công tác quản lý mộtlĩnh vực nào đó, là cách thức, là con đường, cách làm cụ thể để đạt được hiệuquả cao nhất cho quá trình quản lý, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền của, côngsức của các thành phần tham gia quản lý Như vậy biện pháp quản lý hoạtđộng chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông có thể xem
là cách làm, cách giải quyết vấn đề của Hiệu trưởng về quản lý hoạt động chủnhiệm lớp tại trường trung học phổ thông
Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào sự lựa chọn đúng các biệnpháp tác động vào tổ chức Biện pháp không những là sự vận dụng tổng hợpsáng tạo và cụ thể các phương pháp, được sự soi sáng bởi phương pháp vàomột nhiệm vụ cụ thể, mà còn là sự triển khai các giải pháp do cấp trên chỉ đạovào một đơn vị quản lý cụ thể Biện pháp về bản thân nó mang tính thực tiễn
và càng sát với thực tế thì biện pháp pháp càng có hiệu quả Biện pháp quản
lý là cách vận dụng sáng tạo chức năng quản lý, phương pháp quản lý, giải
Trang 29pháp quản lý của chủ thể quản lý vào đơn vị cụ thể của mình Thực tế chothấy, đối tượng quản lý càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi các biện pháp phảiphong phú, đa dạng, linh hoạt Chọn được phương pháp quản lý tốt nhưngkhông đề ra được các biện pháp để thực hiện thì phương pháp cũng chỉ là cái
để trưng diện và xa xỉ Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau,
hỗ trợ nhau giúp cho người quản lý điều hành tốt công việc và có hiệu quả.Việc sử dụng tốt các biện pháp quản lý góp phần tích cực làm cho hiệu quảquản lý của Hiệu trưởng tăng lên
Người Hiệu trưởng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp bằng hệ thống cácbiện pháp như:
- Kế hoạch hoá hoạt động chủ nhiệm lớp
Kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục về bản chất là xây dựng chươngtrình hành động của nhà trường theo năm học, nhằm đảm bảo thực hiện chấtlượng giáo dục Kế hoạch của nhà trường là chương trình hành động tập thể
sư phạm được xây dựng trên cơ sở những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhànước về giáo dục, được vận dụng và thực hiện trong những điều kiện cụ thể,phù hợp với đặc điểm của trường Chương trình hành động này bao gồm cácchi tiết: mục tiêu chất lượng, nội dung công tác, thời gian, hoạt động và phâncông người chịu trách nhiệm và dự kiến sản phẩm
Việc soạn thảo kế hoạch hành động dựa vào tiềm lực của nhà trường và
sự ủng hộ của địa phương nơi trường đóng
Việc xây dựng kế hoạch nhà trường thực chất là:
+ Dự báo mục tiêu chất lượng cần đạt tới
+ Mô hình hoá nội dung công việc
+ Lựa chọn các giải pháp tối ưu
+ Phân công người thực hiện và thời gian hoàn thành
Đối với việc chuẩn bị kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp, Hiệu trưởngphải thấy được tầm quan trọng của việc phân tích sư phạm các thông tin ở
Trang 30trạng thái xuất phát, nó là cơ sở để Hiệu trưởng nêu ra hướng phát triển, kếhoạch đặt ra trong hoạt động chủ nhiệm lớp.
Hiệu trưởng nhà trường phải thấy được kế hoạch hoá là cơ sở địnhhướng quan trọng cho những hoạt động nối tiếp nhau trong nhà trường, đồngthời nó thể hiện việc thực hiện quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp một cáchkhoa học Kế hoạch hoá giúp Hiệu trưởng điều khiển hoạt động chủ nhiệmlớp một cách toàn diện, cân đối, có trọng tâm và đạt kết quả cao Hiệu trưởngphải nắm được các loại kế hoạch trong nhà trường, để quản lý tốt hơn, có hiệuquả hơn.Kế hoạch chủ nhiệm lớp là sự cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường,của khối lớp chủ nhiệm, được thực hiện trong phạm vi một lớp học cụ thể Kếhoạch chủ nhiệm lớp thể hiện sự cụ thể hóa quan điểm đường lối giáo dục củaĐảng, các nhiệm vụ năm học, những quy luật lý luận giáo dục vào việc thiết
kế và thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường một cách cụ thể
- Tổ chức thực hiện kế hoạch
+ Phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện
Sự phân công phải cụ thể: Nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chấtlượng sản phẩm
+ Xác lập cơ cấu phối hợp các bộ phận chức năng để công việc đượctiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng với tiến độ của kế hoạch chung
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn bằng cách rútkinh nghiệm thường xuyên nghiên cứu áp dụng các kiến thức mới, bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn… Tiếp nhận các nguồn bổ sung nhân sự, vật chất thiết
bị, tài chính và các tài liệu thông tin khoa học mới phục vụ cho công tác giảngdạy và giáo dục học sinh
+ Huy động toàn bộ lực lượng trong trường tích cực hoàn thành côngviệc đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng
Trang 31+ Giám sát thực hiện công việc và điều chỉnh kịp thời những bất hợp
lý, tháo gỡ khó khăn và những trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch,uốn nắn kịp thời những lệch lạc theo đúng quỹ đạo của chương trình chung
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
Chức năng kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện trong suốt nămhọc, theo từng giai đoạn và từng công việc Kiểm tra giám sát chặt chẽ, sátsao tỉ mỉ về số lượng, chất lượng và tiến độ công việc để rút kinh nghiệm kịpthời, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Việc kiểm tra thực hiện baogồm:
+ Kiểm tra đánh giá tình trạng ban đầu
+ Kiểm tra đánh giá tiến độ công việc
+ Phát hiện sai sót, lệch lạc; tìm nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắnkịp thời
+ Tổng kết rút kinh nghiệm theo học kỳ và cả năm học đó để có nhữngbài học bổ ích cho việc kiểm tra ở các năm sau
1.3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
a) Các yếu tố khách quan (là những yếu tố xuất phát từ phía GVCN, điều kiện nhà trường, chính sách của NN….)
- Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện thôngtin đại chúng, các phương tiện giải trí kĩ thuật cao tác động vào đời sống vớicường độ vô cùng lớn đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công tácchủ nhiệm lớp.Trước hết có thể thấy rằng vị trí của công tác chủ nhiệm lớp cóphần giảm sút trong đời sống xã hội hiện đại Ở 1 số trường công tác tự quản
đã hình thành, đặc biệt ở các trường dân lập
- Đặc điểm tâm lí học sinh THPT
Trang 32Học sinh THPT là lứa tuổi đầu tuổi thanh niên, ở giai đoạn phát triển củatrẻ em từ 15 19 tuổi Đến cuối thời kỳ này học sinh đã trưởng thành về thểchất, đã trưởng thành về cả tinh thần và tư tưởng đủ để sống độc lập, tự quyếtđịnh, tham gia tích cực vào cuộc sống xã hội.
Học sinh THPT đang ở trong giai đoạn chuẩn bị để đi vào cuộc sống.Đây là lứa tuổi phát triển êm đềm, không có tính chất đột biến như lứa tuổithiếu niên Tính chất chủ định của mọi quá trình tâm lý được thể hiện rõ rệt.Đây là lứa tuổi ý thức phát triển mạnh, nhân sinh quan và thế giới quan hìnhthành và phát triển, chi phối sự phát triển nhân cách của các em
Ở nhà trường, học sinh cấp THPT được vận dụng và tiếp thu những kiến
thức, kỹ năng cao hơn cấp THCS Như vậy học sinh THPT có trình độ, cónăng lực tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, phán đoán dựa trên sự hiểubiết quy luật của tự nhiên,XH.Vì vậy những thuộc tính, những phẩm chất tâm
lý tương đối bền vững Những quan niệm về cuộc sống, về bạn bè, về lýtưởng sống, về tự nhiên đã có định hướng cho cá nhân
Các em mong muốn người giáo viên phải có phẩm chất cao, hiểu rất rõmặt yếu của giáo viên, nhận xét và phê phán những thiếu sót trong kiến thức,
đề cao giáo viên giỏi, quý mến họ, sẵn sàng làm theo những lời hướng dẫn chỉbảo của họ Các em có xu hướng cảm phục những giáo viên ưu tú có biệt tàigiảng dạy, có phẩm chất nhân cách cao quý và luôn tự hào về các giáo viên
đó Điều đó thể hiện sự nhạy bén với nhân cách của những người xung quanh
là đặc điểm tâm lý của học sinh THPT Những khát vọng, công việc và hànhđộng của các em, cuộc sống sôi động của các em phần lớn chịu sự chi phốicủa những mối liên hệ đạo đức với con người
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của trường ở trường THPT huyện VĩnhBảo thành phố Hải Phòng là những người được đào tạo đạt chuẩn và trênchuẩn Về nghiệp vụ, họ là những có nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp
Trang 33những tri thức tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học dạy học, giáo dục học phục vụcho việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm Tuy nhiên trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của đội ngũ giáo không đồng đều, phần lớn các giáo viên cònrất trẻ tuổi đời và tuổi nghề nên chưa có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệmmột số giáo viên coi công tác chủ nhiệm là công việc phụ chưa nhiệt tìnhtrong công tác chủ nhiệm lớp vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tácchủ nhiệm lớp Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý côngtác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng
- Đặc điểm của nhà trường
Do địa bàn huyện ở vùng nông thôn xa trung tâm thành phố, thu nhậpthấp nên các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi, các giáo viên các trình độ caotrong toàn thành phố không muốn về công tác các tường trong huyện gây khókhăn cho việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên trong đó chọn giáo viên làm côngtác chủ nhiệm Học sinh của nhà trường hầu hết là con em lao động nghèo,phần lớn là sản suất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khănnên sự quan tâm đến việc học tập và giáo dục con cái của một phần khôngnhỏ phụ huynh còn phó mặc cho nhà trường.
- Cơ chế chính sách: Do các trường đóng trên vùng địa bàn nông
thôn khó khăn nên khả năng huy động nguồn lực kinh tế từ xã hội hóa giáodục rất yếu Vì vậy điều kiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáoviên còn hạn chế Các nhà trường và chính quyền địa phương chưa có cơ chế,chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên đầuđàn, nên hiện tượng giáo viên giỏi xin chuyển công tác đến môi trường làmviệc đãi ngộ tốt hơn là việc xảy ra thường xuyên, liên tục tại các trường
b) Các yếu tố chủ quan
- Nhận thức của Hiệu trưởng về quản lý, quản lý trường học, quản lýcông tác chủ nhiệm lớp Chỉ khi người Hiệu trưởng được trang bị đầy đủ,đúng đắn, khoa học về các lĩnh vực nêu trên thì họ mới có thể lập kế hoạch, tổ
Trang 34chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong quản lýcông tác chủ nhiệm lớp khoa học, hiệu quả.
- Kỹ năng thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý các tình huống quản
lý trong công tác chủ nhiệm lớp Người Hiệu trưởng xây dựng được hệ thốngbiện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp chỉ là tiền đề ban đầu của việc quản
lý công tác chủ nhiệm lớp Điều quan trọng là người Hiệu trưởng tổ chức thựchiện các biện pháp này như thế nào để đạt được mục tiêu quản lý của mình
- Uy tín của người Hiệu trưởng nhà trường cũng ảnh hưởng rất nhiềuđến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp Nếu người Hiệu trưởng có uy tínvới đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh thì công tác quản lí của ngườiHiệu trưởng sẽ gặp nhiều thuận lợi Trái lại, người Hiệu trưởng sẽ gặp nhiềukhó khăn Và như vậy thì việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp sẽ không thànhcông
HOÀN CẢNH LỊCH
SỬ - XÃ HỘI
QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Trang 35Sơ đồ 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quản lý đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đờisống xã hội Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trườngTHPT vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắmvững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dụcnói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường Công tácchủ nhiệm và quản lý công tác chủ nhiệm lớp là 2 lĩnh vực được nhiều họcgiả trong và ngoài nước nghiên cứu Tuy nhiên, các nghiên cứu, các hội thảo,các luận văn thạc sỹ đã từng được công bố chỉ phản ánh được một phần nào lýluận cũng như thực trạng của vấn đề gắn liền với từng cấp học, từng ngànhhọc và từng địa phương cụ thể Đối với ngành GD - ĐT nói chung, giáo dụccấp THPT của huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nói riêng, chưa có mộttác giả, một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ khoa học về quản lý công tác chủnhiệm lớp trong mối quan hệ các trường học trên địa bàn huyện
Công tác chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục
và đào tạo của một trường học Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ,quyền hạn của Hiệu trưởng Người Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệmdựa trên hệ thống biện pháp như: kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, kiểm traviệc thực hiện kế hoạch Trong quá trình quản lý, người Hiệu trưởng chịu sựtác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
Trang 362.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Vĩnh Bảo nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, códiện tích đất tự nhiên trên 180 km2, dân số trên 19 vạn; nằm trên vùng hạ lưusông Thái Bình, ở phía Đông bắc đồng bằng sông Hồng; phía Đông bắc giáphuyện Tiên Lãng (Hải Phòng), phía Tây bắc giáp huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ(tỉnh Hải Dương); phía Đông nam, Tây nam giáp huyện Quỳnh Phụ, TháiThụy (tỉnh Thái Bình), có quốc lộ 10 và quốc lộ 37 đi qua; cách trung tâmthành phố Hải Phòng 40 km, là huyện đất liền xa nhất của thành phố; huyện
có 29 xã và 01 thị trấn; là địa phương giàu truyền thống lịch sử cách mạng,văn hoá, truyền thống hiếu học, là quê hương của danh nhân văn hoá TrạngTrình Nguyễn Bỉnh Khiêm
2.1.2 Kinh tế
- Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, theo phương thứcthuần nông, độc canh cây lúa, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm và trồng một số loạirau màu Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp rất nhỏ bé, chiếm tỷ trọng rấtthấp trong cơ cấu kinh tế (nông nghiệp 67%, công nghiệp dịch vụ 35%),không có nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp
- Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thành phố: 350.000đ/ tháng
- Tỷ lệ hộ nghèo, có trên 8000 hộ =17,7% tổng số hộ (tiêu chí hiệnnay), là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thành phố
Trang 372.2 Thực trạng phát triển giáo dục trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo
2.2.1 Quy mô trường lớp
- Đối với giáo dục cấp THPT, hiện nay toàn huyện Vĩnh Bảo có 5trường THPT công lập: THPT Vĩnh Bảo, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT
Tô Hiệu, THPT Cộng Hiền và trường THPT Nguyễn Khuyến (mới đượcchuyển đổi thành trường công lập từ trường THPT bán công Vĩnh Bảo từ nămhọc 2008 - 2009) So với các quận, huyện khác trên toàn thành phố thì VĩnhBảo là một trong hai huyện có số trường THPT công lập nhiều nhất thànhphố; không có trường dân lập, tư thục
- Hàng năm năm trường THPT trong toàn huyện Vĩnh Bảo tuyển sinhđược khoảng 80% – 85% học sinh tốt nghiệp THCS vào học cấp THPT, caohơn so với tỉ lệ 65% - 75% trung bình của thành phố
- Số lượng HS trường THPT huyện Vĩnh Bảo được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Số lượng học sinh năm trường THPT huyện Vĩnh Bảo từ nămhọc 2006 – 2007 đến nay
TT Trường
THPT
Năm học
2006 – 2007 2007 – 2008 2008 – 2009 2009 - 2010 2010 – 2011 Tổng
số HS
Tổng Số lớp
Trang 386 Tổng 8136 161 8792 175 9453 187 9299 187 9454 191
( Nguồn Sở GD&ĐT Hải Phòng)
Từ bảng thống kê cho thấy quy mô HS năm trường hiện nay đều lớn, số lớp từ
30 lớp trở lên, sĩ số HS đông từ 50 – 55 HS/lớp và đều là trường hạng 1.Trong các năm qua hầu hết các trường đều chú trọng đến việc tăng trưởngmạnh về quy mô để phục vụ cho công tác phổ cập bậc THPT và nghề củahuyện
2.2.2 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường trong những năm qua đãđược chú trọng đầu tư mới, các trường đều có nhà học cao tầng khang trang,rộng rãi Nhưng do các trường đều phát triển mạnh về quy mô nên hầu hết cáctrường mới đủ phòng học 2 ca/ngày Ba trường THPT Tô Hiệu, THPT CộngHiền, THPT Nguyễn Khuyến (cơ sở 2) học sinh vẫn còn phải học ở một sốphòng học cấp bốn chưa đủ tiêu chuẩn
Các trường đều có 2 phòng máy với tổng số máy vi tính từ 50 máy trởlên, được kết nối Internet đảm bảo cho việc học Tin học trong nhà trường Batrường: THPT Vĩnh Bảo, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến có đủphòng thực hành Lý, Hoá, Sinh và phòng đọc cho giáo viên thì các trường cònlại đều thiếu hoặc không có Tất cả các trường đều không có phòng nghe nhìn
và không có nhà đa chức năng phục vụ cho các hoạt động tập thể và ngoài giờlên lớp Thiết bị thí nghiệm, thư viện còn sơ sài, thiếu đồng bộ chưa đáp ứngđược yêu cầu giảng dạy của GV và học tập của học sinh
Bảng 2.2: Số liệu thống kê số phòng học, phòng chức năng năm học 2009 - 20010
Trường
THPT
Số nhà cao tầng
máy chiếu đa năng
Tổng Số
Phòng kiên cố
Phòng học Cấp 4
Phòng thư viện
Phòng thiết Bị
Phòng thực hành Phòng
nghe nhìn
Phòng máy
vi tính
Lý Hoá Sinh
Trang 39Ng Bỉnh Khiêm 4 24 24 0 1 1 1 1 1 0 2 2
( Nguồn Sở GD&ĐT Hải Phòng)
Nhìn chung, cơ sở vật chất của các trường THPT huyện Vĩnh Bảo cònkhó khăn, thiếu thốn chưa đáp ứng được cho yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay
2.2.3 Chất lượng giáo dục của các trường
Trong các năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện của các trường từngbước được nâng cao và ổn định, nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các trường
do chất lượng đầu vào không đồng đều Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT bình quânhàng năm đạt từ 95% - 99%, đạt và vượt mặt bằng chung của thành phố Từnăm học 2006 - 2007 khi toàn ngành thực hiện cuộc vận động “hai không”của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các trường THPT trong huyện đã tích cực xâydựng phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, đổi mới phương pháp giảng dạy vàkiểm tra đánh giá HS nên chất lượng giáo dục vẫn được giữ vững, tỉ lệ thi tốtnghiệp THPT đạt và vượt mặt bằng chung của thành phố và cả nước
Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào ĐH - CĐ bình quân đạt 28% - 32%, thi đỗ vàocác trường trung cấp chuyên nghiệp từ 45% - 50% Mỗi năm có khoảng 1000học sinh thi đỗ vào các trường ĐH - CĐ trong cả nước Tỉ lệ HS giỏi thànhphố đạt ở mức cao, tiêu biểu là các trường THPT Vĩnh Bảo và THPT NguyễnBỉnh Khiêm là những trường có nhiều HS đạt giải và có nhiều giải cao trongcác kỳ thi Tuy nhiên, trong những năm vừa qua tất cả các trường THPT tronghuyện đều chưa có HS đạt giải quốc gia
Mặc dù kết quả chất lượng giáo dục của các trường có nhiều chuyển biếntích cực, song có nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi, chất
Trang 40lượng giáo dục đại trà còn thấp; kỹ năng sống, hoạt động tập thể của học sinhrất hạn chế.
Trình độ lý luận chính trị Độ tuổi
Thâm niên quản lí
Tham gia các lớp bồi dưỡng CBQL
Thạc
Sĩ ĐH
Cao cấp
Trung cấp
Sơ Cấp
Dưới 40
Trên 40
( Nguồn Sở GD&ĐT Hải Phòng)
Nhìn chung, đội ngũ CBQL của các trường THPT huyện Vĩnh Bảo đủ về
số lượng Tất cả các CBQL đạt chuẩn về trình độ về chuyên môn, trong đó có
4 người có trình độ Thạc sĩ chiếm tỉ lệ 21,05 %, 1 người đang học cao họcQLGD Về tuổi đời có 16 người trên 40 tuổi chiếm tỉ lệ 84.2%, có 3 ngườidưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ 15.8% Về thâm niên quản lý có 11 người có thâmniên từ 5 năm trở nên chiếm tỷ lệ 58%, có 8 người có thâm niên từ 2- 4 nămchiếm tỉ lệ 42% Đây là lực lượng tương đối ổn định, đã tích luỹ được nhiềukinh nghiệm và thành thạo trong công tác quản lý
Tuy nhiên, đội ngũ CBQL các trường còn có một số hạn chế sau: