1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

144 475 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Trong giai đoạn hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đào tạo nghề đã được toàn xã hội nhận thức đúng về vị trí, nhu cầu trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đào tạo nghề đã được ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và có sự phát triển của thị trường lao động theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, đào tạo nghề vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, bức xúc và là mối quan tâm của toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là do công tác quản lý đào tạo nghề chưa phù hợp với quá trình phát triển KT XH của nước ta hiện nay. Đảng ta đã khẳng định trong nghị quyết Đại hội Đảng IX: “Con người và nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát huy trí tuệ và tay nghề cho người lao động trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước chính là khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 2010”. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 2010) tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ ra: “Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng” 5; 171. Đồng thời, Báo cáo cũng đã khẳng định: “Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp” 5; 207. Về công tác quản lý các trường dạy nghề Báo cáo đã ghi rõ: Đổi mới tổ chức và hoạt động đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” 5; 209. Trong bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng đã và đang đứng trước nhiều vấn đề mới, đó là: cần tăng nhanh quy mô đào tạo nhưng phải nâng cao chất lượng đào tạo và đặc biệt là phát huy hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm. Đào tạo mới, đào tạo lại thuyền viên, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ theo mục tiêu, nội dung chương trình do cơ quan nhà nước ban hành. Thực hiện chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề và thời gian đào tạo nghề, nhà trường không chỉ đảm nhận đào tạo một số nghề ngắn hạn mà cần đào tạo tập trung dài hạn theo yêu cầu đối với một số nghề, do vậy việc quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB là một yêu cầu bức thiết của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng cũng như đào tạo nghề nói chung ở giai đoạn hiện nay. Trong thời gian đã qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nghề ở những khía cạnh khác nhau như: phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, xã hội hoá công tác dạy nghề, quản lý hoạt động thực hành sản xuất ở các trường dạy nghề... Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường dạy nghề. Nghề ĐKTB là một nghề đặc thù, nghề này là do hai bộ quản lý, đó là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động thương binh và xã hội. Theo quyết định 312007QĐ BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Từ tháng 07 năm 2007 Cử nhân cao đẳng nghề ĐKTB được phép thi sỹ quan quản lý hạng I. Và trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng được Bộ Lao động thương binh và Xã hội giao cho xây dựng chương trình khung nghề ĐKTB. Từ năm 2008 trường đã áp dụng chương trình khung vào đào tạo, nhưng nghề ĐKTB nói riêng và ngành Hàng Hải nói chung phải tổ chức huấn luyện và đào tạo theo công ước của tổ chức hàng hải quốc tế, STCW7895 (Stardard Training Certificate of Watchkeeping) Trong bối cảnh như vậy, chiến lược phát triển đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng đến năm 2010 đã được triển khai thực hiện. Song tìm ra các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng là một yêu cầu cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động”.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu lý luận 4

8 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ 6

1 1 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 6

1.1.1 Khái niệm quản lý giáo dục 6

1.1.2 Khái niệm về chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo 12

1.1.3 Phát triển đào tạo nghề Điều khiển biển ở Việt Nam 28

1.2 Nghề điều khiển tàu biển 34

1.2.1 Nghề điều khiển tàu biển 34

1.2.2 Đặc điểm của học sinh, sinh viên khoa ĐKTB của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng 35

1.2.3 Hệ thống đào tạo và huấn luyện cấp chứng chỉ chuyên môn 35

1.3 Cơ sở pháp lý của quản lý chất lượng đào tạo nghề 38

1.4 kinh nghiệm đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB ở một số quốc gia trên thế giới 40

1.4.1 Philippines 40

1.4.2 Indonesia 41

1.4.3 Kinh nghiệm quản lý đào tạo, huấn luyện hàng hải của Trung Quốc 42

1.4.4 Kinh nghiệm quản lý chất lượng đào tạo, huấn luyện hàng hải ở Nhật Bản 44

1.4.5 Những kinh nghiệm quản lý có thể áp dụng ở Việt Nam 46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH NGHỆ HẢI PHÒNG 48

Trang 2

2.1 Khái quát về trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng 48

2.1.1 Các nghề đào tạo và quy mô đào tạo của nhà trường 49

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của nhà trường 51

2.1.3 Cơ sở vật chất 53

2.1.4 Chức năng nhiệm vụ 55

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tàu biển của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ HảI Phòng 57

2.2.1 Thực trạng về quy mô đào tạo 57

2.2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tàu Biển 58

2.3 Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tàu biển ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ HảI Phòng 59

2.3.1 Quản lý quá trình đào tạo nghề Điều khiển tàu biển 59

2.3.2 Quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 67

2.3.3 Quản lý phát triển chương trình đào tạo 70

2.3.4 Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và học tập 71

2.3.5 Hệ thống đào tạo Thuyền viên ở Việt Nam 73

2.4 một số vấn đề đặt ra trong quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tàu biển của trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng 77

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN Ở TRƯỜNG CĐ NGHỀ BÁCH NGHỆ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HIỆN NAY 80

3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của trường CĐNBNHP 80

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 80

3.1.2 Nguyên tắc kế thừa 80

3.1.3 Nguyên tắc khả thi 81

3.2 Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng đào tạo Nghề Điều khiển tàu biển ở trường Cao đẳng nghề bách nghệ Hải Phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay 81

3.2.1 Tăng cường quản lý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhà trường 81

3.2.2 Tăng cường quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao phẩm chất năng lực cán bộ quản lý 84

Trang 3

3.2.3 Tăng cường quản lý việc phát triển chương trình đào tạo 92

3.2.4 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và học tập 96

3.2.5 Tăng cường việc mở rộng hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế 98

3.2.6 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh 100

3.2.7 Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục nhằm khai thác nguồn lực cho nhà trường 104

3.3 mối quan hệ giữa những biện pháp 107

3.4 kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp 109

3.4.1 Mục đích 109

3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin 109

3.4.3 Tiến hành thăm dò ý kiến 109

3.4.5 Xử lý và phân tích thông tin 115

3.4.6 Nhận xét 115

1 Kết luận 118

2 kiến nghị 119

2.1 Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 119

2.2 Đối với Bộ Giao thông vận tải 120

2.3 Đối với ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở nội vụ, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam, Sở lao động thương binh và Xã hội Hải Phòng 120

2.4 Đối với tổng công ty Vận tải biển Việt nam các công ty vận tải biển và cung ứng thuyền viên 120

2.5 Đối với trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng 121

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Bộ LĐ - TB & XH Bộ lao động – Thương binh và xã hội

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1: Các thành tố của quá trình giáo dục 11

Bảng 1.2: Các chuẩn và điểm đánh giá, kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo 29

Bảng 1.3: Các tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo 30

Bảng 1.4: Chuẩn trường dạy nghề 36

Bảng 2.1: Số lượng CB, GV, CNV của nhà trường 56

Bảng 2.2: Tổng số học sinh đăng ký thi vào trường, số học sinh trúng tuyển và nhập học ngành ĐKTB trong 3 năm gần đây 56

Bảng 2.3: Số lượng học sinh 57

Bảng 2.4: Số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo qua các năm học 62

Bảng 2.5: Thống kê kết quả xếp loại đạo đức của học sinh qua từng năm (2002-2006) 65

Bảng 2.6: Thống kê kết quả xếp loại học tập của học sinh từ 2004-2008 65

Bảng 2.7: Thống kê kết quả tốt nghiệp của học sinh nghề ĐKTB 66

từ năm 2005-2009 66

Bảng 2.8 Kết quả điều tra thực trạng quản lý chất lượng 68

đào tạo nghề ĐKTB 68

Bảng 2.9: Thống kê trình độ sư phạm đội ngũ giáo viên khoa ĐKTB 72

Bảng 2.10: Thống kê độ tuổi đội ngũ giáo viên khoa ĐKTB 73

Bảng 2.11: Thống kê số lượng cán bộ quản lý của trường 75

Bảng 2.12.Cơ cấu và trình độ cán bộ quản lý của trường 75

Bảng 3.1: Số lượng cơ cấu giáo viên theo qui mô đào tạo nghề ĐKTB 92

giai đoạn 2009 - 2015 92

Bảng 3.2: Mục tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên năm 2015 93

Bảng 3.3: Tổng hợp đối tượng được khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp……….110

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp 120

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 123

Bảng 3.6 Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 124

của các biện pháp 124

Biểu đồ 3.1 Biểu diễn tính cần thiết của các biện pháp 121

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn tính khả thi của các biện pháp 124

Biểu đồ 3.3: Mức độ tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 125

Trang 6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý 7

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa những chức năng quản lý 8

Sơ đồ 1.3: Quản lý giáo dục 10

Sơ đồ 1.4: Miền chất lượng 18

Sơ đồ 1.5: Đặc trưng của công tác đào tạo ở trường 24

Sơ đồ 1.6: Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo 25

Sơ đồ 1.7: Hệ thống đào tạo, huấn luyện cấp chứng chỉ chuyên môn 37

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường CĐ Nghề Bách nghệ Hải Phòng 51

Sơ đồ 2.2: Hệ thống đào tạo Thuyền viên tại Việt Nam 73

Sơ đồ 2.3: Chương trình đào tạo của Trường Đại học Hàng hải 74

Sơ đồ 2.4: Hệ thống chương trình đào tạo của các 75

trường Cao đẳng Hàng hải 75

Sơ đồ 3.1: Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng 90

nghề Bách Nghệ Hải Phòng 90

Sơ đồ 3.2: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 91

Sơ đồ 3.3: Các bước phát triển chương trình đào tạo nghề ĐKTB 93

Sơ đồ 3.4: Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục 98

Sơ đồ 3.5: Mối quan hệ giữa 7 biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng 108

Trang 7

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong giai đoạn hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đào tạo nghề đã được toàn xã hội nhận thức đúng về vị trí, nhu cầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đào tạo nghề đã được ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và có sự phát triển của thị trường lao động theo định hướng XHCN Tuy nhiên, đào tạo nghề vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, bức xúc và là mối quan tâm của toàn xã hội Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là

do công tác quản lý đào tạo nghề chưa phù hợp với quá trình phát triển KT

-XH của nước ta hiện nay Đảng ta đã khẳng định trong nghị quyết Đại hội

Đảng IX: “Con người và nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển

của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phát huy trí tuệ và tay nghề cho người lao động trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước chính là khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội thời kỳ 2001- 2010”

Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006- 2010) tại Đại hội

Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ ra: “Đào tạo nghề còn thiếu về

số lượng và yếu về chất lượng” [5; 171].

Đồng thời, Báo cáo cũng đã khẳng định: “Mở rộng quy mô dạy nghề và

trung học chuyên nghiệp” [5; 207].

Về công tác quản lý các trường dạy nghề Báo cáo đã ghi rõ: "Đổi mới tổ

chức và hoạt động đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” [5; 209].

Trang 8

Trong bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng đã và đang đứng trước nhiều vấn đề mới, đó là: cần tăng nhanh quy mô đào tạo nhưng phải nâng cao chất lượng đào tạo và đặc biệt là phát huy hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm Đào tạo mới, đào tạo lại thuyền viên, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ theo mục tiêu, nội dung chương trình do cơ quan nhà nước ban hành Thực hiện chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề và thời gian đào tạo nghề, nhà trường không chỉ đảm nhận đào tạo một số nghề ngắn hạn mà cần đào tạo tập trung dài hạn theo yêu cầu đối với một số nghề, do vậy việc quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB là một yêu cầu bức thiết của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng cũng như đào tạo nghề nói chung ở giai đoạn hiện nay.

Trong thời gian đã qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nghề ở những khía cạnh khác nhau như: phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, xã hội hoá công tác dạy nghề, quản lý hoạt động thực hành - sản xuất ở các trường dạy nghề Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường dạy nghề Nghề ĐKTB là một nghề đặc thù, nghề này là do hai bộ quản lý, đó là

Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động thương binh và xã hội Theo quyết định 31/2007/QĐ - BGTVT của Bộ Giao thông vận tải Từ tháng 07 năm

2007 Cử nhân cao đẳng nghề ĐKTB được phép thi sỹ quan quản lý hạng I.

Và trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng được Bộ Lao động thương binh và Xã hội giao cho xây dựng chương trình khung nghề ĐKTB Từ năm

2008 trường đã áp dụng chương trình khung vào đào tạo, nhưng nghề ĐKTB nói riêng và ngành Hàng Hải nói chung phải tổ chức huấn luyện và đào tạo

Trang 9

theo công ước của tổ chức hàng hải quốc tế, STCW78/95 (Stardard Training Certificate of Watchkeeping)

Trong bối cảnh như vậy, chiến lược phát triển đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng đến năm 2010 đã được triển khai thực hiện Song tìm ra các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng là một yêu cầu cấp thiết Chính vì vậy, tác

giả lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động”.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tìm ra những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tàu biển ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hệ thống chính sách, tiêu chuẩn quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo nghề nói chung, hệ thống cơ sở đào tạo nghề nói riêng chưa tập trung, chưa đồng bộ, lại chậm được bổ sung sửa đổi Thiếu các công cụ quản lý cơ bản như hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo nghề và chất lượng

cơ sở dạy nghề, do đó hiệu quả quản lý thấp.

Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tầu biển phù hợp với thực tế của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải

Trang 10

Phòng trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường.

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quản lý chất lượng đào tạo nghề.

Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và việc quản lý chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tầu biển ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng.

Đề xuất và lý giải những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tầu biển ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng.

6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Luận văn về công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Điều khiển tầu biển ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng trong giai đoạn từ 2009 - 2014.

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, khái quát hoá, đánh giá, tổng hợp các thông tin, tư liệu để xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho vấn đề nghiên cứu:

- Các văn kiện của Đảng, nhà nước về công tác đào tạo nghề và chủ trương đào tạo nghề trong lĩnh vực GD & ĐT nói chung và giáo dục cao đẳng nghề nói riêng.

- Các văn bản quy phạm pháp luật như: chỉ thị, thông tư, hướng dẫn, quy định, quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTB - XH, Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về quản lý và điều hành hoạt động, đào tạo nghề trong ngành GD & ĐT và trong các trường cao đẳng nghề.

- Các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý giáo dục trong lĩnh vực đào tạo nghề trong nước và quốc tế,

Trang 11

theo đó, đề tài rút ra các vấn đề có liên quan đến việc tăng cường hoạt động đào tạo nghề Điều khiển tàu biển của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tầu biển ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng để làm

cơ sở đề xuất những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tàu biển ở nhà trường cụ thể là:

- Điều tra xã hội học đối với CBQL và GV trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng.

- Quan sát thực tế hoạt động quản lý chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tầu biển của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng.

- Tổng kết kinh nghiệm về quản lý chất lượng đào tạo nghề Điều khiển tàu biển của Việt Nam.

- Xin ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề Điều khiển tầu biển.

7.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu đã thu được.

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Mở đầu

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quản lý chất lượng

đào tạo nghề.

Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo và việc quản lý chất lượng

đào tạo nghề ĐKTB của trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng.

Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB ở

trường CĐNBNHP đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Kết luận và kiến nghị

1 Kết luận

2 Kiến nghị

Trang 12

Tài liệu tham khảo

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

1 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1 Khái niệm quản lý giáo dục

1.1.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở lên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất.

Có tác giả cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm.

Có tác giả lại quan niệm quản lý là công việc kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo

và kiểm tra theo dõi thực hiện như kế hoạch Quản lý là một nghề sử dụng quyền lực của tổ chức, thực hiện tác động, điều khiển có tổ chức tới một hệ thống hay một quá trình (của tự nhiên, xã hội, tư duy) Vận động theo quy luật khách quan, nhằm mục đích định trước của người quản lý và của tổ chức

mà người quản lý tham gia.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, ta có thể hiểu: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ra" [19; 176].

Như vậy, có thể nói quản lý là phương thức tốt nhất để đạt đề mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức hay nói rộng hơn là một nhà nước Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định Quản

lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, đó là chủ thể quản lý, là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển và đối tượng quản lý là bộ

Trang 14

phận chịu sự quản lý Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người Quản lý là

sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của các thành tố này có mối quan hệ tác động, tương hỗ với nhau như sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý

1.1.1.2 Chức năng cơ bản của quản lý

Quản lý là một loại lao động đặc biệt, lao động sáng tạo, hoạt động quản lý cũng phát triển không ngừng tìm Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích đến tập thể người và tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu Quản lý phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, từng chức năng có tính độc lập tương đối nhưng chúng được liên kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán Có 4 chức năng cơ bản của quản lý liên quan mật thiết với nhau, đó là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh

Chủ thể

quản lý

Công cụ

Khách thể quản lý

Mục tiêu

Phương pháp

Trang 15

giá và thông tin là trung tâm của quản lý Có thể mô hình hoá mối quan hệ giữa những chức năng quản lý như sau:

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa những chức năng quản lý

Bên cạnh 4 chức năng cơ bản của quản lý, còn nhiều vấn đề liên quan khác như: dự đoán, động viên, điều chỉnh, đánh giá, thông tin, phản hồi Các chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình tự nhất định trong quản lý không được coi nhẹ một chức năng nào.

1.1.1.3 Quản lý giáo dục

Cũng như khái niệm quản lý, QLGD được hiểu theo nhiều khía cạnh

khác nhau Theo tổng quát QLGD là sử dụng quyền lực của tổ chức, thực hiện tác động, điều khiển có tổ chức một hệ thống giáo dục, tới một quá trình dạy

và học theo quy luật vận động khách quan, nhằm mục đích phát triển giáo dục theo quan điểm và kế hoạch định trước của người quản lý giáo dục và mục đích thoả mãn yêu cầu về số lượng, chất lượng con người cho sự phát triển

KT - XH.

Như vậy, QLGD được hiểu một cách đầy đủ là hệ thống tác động có

mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của những người làm công tác QLGD để làm cho hệ thống GD vận hành theo đường lối và nguyên lý của Đảng, thực

hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà hạt nhân là dạy

Trang 16

học, GD & ĐT thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu KT - XH, đổi mới và phát triển để đưa giáo dục tiến lên trạng thái mới về chất, thông qua thực hiện chức năng QTGD Quản lý giáo dục vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.

QLGD được hiểu là quản lý quá trình giáo dục và đào tạo trong đó bao gồm quản lý quá trình dạy học diễn ra ở các cơ sở giáo dục Tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý, QLGD có nhiều cấp độ khác nhau và các quan niệm khác nhau

QLGD theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ dành riêng cho thế hệ trẻ mà cho tất cả mọi người, tuy

nhiên trọng tâm vẫn là thế hệ trẻ.

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí: "QLGD thực hiện chức năng ổn định, duy trì đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền KT- XH, QLGD nhằm phối hợp với các ngành, các lực lượng xã hội tiến hành công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực và HTQT trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo QLGD thực hiện nhiệm vụ này thông qua việc thực hiện 4 chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra"(26; 40).

QLGD có đặc điểm là bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý, QLGD là quản lý việc đào tạo con người, việc hình thành và hoàn thiện nhân cách, việc tái sản xuất nguồn lực con người Đối tượng quản

lý ở đây là những ai nhận được sự giáo dục và đào tạo Quản lý việc giáo dục

và đào tạo con người là loại hình quản lý khó khăn nhất, phức tạp nhất

QLGD bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược Thông tin là các tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động quản lý Mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định là các thông tin điều khiển QLGD luôn có khả năng thích nghi tức là luôn biến đổi: Khi đối tượng quản lý mở rộng về quy mô thì chủ

Trang 17

thể quản lý cũng có thể tiếp tục quản lý có hiệu quả bằng cách đổi mới quá trình quản lý thông qua các cấp trung gian.

Quá trình giáo dục là một thể thống nhất toàn vẹn với sự liên kết của các thành tố:

B ng 1.1: Các th nh t c a quá trình giáo d c ảng 1.1: Các thành tố của quá trình giáo dục ành tố của quá trình giáo dục ố của quá trình giáo dục ủa quá trình giáo dục ục

Quá trình giáo dục phải làm cho các thành tố trên gắn kết với nhau, với nền tảng của quá trình đào tạo là MT - PP và Th - Tr - Đk là tác động của hoạt động quản lý vật chất hoá MT - ND PP để biến đổi đối tượng đào tạo có nhân cách mới.

ĐK

QUẢN LÝ

Trang 18

Sơ đồ 1.3: Quản lý giáo dục

Như vậy, QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu mong muốn.

1.1.1.4 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện các chức năng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội hay ta có thể nói nhà trường là một tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác giáo dục, đào tạo và là tế bào của hệ thống giáo dục quốc dân Nhà trường

là khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục và là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội Các cấp quản lý giáo dục tồn tại trước hết, cốt lõi là vì chất lượng hiệu quả hoạt động của nhà trường mà trung tâm là hoạt động dạy học Có thể nói rằng, nhà trường được hình thành nhằm thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng xã hội Nhà trường được tổ chức và hoạt động sao cho việc truyền thụ và lĩnh hội đó đạt được mục tiêu tồn tại và phát triển cá nhân, phát

triển cộng đồng và phát triển xã hội Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý

nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu, đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế

hệ trẻ và với từng học sinh" (29; 71).

Quản lý trường dạy nghề thực chất và trọng tâm là quản lý quá trình đào tạo nghề Nó bao gồm quản lý các nhân tố của quá trình đào tạo, đó là quản lý đào tạo và quản lý hai đối tượng chính là: lực lượng đào tạo (giáo viên), đối tượng đào tạo (học sinh) Ngoài ra quản lý nhà trường còn phải

Trang 19

quản lý các nhân tố khác như điều kiện, hình thức, quy chế đào tạo, bộ máy, môi trường giáo dục Như vậy, quản lý trường dạy nghề là làm sao cho các nhân tố đó hoà quyện với nhau tạo ra các hoạt động đào tạo phù hợp để đạt được mục tiêu đào tạo nghề nghiệp đã được xác định

1.1.2 Khái niệm về chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo

1.1.2.1 Khái niệm đào tạo

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến

một con người nhằm làm cho con người có lĩnh hội và nắm vững tri thức kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài ngoài.

Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách” (trang 40;298).

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Đào tạo là quá trình hoạt động có

mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ - để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả”.

(29;45).

Như vậy, đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học để họ trở thành người cán bộ, công dân, người lao động có kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức

kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh Quá trình này diễn ra trong các cơ sở đào tạo như: Các trường Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề theo một kế hoạch, một chương trình, nội dung trong một thời gian quy định cho một ngành nghề

Trang 20

cụ thể nhằm giúp cho người học đạt được một trình độ nhất định trong lao động nghề nghiệp.

Theo chúng tôi, Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm

cho con người có lĩnh hội và nắm vững những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái

độ một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho họ thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận một sự phân công lao động nhất định Đào tạo là một loại công việc xã hội, một hoạt động đặc trưng của giáo dục (nghĩa rộng) nhằm chuyển giao kinh nghiệm hoạt động từ thế hệ này qua thế hệ khác.

1.1.2.2 Khái niệm về chất lượng đào tạo

1) Khái niệm về chất lượng đào tạo qua các thời kỳ

Quan điểm về chất lượng giáo dục cũng đồng thời là quan điểm về mục tiêu giáo dục, chính là nội hàm về những kiến thức, năng lực, phẩm chất mà một nền giáo dục nói chung, hay một cấp học, một bậc học, một ngành học cụ thể nào đó phải cung cấp, bồi dưỡng cho người học Đánh giá chất lượng của một nền giáo dục là đánh giá xem nền giáo dục đó thực hiện được đến đâu mục tiêu giáo dục của nó.

Còn nói đến hiệu quả của một nền giáo dục - hiệu quả đầu tư là nói đến tác động của nền giáo dục đó tới xã hội, tới đất nước mà nền giáo dục đó phục

vụ Hiệu quả của giáo dục tất nhiên là phụ thuộc vào chất lượng giáo dục, nhưng cũng còn phụ thuộc vào quy mô, số lượng của nền giáo dục đó (đào tạo

đủ, thừa hay thiếu so với nhu cầu dân trí, nhân lực, nhân tài - chủ yếu so với nhu cầu về nhân lực - của xã hội, của đất nước) và cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức xã hội đó, đất nước đó sử dụng dân trí, nhân lực, nhân tài của mình.

Dưới thời phong kiến, xã hội và nhà nước phong kiến Việt Nam về nguyên tắc là đo chất lượng giáo dục qua mục tiêu đào tạo những người có khả năng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Đó là những người trước hết và tối thiểu phải có khả năng tự học tự rèn luyện, tiếp theo là có khả năng

Trang 21

xây dựng và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình mình Cao hơn nữa

là tham gia quản lý nhà nước các cấp và cuối cùng là có khả năng dựng nước

và giữ nước trong an bình Đó là những nhân lực và nhân tài trong bộ máy cai trị của nhà vua, để dạy dỗ dân và lo cho dân an cư lạc nghiệp Nhưng trên thực tế thì thước đo chất lượng giáo dục là “văn hay, chữ tốt” để chuyển tải đạo lý thánh hiền (tức nho giáo) Từ đó trượt đến chỗ giáo dục chỉ tạo nên những loại văn chương phù phiếm, sáo rỗng và thù tạc, vô bổ (đó là điều thường thấy trong đa số những nhà nho thời trước).

Dưới thời Pháp thuộc, mục tiêu giáo dục công khai cho người học là một số kiến thức và những kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến các kiến thức đó (như kỹ năng làm văn, kỹ năng tính toán ) mà nhà trường có trách nhiệm truyền thụ và người học có trách nhiệm tiếp thu; các kiến thức, kỹ năng đó được trình bày rõ ràng trong chương trình học của mỗi trường học Còn phần mục tiêu nửa úp nửa mở là đào tạo một lớp người trung thành với nhà nước bảo hộ thì chỉ được ghi đầy đủ trong các chỉ thị mật của nhà cầm quyền.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta có một quan niệm đầy đủ và rõ ràng về chất lượng giáo dục Trước hết đó là quan điểm chất lượng toàn diện Nói theo kiểu các nhà giáo dục tiến bộ phương Tây tức là

“Trí, Đức, Thể, Mỹ” Nói theo truyền thống phương Đông là “Đức và Tài” (hoặc hiền và tài) Còn theo thuật ngữ giáo dục học xã hội chủ nghĩa là

“Chính trị và Chuyên môn” hoặc là “Hồng và Chuyên”.

Từ quan điểm đó, nền giáo dục của ta đã cụ thể hoá nội dung của khai khái niệm đức và tài, tuỳ theo nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng.

Năm 1945, đó là người lao động tốt, người công dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt.

Năm 1958, đó là người lao động trung thành với chủ nghĩa xã hội, có văn hoá, có khoa học - kỹ thuật, có sức khoẻ.

Trang 22

Năm 1979, trong Nghị quyết 14 của Bộ chính trị về cải cách giáo dục, diễn giải rõ hơn các ý kiến trên đây và bổ sung một tiêu chuẩn mới là biết xây dựng sự nghiệp làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

Trong thời kỳ đổi mới giáo dục (từ năm 1987) quan điểm về chất lượng được bổ sung thêm một tiêu chuẩn là năng động, biết tự tìm việc làm và tự tạo lấy việc làm, biết làm giàu cho mình và cho đất nước một cách chính đáng (theo phương châm dân giàu, nước mạnh )

Qua lịch sử giáo dục của ta (cũng như trên thế giới), việc quan niệm cho đúng, cho đủ các yêu cầu về chất lượng tuy không dễ, nhưng việc xác định được tính khả thi của các yêu cầu đó còn khó hơn nhiều, nếu không, các quan niệm về chất lượng chỉ là những mong ước, khó (hay không thể) biến thành hiện thực.

Giữa hai mặt đức và tài, tính khả thi của các yêu cầu về đức là khó nhất; trong mặt tài, tính khả thi về các yêu cầu hiểu biết dễ xác định hơn tính khả thi về các yêu cầu năng lực hành động Vì thế chúng ta thường thấy chất lượng mà giáo dục thường đạt được là các hiểu biết mà nền giáo dục đó cung cấp cho người học Còn chất lượng về mặt năng lực hành động và nhất là về mặt phẩm chất đạo đức thì nói chung cho tới nay giáo dục chưa làm chủ được như đối với việc cung cấp kiến thức cho người học Đây cũng là vấn đề tồn tại lớn nhất, cơ bản nhất hiện nay trong khoa học giáo dục.

2) Khái niệm chất lượng đào tạo ngày nay

Trong kinh tế thị trường ngày nay, có hàng trăm định nghĩa tổng quát

về chất lượng khác nhau, chúng tôi xin nêu ra đây một vài định nghĩa theo các

tư liệu khác nhau:

- Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”

Trang 23

- Theo Oxford Poket Dictionnary: “Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản”

- Theo tiêu chuẩn Pháp NFX 50 - 109: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng”

- Theo Kaoru Ishikawa: “Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất”

- Theo TCVN ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”

- Theo INQAA (Internationnal Netwok for Quanlity Assurance Agencies): “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích” (Quanlity as Fitness for Purpose)

Như vậy, các quan niệm về chất lượng tổng quát tuy có khác nhau, nhưng đều có chung một ý tưởng: chất lượng là sự thoả mãn một yêu cầu nào

đó Thực vậy, trong sản xuất, chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua mức độ đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra của sản phẩm Còn trong giáo dục đào tạo, chất lượng được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra của chương trình giáo dục đào tạo.

Daniel T Seymour (1993) quan niệm “Chất lượng là sự phù hợp hay sự đáp ứng vượt trội các nhu cầu của khách hàng” và “Chất lượng nằm trong hệ thống của rất nhiều quá trình gồm các đầu vào, các quá trình và đầu ra Khi trong hệ thống xảy ra sai sót thì chất lượng bị ảnh hưởng” Sự thoả mãn hay vượt trội nhu cầu của khách hàng đòi hỏi những đặc tính của sản phẩm phải thoả mãn một số yêu cầu nào đó của khách hàng về thị hiếu thẩm mỹ, về mức

độ tiện dụng, về khả năng sử dụng được để phục vụ một nhu cầu nào đó hay

để sản sinh ra một lợi nhận mới.

Trang 24

Daniel T Seymour giải thích rõ hơn quan niệm chất lượng là một hệ thống của các quá trình như sau : nếu quan niệm dịch vụ giáo dục là một quá trình hay là một con suối thì khách hàng là người sử dụng và tiếp nhận các dịch vụ, và nhà trường là người cung cấp các dịch vụ này Các sản phẩm hay dịch vụ là cuối nguồn của dòng suối và chất lượng cuối cùng này được đảm bảo nhờ chất lượng của thượng nguồn dòng suối Toàn bộ quá trình giáo dục

là một chuỗi các dịch vụ chất lượng liên quan giữa người cung cấp và người tiêu dùng (Daniel T Seymour, 1993, p.49).

Mục tiêu đào tạo chỉ mô tả khuôn khổ nội dung tổng quát các năng lực cần được đào tạo để thoả mãn nhu cầu nguồn nhân lực (cho người học, người quản lý và người sử dụng) mà không nêu được nội hàm của thang bậc chất lượng đào tạo, nhờ thang bậc này mà giáo dục đại học sẽ tổ chức đào tạo để đạt chất lượng cao là thế nào đó chính là điều cần phải làm.

Yêu cầu về chất lượng của sinh viên đại học trong thời đại mới :

Kết luận của Hội nghị Paris về GDĐH có liên quan đến yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp trong xã hội mới của thế kỷ 21 “Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được:

- Những tri thức tiên tiến - dù là kiến thức đại cương hay chuyên nghiệp

- Khả năng áp dụng những tri thức đó vào các tình huống cụ thể

- Hàng loạt kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp cho phép họ ứng xử trong một bối cảnh ngày càng toàn cầu hoá Chúng bao gồm các kỹ năng: 1) thiết lập các mối quan hệ; 2) thuyết phục; 3) tự quản; 4) chỉ đạo và điều phối; 5) nhạy bén trong kinh doanh; 6) ngoại ngữ.

Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp phải chứng tỏ sự quan tâm và cam kết của mình trong lĩnh vực đã chọn cũng như tính mềm dẻo và kiên nhẫn để đáp ứng các thách thức phát sinh.

Trang 25

Chất lượng sản phẩm là sự đánh giá của chủ thể sử dụng sản phẩm thông qua quá trình thực tiễn, qua thời gian mà sản phẩm phát huy và thể hiện các tính năng tác dụng các yếu tố của nó với đời sống của chủ thể, xã hội.

“Chất lượng được coi là sự phù hợp với sử dụng, sự phù hợp với mục đích, hay sự thoả mãn khách hàng, hoặc sự phù hợp với yêu cầu Đạt chất lượng do xác định được nhu cầu, do thiết kế sản phẩm, do phù hợp với quy định, do bảo dưỡng sản phẩm”.

Khái niệm chất lượng đã trìu tượng thì khái niệm CLĐT càng phức tạp

vì liên quan đến sản phẩm của QLĐT là con người: “CLĐT được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động GD & ĐT có tính liên tục từ khởi đầu QLĐT đến kết thúc quá trình đó” CLĐT gắn liền với hiệu quả đào tạo Hiệu quả đào tạo là mức độ đạt được mục tiêu đào tạo so với các chi phí về nhân lực, vật lực, thời gian để đạt mục tiêu đó.

Trong cơ chế thị trường, CLĐT có một ý nghĩa quyết định cho sự tồn

tại và phát triển của nhà trường: “Mỗi cơ sở sản xuất, mỗi ngành nghề khác

nhau trong nền kinh tế nhiều thành phần yêu cầu về chất lượng cũng khác nhau Nhiều khi kỹ thuật viên không tìm được việc làm nhưng công nhân lại

có việc Có khi công nhân lành nghề không có việc nhưng công nhân chưa lành nghề lại có việc - Chất lượng phải theo yêu cầu của khách hàng Một sản phẩm vừa lòng khách hàng là sản phẩm đạt chất lượng” (21; 35).

Theo cách tiếp cận quản lý chất lượng thì: CLĐT được coi là sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu CLĐT phụ thuộc vào 3 yếu tố: Hoạch định (thiết kế

và xây dựng mục tiêu); Tổ chức đào tạo; Sử dụng Miền chất lượng là vùng chập giữa 3 yếu tố trên Miền chất lượng càng lớn chứng tỏ cơ sở đào tạo đã

tổ chức tốt QLĐT phù hợp với mục tiêu thiết kế ban đầu đạt hiệu quả và có khả năng cạnh tranh với các cơ sở đào tạo khác.

Trang 26

Sơ đồ 1.4: Miền chất lượng

Đào tạo nghề được tiến hành ở các cơ sở dạy nghề nói chung và ở trường dạy nghề nói riêng Chất lượng trường dạy nghề và chất lượng đào tạo

có quan hệ trực tiếp tác động lẫn nhau Nâng cao năng lực của trường, quản lý chất lượng đào tạo của trường cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo là mục tiêu của việc xây dựng các chuẩn trường.

Mỗi cơ sở đào tạo có những nhiệm vụ được quy định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trường Từ nhiệm vụ này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, đạt chất lượng bên ngoài và các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó - đạt chất lượng bên trong.

Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động quan niệm về chất lượng đào tạo nghề không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường và còn phải tính mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, cơ quan, các tổ chức sản xuất - dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chất lượng đào tạo trước hết phải là kết quả của

Hoạch định mục tiêu

Tổ chức quá trình đào tạo

Miền chất lượng

Sử dụng

Trang 27

quá trình đào tạo và được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp.

Theo tác giả Lưu Xuân Mới thì chất lượng đào tạo được quyết định bởi

nhiều yếu tố:”Xây dựng mục tiêu đào tạo của người học cần đạt - Xây dựng

các chuẩn tiêu chí Cải cách chương trình và quá trình dạy học - tổ chức lại

cơ cấu của nhà trường chọn giáo viên dựa trên nhu cầu của nhà trường xây dựng môi trường học tập tích cực và cộng tác - sử dụng cơ chế quản lý thích hợp” (14; 22)

-Như vậy, những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến CLGD vẫn là trình độ chuyên môn và đạo đức của giáo viên và bao trùm lên toàn bộ yếu tố là các yếu tố quản lý, đặc biệt là vai trò của quản lý phân cấp, quản lý dựa vào nhà trường.

Các thành tố tạo nên chất lượng đào tạo: Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

Theo chúng tôi có 4 thành tố tạo nên năng lực này, đó là:

(1) Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo.

(2) Kỹ năng kỹ xảo thực hành được đào tạo.

(3) Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo.

(4) Phẩm chất nhân văn được đào tạo.

Thành tố 1 và 2 tạo nên “kỹ năng cứng”, thành tố 3 và 4 tạo nên “kỹ năng mềm” cho sản phẩm đào tạo.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không nên phí thời gian cố tìm ra một định nghĩa chung về chất lượng Vấn đề ở chỗ chất lượng là một khái niệm tương đối, và các nhóm người có lợi ích khác nhau sẽ có những ưu tiên khác nhau và những quan tâm khác nhau Chẳng hạn, giáo chức và sinh viên có thể quan tâm nhiều đến quá trình giáo dục, trong khi những người sử dụng nhân

Trang 28

lực chỉ quan tâm đến đầu ra của giáo dục cao đẳng và đại học Do đó không thể nói về chất lượng như một khái niệm đơn nhất, một trường cao đẳng, đại học có thể có chất lượng cao liên quan đến một số mặt nhưng chất lượng thấp liên quan đến các mặt khác Điều tốt nhất có thể đạt được là xác định càng rõ ràng càng tốt tiêu chí mà mỗi loại người có quyền lợi liên quan sử dụng khi đánh giá chất lượng, và tính đến các quan điểm đó khi tiến hành đánh giá chất lượng.

1.1.2.3 Khái niệm về quản lý chất lượng đào tạo và biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng

1) Khái niệm về quản lý chất lượng đào tạo

Chất lượng sản phẩm GD & ĐT phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý

GD & ĐT Muốn quản lý nâng cao chất lượng GD & ĐT thì cần quản lý để sản phẩm GD & ĐT phù hợp với yêu cầu của người sử dụng Bởi việc học, người học và lý do tồn tại của việc dạy, người dạy Mục tiêu và kết quả của người học phải là mục tiêu của người dạy Giai đoạn vừa qua, quản lý chất lượng GD & ĐT được thực hiện trên cơ sở các quan điểm quản lý cơ bản như:

- Quản lý chất lượng theo mục tiêu là quá trình quản lý nhằm vào các kết quả cuối cùng của các hành động, khi mục tiêu đã được xác định thành hệ thống rõ ràng, đo được, kiểm định được.

- Quản lý chất lượng theo tiếp cận quá trình là trong đó quan tâm đối tượng người học trong toàn bộ quá trình học tập và sau học tập ở một cơ sở nào đó.

- Quản lý chất lượng theo hệ thống là quan tâm tạo điều kiện tăng cường các yếu tố có lợi trong hệ thống, hạn chế tác dụng của các yếu tố ảnh hưởng xấu tới chất lượng từ đầu vào tới đầu ra, chú ý trật tự của các yếu tố trong hệ thống.

Trang 29

Trong mỗi quan điểm trên đều có những mặt mạnh và những mặt hạn chế nhất định Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng trong lý luận và thực

tế đã xuất hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO dựa trên quan điểm quản lý công nghệ.

Xu thế quốc tế hoá giáo dục hiện nay lại càng thúc đẩy việc nâng cao CLĐT, đòi hỏi những phương thức quản lý chất lượng giáo dục mềm dẻo, có hiệu quả và thúc đẩy nhu cầu xây dựng hệ thống quản lý CLGD & ĐT mới như các hệ thống tiêu chuẩn theo kiểu như ISO 9000 và TQM.

Một số hệ thống các trường đang theo đuổi cơ chế chính sách thị trường trong quản lý, trong đó có mô hình BS 5750/ISO 9000; mô hình quản

lý chất lượng tổng thể (TQM) (Ashworth và Harvy, 1994) và mô hình các yếu

tố tổ chức (Organizational Elements Model) (SEAMEO, 1999)

Trong các mô hình quản lý chất lượng giáo dục (GD) nêu trên, nếu xem

“chất lượng GD là sự trùng khớp với mục tiêu” thì sử dụng mô hình TQM là phù hợp hơn cả Mô hình này cho phép nghiên cứu đề ra các mục tiêu chiến lược của GD trong từng thời kỳ trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các chính sách lớn của Chính phủ đối với GD Từ đó tuỳ thuộc vào nguồn lực hiện có, các nhà quản lý chất lượng GD có thể chủ động tác động tới những khâu, những lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và từ đó nâng cao dần chất lượng giáo dục theo kế hoạch đề ra.

Chất lượng đào tạo nghề và quản lý chất lượng đào tạo nghề ở nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập; do vậy, đổi mới và phát triển đào tạo nghề đòi hỏi nâng cao quản lý CLĐT Chủ trương của Chính phủ về đào tạo nghề là tăng cường công tác quản lý đào tạo và xây dựng hệ thống kiểm định CLĐT, thực hiện CNH, HĐH và xã hội hoá giáo dục đáp ứng yêu cầu mới và hướng tới hội nhập, quốc tế hoá giáo dục đòi hỏi phải nâng cao CLĐT và quản lý CLĐT.

Trang 30

Theo cách tiếp cận quản lý chất lượng giáo dục theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (QLCLTT - TQM), đặc trưng của mô hình QLCLTT là ở chỗ nó không áp đặt một hệ thống cứng nhắc cho bất kỳ một cơ sở đào tạo nào, nó tạo ra một nền văn hoá chất lượng, bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo.

Tác giả Lưu Xuân Mới cho rằng “QLCLTT trong đào tạo bao gồm ý nghĩa là mọi người trong cơ sở đào tạo dù ở cương vị nào, làm nhiệm vụ gì cũng đều là người quản lý nhiệm vụ của bản thân mình trong một quá trình cải tiến liên tục, cải tiến từng bước và với mục đích tối cao là thoả mãn nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao nhất” (14; 8).

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “QLCLTT là cách quản lý một tổ

chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên tổ chức đó và cho xã hội” (40; 120).

QLCLTT trong đào tạo có thể cho một tổ chức giáo dục cung cấp một dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: người đọc và người sử dụng lao động Tập trung vào việc cải tiến liên tục của QLCLTT là cách thức thực hiện các yêu cầu của cải cách giáo dục Tạo được môi trường tốt cho việc học tập Liên kết được các bộ phận, các thành viên trong nhà trường, tạo được sự hợp tác và trách nhiệm.

Như vậy, để hội nhập trong lĩnh vực GD & ĐT, đào tạo nghề cần được tiến hành quản lý theo quản lý chất lượng tổng thể, một phương thức quản lý chất lượng hiện đại Để thực hiện được việc đó, đối với cán bộ quản lý trường đào tạo nghề cần được tiếp cận với lý thuyết và kỹ năng về huy TQM họ cần được bồi dưỡng về TQM ở các lớp bồi dưỡng đào tạo nghề cho cán bộ, giáo viên.

Trang 31

2) Khái niệm biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng

Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là "giải quyết một vấn đề cụ thể” [36] Biện pháp quản lý chất lượng là tổ hợp các tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ

sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu chất lượng.

Quản lý giáo dục là một nghệ thuật, bởi vì đối tượng quản lý giáo dục rất phức tạp và phong phú đòi hỏi các biện pháp quản lý của chủ thể quản lý cũng phải đa dạng phong phú với đối tượng quản lý giáo dục.Biện pháp quản

lý chất lượng phải được xây dựng trên cơ sở tri thức khoa học giáo dục Biện pháp quản lý chất lượng quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp quản lý Hệ thống các biện pháp quản lý giúp nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý đến đối tượng quản lý để đạt mục tiêu chất lượng giáo dục.

Theo đó, biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng là cách quản lý trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng tập trung vào chất lượng dựa vào sự tham gia của tất cả thành viên của nhà trường nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn các yêu cầu của các tổ chức sử dụng nguồn nhân lực ĐKTB do nhà trường đào tạo ra và đem lại lợi ích cho các thành viên của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng và cho xã hội.

- Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng được hiểu là:

- Cách thức tháo gỡ những khó khăn hoặc những mâu thuẫn xuất hiện, đồng thời cũng thúc đẩy những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn hoạt động quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB nhằm triển khai hoạt động đó

Trang 32

theo một lộ trình, trên một phạm vi, một quy mô phù hợp, cơ sở lý luận đủ có

và phù hợp với thực tiễn của sự vận động xã hội.

- Chính sách, cách thức, phương thức của cơ quan quản lý các cấp tác động vào trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng nhằm ổn định, duy trì những thành tựu và đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB của trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng.

1.1.2.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo

Chúng tôi khái quát các đặc trưng của công tác đào tạo ở trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.5: Đặc trưng của công tác đào tạo ở trường

điểm của người học

so với các đối tượng

đ o t ào t ạo khác

Tính phức hợp trong việc thiết kế chương trình v th ào t ực hiện chương trình đ o ào t

tạo

Trang 33

Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo nghề nghiệp với đặc trưng sản phẩm “con người lao động” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của QTĐT và được thể hiện ở giá trị nhân cách, là giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo nghề nghiệp Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về CLĐT không chỉ dừng ở kết quả của QTĐT trong nhà trường, còn phải tính đến mức độ phù hợp với thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động, năng lực hành nghề tại các

vị trí làm việc cụ thể trong các cơ sở sản xuất, dịch vụ.

Chất lượng của quá trình GD & ĐT thể hiện chủ yếu và tập trung nhất

ở chất lượng của sản phẩm GD & ĐT Chất lượng đó là trình độ hiện thực hoá hay trình độ đạt được của mục tiêu GD & ĐT, thể hiện ở trình độ phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên sau khi kết thúc quá trình GD & ĐT, được xem xét, đánh giá toàn diện từng mặt và trong một hệ điều kiện nhất định.

Kiến thức

Kỹ năng Thái độ

Sơ đồ 1.6: Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo

Người tốt nghiệp

- Đặc trưng giá trị nhân cách, xã hội, nghề nghiệp.

- Giá trị sức lao động.

- Năng lực h nh ngh ào t ề.

- Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp (kiến thức, kỹ năng…).

- Năng lực thích ứng thị trường.

Trang 34

Chất lượng đào tạo trong lĩnh vực giáo dục đại học và GDNN bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có 7 yếu tố chủ yếu sau đây:

- Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức và phương pháp giáo dục đào tạo.

- Những vấn đề quản lý, cơ chế quản lý, các quy chế, cách thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lượng.

- Đội ngũ giảng viên và động lực của họ.

- Học sinh, sinh viên và động lực học tập của học sinh, sinh viên.

- Cơ sở vật chất và tài chính.

- Mối quan hệ giữa nhà trường và sản xuất.

- Chế độ sử dụng, đãi ngộ đối với người được đào tạo ở các lĩnh vực

- Các tiêu chí về sức khoẻ, tâm lý, sinh học

- Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn

- Năng lực hành nghề: Cơ bản, thực tiễn.

- Khả năng thích ứng với thị trường lao động.

- Khả năng nghiên cứu tiềm năng phát triển nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng cho các cơ sở đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp với các tiêu chí khác nhau với tổng số là 500 điểm như bảng dưới đây:

Trang 35

B ng 1.2: Các chu n v i m ánh giá, ki m ảng 1.1: Các thành tố của quá trình giáo dục ẩn và điểm đánh giá, kiểm định các điều kiện ành tố của quá trình giáo dục điểm đánh giá, kiểm định các điều kiện ểm đánh giá, kiểm định các điều kiện điểm đánh giá, kiểm định các điều kiện ểm đánh giá, kiểm định các điều kiện điểm đánh giá, kiểm định các điều kiệnịnh các điều kiện nh các i u ki n điểm đánh giá, kiểm định các điều kiện ều kiện ện

m b o ch t l ng o t o điểm đánh giá, kiểm định các điều kiệnảng 1.1: Các thành tố của quá trình giáo dục ảng 1.1: Các thành tố của quá trình giáo dục ất lượng đào tạo ượng đào tạo điểm đánh giá, kiểm định các điều kiệnành tố của quá trình giáo dục ạo

kỹ thuật và dạy nghề Đào tạo nghề được coi là một quá trình bao gồm: Đầu vào (mục tiêu, chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản

lý, học sinh và dịch vụ); Quá trình đào tạo (tổ chức giảng dạy, học tập; Đầu ra (học sinh tốt nghiệp) Vì vậy các tiêu chí đề xuất để kiểm định chất lượng phải liên quan, bao hàm 3 yếu tố đầu vào - quá trình đào tạo - đầu ra.

Trang 36

B ng 1.3: Các tiêu chí ki m ảng 1.1: Các thành tố của quá trình giáo dục ểm đánh giá, kiểm định các điều kiện điểm đánh giá, kiểm định các điều kiệnịnh các điều kiện nh ch t l ất lượng đào tạo ượng đào tạo ng c s ơ sở đào tạo ở đào tạo điểm đánh giá, kiểm định các điều kiệnành tố của quá trình giáo dục ạo o t o

Các tiêu chí đầu vào Các tiêu chí quá trình

đào tạo Các tiêu chí đầu ra

Sự rõ ràng cụ thể của từng

mục tiêu, yêu cầu và các

chuẩn mực đào tạo

Chương trình mềm dẻo linh hoạt

Người học đạt được giá trị mới

Độ tin cậy và công bằng

của tuyển sinh

Khối lượng chương trình phù hợp với người học

Kỹ năng, kiến thức thái độ

Cấu trúc chặt chẽ và có hệ

thống của chương trình đào

tạo

Giảng dạy tốt đáp ứng nhu cầu của người học

Nội dung học tập liên quan tới công việc

Sự phù hợp nội dung

chương trình với mục tiêu

Môi trường học tập tốt Nhu cầu của người

học được đáp ứng Thái độ học tập của người

Cơ sở vật chất và điều kiện

học tập của cơ sở đào tạo

đáp ứng yêu cầu đào tạo

Áp dụng các biện pháp

hỗ trợ thích hợp để đảm bảo chất lượng.

Tỷ lệ hợp lý giữa học sinh

và giáo viên

1.1.3 Phát triển đào tạo nghề Điều khiển biển ở Việt Nam

1.1.3.1 Phương hướng phát triển đào tạo nghề hiện nay

Nhân loại đang bước vào kỷ nguyên hội nhập toàn cầu hoá, tiếp cận với kinh tế tri thức, đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong bối cảnh đó nhu cầu lao động kỹ thuật ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng Để tạo thế chủ động đáp ứng nhu cầu lao động đặc biệt là thuyền viên cho xã hội, cần thiết phải có một chiến lược tổng thể phát triển đào tạo nghề không chỉ đơn thuần là việc định hướng cho sự phát triển của một lĩnh vực mà còn là yếu tố cấu thành góp phần thực hiện

Trang 37

chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 mà đại hội Đảng lần thứ X đã thông qua.

Đào tạo phải gắn bó với sản xuất Ngược lại muốn phát triển kinh tế

-xã hội không thể không có nguồn nhân lực nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để phát triển KT - XH Như vậy, xu hướng chung trên thế giới là phát triển nhanh chóng đào tạo nghề nghiệp dưới nhiều hình thức gắn chặt với thị trường lao động , đào tạo theo phương pháp môđun và tạo sự liên thông giữa

hệ thống GDDN với các hệ thống khác trong hệ thống giáo dục quốc phòng.

Chủ trương và định hướng của Đảng và Nhà Nước về phát triển dạy nghề của nước ta trong giai đoạn 2001 -2010 được xác định là

- Phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực đào tạo của toàn hệ thống góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT -

- Mở rộng và củng cố các trường dạy nghề để đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên, phát triển trung tâm dạy nghề.

- Công tác quản lí phải làm sao cơ cấu lại các bậc học, ngành nghề, cơ cấu lại kể các miền cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, yêu cầu thị trường lao động Phải có chính sách, cơ chế để khuyến khích phát triển dạy nghề, hình thành hệ thống thuyền viên song song với hệ thống giáo dục mang tính hàn lâm, nhằm nhanh chóng xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng.

- Xử lý mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm : học gắn với hành, gắn với lao động sản xuất là nguyên lý giáo dục Đào tạo gắn liền với sử dụng, dạy và học ngay tại nơi sử dụng, gắn trực tiếp với việc làm và nắm bắt thông

Trang 38

tin từ thị trường lao động, đó chính là điểm khác biệt rất cơ bản giữa dạy nghề với giáo dục hàn lâm.

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề, phải quan tâm đến giáo dục toàn diện đảm bảo cho người lao động có đủ bản lĩnh và năng lực phát triển Thực hiện chương trình đào tạo liên thông giữa các trình độ trong dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao chất lượng sử dụng nguồn nhân lực và tạo cơ hội thuận lợi cho người lao động học tập nghề nghiệp trong suốt quãng đời lao động của họ.

- Chú trọng dạy nghề cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong đó

ưu tiên các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, con em gia đình chính sách.

- Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng quy mô và chất lượng đào tạo sao cho phải cùng một lúc quan tâm đến mở rộng quy mô nhưng cũng hết sức coi trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.

- Phát triển sự nghiệp dạy nghề gắn liền với xã hội hoá dạy nghề nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và chất lượng nhân dân, xây dựng công cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội chăm lo sự nghiệp dạy nghề Nhà nước tạo cơ hội bình đẳng để mọi thành phần kinh tế và mọi người dân tham gia dạy nghề Phát huy và khuyến khích tối đa sự tham gia của người dân , của xã hội phát triển dạy nghề theo hướng; theo lĩnh vực nào nhân dân làm được việc nào thì nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân làm Tạo điều kiện để toàn xã hội, mọi người dân có cơ hội để học tập nghề nghiệp suốt đời và hưởng thụ các thành quả dạy nghề ở mức độ ngày càng cao, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Đào tạo của thuyền viên để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong

và ngoài nước không chỉ đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra sự ổn định và phát triển của xã hội

mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo ra một đội ngũ cán bộ kỹ thuật,

Trang 39

đội ngũ lao động có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có trình độ chuyên môn tay nghề cao, đạt tiêu chuẩn Quốc tế tham gia vào sự nghiệp phát triển

và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập Quốc tế

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, khuyến khích phát triển công tác này, điều đó được thể hiện trong văn kiện của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

9 năm 2001 và chỉ thị số 41- CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính Trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia: "Xuất khẩu lao động là chiến lược kinh tế và là một biện pháp quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010"

Trong những năm qua xuất khẩu Thuyền viên nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể, thống kê của cục Quản lý lao động- Bộ lao động và Thương binh Xã hội 12/2002 trong năm 2002 Việt Nam xuất được trên 100.000 lao động đạt doanh thu hơn 1tỷ USD, trong đó xuất khẩu Thuyền viên khoảng 2850 Thuyền viên doanh thu trên 125 tỷ VNĐ (8 triệu USD), là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đem lại hạnh phúc cho hàng triệu người Tuy nhiên đó mới chỉ là kết quả bước đầu chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam một quốc gia có vị trí giao thông đường biển chiến lược quan trọng với nhiều cảng biển thuận tiện, dân số trên 80 triệu, với trên 33 triệu dân sống dọc ven biển và trên 45 triệu người đang ở tuổi lao động, con người Việt nam cần cù thông minh dễ hoà đồng, không có trở ngại tôn giáo khi làm việc đa quốc tịch Chính vì vậy đặt

ra yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng của công tác này nhằm đề ra giải thích hợp nhằm thúc đẩy công tác chiến lược này Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo nghề ĐKTB để đáp ứng khả năng xuất khẩu lao động đồng thời xây dựng và phát triển đội ngũ Thuyền viên

Trang 40

Việt Nam đạt chuẩn Quốc tế đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu.

1.1.3.2 Phát triển dạy nghề ĐKTB theo hướng hội nhập khu vực và trên thế giới

Để hội nhập, chúng ta cần phải vươn lên về nhiều mặt theo hướng tiếp cận những chuẩn mực chất lượng của khu vực và thế giới Hội nhập vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự nghiệp dạy nghề nước ta Nhờ hội nhập thị trường lao động sẽ không bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà được mở rộng

ra cả khu vực và trên thế giới, tạo cơ hội thuận lợi và di chuyển lao động giữa các quốc gia Tuy nhiên để tận dụng có hiệu quả cơ hội đó thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được lợi thế so sánh trong cạnh tranh.

- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng quốc gia, xây dựng cho từng nghề, bộ tiêu chuẩn này xác định chuẩn quốc gia về kiến thức và kỹ năng mà người lao động đặc biệt là thuỷ thủ cần phải đạt được phù hợp với bậc kỹ năng của từng chức danh Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nước ta đã có những

bộ tiêu chuẩn bậc thuỷ thủ cho từng ngành nghề (thuỷ thủ và sĩ quan).

1) Mô hình hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ

Đổi mới hệ thống dạy nghề ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và

cơ cấu lại nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Phát triển hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành với 3 cấp trình độ đào tạo nhằm bảo đảm tỷ lệ đào tạo các cấp trình độ phù hợp với nhu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực với các nước trong khu vực

Hình thành hệ thống đào tạo nghề kỹ thuật thực hành theo 3 cấp trình

độ với các chương trình đào tạo tương ứng với thời gian như sau: Sơ cấp nghề: Tương ứng với thời gian đào tạo <1 năm Trung cấp nghề: Tương ứng

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý (Trang 16)
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa những chức năng quản lý - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa những chức năng quản lý (Trang 17)
Bảng 1.1: Các thành tố của quá trình giáo dục - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 1.1 Các thành tố của quá trình giáo dục (Trang 19)
Sơ đồ 1.5: Đặc trưng của công tác đào tạo ở trường  Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Sơ đồ 1.5 Đặc trưng của công tác đào tạo ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 34)
Sơ đồ 1.6: Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Sơ đồ 1.6 Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo (Trang 35)
Bảng 1.2: Các chuẩn và điểm đánh giá, kiểm định các điều kiện  đảm bảo chất lượng đào tạo - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 1.2 Các chuẩn và điểm đánh giá, kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (Trang 37)
Bảng 1.4: Chuẩn trường dạy nghề - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 1.4 Chuẩn trường dạy nghề (Trang 44)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường CĐ Nghề Bách nghệ Hải Phòng - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của trường CĐ Nghề Bách nghệ Hải Phòng (Trang 63)
Bảng 2.2: Tổng số học sinh đăng ký thi vào trường, số học sinh trúng  tuyển và nhập học ngành ĐKTB trong 3 năm gần đây - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 2.2 Tổng số học sinh đăng ký thi vào trường, số học sinh trúng tuyển và nhập học ngành ĐKTB trong 3 năm gần đây (Trang 64)
Bảng 2.4: Số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo qua các năm học Nghề đào tạo 2004  2005  2006  2007  2008 - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 2.4 Số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo qua các năm học Nghề đào tạo 2004 2005 2006 2007 2008 (Trang 70)
Bảng 2.5: Thống kê kết quả xếp loại đạo đức của học sinh qua từng năm  (2002-2006) - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 2.5 Thống kê kết quả xếp loại đạo đức của học sinh qua từng năm (2002-2006) (Trang 72)
Bảng 2.7: Thống kê kết quả tốt nghiệp của học sinh nghề ĐKTB  từ năm 2005-2009 - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 2.7 Thống kê kết quả tốt nghiệp của học sinh nghề ĐKTB từ năm 2005-2009 (Trang 73)
Bảng 2.8. Kết quả điều tra thực trạng quản lý chất lượng  đào tạo nghề ĐKTB - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 2.8. Kết quả điều tra thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB (Trang 75)
Bảng 2.10: Thống kê độ tuổi đội ngũ giáo viên khoa ĐKTB Tổng số Dưới 30 tuổi Từ 30 đến - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 2.10 Thống kê độ tuổi đội ngũ giáo viên khoa ĐKTB Tổng số Dưới 30 tuổi Từ 30 đến (Trang 80)
Bảng 3.2: Mục tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên năm 2015 - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 3.2 Mục tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên năm 2015 (Trang 100)
Sơ đồ 3.3: Các bước phát triển chương trình đào tạo nghề ĐKTB - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Sơ đồ 3.3 Các bước phát triển chương trình đào tạo nghề ĐKTB (Trang 108)
Sơ đồ 3.4: Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Sơ đồ 3.4 Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục (Trang 114)
Sơ đồ 3.5: Mối quan hệ giữa 7 biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề  ĐKTB ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Sơ đồ 3.5 Mối quan hệ giữa 7 biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ĐKTB ở trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 125)
Bảng 3.3. Tổng hợp đối tượng được khảo nghiệm về tính cần  thiết và tính khả thi của các biện pháp - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 3.3. Tổng hợp đối tượng được khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (Trang 127)
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp (Trang 127)
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các  biện pháp - Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề điều khiển tầu biển ở trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp (Trang 130)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w