1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẠO đức TRONG văn hóa DOANH NGHIỆP

21 885 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

A.MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiVăn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình và vô giá của mỗi doanh nghiệp. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết, nhưng cũng không ít khó khăn.Văn hóa doanh nghiệp hiện nay đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là gì, thì không phải doanh nghiệp nào cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhận thức được điều này, nhóm 09 chúng em chọn đề tài “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp”2.Mục đích nghiên cứuDựa trên cơ sở lý luận đã được học và các tài liệu tham khảo nhóm đưa ra mục tiêu của đề tài: Thực trạng về văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Đưa ra một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp3.Phương pháp nghiên cứu• Phương pháp tổng hợp phân tích• Phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu• Phương pháp so sánh thống kê

Trang 1

(CƠ SỞ THANH HÓA) KHOA KINH TẾ -d&c -

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Đề tài: Đạo đức trong văn hóa trong doanh nghiệp

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CHIA NHIỆM VỤ

2 Đào Thị Trang 11013433 Làm chương 1,khái niệm và sự cần thiết của đạo đức

3 Phạm Thị Thảo 11011813 Làm phần 3 đạo đức đa văn hóa kinh doanh:khái niệm và đặc điểm

4 Hoàng Thu Thương 11011133 Làm phần 3 chương 1:đạo đức đa văn hóa

5 Lê Thị Trang 11019893 Làm chương 2:Đặc trưng và các bộ phận cấu thành

văn hóa doanh nghiệp

6 Nguyễn Thị Trang 11021713

Làm chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

8 Lê Thị Thương 11014863 Làm chương 3: Phần 1,2,3

10 Đỗ Nam Thái 11014753 Làm phần kết luận

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CHIA NHIỆM VỤ 2

MỤC LỤC 3

A.MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 1

3.Phương pháp nghiên cứu 1

B.NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1.Khái niệm về đạo đức 2

2 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh 2

3.Đạo đức đa văn hóa kinh doanh 3

3.1.Khái niệm 3

3.2.Đặc điểm 3

3.2.1.Phong tục tập quán 3

3.2.2.Tín ngưỡng 4

3.2.3.Bối cảnh văn hóa 4

3.2.4.Ngôn ngữ 5

3.3.Đạo đức đa văn hóa 5

3.3.1.Chủ nghĩa nhân đạo 5

3.3.2.Chống chủ nghĩa vị chủng 5

3.3.3.Vượt qua rào cản của ngôn ngữ 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VĂN HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp 6

2.Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp 6

3.Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 8

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 12

1 Phải đặt biệt coi trọng và lấy con người làm gốc .12

2 Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường .12

3 Xây dựng quan niệm khách hàng là trung tâm .13

4 Hướng tới vấn đề an sinh xã hội .13

5 Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội .13

C KẾT LUẬN 15

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 5

A.MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình và vô giá của mỗi doanh nghiệp Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết, nhưng cũng không ít khó khăn

Văn hóa doanh nghiệp hiện nay đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là gì, thì không phải doanh nghiệp nào cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhận thức được điều

này, nhóm 09 chúng em chọn đề tài “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp”

2.Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận đã được học và các tài liệu tham khảo nhóm đưa ra mục tiêu của đề tài:

- Thực trạng về văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

- Đưa ra một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp

3.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp phân tích

• Phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu

• Phương pháp so sánh thống kê

Trang 6

B.NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.Khái niệm về đạo đức

Đạo đức là một nghành triết học đã được con người nêu ra từ 26 thế kỷ trước các nước Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại

Đạo đức là đường đi là đường sống của con người

Đạo đức là đức tính, nhân đức, là các nguyên tắc luân lý

Đạo đức được coi là các nguyên tắc luân lý căn bản và phổ biến mà mỗi người phải tuân theo xã hội

Như vậy: Đạo đức là toàn bộ quy tắc chuẩn mực xã hội nhờ con người tự giác điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và

tự nhiên

2 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh.

Chính vì những lý do trên mà cần phải có đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế xã hội ngày nay

Các doanh nhân ngày càng ý thức rõ ràng về các phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như: sự phân biệt thiện ác, lương tâm, nghĩa vụ, nhân đạo…

Các doanh nhân còn cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới nước ta, các chuẩn mực đạo đức mới để áp dụng vào kinh doanh như: tính trung thực, tính tập thể, yêu lao động, yêu nước …

Các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định hướng cho doanh nhân có thể nghĩ đúng, làm đúng, định hướng trong các hoạch định và tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của mình

Trang 7

3.Đạo đức đa văn hóa kinh doanh

3.1.Khái niệm

Ngày nay thời đại kinh tế toàn cầu hóa nước ta cũng đang quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nên yếu tố đa văn hóa trong kinh doanh là không thể thiếu Doanh nhân ngày nay cũng cần được trang bị kiến thức sâu về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới

Sự phổ biến của kỷ năng đa văn hóa kinh doanh đã hình thành nên một nền công nghiệp mới gọi là công nghiệp hiếu khách, mang lại lợi tức quan trọng trong GDP của các nước công nghiệp Yếu tố hiếu khách không phải chỉ giới hạn trong công nghệ không co khói truyền thống mà ngày nay còn được thể hiện trong mỗi sản phẩm vật chất trên thị trường

3.2.Đặc điểm

Văn hóa là hệ thống mà trong đó mọi người đều chia sẽ những đức tính, suy nghĩ, biểu tượng, thói quen và nhất là những chuẩn mực của con người trong hành vi ứng xử đời thường

Văn hóa mỗi nước thường đã có từ lâu đời, xuất phát từ các nền văn minh khác nhau trên thế giới

Ngày nay người ta thường đối xử với người khác theo cách mà “họ muốn” hơn là theo ý “mình muốn” như trước kia Mọi người nên hiểu rõ sự dị biệt văn hóa này, thường biểu hiện theo:

3.2.1.Phong tục tập quán

Do phong tục tập quán lâu đời nên người ta đã có những nhận định, suy nghĩ khác nhau về các phạm trù xã hội: giá trị, địa vị, quan niệm về thời gian, không gian, hành vi ứng xử đời thường …

Chất cafein bị hạn chế tại các nước Trung Đông, có khi người Ả Rập xông thẳng vào văn phòng không báo trước do tục lệ “gặp gở công khai” của Ả Rập, Các văn phòng ở Tây Ban Nha thường đóng cửa từ 1 giờ và trễ nhất là 4h30

Trang 8

phút chiều Màu đen và các màu tối như thường được ưa chuộng tại Tây Ban Nha.

3.2.2.Tín ngưỡng

Có nhiều tín ngưỡng khác nhau và đức tính luôn được coi là linh thiêng, rất quan trọng và phải rất chú ý trong quan hệ, mọi sự xúc phạm tới tín ngưỡng đều không thể tha thứ đối với mọi người Từ thượng cổ, tôn giáo rất phổ biến là Đa Hồi giáo Ngày nay đã có nhiều Tôn giáo khác nhau, Do thái và Thiên chúa giáo chỉ một Thượng đế nhưng có thể coi như là một trong những đạo không thờ ngẫu tượng trên thế gian

3.2.3.Bối cảnh văn hóa.

a.Văn hóa bối cảnh

truyền đạt thông điệp dựa vào bối cảnh, ngoài lời nói (có khi là thứ yếu) còn dựa vào bối cảnh của hành động không lời (cử chỉ, âm điệu) và khung cảnh chuyển tải ý nghĩa đó như tại Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc Xem chữ tín là lời quan trọng Lời hứa trong kinh doanh có giá trị như hợp đồng

b Văn hóa ít bối cảnh

Ở Mỹ, Đức người ta chỉ dùng lời nói để truyền đạt tư tưởng, ít dựa và khung cảnh và cử chỉ Họ luôn mong muốn đối tác nói bằng lời các ý muốn của mình

và mọi thỏa thuận phải viết ra thành hợp đồng thì thỏa thuận mới có đầy đủ giá trị pháp lý

c Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp của mỗi công ty là văn hóa của tổ chức và cách mà công ty thực hiện công việc, cách quản lý doanh nghiệp ảnh hương đến hành vi ứng xử của cá nhân với nhau

Ở Việt Nam văn hóa bối cảnh, nên công ty thường có không khí văn hóa xã hội như nhau, nhưng ở nước công nghiệp, văn hóa doanh nghiệp mỗi công ty rất

rõ nét, khác nhau Hãng Mazda Nhật Bản khi lập chi nhánh ở Mỹ đã buộc các nhân viên đều phải đội nón khi làm việc, bị mọi người phản đối vì cho đội nón

là vấn đề tự nguyện

Trang 9

3.2.4.Ngôn ngữ

Trên thế giới có bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu ngôn ngữ, Ngay như tiếng Anh ngày nay đã hình thành nên nhiều loại tiếng Anh có các âm điệu đặc thù riêng từng miền

Đặc biệt cử chỉ, điệu bộ con người gọi là ngôn ngữ thân thể có nhiều dị biệt nhất, chúng ta cần phải biết một vài sự khác nhau cơ bản, Ví dụ chữ “KHÔNG” Người Mỹ, Canada lắc đầu, người Bulgảia gật đầu, người Nhật khua bàn tay phải, người Sicily nâng cằm lên, …

3.3.Đạo đức đa văn hóa

Trong môi trường đa văn hóa, đạo đức đầu tiên là phải có lòng nhân ái “ thương người như thể thương thân” mọi người sinh ra trên thế gian này đều có quyền và được đối xử bình đẳng

3.3.1.Chủ nghĩa nhân đạo

Coi con người có giá trị tối cao Tất cả vì công ty, không phân biệt đối xủa

và bảo vệ phẩm giá tự do và phát triển toàn diện của “tính người”, thực hiện đầy

đủ quyền con người

3.3.2.Chống chủ nghĩa vị chủng

Cần có thái độ cởi mở đối với người khác dân tộc phải chống lại chủ nghĩa

vị chủng, chỉ phán xét các nhóm khác theo phong tục của chính mình, nên tự cho mình là cao cấp hơn “Sô vanh nước lớn”, kỳ thị chủng tộc không còn phù hợp với thời đại ngày nay

3.3.3.Vượt qua rào cản của ngôn ngữ

Ngôn ngữ nào cũng có một vấn đề làm khó khăn cho người tiếp thu, nên ta cần phải vượt qua một số rào cản có thể làm hiểu sai lệch các thông điệp trong giao tiếp: Tiếng lóng và thành ngữ, âm điệu địa phương , thực hành

Trang 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VĂN HÓA TRONG

DOANH NGHIỆP

1.Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Nó là sản phẩn của chính những con người cùng làm việc trong doanh nghiệp và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp;

Nó xác lập nên một hệ thống các giá trị (dưới dạng vật thể và phi vật thể) được toàn thể những người làm việc trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận và ứng xử theo các giá trị đó để đạt được mục tiêu doanh nghiệp Hệ thống giá trị này trở thành động lực chủ yếu nhất thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp và xã hội;

Văn hóa doanh nghiệp phải tạo được nét bản sắc phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, và chính nhờ bản sắc này mà doanh nghiệp được xã hội chấp nhận, mà doanh nghiệp có được sức mạnh và lợi thế cạnh tranh;

Nó trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền và được lưu truyền qua nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp

2.Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thực tế đòi hỏi xác định được các bộ phận cấu thành của nó Các bộ phận đó là:

Triết lý hoạt động của doanh nghiệp, là tư tưởng chung chỉ đạo toàn bộ suy nghĩ và hoạt động của doanh nghiệp từ người lãnh đạo, các bộ phận quản lý

và những người lao động trong doanh nghiệp Triết lý này bao gồm : mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững; định hướng hoạt động của danh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục vụ khách hàng; đề cao giá trị của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn

bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh, nếu doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức

Trang 11

Đạo đức kinh doanh đòi hỏi hành doanh nghiệp làm giầu trên cơ sở tận tâm phục

vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo

Hệ thống hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường

Nó phải trở thành một giá trị văn hóa và một nguồn lợi thế trong cạnh tranh lâu bền Muốn vậy, hệ thống sản phẩm phải đạt 2 yêu cầu: Phải đảm bảo bằng thương hiệu (một biểu tượng đặc trưng hay logo, một dòng chữ đặc trưng, một màu sắc đặc trưng giúp mọi người dễ phân biệt và gây ấn tượng), nhãn mác

Phương thức tổ chức hoạt động của danh nghiệp Nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp được thể hiện trong phương thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, mà phương thức này được cụ thể hóa bằng các định chế, cơ chế hoạt động Định chế có thể là hệ thống các chính sách, quy chế và thủ tục được đưa lên thành một chế độ vận hành trong thực tế nhằm gải quyết các công việc, các vấn đề của doanh nghiệp Chế độ vận hành này phải được toàn bộ những người lãnh đạo chấp nhận, chia sẻ và đề cao thành nền nếp, thói quen và chuẩn mực làm việc và sinh hoạt trong doanh nghiệp

Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội Một nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp là phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội (công chúng, khách hàng ) Nó giúp cho doanh nghiệp lôi cuốn và thu hút khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình Phương thức giao tiếp này gồm 2

Trang 12

nghiệp được ăn sâu vào tâm trí mọi người Đó là các yếu tố như quang cảnh chung quanh doanh nghiệp (từ biển ghi trên doanh nghiệp đến khung cảnh chung bên ngoài cảu doanh nghiệp), hệ thống các ký hiệu biểu trưng cho doanh nghiệp (biểu tượng của thương hiệu, ngày truyền thống ) và hệ thống các kiểu mẫu, quy cách thống nhất (từ đồng phục đến phong bì, giấy viết ) Nói chung, ngay từ yếu hình thức bề ngoài cũng phải theo mẫu quy định và được sử dụng rộng rãi và liên tục

3.Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi loại hình doanh nghiệp Do đó, nếu thiếu yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm, hay hình thái kinh tế xã hội nào Ngày nay ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ tổng hợp lại Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của mọi nhân viên Bởi vậy, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hóa của doanh nghiệp đó

Nhìn chung, văn hóa công sở và văn hoá doanh nghiệp của nước ta còn có những mặt hạn chế nhất định Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, môi trường làm việc có nhiều bất cập, dẫn đến có những cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các tàn dư của nền kinh tế bao cấp, chưa có cơ chế dùng người thỏa đáng vời từng vị trí làm việc, có sự bất cập trong giáo dục và đào tạo Mặt khác, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam còn có các yếu tố khác chi phối

Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến Qua các thời kỳ lịch

sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên

Trang 13

tắc hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét Sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta

là 54 nền văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt, chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước phát triển Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau

Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là những ưu thế để xâydựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung dung, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường,làm ăn; tập quán sinh hoạt tản mạn của nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại; thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đại…

Tuy nhiên, trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắc phục bởi trình độ giáo dục của mọi người ngày càng được nâng cao, quan điểm về giá trị cũng có những chuyển biến quan trọng Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, quản lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quan hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người vớicon người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại…

Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới

Ngày đăng: 12/09/2014, 23:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w