Đề cương ôn tập bệnh nội khoa thú y II

45 2.3K 7
Đề cương ôn tập bệnh nội khoa thú y II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

9/10/2014 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Bệnh Nội Khoa Thú Y II Học kỳ III năm học 2013-2014 Thach Van Manh Website: sites.google.com/site/thachvanmanh Mail: thachvanmanh@gmail.com Tel : +84983912823 Vietnam National University of Agriculture Faculty of Veterinary Medicine Thạch Văn Mạnh TYD-K55 1 Câu hỏi Ôn Bệnh Nội Khoa Thú Y II ( Mới ) Câu hỏi 3 điểm 1. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh Viêm thận cấp tính? a. Phương pháp chẩn đoán - Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sang, bệnh tích đặc trưng bằng các biện pháp khám lâm sàng và phi lâm sàng Phương pháp Nội dung Triệu chứng (nhìn – quan sát) - Gia súc sốt cao, toàn thân bị ức chế, bỏ ăn, đau vùng thận làm con vật đi đái khó khẳn, lưng cong. - Con vật đi tiểu nhiều ở thời kì đầu giai đoạn sau tiểu ít. - Nước tiểu đục có khi có máu - Bệnh kéo dài gây hiện tượng phù toàn thân: yếm, bụng, chân, âm hộ, mí mắt. - Có hiện tượng tràn dịch màng phổi, xoang bụng, xoang bao tim Sờ nắn - Khi sờ vào vùng thận con vật có phản ứng đau. Xét nghiệm máu - Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng Xét nghiệm nước tiểu - Có protein niệu, huyết niệu, trụ niệu và tế bào biểu mô tiểu cầu thận. b. Biện pháp điều trị  Hộ lý - Cho gia súc nghỉ ngơi - Không cho ăn thức ăn quá nhiều muối, nhiều nước, có chất kích thích mạnh đối với thận - Hạn chế uống nước  Dùng thuốc điều trị - Dùng thuốc điều trị nguyên nhân chính - Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn - Dùng các thuốc lợi tiểu, giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể Thuốc ĐGS(ml) TGS(ml) Chó, lợn (ml) Dung dịch Glucoza 20% 1000 – 2000 400 – 500 150 – 400 Cafein natribenzoat 20% 15 5 – 10 1 – 3 Canxi clorua 50 – 70 20 – 30 5 – 10 Urotropin 10% 50 – 70 30 – 50 10 - 15 Vitamin C 5% 20 10 3 - 5  Tiêm chậm vào tĩnh mạch - Ngoài ra có thể uống râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh - Đề phòng hiện tượng thận nhiễm mỡ, thoái hóa, giảm viêm  dùng Dexamethasone Thạch Văn Mạnh TYD-K55 2 2. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị Bệnh thận cấp tính và mãn tính ? a. Phương pháp chẩn đoán - Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sang, bệnh tích đặc trưng bằng các biện pháp khám lâm sàng và phi lâm sàng Phương pháp Nội dung Triệu chứng (nhìn – quan sát) - Gia súc bị phù - Trường hợp cấp tính: gia súc mệt mỏi ăn ít, lượng nước tiểu ít, tỷ trọng cao - Trường hợp mạn tính: lượng nước tiểu nhiều, tỷ trọng giảm. Gia súc phù nặng, có khi tràn dịch màng phổi hoặc phúc mạc Xét nghiệm máu - Protein toàn phần trong máu giảm - Lipit trong máu tăng - Nồng độ albumin trong máu thấp - Nồng độ Na+ trong máu thấp, tốc độ lắng máu tăng Xét nghiệm nước tiểu - Albumin trong nước tiểu nhiều - Hàm lượng protein trong nước tiểu cao. - Kiểm tra cặn nước tiểu thấy có các loại trụ như trụ trong, trụ hạt b. Biện pháp điều trị - Nguyên tắc điều trị: Tiến hành đồng thời ba vấn đề(điều trị theo cơ chế sinh bệnh, điều trị triệu chứng, điều trị dự phòng các biến chứng).  Hộ lý - Khi không bị ure huyết và chứng ure nước tiểu thì cho ăn những thức ăn có nhiều protein để bổ sung lượng protein mất qua đường nước tiểu. Hạn chế cho uống nước khi gia súc bị phù, không cho ăn muối.  Dùng thuốc điều trị - Dùng thuốc điều trị nguyên nhân chính (ví dụ nếu là hậu quả của bệnh truyền nhiễm thì dùng kháng sinh can thiệp). - Điều trị theo cơ chế sinh bệnh (dùng thuốc ức chế miễn dịch - Prednisolon) - Dùng thuốc lợi tiểu, giảm phù tăng sức đề kháng và sát trùng đường niệu Thuốc ĐGS(ml) TGS(ml) Chó, lợn (ml) Dung dịch Glucoza 20% 1000 – 2000 400 – 500 150 – 400 Cafein natribenzoat 20% 15 5 – 10 1 – 3 Canxi clorua 50 – 70 20 – 30 5 – 10 Urotropin 10% 50 – 70 30 – 50 10 - 15 Vitamin C 5% 20 10 3 - 5  Tiêm chậm vào tĩnh mạch - Điều trị dự phòng các biến chứng (tắc nghẽn tĩnh mạch - do tăng đông máu): dùng Aspirin (chống ngưng kết tiểu cầu), hoặc thuốc kháng vitamin K (Syntrom, Wafarin). Thạch Văn Mạnh TYD-K55 3 3. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh Viêm bàng quang ? a. Phương pháp chẩn đoán - Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sang, bệnh tích đặc trưng bằng các biện pháp khám lâm sàng và phi lâm sàng Phương pháp Nội dung Triệu chứng (nhìn - quan sát) - Con vật đau bàng quang khi đi tiểu - Luôn luôn có động tác đi tiểu nhưng nước tiểu ít hoặc không có. - Con vật tỏ vẻ không yên, cong lưng, đau bụng, rên rỉ. - Con vật kém ăn, uể oải, thân nhiệt tăng. - Ở viêm mạn tính, triệu chứng nhẹ, hiện tượng đi tiểu khó và đau không rõ, gia súc không sốt, bệnh kéo dài. Sờ nắn - Sờ nắn bàng quang hoặc khám qua trực tràng con vật đau đớn, bàng quang trống rỗng. - Trường hợp cơ vòng bàng quang co thắt, nước tiểu tích đầy trong bàng quang, lên men, có thể gây vỡ bàng quang, gia súc thởcó mùi amoniac. Xét nghiệm nước tiểu - Nếu viêm cata thì nước tiểu đục, có chứa nhiều dịch nhày và một ít protein. - Nếu viêm xuất huyết, nước tiểu có máu. - Nếu viêm hoá mủ, nước tiểu có mủ vàng hoặc xanh. - Nếu viêm thểmàng giả, nước tiểu có màng giả. b. Biện pháp điều trị  Hộ lý - Để gia súc yên tĩnh, cho ăn những loại thức ăn ít kích thích, cho uống nước tự do.  Dùng thuốc điều trị - Dùng kháng sinh để tiêu viêm và diệt khuẩn - Dùng thuốc lợi niệu: có thể dùng một trong các loại thuốc sau: (Axetat kali, Diuretin, Urotropin, bông mã đề, rễ cỏ tranh, râu ngô). - Rửa bàng quang: dùng dung dịch sát trùng (dung dịch KMnO4 0,1%, phèn chua 0,5%, axit boric 1 - 2%, axit salicylic 1%, axit tanic 1 - 2 %, Rivanol 0,1%, ). Trước khi thụt thuốc sát trùng, nên thụt vào bàng quang nước muối sinh lý ởnhiệt độ37 – 39 độC (đại gia súc: 300ml, tiểu gia súc: 50ml). Sau khi cho dung dịch sát trùng vào khoảng 2 - 3 phút rồi rút dung dịch sát trùng ra. Cuối cùng thụt kháng sinh vào bàng quang. - Dùng thuốc giảm đau: dùng một trong các loại thuốc Anagin, Prozin hoặc phong bế Novocain 0,25% vào đốt sống lưng. Chú ý: Khi bàng quang tích đầy nước tiểu mà niệu đạo bịtắc: hạn chếcho gia súc uống nước, không dùng thuốc lợi niệu, sau đó dùng thủthuật đểrút nước tiểu ra ngoài. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 4 4. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh Viêm niệu đạo ? a. Phương pháp chẩn đoán - Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng bằng các biện pháp khám lâm sàng và phi lâm sàng Phương pháp Nội dung Triệu chứng (nhìn - quan sát) - Gia súc luôn luôn đi tiểu, khi đi con vật có cảm giác đau đớn ở đường niệu đạo. - Gia súc đực thì dương vật luôn sưng to, bao quy đầu sưng, gia súc cái thì âm môn mở, rỉ ra từng giọt nước tiểu có lẫn dịch nhày. - Khi viêm, vách niệu đạo dày lên, lòng niệu đạo hẹp lại, con vật đi tiểu khó khăn. - Nước tiểu đục, trong nước tiểu có lẫn máu, mủ và dịch nhày. Sờ nắn Sờ nắn niệu đạo hoặc dùng ống thông làm cho gia súc đau đớn, khó chịu. b. Biện pháp điều trị - Nguyên tắc điều trị: loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, sát trùng ở niệu đạo và đề phòng hiện tượng viêm lan rộng.  Hộ lý - Ngừng phối giống đối với gia súc bịbệnh. - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ khô ráo.  Dùng thuốc điều trị - Dùng thuốc sát trùng đường niệu:  Urotropin 20%: đại gia súc (50 - 100ml), tiểu gia súc (30 - 50ml/con), lợn, chó (20 - 30ml/con). Tiêm tĩnh mạch ngày 1 lần.  Cho uống salon, hoặc axit salicylat. - Dùng kháng sinh đểdiệt vi khuẩn (có thểdùng một trong các loại kháng sinh):  Penicillin 10000 - 15000 UI/kg TT tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày.  Ampicillin 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày.  Gentamycin 5 - 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày.  Lincomycin 10 - 15 mg/kg TT tiêm bắp ngày 1 lần. - Dùng dung dịch sát trùng rửa niệu đạo. - Dùng các biện pháp để tăng cường trợ sức, trợ lực cho gia súc. + Trường hợp viêm niệu đạo gây tắc đái, nước tiểu tích đầy bàng quang thì phải tìm cách thoát nước tiểu ra ngoài tránh gây vỡ bàng quang. + Nếu lòng niệu đạo viêm tăng sinh và lòng niệu đạo bị tắc thì dùng thủ thuật ngoại khoa mở niệu đạo. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 5 5. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh Cuội niệu ? a. Phương pháp chẩn đoán Phương pháp Nội dung (Nhìn - quan sát) Thông qua triệu chứng 1. Cuội niệu trong bể thận - Con vật có biểu hiện đau vùng thận - Con vật có biểu hiện đau khi đi tiểu - Trường hợp cuội to làm tắc bể thận, niệu quản thì con vật không đi tiểu 2. Cuội ở bàng quang - Con vật đi tiểu đau, thiểu niệu - Cuội niệu to, khám bàng quang có thể sờ thấy được cuội niệu - Nếu cuội niệu bám vào bàng quang sẽ kích thích vào lớp niêm mạc bàng quang làm cho máu chảy ra theo nước tiểu 3. Cuội ở niệu đạo - Con vật không đi tiểu được. Nước tiểu tích đầy ở bàng quang, khi sờ vào bàng quang thấy bàng quang căng to có thể gây vỡ bàng quang gây viêm phúc mạc - Nếu viên cuội nhỏ con vật không tắc đái hoàn toàn nhưng khi đi tiểu con vật có biểu hiện đau b. Biện pháp điều trị  Hộ lý - Cho ăn thức ăn dễ tiêu, cho uống nhiều nước để tạo điều kiện tống viên sỏi ra ngoài  Dùng thuốc điều trị - Nếu sỏi nhỏ có thể dùng hóa dược để điều trị + Toan hóa nướ tiểu + cho uống dung dịch HCl loãng : hòa 3ml HCl + 100ml nước + Dùng thuốc lợi tiểu: râu ngô, bông mã đề + Dùng thuốc làm tán sỏi + Dùng thuốc sát trùng đường niệu: urotropin, + Dùng thuốc giảm đau: atropin, morphin, - Trường hợp bàng quang căng quá phải thông niệu đạo. 6. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh Cảm nắng ? a. Phương pháp chẩn đoán - Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng bằng các biện pháp khám lâm sàng và phi lâm sàng Thạch Văn Mạnh TYD-K55 6 - Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, ngày nắng gắt, trong thời điểm 11 - 12 giờ trưa. - Khi gia súc được chăn thả hoặc phải làm việc dưới trời nắng to, ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp vào đỉnh đầu làm cho sọ và hành tuỷnóng lên, não và màng não bị sung huyết gây trở ngại đến cơ năng của hệthần kinh. Hậu quả của bệnh là gây rối loạn toàn thân. Phương pháp Nội dung Triệu chứng (nhìn - quan sát) - Nếu bệnh nhẹ: con vật có biểu hiện choáng váng, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt tím bầm, có khi vã mồ hôi, nuốt khó, thân nhiệt tăng cao, ở lợn và chó còn có hiện tượng nôn mửa. - Nếu bệnh nặng: con vật phát điên cuồng và sợ hãi, mắt đỏ ngầu, lồi ra ngoài, mạch nhanh và yếu, tĩnh mạch cổ phồng to. Gia súc khó thở (thở kiểu cheyne - stokes), đi không vững và đổ ngã tự nhiên. Nhiệt độ cơ thể lên tới 40 – 41 độ, da khô, đồng tử mắt lúc đầu mở rộng, sau thu hẹp lại cuối cùng mất phản xạ thần kinh và phản xạ toàn thân. Con vật run rẩy, co giật rồi chết.  Mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy: não, màng não và hành tuỷ bị sung huyết, hoặc xuất huyết, phổi và nội ngoại tâm mạc cũng bị xuất huyết. b. Biện pháp điều trị  Hộ lý - Đưa ngay con vật vào chỗ râm mát, thoáng khí.  Dùng thuốc điều trị - Dùng thuốc tăng cường tuần hoàn và hô hấp cho cơ thể:  Dùng thuốc trợ tim - có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Cafeinnatribenzoat 20%, Spactein, Spactocam,Ubarin.  Tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch - Dùng thuốc hạ thân nhiệt: Dùng một trong các loại thuốc sau (Pyramidon, Paracetamon, Anagin, Decolgen, ) - Dùng thuốc tiêm trợ lực: Dùng dung dịch glucoza 20 - 40%.  Tiêm truyền vào tĩnh mạch. - Chú ý: Nếu có hiện tượng ứ huyết tĩnh mạch, não bị sung huyết nặng thì phải chích máu ở tĩnh mạch cổ để lấy bớt máu. 7. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh Cảm nóng? a. Phương pháp chẩn đoán - Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng bằng các biện pháp khám lâm sàng và phi lâm sàng - Bệnh thường xảy ra khi khí hậu nóng khô, hoặc ẩm ướt, làm cho quá trình trao đổi nhiệt của cơ thểvà môi trường bên ngoài khó khăn →tích nhiệt trong cơ thể, gây sung huy ết não → rối loạn tuần hoàn não, làm rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt. Hậu quảgây rối loạn toàn thân. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 7 - Bệnh thường phát ra cùng với bệnh cảm nắng, mức độbệnh tăng thêm, con vật chết rất nhanh. Phương pháp Nội dung Triệu chứng (nhìn - quan sát) - Con vật thở khó, thân nhiệt tăng (41 độ C) - Toàn thân vã mồ hôi, mệt mỏi, niêm mạc tím bầm, tim đập nhanh, mạch nẩy, - Cơ nhai và cơ môi co giật, nôn mửa. - Nếu nhiệt độ bên ngoài quá nóng thì thân nhiệt con vật tăng tới 43 – 44 độ C, con vật điên cuồng, tĩnh mạch cổ phồng to, đồng tử mở rộng sau đó hôn mê, co giật rồi chết.  Khi chết con vật sùi bọt mép, có khi còn lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, não và màng não sung huyết, phổi cũng bịsung huyết hay phù. Ngoại tâm mạc và phếmạc bị ứhuyết. b. Biện pháp điều trị - Nguyên tắc điều trị: để cho gia súc yên tĩnh, thoáng mát, tăng cường việc thoát nhiệt để đề phòng tê liệt trung khu thần kinh  Hộ lý - Để gia súc nơi thoáng mát, dùng nước lạnh đắp vào đầu và toàn thân, cho gia súc uống dung dịch điện giải.  Dùng thuốc điều trị - Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể: Dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc glucoza 5% hay dung dịch ringerlactat. Tiêm chậm vào tĩnh mạch. - Dùng thuốc trợ tim: Cafeinnatribenzoat 20% hoặc Spactein, - Chú ý: Trường hợp tĩnh mạch cổ quá căng phải dùng biện pháp chích huyết. 8. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh viêm não và viêm màng não? a. Phương pháp chẩn đoán - Chẩn đoán xác định dựa trên các triệu chứng màng não, các triệu chứng chức năng, thực thể. Nhưng muốn chắc chắn phải chọc dò tủy sống, lấy dịch não tủy. Trong trường hợp viêm màng não do vi trùng thấy rất nhiều bạch cầu đa nhân. - Con vật đi lại loạng choạng, dễ ngã - Rối loạn hô hấp: trong thời kỳ hưng phấn con vật thở nhanh, mạch nhanh. Trong thời kỳ ức chế: thở chậm, sâu. - Rối loạn về ăn uống: bỏ ăn, nôn mửa. - Trong trường hợp não có tổn thương cục bộ thì con vật có biểu hiện tê liệt từng vùng cơ. b. Biện pháp điều trị  Hộ lý - Để gia súc ở nơi yên tĩnh Thạch Văn Mạnh TYD-K55 8 - Nếu gia súc bị liệt, dùng dầu nóng xoa nơi bị liệt và thường xuyên trở mình cho gia súc. - Đắp nước lạnh, nước đá lên vùng đầu - Trường hợp bị ứ huyết não phải chích huyết.  Dùng thuốc điều trị - Dùng kháng sinh điều trị: Ampixillin+Aminoglycoside; Cephalosporin thế hệ thứ 3 - Dùng thuốc làm giảm áp lực não, giải độc : glucoza 20%, Vitamin C, Urotropin - Dùng thuốc chống viêm : Dexamethaxone, - Dùng thuốc an thần : amynazil, morphin, - Dùng thuốc trợ sức, trợ lực: Cafein natribenzoat + vitamin B1 tiêm bắp - Nếu gia súc bị liệt dùng thuốc tăng cường trương lực cơ kết hợp với điện châm và dùng dầu nóng xoa bóp nơi bị liệt. 9. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh Viêm tủy sống ? a. Phương pháp chẩn đoán - Thông qua triệu chứng lâm sàng bằng các phương pháp khám lâm sàng • Rối loạn vận động: – Co giật một sốcơ, sau đó gây ra liệt. – Liệt và cơ bị teo. • Mất cảm giác và phản xạ. • Liệt bàng quang. • Có khi còn mất phản xạ đại, tiểu tiện, phân và nước tiểu tự động chảy ra ngoài • Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: - Tê, mất cảm giác cục bộ. - Liệt nửa người. - Teo cơ - Rối loạn tiêu hóa, tiết niệu: b. Biện pháp điều trị  Hộ lý - Chuồng trại sạch sẽ,có đệm lọt bằng cỏ khô, rơm khô. - Thường xuyên lật, trở mình cho bệnh súc. - Cho bệnh súc ăn những thức ăn dễ tiêu. - Dùng dầu nóng xoa bóp ở những nơi bị liệt ngày 2-3 lần, mỗi lần 15-20 phút. - Cho bệnh súc tạp vận động  Dùng thuốc điều trị - Dùng thuốc điều trị nguyên nhân – Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh có thể dùng các loại thuốc đặc hiệu để điều trị. – Có thể dùng đơn sau: Thạch Văn Mạnh TYD-K55 9 - Dùng thuốc kích thích và tăng cường hoạt động của thần kinh - Châm cứu : điện châm hoặc thủy châm 10. Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị Chứng thiếu máu? a. Phương pháp chẩn đoán - Thông qua triệu chứng lâm sàng bằng các phương pháp khám lâm sàng 1. Thiếu máu do mất máu Mất máu cấp tính: - • Cơ thể suy sụp rất nhanh chóng. - • Toát nhiều mồ hôi lạnh, - • Cơrun rẩy, - • Khó thở, niêm mạc nhợt nhạt. - • Miệng khô, rất khát nước. - • Thân nhiệt thấp. - • Tần số tim nhanh, mạch yếu. - • Số lượng hồng cầu giảm, lượng huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu và huyết tiểu bản tăng! Mất máu mạn tính: • Mệt mỏi, yếu dần, • Giảm khảnăng làm việc, • Niêm mạc nhợt nhạt, da khô, lông xù. [...]... biến dạng, khi thiếu canxi còn g y triệu chứng co giật ở con vật bị bệnh Cũng do thiếu canxi, phospho con vật hay ăn b y nên dễ mắc bệnh đường tiêu hoá, con vật ng y càng g y, chậm lớn, khả năng kháng bệnh kém 34 Anh chị h y trình b y nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh mềm xương? a Nguyên nhân - Do trong kh ẩu phần ăn thiếu canxi, phospho lâu ng y, hoặc tỷ lệCa/P không thích hợp - Do thiếu vitamin... ỉa ch y Khi bệnh kéo dài, con vật bịmất nước (do ỉa ch y) g y nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cần bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết Câu hỏi 3 điểm 23 Anh chị h y trình b y nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh Viêm thận cấp tính? a Nguyên nhân - Do kế phát từ một số bệnh:  Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch... phải cung cấp đ y đủ đạm, khoáng và vitamin Trong khi đó sữa mẹ ng y càng giảm về số lượng và chất lượng, nếu không bổ sung kịp thời, gia súc non dễ bị còi cọc và nhiễm bệnh 22 Anh chị h y kể tên các nhóm nguyên nhân g y bệnh viêm ruột tiêu ch y ở gia súc non Trình b y chi tiết hiểu biết của mình về nhóm nguyên nhân do gia súc mẹ ? a Kể tên các nhóm nguyên nhân g y bệnh viêm ruột tiêu ch y ở gia súc non... vitamin b Cơ chế sinh bệnh 36 Anh chị h y trình b y nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh chàm da? a Nguyên nhân - Nguyên nhân của bệnh rất phức tạp, song có thểphân làm hai nguyên nhân chính Nguyên nhân ngoại cảnh Nguyên nhân bên trong - Do điều kiện vệ sinh kém, chuồng trại bẩn, da luôn bị ẩm ướt và các chất bẩn đọng lại trên da - Do rối loạn tiêu hoá (táo bón lâu ng y, suy gan, nhiễm giun sán.,... phát từ những bệnh truyền nhiễm (đóng dấu lợn, viêm hạch truyền nhiễm, ) - Do chức năng gan bịrối loạn b Cơ chế sinh bệnh 38 Anh chị h y trình b y nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh trúng độc Cacbamid? a Nguyên nhân - Ăn phải thức ăn nhiễm độc cacbamid b Cơ chế sinh bệnh - Các carbamat ức chế enzym acetylcholinesteraza, chủ y u ở gan Ở nơi khác có ảnh hưởng nhưng nhanh hồi phục; không bền như trường... não, g y hậu quả thoái hóa não, cơ năng vỏ não bị rối loạn  con vật có triệu chứng thần kinh 40 Anh chị h y trình b y nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh Trúng độc sắn? a Nguyên nhân - Do con vật ăn phải các loại thực vật như sắn, khoai mì,… b Cơ chế sinh bệnh - HCN từ glucozit loại cyanogenetic th y phân ra sẽ phân ly thành ion CN- (Cyanid) - Các cyanid kết hợp với Fe+3 có trong các enzym xúc... nôn mửa - Trong trường hợp não có tổn thương cục bộ thì con vật có biểu hiện tê liệt từng vùng cơ 30 Anh chị h y trình b y nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh Viêm t y sống? a Nguyên nhân - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm: bệnh dại, cúm, viêm phếmạc truyền nhiễm - Do trúng độc (nấm mốc trong thức ăn ) - Do chấn thương, làm việc quá sức do phối giống quá nhiều b Cơ chế sinh bệnh - T y. .. hay ăn dở, liếm b y bạ, mọc răng và thay (nhìn - quan sát) răng chậm Ở lợn còn có triệu chứng co giật từng cơn Cuối thời kỳ bệnh: xương biến dạng, các khớp sưng to, các xương ống chân cong queo, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và xương chậu hẹp, xương ức lồi, con vật g y yếu, hay kế phát các bệnh khác 12 Thạch Văn Mạnh TYD-K55  Nếu không kế phát các bệnh khác thì trong suốt quá trình bệnh. .. sinh bệnh - T y sống bịviêm làm nhu mô t y sống bị thoái hóa, hoại tử - Dịch viêm thâm nhiễm chèn ép g y rối loạn chức năng củat y: • Liệt • Rối loạn tiêu hóa, • Rối loạn tiết niệu 26 Thạch Văn Mạnh - Sản phẩm viêm thấm vào máu g y sốt TYD-K55 31 Anh chị h y trình b y nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của Chứng thiếu máu? a Nguyên nhân  Nguyên nhân chủ y u g y nên mất máu cấp tính: - Do vỡ mạch quản... Simpetanin + Chăm sóc hộ lý tốt 21 Anh chị h y kể tên các nhóm nguyên nhân g y bệnh viêm ruột tiêu ch y ở gia súc non Trình b y chi tiết hiểu biết của mình về nhóm nguyên nhân do bản thân gia súc non? a Kể tên các nhóm nguyên nhân g y bệnh viêm ruột tiêu ch y ở gia súc non - Do bản thân gia súc non - Do gia súc mẹ - Do ngoại cảnh b Hiểu biết về nhóm nguyên nhân do bản thân gia súc non - Do sự phát . National University of Agriculture Faculty of Veterinary Medicine Thạch Văn Mạnh TYD-K55 1 Câu hỏi Ôn Bệnh Nội Khoa Thú Y II ( Mới ) Câu hỏi 3 điểm 1. Anh chị h y trình b y phương pháp. 9/10/2014 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Bệnh Nội Khoa Thú Y II Học kỳ III năm học 2013-2014 Thach Van Manh Website: sites.google.com/site/thachvanmanh. ng y.  Ampicillin 10 mg/kg TT tiêm bắp ng y 1 lần, liên tục 3 - 5 ng y.  Gentamycin 5 - 10 mg/kg TT tiêm bắp ng y 1 lần, liên tục 3 - 5 ng y.  Lincomycin 10 - 15 mg/kg TT tiêm bắp ng y 1

Ngày đăng: 10/09/2014, 18:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan