Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán phân biệt bệnh chàm da với chứng nổi mẩn đay? Trình bày phương pháp điều trị chứng nổi mẩn đay cho

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập bệnh nội khoa thú y II (Trang 40 - 41)

chứng nổi mẩn đay? Trình bày phương pháp điều trị chứng nổi mẩn đay cho 1 con bò đực có trọng lượng 800kg?

a. Phương pháp chẩn đoán phân biệt bệnh chàm da với chứng nổi mẩn đay

Phương pháp Chàm da Nổi mẩn đay

Triệu chứng (nhìn - quan

sát)

- Đặc điểm của nó là nổi mẩn trên da những mụn nước và mụn mủ và sau đó là hiện tượng đóng vẩy, da dày lên.

- Bệnh thường tiến triển qua các giai đoạn

Giai đoạn đỏ : đám da bị đỏ, ranh giới không rõ rệt và rất ngứa. Trên vùng da đỏ xuất hiện những nốt sần như những hạt kê, dày chi chít

Giai đoạn mụn nước: những mụn nước ngày càng lớn, khi ngứa, con vật gãi hoặc cọ sát nên mụn nước bị vỡ và chảy ra một thứ nước vàng, đóng thành vảy.

Giai đoạn đóng vảy: da không nổi lên những mụn nước mới, những mụn có đóng vẩy, khô dần, có chỗ lên da non màu hồng. Da có màu sẫm hơn và dày cộm lên.

Giai đoạn mạn tính:Da sẫm màu, dầy cộm, có những nốt sần cứng hơn, to hơn ở giữa các vết hằn da. Trong trạng thái mạn tính này vẫn có những đợt nổi lên những nốt sần khác hoặc mụn nước và vẫn bịchảy nước nhưnhững giai đoạn trước

- Giai đoạn đầu trên da xuất hiện nhiều nốt nhỏ, tròn như đồng xu, sau đó lan to dần, những nốt này có màu đỏ, sờtay vào thấy dày cộm. - Gia súc ngứa, khó chịu, kém ăn, có trường hợp sưng mí mắt, sưng môi, chảy nước mũi, nước dãi. Nếu bịnặng con vật có thể chết.

40

b. Phương pháp điều trị chứng nổi mẩn đay cho 1 con bò đực có trọng lượng 800kg

- Nguyên tắc điều trị: loại trừnhững kích thích của bệnh nguyên, bảo vệ cơ năng thần kinh trung ương và điều trị cục bộ

 Hộ lý

- Để gia súc ở nơi yên tĩnh, loại bỏ thức ăn kém phẩm chất và thức ăn lạ, giữ ấm cho gia súc.

 Dùng thuốc điều trị

- Dùng thuốc an thần: Aminazin hoặc Prozil,...

- Dùng thuốc làm giảm dịch tiết (tương dịch) và bền vững thành mạch: vitamin C kết hợp với canxi clorua tiêm chậm vào tĩnh mạch.

- Dùng thuốc làm co mạch quản và làm giảm dịch thẩm xuất: Adrenalin 0,1%.

- Dùng thuốc thải trừ chất chứa ở ruột: magiesulfat hoặc natrisulfat

- Dùng thuốc tăng cường chức năng và giải độc của gan: dung dịch đường ưu trương và urotropin.

- Điều trị cục bộ: dùng nước lạnh phun vào nốt phát ban, nổi mẩn hoặc dùng axit acetic 1%, trường hợp phát ban do ong, kiến đốt dùng vôi đã tôi bôi lên vết thương.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập bệnh nội khoa thú y II (Trang 40 - 41)