Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán phân biệt bệnh Cảm nắng với bệnh cảm nóng? Trình bày phương pháp điều trị bệnh cảm nóng cho 1 con bò có

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập bệnh nội khoa thú y II (Trang 37 - 38)

bệnh cảm nóng? Trình bày phương pháp điều trị bệnh cảm nóng cho 1 con bò có trọng lượng 700kg?

a. Phương pháp chẩn đoán phân biệt cảm nắng và cảm nóng

Phương pháp Cảm nắng Cảm nóng Triệu chứng

(nhìn - quan sát)

- Nếu bệnh nhẹ: con vật có biểu hiện choáng

váng, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt tím bầm, có khi vã mồ hôi, nuốt khó, thân nhiệt tăng cao, ở lợn và chó còn có hiện tượng nôn mửa.

- Nếu bệnh nặng: con vật phát điên cuồng và

sợhãi, mắt đỏngầu, lồi ra ngoài, mạch nhanh và yếu, tĩnh mạch cổ phồng to. Gia súc khó thở(thởkiểu cheyne - stokes), đi không vững và đổ ngã tự nhiên. Nhiệt độ cơ thể lên tới 40 – 41 độ, da khô, đồng tử mắt lúc đầu mở rộng, sau thu hẹp lại cuối cùng mất phản xạthần kinh và phản xạtoàn thân. Con vật run rẩy, co giật rồi chết.

Mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy: não,

màng não và hành tuỷ bị sung huyết, hoặc xuất huyết, phổi và nội ngoại tâm mạc cũng bị xuất huyết.

- Con vật thở khó, thân nhiệt tăng (41 độ C) - Toàn thân vã mồ hôi, mệt mỏi, niêm mạc tím bầm, tim đập nhanh, mạch nẩy, - Cơ nhai và cơ môi co giật, nôn mửa.

- Nếu nhiệt độ bên ngoài quá nóng thì thân nhiệt con vật tăng tới 43 – 44 độ C, con vật điên cuồng, tĩnh mạch cổ phồng to, đồng tử mở rộng sau đó hôn mê, co giật rồi chết.

 Khi chết con vật sùi bọt mép, có khi còn lẫn máu.

Kiểm tra thấy máu khó đông, não và màng não sung huyết, phổi cũng bịsung huyết hay phù. Ngoại tâm mạc và phếmạc bị ứhuyết.

b. Phương pháp điều trị bệnh cảm nóng cho con bò có trọng lượng 700kg

- Nguyên tắc điều trị: để cho gia súc yên tĩnh, thoáng mát, tăng cường việc thoát nhiệt để đề phòng tê liệt trung khu thần kinh

37

 Hộ lý

- Để gia súc nơi thoáng mát, dùng nước lạnh đắp vào đầu và toàn thân, cho gia súc uống dung dịch điện giải.

 Dùng thuốc điều trị

- Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể: Dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc glucoza 5% hay dung dịch ringerlactat. Tiêm chậm vào tĩnh mạch. - Dùng thuốc trợ tim: Cafeinnatribenzoat 20% hoặc Spactein,...

- Chú ý: Trường hợp tĩnh mạch cổ quá căng phải dùng biện pháp chích huyết.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập bệnh nội khoa thú y II (Trang 37 - 38)