Đề cương ôn tập môn vệ sinh thú y 1

53 3.2K 25
Đề cương ôn tập môn vệ sinh thú y 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thạch Văn Mạnh TYD-K55 1 ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Vệ sinh thú y 1 Học kỳ I năm học 2013-2014 1. Nhiệt độ là gì? a. Khái niệm  Nhiệt độ không khí là một đại lượng vật lý biểu thị mức độ nóng hay lạnh của môi trường không khí. - Đơn vị đo: o C (thông dụng nhất), o F, o K - Dụng cụ đo: Nhiệt kế - Giá trị nhiệt độ môi trường không khí khá biến động: + Hai cực Trái đất có nhiệt độ thấp (-40 o C) + Nơi nóng nhất: sa mạc Libi (58 o C) + Sa mạc Sahara: nhiệt độ ban ngày là 57 o C, ban đêm là -7 o C * Đại khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi lớn Giá trị nhiệt độ của đại khí hậu phụ thuộc vào: - Bức xạ mặt trời (BXMT phụ thuộc vào vị trí địa lý: càng gần xích đạo BXMT càng lớn) - Địa hình, thảm thực vật (ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, giữ nhiệt) - Độ cao - Các hoạt động tự nhiên: núi lửa, động đất… - Các hoạt động của con người: + Trong sinh hoạt: sử dụng các loại nhiên liệu làm chất đốt, đun nấu + Trong sản xuất: giao thông, công nghiệp… * Tiểu khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi nhỏ Giá trị nhiệt độ của tiểu khí hậu phụ thuộc vào: - Nền đại khí hậu: trong nhà và chuồng nuôi có sự thông thoáng tự nhiên thông qua hệ thống cửa. - Kiểu chuồng, hướng chuồng, kích thước chuồng và vật liệu làm chuồng nuôi. + Hướng chuồng: mùa đông ấm, mùa hè mát + Vật liệu làm mái: ở Việt Nam, người dân thường lợp mái Fibroximang có khả năng hấp thụ nhiệt nhanh và toả nhiệt nhanh - Các nhân tố tạo nhiệt trong chuồng nuôi: bao gồm + Sự có mặt của động vật nuôi: chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt làm nhiệt độ chuồng nuôi tăng. Lượng nhiệt sản sinh ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng, mật độ, loại động vật nuôi. 0 o C 32 o F 273 o K 100 o C 212 o F 373 o K Thạch Văn Mạnh TYD-K55 2 VD: Bò sữa: P = 400kg sản lượng sữa 13l/ngày Gà hướng trứng: P = 1,8kg + Sự tồn lưu của các chất thải trong chuồng nuôi (phụ thuộc vào quy trình chăn nuôi, vệ sinh) Nếu điều kiện vệ sinh kém, chuồng bẩn, nhiều phân và chất thải, khi đó các vi sinh vật phân giải làm sản sinh ra nhiệt, đồng thời sinh ra một số khí độc gây ảnh hưởng tới vật nuôi và con người.  Như vậy, nhiệt độ của tiều khí hậu thường cao hơn nhiệt độ của đại khí hậu. Ngoài ra sự phân bố nhiệt độ ở đại khí hậu cũng khác với tiểu khí hậu: ở đại khí hậu càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm nhưng ở tiểu khí hậu thì ngược lại. 2. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình sản nhiệt? Sự điều tiết thân nhiệt do hai quá trình là sản nhiệt và thải nhiệt quy định. a. Quá trình sản nhiệt (M) Khái niệm: Là quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ trong cơ thể đề giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này giúp ổn định thân nhiệt và duy trì sự sống. Quá trình này xảy ra ở tất cả các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Mức độ sản nhiệt phụ thuộc vào hai yếu tố: - Yếu tố chủ quan (các yếu tố nội tại của cơ thể động vật): cường độ làm việc của các cơ quan, lứa tuổi, tính biệt, loại hình thần kinh… + Các cá thể khác nhau  khả năng sản nhiệt khác nhau + Các cơ quan khác nhau  khả năng sản nhiệt khác nhau, trong đó cơ bắp có khả năng sản nhiệt nhiều nhất - Yếu tố khách quan (các yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sản nhiệt của cơ thể): + Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn: Thức ăn giàu protein quá trình sản nhiệt tăng 30-40%, thức ăn giàu gluxit và lipit quá trình sản nhiệt chỉ tăng 4-5%. Căn cứ vào đó có thể điều chỉnh khẩu phần ăn để tác động vào quá trình sản nhiệt. Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng và nồng độ năng lượng  gia súc sản nhiệt tốt Nếu không cung cấp đủ  gia súc phải sử dụng hợp chất hữu cơ trong cơ thể để tạo năng lượng, sản nhiệt  hiện tượng sụt cân + Môi trường: nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ mặt trời…Nhiệt độ không khí tỷ lệ nghịch với quá trình sản nhiệt. Khi nhiệt độ không khí giảm, quá trình sản nhiệt tăng để chống rét, bảo vệ cơ thể. VD: Gà lượng nhiệt thải ra 954kcal/h/con lượng nhiệt thải ra 9,7kcal/h/con Thạch Văn Mạnh TYD-K55 3 Nhiệt độ ( o C) M (kcal) 10 20 26 37,5 1602 1118 1008 1999 Giữa nhiệt độ không khí, sự thu nhận thức ăn và quá trình sản nhiệt có mối tương quan với nhau. Khi nhiệt độ tăng hay giảm  tính thèm ăn thay đổi  sự thu nhận thức ăn thay đổi  quá trình sản nhiệt thay đổi VD: Gà ở 29 o C thu nhận thức ăn bằng 85% ở 20 o C với cùng một loại thức ăn Như vậy, mối tương quan trên cho thấy cần phải có khẩu phần ăn hợp lý theo mùa cho gia súc, cụ thể: mùa nóng khả năng thu nhận thức ăn giảm do đó phải cung cấp nhiều protein, mùa lạnh khả năng thu nhận thức ăn tăng nên phải giảm hàm lượng protein. 3. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình thải nhiệt? Sự điều tiết thân nhiệt do hai quá trình là sản nhiệt và thải nhiệt quy định. a. Quá trình thải nhiệt Khái niệm: Là quá trình thải lượng nhiệt năng dư thừa ra bên ngoài giúp thân nhiệt ổn định. Các cơ quan tham gia vào quá trình thải nhiệt: Da (75-80%) Hô hấp (9-10%) Tiêu hoá (7-8%) Tiết niệu Quá trình thải nhiệt được thực hiện theo một số phương thức: a. Phương thức thải nhiệt qua da Có 3 phương thức: Truyền dẫn đối lưu (tiếp xúc) Bức xạ Bốc hơi * Phương thức truyền dẫn đối lưu (C) - Nguyên lý: Khi vật có nhiệt độ cao tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp, nhiệt sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp, quá trình này sẽ dừng khi chênh lệch về nhiệt độ ∆t = 0. ∆t càng lớn thì sự truyền nhiệt càng nhanh. Cơ thể có thể toả nhiệt ra không khí, tiêu hao nhiệt khi hít không khí hay ăn uống. - Phương thức này được thực hiện khi có đủ các yếu tố cần thiết: + Sự chênh lệch nhiệt độ Thạch Văn Mạnh TYD-K55 4 + Yếu tố dẫn truyền: hơi nước, gió, sự lưu thông không khí * Phương thức bức xạ (R) - Nguyên lý: Đây là phương thức thải nhiệt của những vật có nhiệt độ >0 o C. Những vật này có khả năng phát ra những tia bức xạ (hồng ngoại) mang theo nhiệt năng. Những vật có nhiệt độ thấp hơn ở xung quanh sẽ hấp thu nhiệt. Cơ thể cũng tương tự như vậy, có khả năng phát ra bức xạ mang theo năng lượng làm giảm thân nhiệt. * Phương thức bốc hơi (E) - Bất kỳ động vật nào cũng thực hiện được 2 phương thức trên, nhưng phương thức bốc hơi chỉ có ở những động vật có tuyến mồi hôi phát triển (ngựa cừu tuyến mồ hôi phát triển; trâu, bò, chó tuyến mồi hôi ít phát triển; gia cầm không có tuyến mồ hôi) - Nguyên lý: Khi 1g nước bốc hơi sẽ mang đi một lượng nhiệt nhất định bằng 580kcal. Nước bốc hơi mang theo một lượng nhiệt nhất định nhờ đó cơ thể thải được nhiệt ra môi trường. - Phương thức này được thực hiện khi: + Cơ thể con vật có nhu cầu thải nhiệt (khi quá trình sản nhiệt lớn, nhiệt độ không khí cao) + Có sự chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt da và môi trường không khí b. Phương thức thải nhiệt theo đường hô hấp - Phương thức này được tiến hành mạnh ở những loài có tuyến mồ hôi ít phát triển hoặc không có tuyến mồi hôi. - Nguyên lý: Là quá trình bốc hơi nước qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhiệt được thải ra bên ngoài cùng với khí thải ra và hơi ẩm ở trên bề mặt đường hô hấp. - Phương thức này phụ thuộc vào: + Tần số hô hấp ( hay số lượng khí thải ra): Nếu tần số hô hấp càng cao thì quá trình thải nhiệt càng mạnh + Diện tích bề mặt đường hô hấp (gà há mỏ, chó thè lưỡi) c. Phương thức thải nhiệt qua đường tiêu hoá - Nguyên lý: Động vật muốn tiêu hoá phải nâng nhiệt độ thức ăn = nhiệt độ của dịch vị. Việc nâng nhiệt độ thức ăn nước uống sẽ tiêu thụ một lượng nhiệt năng. - Phương thức này phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, sự chênh lệch giữa nhiệt độ đường tiêu hoá và nhiệt độ thức ăn. 4. Phương trình cân bằng nhiệt ? Quá trình sản nhiệt và quá trình thải nhiệt luôn được tiến hành đồng thời trong cơ thể vật nuôi, giúp điều tiết nhiệt cho cơ thể. Hai quá trình này cân bằng nhau khi con vật khoẻ mạnh. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 5 Phương trình: S = M – (C + R + E + W) Trong đó: M: lượng nhiệt sản sinh ra C: nhiệt thải ra theo phương thức truyền dẫn đối lưu R: nhiệt thải ra theo phương thức bức xạ E: nhiệt thải ra theo phương thức bốc hơi W: nhiệt thải ra theo đường hô hấp, tiêu hoá Khi S = 0: con vật khoẻ mạnh Khi S > 0: quá trình sản nhiệt tăng, nhiệt năng thừa tích lại trong cơ thể, con vật bị cảm nóng (sốt) Khi S < 0: quá trình sản nhiệt giảm, thải nhiệt tăng, con vật mất nhiệt, bị cảm lạnh Phương trình cân bằng nhiệt phụ thuộc vào quá trình sản nhiệt và quá trinh thải nhiệt  cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: khẩu phần ăn, nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió…Cần điều chỉnh các yếu tố này về chỉ tiêu vệ sinh (giá trị cho phép), tạo điều kiện cho cơ thể duy trì trạng thái cân bằng nhiệt. Đối với nhiệt độ tiểu khí hậu cần phải điều chỉnh về khu nhiệt điều hoà. * Khu nhiệt điều hoà - Khái niệm: là khoảng giá trị nhiệt độ của môi trường không khí mà ở đó quá trình sản nhiệt là thấp nhất đồng thời quá trình thải nhiệt cũng thấp nhất nhưng cơ thể vẫn giữ được trạng thái cân bằng về nhiệt. Ở khoảng nhiệt độ này cơ thể con vật cảm thấy thoải mái nhất, con vật tiêu tốn ít thức ăn nhất, hiệu quả chăn nuôi cao.  Trong chăn nuôi cần duy trì nhiệt độ chuồng nuôi nằm trong phạm vi khu nhiệt điều hoà. VD: Khu nhiệt điều hoà của gà Gà Nhiệt độ dưới chụp ( o C) Nhiệt độ trong chuồng ( o C) 1 - 7 ngày tuổi 33 - 35 26 - 28 8 - 14 ngày tuổi 30 - 32 23 - 25 15 - 21 ngày tuổi 27 - 29 20 - 22 21 - 28 ngày tuổi 24 - 26 19 - 21 5. Ảnh hƣởng của nhiệt độ cao đến cơ thể vật nuôi và biện pháp kiểm soát Nhiệt độ kết hợp với ẩm độ gây ra những tác động tới vật nuôi. - Nhiệt độ cao  giảm quá trình sản nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt theo các phương thức: truyền dẫn đối lưu, bức xạ, bốc hơi, thải nhiệt theo cơ quan hô hấp. - Phản ứng sinh lý: + Giảm thu nhận thức ăn, giảm vận động Thạch Văn Mạnh TYD-K55 6 + Động vật nằm duỗi dài (tăng S bề mặt), tìm đến nơi mát + Uống nhiều nước + Tăng cường hô hấp - Phản ứng bệnh lý: Khi chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường giảm  phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ giảm  con vật phải tăng thải nhiệt bằng phương thức bốc hơi ở da, thải nhiệt theo đường hô hấp.  Nếu độ ẩm không khí cao  sự bốc hơi nước bị trở ngại (do áp lực của hơi nước trong không khí gần bằng áp lực của hơi nước ngoài da)  con vật không thải được nhiệt  nhiệt tích lại trong cơ thể  gây sốt (cảm nóng). Khi sốt quá trình sản nhiệt tăng, sinh các sản phẩm trung gian độc  đi vào máu, mô bào. Nếu nặng  chết do khó thở, nhiễm độc  Nếu độ ẩm thấp  cơ thể tăng cường quá trình thải nhiệt theo phương thức bốc hơi ở da, đường hô hấp  con vật mất nước, rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng chất điện giải, da, niêm mạc đường hô hấp khô  dễ xây xát, tạo điều kiện cho VSV xâm nhập gây bệnh.  Biện pháp: - Xây dựng chuồng trại đúng quy cách, thông thoáng - Bố trí mật độ gia súc trong chuồng nuôi phù hợp - Cung cấp đủ nước cho vật nuôi - Không để gia súc làm việc giữa trưa nắng 6. Ảnh hƣởng của nhiệt độ thấp đến cơ thể vật nuôi và biện pháp kiểm soát? Khi nhiệt độ thấp - Phản ứng sinh lý: Giảm thải nhiệt và tăng quá trình sản nhiệt: tăng thu nhận thức ăn, tăng tiêu hoá hấp thu, tăng vận động (run, co cơ dựng lông), nằm sát nhau, hô hấp chậm và sâu làm giảm thải nhiệt … - Phản ứng bệnh lý: khi nhiệt độ môi trường quá thấp và kéo dài, chệnh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường lớn  phương thức truyền nhiệt đối lưu (C) và bức xạ (R) tăng cường. + Nếu độ ẩm không khí cao, sức dẫn nhiệt của không khí ẩm > sức dẫn nhiệt của không khí khô  con vật mất nhiều nhiệt theo phương thức C và R  bị cảm lạnh. Cơ quan xa tim (mũi, tai) bị giảm nhiệt, tiêu hoá bị ảnh hưởng: con vật dễ đi ỉa. + Nếu độ ẩm thấp: khi đó cơ thể bị mất nhiều nhiệt theo phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ. Không khí khô  khô da, niêm mạc  dễ bị tổn thương.  Biện pháp: - Làm ấm chuồng nuôi bằng hệ thống sưởi, đèn hồng ngoại, che kín chuồng nuôi tránh gió lùa Thạch Văn Mạnh TYD-K55 7 - Cung cấp đủ thức ăn cho vật nuôi để tăng quá trình sản nhiệt - Không để gia súc làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt 7. Độ ẩm môi trƣờng không khí là gì? a. Khái niệm Là đại lượng vật lý biểu thị sự có mặt của hơi nước trong không khí. - Đơn vị: %, g/m 3 , mmHg, mb (1mb = 3/4mmHg) - Dụng cụ đo:  Ẩm kế  Ẩm ký: Đo độ ẩm và ghi lại bằng đồ thị biểu thị trên hinh vẽ - Ẩm độ thay đổi là do nguyên nhân sinh ẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo ẩm và khuếch tán hơi nước trong không khí - Nguyên nhân sinh ẩm: + Trong tự nhiên:  Sự bốc hơi nước của sông ngòi (nguồn nước bề mặt)  Các hiện tượng tự nhiên khác: mưa, thác nước, nắng  Các quá trình sinh học của động vật  Do hoạt động của con người: bao gồm cả hoạt động trong sinh hoạt và trong sản xuất sản xuất + Trong chuồng nuôi:  Ẩm độ của đại khí hậu (10 - 15%)  Các nguyên nhân trong chuồng nuôi (85 - 90%), gồm:  75% lượng hơi nước do vật nuôi sản sinh ra  10 - 15% hơi nước từ máng ăn, máng uống, nền chuồng (chủ yếu phụ thuộc vào quy trình chăn nuôi, quy trình vệ sinh, chú ý cách cung cấp nước uống) VD: Bò P = 400kg thải ra 8,4 - 13,4kg hơi nước/ngày đêm Lợn nái nuôi con thải ra 2,2kg hơi nước/ngày đêm Gà hướng trứng P1,8kg thải ra 120g hơi nước/ngày đêm - Đo độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi: + Đo ở 5 vị trí + Đo ở ngang tầm hô hấp với vật nuôi 8. Một số phƣơng pháp biểu thị độ ẩm a. Độ ẩm cực đại (E) Thạch Văn Mạnh TYD-K55 8 - Khái niệm: Là lượng hơi nước lớn nhất (tính theo g) có trong 1m 3 không khí ở điều kiện nhất định. Khi đó không khí ở trạng thái bão hoà hơi nước. - Đơn vị: g/m 3 - Giá trị độ ẩm cực đại luôn biến thiên theo giá trị nhiệt độ t o (C) 0 10 20 30 E(g/m 3 ) 4,8 9,4 17,3 30,3 mmHg 4,6 9,2 17,5 31,8 + Khi nhiệt độ tăng  khả năng chứa đựng hơi nước của không khí tăng (E tăng) + Khi nhiệt độ giảm  E giảm  thừa ra một lượng hơi nước  nước đọng lại ở những nơi có nhiệt độ thấp (góc tường, nền chuồng) (nồm) b. Độ ẩm tuyệt đối (e) - Khái niệm: Là lượng hơi nước (tính theo g) thực tế có trong 1m 3 không khí ở nhiệt độ nhất định. - Đơn vị: g/m 3 - Giá trị của độ ẩm tuyệt đối cũng tỷ lệ thuận với nhiệt độ (nhiệt độ không khí tăng  nước bốc hơi tăng, khả năng chứa đựng hơi nước của không khí tăng  e tăng), nhưng độ ẩm tuyệt đối phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn sinh ẩm. Trong chuồng nuôi: Nguồn sinh ẩm: + một phần do hơi nước từ không khí bên ngoài + một phần do hơi nước của nước dùng trong chuồng, phân, nước tiểu  Khi khống chế được nguồn sinh ẩm thì khi nhiệt độ tăng, e cũng tăng nhưng tăng ít. - Trong tiểu khí hậu chuồng nuôi: càng lên cao e càng lớn và không khí càng ẩm thì càng nhẹ c. Độ ẩm tương đối (r%) - Công thức tính: r (%) = e/E x 100 với 0 ≤ r ≤ 100 - Ý nghĩa: + r tỷ lệ nghịch với nhiệt độ  cơ sở để giảm nhiệt độ chuồng nuôi (hè dùng dàn mát để tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ) + Căn cứ vào giá trị của r, ta biết được không khí khô hay ẩm r càng nhỏ (e << E)  không khí càng khô r càng lớn (e gần E)  không khí càng ẩm Ở Việt Nam, quy định về r (theo Vũ Tự Lập): không khí rất khô r < 50% Thạch Văn Mạnh TYD-K55 9 khô r = 50 - 70% ẩm r = 70 - 90% rất ẩm r > 90% - Chỉ tiêu vệ sinh: khác nhau tuỳ từng nước, đối với Việt Nam r (%) Gà 65 - 75 Vịt, ngỗng 70 - 80 Lợn 65 - 75 Bò 70 - 80 d. Chệnh lệch độ ẩm bão hoà (d) - Được xác định bằng hiệu số của độ ẩm cực đại (E) và độ ẩm tuyệt đối (e) d = E – e (g/m 3 ) - Ý nghĩa: cho biết lượng hơi nước mà 1m 3 không khí ở thời điểm đó còn có thể chứa đựng được. e. Điểm sương (P) - Là khái niệm chỉ giá trị nhiệt độ không khí mà ở đó độ ẩm tuyệt đối đạt giá trị cực đại e = E. Khi đó không khí đạt tới trạng thái bão hoà. - Điểm hoá sương phụ thuộc: lượng hơi nước và một số hạt nhân tạo hạt (bụi). - Xác định điểm sương: phải biết giá trị e sau đó tra bảng E, tìm giá trị nhiệt độ mà ở đó e = E - Điểm sương hay xảy ra ở giai đoạn có sự chệnh lệch nhiệt độ (ngày - đêm) và kết hợp với luồng ẩm (gió Đông Nam) Khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột, E giảm nhanh  lượng hơi nước thừa sẽ đọng lại trên tường, nền chuồng  trong chăn nuôi phải có những tác động để giữ nhiệt độ không khí chuồng nuôi cao hơn điểm sương (sưởi). 9. Ảnh hƣởng của ẩm độ đến cơ thể động vật ? Ẩm độ cùng với nhiệt độ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể động vật a. Độ ẩm cao, nhiệt độ cao - Nhiệt độ cao  giảm quá trình sản nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt theo các phương thức: truyền dẫn đối lưu, bức xạ, bốc hơi, thải nhiệt theo cơ quan hô hấp. - Nhưng khi chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường giảm  phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ giảm  con vật phải tăng thải nhiệt bằng phương thức khác. - Khi độ ẩm không khí cao  sự bốc hơi nước bị trở ngại (do áp ực của hơi nước trong không khí gần bằng áp lực của hơi nước ngoài da)  con vật phải tăng thải nhiệt theo cơ quan hô hấp, tiêu hoá. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 10 - Phản ứng sinh lý: + Giảm thu nhận thức ăn, giảm vận động + Động vật nằm duỗi dài (tăng S bề mặt), tìm đến nơi mát + Uống nhiều nước + Tăng cường hô hấp - Phản ứng bệnh lý: Con vật không thải được nhiệt  nhiệt tích lại trong cơ thể  gây sốt (cảm nóng). Khi sốt quá trình sản nhiệt tăng, sinh các sản phẩm trung gian độc  đi vào máu, mô bào. Nếu nặng  chết do khó thở, nhiễm độc b. Độ ẩm cao, nhiệt độ thấp Khi nhiệt độ thấp - Phản ứng sinh lý: Giảm thải nhiệt và tăng quá trình sản nhiệt: tăng thu nhận thức ăn, tăng tiêu hoá hấp thu, tăng vận động (run), nằm sát nhau … - Phản ứng bệnh lý: khi nhiệt độ môi trường quá thấp và kéo dài, chệnh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường lớn  phương thức truyền nhiệt đối lưu (C) và bức xạ (R) tăng cường. Độ ẩm không khí cao, sức dẫn nhiệt của không khí ẩm > sức dẫn nhiệt của không khí khô  con vật mất nhiều nhiệt theo phương thức C và R  bị cảm lạnh. Cơ quan xa tim (mũi, tai) bị giảm nhiệt, tiêu hoá bị ảnh hưởng: con vật dễ đi ỉa. c. Độ ẩm thấp,nhiệt độ cao Khi độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, cơ thể tăng cường quá trình thải nhiệt theo phương thức bốc hơi ở da, đường hô hấp  con vật mất nước, rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng chất điện giải, da, niêm mạc đường hô hấp khô  dễ xây xát, tạo điều kiện cho VSV xâm nhập gây bệnh. d. Độ ẩm thấp, nhiệt độ thấp Khi đó cơ thể bị mất nhiều nhiệt theo phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ. Không khí khô  khô da, niêm mạc  dễ bị tổn thương. 10. Biện pháp kiểm soát độ ẩm trong chuồng nuôi ? Bất kì nhiệt độ cao hoặc thấp, nếu chuồng nuôi ẩm ướt đều không tốt: + Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao  làm tăng sự toả nhiệt  con vật bị lạnh + Nhiệt độ cao, ẩm độ cao  làm cản trở quá trình toả nhiệt  nhiệt tích lại  Phải có những biện pháp khống chế độ ẩm: - Giảm các nguyên nhân sinh ẩm - Thực hiệnh tốt các quy trình vệ sinh chăn nuôi (chuồng sạch, khô ráo, không để nước đọng trong chuồng), thay chất độn chuồng - Sử dụng máng uống tự động [...]... diện: Cacbaril, Servin, Pyrolan, - Cơ chế tác động: ức chế enzyme Cholinesteraza giống như photpho hữu cơ 39 ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA NƢỚC? Nước là hệ sinh thái đa dạng, bao gồm động vật th y sinh, thực vật th y sinh và vi sinh vật bao gồm cả vi sinh vật g y bệnh a Động thực vật th y sinh - Động vật: cá, lươn, baba, tôm, cua, ốc… 35 Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Thực vật th y sinh: là nguồn thức ăn cho... mạch - Tiêu chuẩn vệ sinh trong chuồng nuôi: < 0, 01 ml/l (10 ppm) hoặc 0, 015 mg/l d Biện pháp kiểm soát - Có những biện pháp như với khí NH3: + Thực hiện tốt quy trình vệ sinh, quy trình chăn nuôi + X y dựng chuồng đảm bảo thông thoáng - Biện pháp hóa học: + Dùng chất ng y trang, có mùi mạnh hơn, ưa thích hơn phun phủ lên trên ( sử dụng nhiều trong y tế, công sở) 22 Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + Dùng những... sáng nhìn th y: đỏ, da cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím - Tia hồng ngoại: λ = 760 - 2800nm (năng lượng chủ y u là dạng nhiệt năng) - Sóng dài vô tuyến: λ > 2800nm Ứng dụng chủ y u trong truyền thông tin, vô tuyến  Bức xạ mặt trời g y ảnh hưởng rất phức tạp đến sinh vật, mức độ ảnh hưởng t y thuộc vào: + Tỷ lệ từng loại tia + Thời gian chiếu + Thể trạng của con vật 11 Thạch Văn Mạnh TYD-K55 12 Tia tử ngoại... VD: để chuyển hóa 1mg Fe cần 0 ,14 3mg O2 1mg H2S cần 0,47mg O2 2+ 1mg Mn cần 0,29mg O2 + Trong nước nếu có nhiều vi sinh vật hiếu khí thì DO cao Nếu có nhiều vi sinh vật y m khí thì DO thấp d Ý nghĩa vệ sinh - Hàm lượng oxy hòa tan trong nước có quan hệ với khả năng tự làm sạch của nước Khi DO < 4mg/l thì quá trình tự làm sạch của nước dừng lại - Đ y1 chỉ tiêu đánh giá chất lượng vệ sinh nguồn nước... O2 trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp C y xanh có khả năng sản xuất O2 dưới tác động của ánh sáng mặt trời b Tính chất: - O2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí d = 32/29 = 1, 1 - O2 ít tan trong nước: 10 0ml nước ở 200C, 1atm hòa tan 3,1ml khí O2 - Độ tan: S = 0,0043g /10 0g nước c Tác động sinh học: - O2 là dưỡng khí đối với cơ thể - Thiếu O2 g y rối loạn quá... tích nhanh c Nguồn gốc oxy trong nƣớc và các y u tố ảnh hƣởng tới DO - Oxy trong không khí đi vào nước Điều n y t y thuộc vào: + Diện tích tiếp xúc của nước với không khí + Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nguồn nước (đối với nguồn nước bề mặt, khi nhiệt độ không khí tăng thì DO giảm) + Áp suất không khí + Độ khuyếch tán của Oxy vào nước VD: Tại p = 760 mmHg Nhiệt độ (0C) DO (oxy hòa tan bão hòa) (mg/l)... hấp, con vật hôn mê - Chú ý: nếu hàm lượng NH3 thấp, cơ thể có khả năng tự giải độc, đào thải NH3 qua nước tiểu NH3 + CO2  (NH2)2CO - Tiêu chuẩn vệ sinh: ≤ 0,026ml/l (0,02mg/l) d Biện pháp kiểm soát 21 Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Giảm thiểu các nguyên nhân sinh NH3, đảm bảo quy trình chăn nuôi, vệ sinh loại bỏ các chất thải trong chuồng nuôi, vệ sinh chuồng trại - Hàm lượng NH3 trong không khí tỷ lệ... phân Pyrinidine trong ADN của tế bào da, làm cấu trúc ADN của tế bào da bị thay đổi, chức năng của ADN bị mất đi, tế bào phát triển không bình thường, dẫn tới ung thư  Tia tử ngoại tác động mạnh đến những tế bào tân sinh (tế bào máu, tế bào sinh dục) g y thiếu máu, vô sinh 12 Thạch Văn Mạnh TYD-K55  Tia tử ngoại có λ ≤ 280nm có khả năng ngưng kết, phá h y thể keo của nguyên sinh chất  phá h y tế... động thực vật th y sinh: nhiều cá, rong rêu  nước tanh TYD-K55 32 Đặc tính hóa học của nƣớc? 1 pH - Đ y là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng vệ sinh nguồn nước Sự thay đổi pH của nước là một chỉ thị cho biết nguồn nước bị ô nhiễm - Nguyên nhân làm pH nước thay đổi: do ô nhiễm nguồn nước bởi chất thải công nghiệp, ô nhiễm chất hữu cơ: xác động thực vật + Nước toan do ô nhiễm chất thải công nghiệp thải... tích - Chất thải công nghiệp: dược phẩm, hóa chất màu… - Có trong một số thuốc trị ký sinh trùng, thuốc bảo vệ thực vật * Th y ngân: - Từ chất thải công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác quặng, công nghiệp luyện kim (khai thác vàng…), ngoài ra còn có trong công nghiệp mạ (đặc biệt là mạ vàng), công nghiệp dược phẩm, hóa chất màu - Th y ngân được sử dụng để phòng bệnh cho c y trồng và vật nuôi . Mạnh TYD-K55 1 ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Vệ sinh thú y 1 Học kỳ I năm học 2 013 -2 014 1. Nhiệt độ là gì? a. Khái niệm  Nhiệt độ không khí. ( o C) 1 - 7 ng y tuổi 33 - 35 26 - 28 8 - 14 ng y tuổi 30 - 32 23 - 25 15 - 21 ng y tuổi 27 - 29 20 - 22 21 - 28 ng y tuổi 24 - 26 19 - 21 5.

Ngày đăng: 26/02/2014, 22:46

Hình ảnh liên quan

- Xác định điểm sương: phải biết giá trị e sau đó tra bảng E, tìm giá trị nhiệt độ mà ở đó e =E -  Điểm  sương  hay  xảy  ra  ở  giai  đoạn  có  sự  chệnh  lệch  nhiệt  độ  (ngày  -  đêm)  và  kết  hợp  với  luồng ẩm (gió Đơng Nam)  - Đề cương ôn tập môn vệ sinh thú y 1

c.

định điểm sương: phải biết giá trị e sau đó tra bảng E, tìm giá trị nhiệt độ mà ở đó e =E - Điểm sương hay xảy ra ở giai đoạn có sự chệnh lệch nhiệt độ (ngày - đêm) và kết hợp với luồng ẩm (gió Đơng Nam) Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan