nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u biểu mô lành tính tuyến mang tai từ năm 2009 -2013

86 560 6
nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u biểu mô lành tính tuyến mang tai từ năm 2009 -2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất của cơ thể. U tuyến mang tai chiếm 70-80% các u tuyến nước bọt nói chung và đa số là lành tính [1]. U tuyến nước bọt là một bệnh hiếm gặp, ở các nước Phương Tây tỷ lệ mắc khoảng 2,5 - 3,0 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm, trong đó u tuyến mang tai chiếm 70-80 % các u tuyến nước bọt nói chung [1][2][3]. Triệu chứng lâm sàng u tuyến mang tai nói chung thường ngèo nàn, trong khi đó đặc điểm và phân loại mô bệnh học lại rất phong phú. Các típ mô bệnh học u tuyến mang tai có tiên lượng rất khác nhau và đòi hỏi chỉ định điều trị phù hợp trong từng trường hợp nhằm hạn chế các tai biến, biến chứng, tái phát cho người bệnh [1][2][3][8][9]. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chọc hút tế bào…, chỉ có vai trò góp phần cho chẩn đoán [1][5][9][10][11][12][13]. Phương pháp có giá trị nhất cho phép xác định bản chất khối u, góp phần quan trọng trong điều trị chính là chẩn đoán giải phẫu bệnh. Vì vậy việc tìm ra mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học có một ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị u tuyến mang tai. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu đối với u tuyến nước bọt mang tai [5][14][20]. Nhưng phương pháp phẫu thuật lấy u hay là cắt thùy nông hoặc cắt toàn bộ tuyến mang tai, tùy thuộc vào vị trí u ở thùy nông hay thùy sâu, kích thước u. Khối u ở thùy nông thì làm gì, thùy sâu thì phẫu thuật như thế nào, là vấn đề còn nhiều tranh luận. Ở nước ta, kết quả điều trị u tuyến mang tai còn tồn tại sự khác biệt về tỷ lệ tái phát, liệt mặt 2 sau mổ liên quan đến chẩn đoán, đánh giá và quan điểm chỉ định điều trị phẫu thuật [20]. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về u tuyến nước bọt mang tai, ở Việt nam đã có một số tác giả nghiên cứu về vần đề này như Hàn Thị Vân Thanh (2001), Vũ Trung Lương (2001), Nguyễn Đức Khải (2003), Trần Quang Long (2006), Phạm Tiến Chung (2010)…. Nhưng mỗi tác giả lại tập trung nghiên cứu một hướng khác nhau do vậy chưa có cái nhìn tổng quan về bệnh lý u tuyến mang tai. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u biểu mô lành tính tuyến mang tai từ năm 2009 -2013” với mục hai tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u biểu mô lành tính tuyến mang tai. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật u biểu mô lành tính tuyến mang tai từ năm 2009 đến năm 2013. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1. ĐẶC ĐIỂM PHÔI THAI HỌC, GIẢI PHẪU, MÔ HỌC VÀ SINH LÝ HỌC TUYẾN MANG TAI 2. Phôi thai học Trước kia người ta cho rằng các tuyến nước bọt có chung nguồn gốc nội bì. Thực ra các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi và một số tuyến nước bọt phụ phát sinh từ nội bì, còn tuyến nước bọt mang tai phát sinh từ ngoại bì. Những mầm tuyến mang tai xuất hiện vào tuần thứ bảy của thời kỳ phôi dưới hình thức tăng sinh của ngoại bì miệng nguyên thủy. Lúc mới đầu, mầm của tuyến nước bọt phát sinh từ lớp sinh sản của biểu mô miệng, chúng tiến sâu vào trung mô, tới vùng tương ứng với vị trí vĩnh viễn.Đầu của những mầm ấy chia nhánh, trung mô xung quanh tạo ra những vách liên kết định ranh giới cho những thùy và tiểu thùy tuyến.Ở đầu các mầm xảy ra sự biệt hóa tế bào để tạo ra các nang tuyến.Những tế bào nhày được tạo ra và hoạt động trước khi trẻ ra đời, còn tế bào tiết nước chỉ hoạt động sau khi trẻ ra đời [22]. 3. Giải phẫu tuyến mang tai Tuyến nước bọt mang tai là tuyến ngoại tiết có trọng lượng khoảng 30g, nằm phía dưới ống tai ngoài, giữa ngành lên của xương hàm dưới và cơ ức đòn chũm. Tuyến được bọc trong mạc tuyến mang tai do mạc cổ nông tạo nên. Người ta chia tuyến ra làm hai thùy là thùy nông và thùy sâu tương ứng với vùng nhu mô tuyến nằm ở phía ngoài hay phía trong của dây VII và các nhánh của nó (thực ra việc chia này chỉ là quy ước còn bản thân tuyến không chia thành các thùy) [6]. 4 Hình thể ngoài và liên quan. Tuyến hình tháp có 3 mặt, 3 bờ và hai cực [23]. - Mặt ngoài: chỉ có da và mạc nông che phủ, trong tổ chức dưới da có dây thần kinh tai lớn và các hạch bạch huyết nông. - Mặt trước: áp vào bờ sau ngành lên của xương hàm dưới và cơ cắn, cơ chân bướm trong và dây chằng chân bướm hàm. Mặt trướcTMT còn liên quan với bó mạch hàm trên và dây thần kinh tai thái dương ở ngang mức khuyết cổ xương hàm dưới. - Mặt sau: liên quan với mỏm chũm, giáp với bờ trước cơ ức đòn chũm, bụng sau cơ hai bụng, mỏm trâm và các cơ trâm. Động mạch cảnh ngoài sau khi lách qua khe giữa cơ trâm lưỡi và cơ trâm móng, nằm ép và đào thành rãnh vào mặt sau TMT rồi chui vào trong tuyến, động mạch và tĩnh mạch cảnh trong ở trong và sau hơn ngăn cách với tuyến bởi mỏm trâm và các cơ trâm, thần kinh mặt từ lỗ châm chũm đi xuống cũng chui vào trong tuyến ở phần sau trên của mặt này. - Bờ trước: có ống tuyến mang tai thoát ra (ống Sténon). Ở trên ống tuyến đôi khi gặp tuyến mang tai phụ (có trong khoảng 20% các trường hợp), các nhánh của dây thần kinh mặt và động mạch ngang mặt thoát ra khỏi tuyến dọc bờ này. - Bờ sau: nằm dọc theo ống tai ngoài, mỏm chũm và bờ trước cơ ức đòn chũm. - Bờ trong: là nơi giao tiếp giữa mặt trước và mặt sau, nằm dọc dây chằng trâm hàm dưới - Cực trên: nằm giữa khớp thái dương hàm (ở trước) và ống tai ngoài (ở sau), liên quan với bó mạch thái dương nông và dây thần kinh tai thái dương. - Cực dưới: nằm giữa cơ ức đòn chũm và góc hàm dưới, liên quan ở trong với tĩnh mạch, động mạch cảnh trong và dây thần kinh dưới lưỡi. 5 Các thành phần nằm trong tuyến mang tai: gồm các mạch máu, thần kinh lách giữa các thuỳ của tuyến và lần lượt từ sâu ra nông gồm có động mạch cảnh ngoài với 2 ngành cùng là động mạch thái dương nông và động mạch hàm, nông hơn có tĩnh mạch sau hàm dưới được tạo nên bởi tĩnh mạch thái dương nông, tĩnh mạch hàm và nằm ở nông nhất là dây thần kinh mặt. Thần kinh mặt chui vào tuyến ở phần sau trên rồi chạy ra trước và xuống dưới phân chia trong tuyến và thoát ra ở bờ trước tuyến, phân chia tuyến ra làm hai phần (phần nông và phần sâu). Ống tuyến mang tai: ống tuyến (ống Stenon) được tạo nên do sự hợp nhất của hai nghành chính trong phần trước của tuyến thoát ra khỏi tuyến ở bờ trước. Ống chạy bắt chéo qua mặt ngoài cơ cắn, uốn cong theo bờ trước cơ này vòng qua cục mỡ Bichat ở má, xuyên qua 2 bó cơ mút để đổ vào trong khoang tiền đình miệng ở mặt trong của má bằng 1 lỗ nhỏ đối diện với răng hàm lớn thứ II hàm trên. Ống Stenon dài 5cm, đường định hướng của ống là đường kẻ từ bình nhĩ tới giữa đường nối cánh mũi và mép. Có thể di chuyển đưa ống Stenon lên mắt để chữa bệnh khô giác mạc. Mốc để tìm ống ở má là giao điểm của 2 đường vạch, một đường từ dái tai tới cánh mũi và một đường từ bình nhĩ tới mép. 4. Mô học tuyến mang tai Cả hai loại tuyến nước bọt chính và tuyến nước bọt phụ đều được cấu tạo gồm hệ thống nang và ống tuyến. Các tuyến nước bọt chế tiết nước bọt thanh dịch, nhày, hoặc hỗn hợp thanh dịch- nhày. Tuyến mang tai và các tuyến phụ thuộc lưỡi (gọi là tuyến von Ebner) chế tiết nước bọt thanh dịch. Các tuyến vùng miệng, tuyến nằm mặt bên và gốc lưỡi chế tiết nước bọt chứa nhiều chất nhày. Tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, các tuyến phụ nằm trong niêm mạc mũi, đầu lưỡi chế tiết nước bọt hỗn hợp thanh dịch và nhày. 6 Nước bọt được tạo ra bởi các nang tuyến, nước bọt do tuyến thanh dịch tiết ra có nồng độ amylase cao, các nang tuyến nhày tiết ra nước bọt chứa nhiều chất nhày. Đơn vị chức năng của các tuyến nước bọt là nang chế tiết và các ống dẫn của chúng và các tế bào cơ biểu mô. Nang chế tiết có thể là nang thanh dịch, nang nhày hoặc loại hỗn hợp. Nang thanh dịch cấu tạo bởi các tế bào có hình tháp, nhân nằm ở cực đáy tế bào. Các tế bào nang thanh dịch có nhiều hạt chế tiết nội bào chứa tiền enzym, nhuộm PAS (periodic acid shiff) dương tính, ưa kiềm mạnh và kháng diastase. Đặc điểm nổi bật của các tế bào nang tanh dịch là có nhiều nhú liên kết giữa các tế bào lớp đáy. Nang nhày cấu tạo bởi các tế bào hình trụ, nhân tròn nằm gần cực đáy tế bào, bào tương sáng. Đặc điểm nổi bật của các tế bào nang nhày là hoạt động chế tiết chất nhày acid và chất nhày trung tính. Hoạt động chế tiết của các tế bào nang tuyến được đổ vào các ống dẫn đầu tiên. Các ống dẫn khó nhận thấy trên các tiêu bản mô học thông thường. Biểu hiện trên mô học thường qui ống dẫn được cấu trúc bởi một lớp tế bào hình khối lớn, nhân nằm ở trung tâm tế bào. Các ống dẫn liên tiếp với hệ thống ống góp hình sao lớn hơn. Các ống góp cấu tạo từ lớp tế bào trụ cao ưa acid, giàu ty thể. Các tế bào ống góp có nhiều nếp gấp nguyên sinh chất ở cực đáy và các nếp gấp này giúp điều hòa nhịp chế tiết nước bọt. Các ống góp liên tiếp với hệ thống ống liên thùy. Các ống liên thùy được lót bởi lớp biểu mô trụ giả tầng chứa một ít tế bào nhày. Các tế bào cơ biểu mô có hình rổ, nằm giữa màng đáy và màng bào tương tế bào biểu mô nang tuyến, bắt màu nhuộm HE nhẹ, bao bọc bên ngoài mỗi nang tuyến. Chúng chứa các sợi actin, myosin cơ trơn và những sợi tơ cơ trung gian, khi nhuộm hóa mô miễn dịch thấy các sợi này bắt 7 màu đậm của cytokeratin-14 hình sao quanh các nang tuyến. Khi các tế bào cơ biểu mô co lại chúng tạo ra một áp lực nhất định bên trong lòng hệ thống ống dẫn tuyến. Các tế bào cơ biểu mô cũng nằm bao quanh các ống dẫn đầu tiên, nhưng tại các ống góp hình sao thì không thấy rõ. Về mặt siêu cấu trúc, tế bào chất của các tế bào cơ biểu mô chứa một mạng lưới các sợi actomyosin chạy song song với mặt ngoại tế bào, các hạt chứa glycogen và lypofuscin, các tiểu ẩm bào [24][25]. 5. Sinh lý tuyến nước bọt mang tai Trung bình một ngày cơ thể bài tiết 1000 ml đến 1500 ml nước bọt trong đó 25% là của tuyến mang tai với việc tiết nước là chủ yếu. Sinh lý nước bọt Nước bọt có vai trò làm ẩm khoang miệng, tiêu hóa một phần tinh bột và chất béo, làm sạch răng, ức chế sự phát triển vi khuẩn, phân hủy các đại phân tử thức ăn để tạo ra các sản phẩm có thể kích thích vào các nụ vị giác của lưỡi giúp chúng ta nhận biết được vị thức ăn, nước bọt cũng làm ẩm thức ăn, gắn các thức ăn với nhau giúp cho quá trình nuốt được dễ dàng. Nước bọt là một dung dịch nhược trương, trong đó 97- 99,5% là nước, ngoài ra còn chứa các men và các chất điện giải gồm: - Amylase: tiêu hóa bước đầu tinh bột tại khoang miệng. - Lipase: tiêu hóa chất béo, enzym này được hoạt hóa bởi acid của dịch vị, tiêu hóa chất béo trong thức ăn sau khi chúng được nuốt vào dạ dày. - Chất nhày: liên kết các thức ăn, bôi trơn chúng tạo thuận lợi cho quá trình nuốt. - Lysozym: giết chết vi khuẩn. - IgA: ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 8 - Chất điện giải: Na, K, Cl, Phosphate, Bicarbonate. Nước bọt có độ pH = 6,8-7,0, độ pH của nước bọt khác so với các vùng khác của ống tiêu hóa, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt hóa hay khử hoạt tính các enzym tiêu hóa. Ví dụ như amylase nước bọt tiêu hóa tinh bột từ trong khoang miệng nhưng bị bất hoạt khi gặp pH acid của dạ dày, trong khi lipase nước bọt thuộc lưỡi thì chỉ được hoạt hóa khi gặp môi trường acid tại dạ dày. Kiểm soát tiết nước bọt Các tuyến nước bọt nằm rải rác trong khoang miệng, tiết nước bọt liên tục nhằm giữ ẩm niêm mạc miệng. Các tuyến nước bọt lớn nằm bên ngoài khoang miệng bị kích thích tiết khi có thức ăn đưa vào khoang miệng. Việc tiết nước bọt được điều hòa bởi thần kinh phó giao cảm và thần kinh giao cảm thuộc hệ thần kinh tự chủ của cơ thể. Các nhánh phó giao cảm điều hòa bài tiết nước bọt cả khi có thức ăn kích thích và khi không có sự kích thích của thức ăn. Khi chúng ta ăn, các receptor nhận cảm áp lực và hóa học tại khoang miệng sẽ gửi các tín hiệu về các nhân cầu và nhân tủy thuộc thân não (nhân phụ trách điều hòa bài tiết nước bọt). Kết quả, phản xạ chế tiết đi theo nhánh vận động dây VII và dây IX kích thích tuyến tăng tiết nước bọt chứa nhiều thanh dịch và enzyme. Khi chúng ta nhai bất kỳ thứ gì trong miệng đều gây kích thích các receptor nhận cảm áp lực, ngay cả khi nhai giả (nhai không), các loại thức ăn, dịch có vị chua như chanh, dấm đều kích thích rất mạnh các receptor nhận cảm hóa học. Trên thực tế, khi ngửi thấy mùi vị thức ăn, nhai kẹo mềm, ăn các loại kem, các chất có bạc hà cũng có thể kích thích tiết rất nhiều nước bọt. Khi có các kích thích phần thấp đường tiêu hóa như nhiễm độc do vi khuẩn, thức ăn, ưu toan đường tiêu hóa kích thích gây buồn nôn đều gây tăng tiết nước bọt để làm sạch hoặc trung hòa các tác nhân gây kích thích. 9 Trái ngược với tác dụng điều hòa tiết nước bọt của hệ phó giao cảm, các nhánh giao cảm kích thích bài tiết nước bọt giàu chất nhày. Nếu hệ giao cảm bị kích thích mạnh sẽ làm co mạch nuôi tuyến làm giảm chế tiết nước bọt và làm khô miệng. Nếu có tình trạng mất nước cũng gây ức chế bài tiết nước bọt và lưu lượng máu tuần hoàn đến nuôi tuyến ít đi [26]. 6. DỊCH TỄ HỌC, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 7. Dịch tễ học u tuyến nước bọt Tính trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc u tuyến nước bọt dao động 0,4-13,5/10 vạn dân [17]. Tỷ lệ ung thư tuyến nước bọt dao động 0,4 – 2,6 ca/10 vạn dân. Ở Mỹ, ung thư tuyến nước bọt chiếm 6% các ung thư đầu- cổ, 0,3% tổng số ung thư toàn cơ thể [17]. Tỷ lệ mắc các típ mô học khác nhau theo vùng địa dư. Trong quần thể bệnh nhân u tuyến mang tai có nguồn gốc là người Đan- mạch, Pensylvania có 30% là u Warthin, tỷ lệ này gấp 7 lần so với các quần thể khác. Tỷ lệ ung thư típ biểu bì nhày ở bệnh nhân thuộc Vương quốc Anh là 2,1%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ chung trên toàn thế giới (5-15%). Có một nghiên cứu tỷ lệ mắc u tuyến nước bọt tại vùng Bắc Mỹ rất cao, chỉ riêng típ ung thư lympho-biểu mô đã chiếm 25% tổng số ung thư tại vùng địa dư này [18]. Một điều tra khác chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư tuyến nước bọt trong quần thể người gốc Malaysia cao hơn hẳn người gốc Trung hoa và Da đỏ. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt tỷ lệ mắc và tỷ lệ các típ ung thư giữa các thành phố [20]. U tuyến nước bọt ít gặp ở trẻ em, nếu gặp u tuyến nước bọt trẻ em thì tỷ lệ u ác tính cao hơn người lớn. Tổn thương khối tại tuyến nước bọt trẻ em có thể là bất thường mạch máu, nang, viêm, u thực sự. Tổn thương khối hay gặp nhất trong tuyến mang tai của trẻ em là hạch lympho. U lành hay gặp nhất tuyến mang tai trẻ em là u máu. U biểu mô lành tính hay gặp nhất ở trẻ em là u hỗn hợp (u tuyến đa hình) [11]. 10 Tại Mỹ, có khoảng 2500 ca u tuyến nước bọt mới được chẩn đoán mỗi năm. U tuyến mang tai chiếm 80% tổng số u tuyến nước bọt. Trong các tổn thương dạng u tại tuyến mang tai, có 75 % là u thực sự, 25 % là các tổn thương giả u (viêm, nang). Trong nhóm tổn thương u thực sự, 70-80% là u lành tính. Loại trừ u Warthin, các u lành tuyến mang tai có tỷ lệ nam/nữ là 1/1, tuổi trung bình thường xung quanh 50 tuổi [9]. Phân bố theo vị trí, tuổi, giới Có 64-80 % các u tuyến nước bọt biểu hiện ở tuyến mang tai, 7-11% xuất hiện ở tuyến dưới hàm, <1% tuyến dưới lưỡi và 9-23% xuất hiện ở các tuyến nước bọt phụ. Tỷ lệ ác tính tăng dần theo mức độ nhỏ của tuyến nước bọt, tỷ lệ ác tính của u tuyến mang tai là 15-32%, của u tuyến dưới hàm là 41- 45%, của u tuyến dưới lưỡi là 70-90% và các tuyến nước bọt phụ là 50%. Có đến 80-90% các u biểu hiện lưỡi, sàn miệng là u ác tính. Phụ nữ thường có tỷ lệ bệnh cao hơn, tuy nhiên sự biến động tỷ lệ giới thay đổi lớn theo típ u. Độ tuổi trung bình của u lành và ác tính của tuyến nước bọt lần lượt là 46 và 47 tuổi. Nhóm mắc cao nhất là những người độ tuổi 60-70 tuổi [10],[17],[18],[19]. Mặc dù vậy, nhóm tuổi mắc các típ ung thư biểu bì nhày, UTBM tế bào nang, các u tuyến đa hình lại là 30-40 tuổi [18]. Nhóm bệnh nhân dưới 17 tuổi, tần suất mắc các u trung mô của các tuyến nước bọt chính giống như u biểu mô của người trưởng thành. Trong nhóm bệnh nhân này, các u tuyến đa hình, UTBM biểu bì-nhày, UTBM típ tế bào nang tuyến chiếm khoảng 90% các u biểu mô, tần suất các u lành tính và ác tính như nhau. Trong tất cả các típ mô bệnh học u, u tuyến đa hình là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 50%. U warthin là loại u lành tính hay gặp thứ 2. Trong nhóm u ác tính, ung thư biểu mô típ biểu bì- nhày là loại hay gặp nhất. Hầu hết các u tuyến tế bào ống và ung thư biểu mô tuyến đa hình độ thấp phát sinh từ các tuyến nước bọt phụ trong khi gần toàn bộ u tuyến warthin thấy ở tuyến mang tai và các hạch quanh mang tai [18]. [...]... bi u mô - Ung thư bi u mô ưa a xít, ung thư bi u mô ống tuyến nước bọt - Ung thư bi u mô tuyến dạng bã - Ung thư bi u mô dạng cơ bi u mô, ung thư bi u mô tuyến vảy - Ung thư bi u mô không xếp loại 17 Các loại u không thuộc u bi u mô tuyến - U lành tính + U m u lành tính: U mạch, u bạch mạch, u m u – bạch mạch + U thần kinh lành tính: U xơ thần kinh + U lành tổ chức liên kết + U mỡ - U ác tính: Ung thư... (Oncocytome) - U nhú dạng ống + U bi u mô tuyến nước bọt dạng nhú chia nhánh + U nhú đảo ngược + U nhú nội ống 16 - U tuyến bạch huyết và u tuyến dạng bã - U nguyên bào tuyến nước bọt Ung thư bi u mô tuyến nước bọt - Ung thư bi u mô tuyến dạng tế bào tuyến nang - Ung thư bi u mô bi u bì- nhày - Ung thư bi u mô dạng tuyến nang - Ung thư bi u mô tuyến đa hình thái độ thấp - U hỗn hợp ác tính + Ung thư bi u mô trên... trên u tuyến đa hình thái + Ung thư bi u mô dạng liên kết + U hỗn hợp dạng di căn - Ung thư bi u mô vảy - Ung thư bi u mô tuyến dạng tế bào đáy - Ung thư bi u mô -cơ bi u mô - Ung thư bi u mô tuyến tế bào sáng - Ung thư bi u mô tuyến nang - Ung thư bi u mô không biệt hóa + Ung thư bi u mô không biệt hóa loại tế bào nhỏ + Ung thư bi u mô không biệt hóa loại tế bào lớn + Ung thư bi u mô – bạch huyết bi u. .. VII là y u c u luôn được đặt ra cho ph u thuật viên - Ph u thuật cắt toàn bộ tuyến mang tai mở rộng: loại ph u thuật này ngoài việc lấy toàn bộ tuyến còn cắt bỏ những c u trúc giải ph u lân cận như da vùng tuyến mang tai, ống tai ngoài, vành tai, mỏm chũm….n u khối u ác tính xâm lấn đến tổ chức này 1.3.2.2 Tai biến, biến chứng Ph u thuật u tuyến mang tai là loại ph u thuật tinh tế do phải ph u tích các... ống tuyến + U tế bào ưa a xít (Oncocytome) + U nhú dạng ống U bi u mô tuyến nước bọt dạng nhú chia nhánh U nhú đảo ngược U nhú nội ống + U tuyến bạch huyết và u tuyến dạng bã + U nguyên bào tuyến nước bọt 2.5.2 Đi u trị 2.5.2.1 Các phương pháp ph u thuật Phân loại các phương pháp ph u thuật dựa theo mô tả cách thức ph u thuật, tổn thương ph u thuật và chẩn đoán ph u thuật: lấy u, cắt thùy nông tuyến, ... liên kết: Ung thư mạch – tổ chức liên kết, ung thư mỡ- tổ chức liên kết, ung thư tổ chức liên kết Kaposi Các u di căn tuyến nước bọt: là những u di căn từ nơi khác đến tuyến nước bọt, hay gặp nhất là di căn của ung thư bi u mô vảy, ung thư hắc tố 11 Đi u trị Ph u thuật là phương pháp đi u trị cơ bản đối với u tuyến mang tai nói chung và ung thư tuyến mang tai nói riêng, ph u thuật u tuyến mang tai cần... dụng cách tính theo Fisher exact test 2.7 SƠ ĐỒ NGHIÊN C U BN u TMT Đối tượng nghiên c u Đủ ti u chuẩn Loại n u không đủ ti u chuẩn Đặc điểm LS, CLS Đi u trị ph u thuật Phương pháp ph u thuật Tai biến Biến chứng Tái phát Mục ti u 1 Mục ti u 2 31 Chương 3 KẾT QUẢ 3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 3.1.1 Đặc điểm tuổi, giới * Tuổi % Bi u đồ 3.1 Phân bố tuổi Tuổi 32 Nhận xét: Tuổi trung bình trong... và đi u trị tại Bệnh viện K từ tháng 01 năm 2009 đến hết tháng 9 năm 2013 2.1.1 Ti u chuẩn chọn bệnh nhân - Có kết quả giải ph u bệnh là u bi u mô lành tính tuyến mang tai - Được đi u trị ph u thuật - Hồ sơ l u trữ đầy đủ - Có thông tin theo dõi sau đi u trị 2.1.2 Ti u chuẩn loại trừ - Hồ sơ nghiên c u không đầy đủ - Các trường hợp không có kết quả mô bệnh học - Các trường hợp u tuyến mang tai có mô. .. mặt và nhạy hơn CLVT trong phát hiện di căn xương [29] 1.3.1.3 Phân loai mô bệnh học u tuyến mang tai Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới năm 1991, bổ xung năm 1992 U tuyến nước bọt được phân loại như sau: U bi u mô lành tính tuyến nước bọt - U tuyến đa hình thái - U cơ-bi u mô - U tuyến nang bạch huyết (U Warthin hay Cysadéno lymphome) - U tuyến dạng tế bào đáy - U tuyến dạng ống tuyến - U tế... 3.1.6 Kết quả tế bào và mô bệnh học 3.1.6.1 Kết quả tế bào Bi u đồ 3.3 Kết quả xét nghiệm tế bào Nhận xét: Trong tổng số 85 bệnh nhân có xét nghiệm tế bào trước mổ, tỷ lệ lành tính (u lành, viêm mạn ,lành tính) là 97,6%, nghi ngờ ung thư là 36 2,4% Kết quả tế bào chẩn đoán u hỗn hợp là 56,5%, có 20% kết quả tế bào là viêm mạn 3.1.6.2 Đặc điểm mô bệnh học Bi u đồ 3.4 Đặc điểm mô bệnh học u Nhận xét: u hỗn . c u đề tài Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả ph u thuật u bi u mô lành tính tuyến mang tai từ năm 2009 -2013 với mục hai ti u: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. sàng u bi u mô lành tính tuyến mang tai. 2. Đánh giá kết quả ph u thuật u bi u mô lành tính tuyến mang tai từ năm 2009 đến năm 2013. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1. ĐẶC ĐIỂM PHÔI THAI HỌC, GIẢI PH U, MÔ. thư bi u mô dạng cơ bi u mô, ung thư bi u mô tuyến vảy - Ung thư bi u mô không xếp loại 17 Các loại u không thuộc u bi u mô tuyến - U lành tính + U m u lành tính: U mạch, u bạch mạch, u m u –

Ngày đăng: 08/09/2014, 19:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan