1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thực trạng sử dụng chất dạng amphetamin ở nhóm người từ 15 đến 60 tuổi tại một xã ngoại thành hà nội

113 518 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

NGHIÊN CứU THựC TRạNG Sử DụNG CáC CHấT DạNG AMPHETAMIN ở NHóM NGƯờI Từ 15 ĐếN 60 TUổI TạI MộT Xã NGOạI THàNH Hà NộI !" #$%&' () *+,-#./012022 3456789: Ngi hng dn khoa hc: 800;' <= >2/?@ 1 3A*B Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Viện Sức khỏe Tâm thần đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Hữu Bình, nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã dìu dắt tôi trong học tập và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - PGS. TS. Nguyễn Kim Việt, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội. - Ths. Lê Công Thiện, giảng viên Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội. Tập thể Trạm Y tế xã Ngọc Liệp huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội Là những người trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi từng bước hoàn thành chương trình học tập và tiến hành nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. C)!DE FDG H 2 3* Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tự bản thân tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác. C)!DEIJ KG FDG H 3 *LM ADHD Attention deficit hyperactivity disorder (tăng động giảm chú ý) ATS Amphetamine type stimulants(Chất kích thích dạng Amphetamin) AMPc Cyclo adenosin monophotsphate (AMP vòng) DTTK Dẫn truyền thần kinh DSM – IV Diagnostic and Statistical Manual of Mental Diseases (4 rd ed.). (Sách hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê các bệnh tâm thần) IMAO Inhibit mono amine oxydase (enzym ức chế) ICD – 10 International Classification of Diseases 10th (Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10) NHSDA The National Household Survey on Drug Abuse (Cơ quan điều tra quốc gia về lạm dụng chất Hoa Kỳ) SODC Standing Office on Drugs and Crime (Văn phòng thường trực về Ma túy và Tội phạm ) UNODC United Nations Office on Drugs and Crime (Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc) VSKTT Viện sức khỏe Tâm thần quốc gia WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) 4 5 NOP Sau khoảng gần 30 năm mở cửa giao lưu với thế giới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt: vị thế của đất nước trên quốc tế dần được khẳng định, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Kéo theo sự giao lưu của đất nước với thế giới, xuất hiện nhiều loại hình giải trí, các tụ điểm vui chơi cho giới trẻ như vũ trường, quán bar, nhà nghỉ… ngày càng xuất hiện nhiều. Trong đó nổi bật là các tệ nạn xã hội đi kèm: cờ bạc, mại dâm, trộm cướp, sử dụng chất ma túy (heroin, thuốc phiện, rượu…)[1] Chất kích thích dạng Amphetamin (Amphetamin type stimulants- ATS hay ma túy tổng hợp) là tên gọi chung của một nhóm chất kích thích có cấu trúc hóa học dạng amphetamin. Chúng có tác dụng kích thần gây cảm giác hưng phấn, khoái cảm, chống mệt mỏi… khi sử dụng liều cao kéo dài có thể gây hoang tưởng, ảo giác. Những năm gần đây nhóm ATS ngày càng được sử dụng phổ biến trong giới trẻ [1], [2]. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ sử dụng ATS có xu hướng ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng như mở rộng về vùng địa lý. Theo những thống kê mới nhất của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của liên hiệp quốc (United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC) sử dụng ATS toàn cầu năm 2009 dao động từ 0,3%-1,3% dân số, tương đương với 14-57 triệu người tuổi từ 15-64 đã sử dụng các chất này ít nhất một lần trong năm qua. Sử dụng hầu như có ở tất cả các khu vực trên thế giới, tăng nhanh tại khu vực Châu Á, Châu Phi. Ở Việt Nam, theo đánh giá của của UNODC (2009), tỷ lệ sử dụng ATS khoảng 1,2% - 1,4% dân số. Việc sử dụng ATS chủ yếu tại tập trung cao ở khu vực thành thị, đông dân, nơi có nhiều tụ điểm vui chơi, giải trí.[3] 6 Sử dụng ATS gây nhiều hậu quả nghiêm trọng gây nên các bệnh cơ thể (tim mạch, hô hấp, truyền nhiễm…), các rối loạn về tâm thần (hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, kích động ), và cũng là vấn đề nhức nhối của xã hội (bạo lực, tăng tỷ lệ tội phạm )[2] Ở nước ta, trong vài thập niên trở lại đây chất ma túy tổng hợp (ATS) được sử dụng khá phổ biến và ngày càng nhiều ở cộng đồng, đặc biệt là ở thành phố lớn. Tuy nhiên, đến nay mới có một số chương trình tổ chức đánh giá tình hình sử dụng ATS nhưng chưa có hệ thống. Với những nhu cầu cấp thiết đó chúng tôi tiến hành đề tài: “!D )Q&R)&;S !,TUV !)W&US ! %XY&H%D Z [% !\]D&^?_`a ./&bD&SD%c&d+ !eSD&" " cD” nhằm đánh giá hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng chất dạng Amphetamin ở nhóm người từ 15 đến 60 tuổi tại một xã ngoại thành Hà Nội. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng chất dạng Amphetamin trên các đối tượng nghiên cứu. 7 \f !? gh4374 ?0?0W&US !%XY&H%D 1.1.1. Lịch sử phát triển, sử dụng Amphetamin được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1887 từ thảo dược có chứa ephedrine bởi nhà khoa học người Đức là L. Edeleano. Đến năm 1893, Methamphetamin được tổng hợp từ ephedrine tại Nhật Bản vào bởi nhà hóa học Nagai Nagayoshi. Thuật ngữ "Methamphetamin" được bắt nguồn từ các yếu tố của cấu trúc hóa học của hợp chất mới này: methyl alpha - methylphenylethylamin. Năm 1919, dạng tinh thể Methamphetamin được tổng hợp từ ephedrine bằng sử dụng phốt pho đỏ và iodine bởi Akira Ogata.[4] Trong y học, năm 1932 Amphetamin được chỉ định điều trị chứng xung huyết mũi và hen phế quản ở Đức (Benzedrine). Năm 1937 được chỉ định thêm điều trị chứng ngủ rũ, Parkison sau viêm não, trầm cảm, ngộ độc thuốc gây ngủ yên dịu.[4],[5] Tại Mỹ vào năm 1943, FDA chấp thuận cho Methamphetamin để điều trị chứng ngủ rũ, trầm cảm nhẹ, Parkinson sau viêm não, nghiện rượu mãn tính, xơ cứng động mạch não… và được cấp phép vào tháng 12 năm 1944.[5] Do tác dụng kích thần, tăng tập trung, hưng phấn nên Methamphetamin được sản xuất và sử dụng nhiều trong thời kì chiến tranh. Trong chiến tranh thế giới thứ II, Methamphetamin được sử dụng cả ở lực lượng Phát xít và các lực lượng Đồng minh. Công ty Temmler chuyên sản xuất Methamphetamin dưới nhãn hiệu Pervitin cho quân đội Đức. Chúng được phân chia cho tất cả các lực lượng quân đội lúc bấy giờ: từ lực lượng bộ binh, xe tăng và phi công… ước tính nhiều triệu liều được phân phối trong suốt cuộc chiến. Ở 8 Nhật Bản, Methamphetamin không những được sử dụng cho mục đích quân sự trong chiến tranh thể giới lần thứ II mà cũng được sử dụng cho mục đích dân sự. Trong những năm 1940 và những năm 1950, chúng được nhiều người quản lý cho công nhân lao động Nhật Bản sử dụng để tăng năng suất lao động.[5] Vào những thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, ATS được sử dụng rộng rãi trong giới trẻ bởi tác dụng kích thích, hưng phấn, dễ tiếp xúc…và được coi như chất sử dụng trong lễ hội. Bên cạnh đó thì tác dụng có hại của ATS được ghi nhận ngày càng nhiều: loạn thần, kích động, ngộ độc… Năm 1970, Methamphetamin đã được đưa vào Đạo luật các chất được kiểm soát ở Mỹ. Các nước khác như Nhật Bản, Châu Âu… cũng dần đưa vào danh sách các chất sử dụng bất hợp pháp.[4],[5] Hiện nay ATS chỉ được chỉ định cho một số bệnh nhất định: tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD), ngủ rũ, trầm cảm, béo phì… với các dạng bào chế nhất định: Methylphenidate (Ritalin), Dextroamphetamin (Dextrine)…[6] 1.1.2 Phân loại các chất dạng Amphetamin 1.1.2.1 Amphetamin i !&Q)[H()K")W&;j))kH%XY&H%D Công thức hóa học# C 9 H 15 N Công thức hóa học Amphetamin 9 Hình 1.1: Cấu trúc không gian Amphetamin Hình 1.2: Dạng sử dụng Amphetamin \l)`c !() Amphetamin thường được sử dụng qua đường hít, hút, uống hoặc tiêm để có tác dụng tức thì. Thời gian bán huỷ còn tuỳ thuộc vào dạng thuốc, liều lượng, đường dùng và cách dùng. Thuốc bài tiết chủ yếu qua thận, một số ít qua nước bọt và mồ hôi. Amphetamin tan trong mỡ, nên có thể qua hàng rào máu não và có tác dụng một giờ sau khi uống. Thuốc được hấp thu nhanh qua ống tiêu hoá vào máu rồi phân bố ra khắp cơ thể. Amphetamin được tích luỹ trong mô mỡ, tập trung nhiều ở não, qua màng rau thai dễ dàng, bài tiết qua sữa với tỷ lệ nhiều hơn trong huyết tương. [7] \l)IR)() Amphetamin và ATS có tác dụng hưng phấn, đây là tác dụng đóng vai trò quan trọng gây phụ thuộc (lạm dụng, nghiện) và gây nên các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng Amphetamin. 10 [...]... kết hôn.[39] Tình trạng hôn nhân càng ổn định thì tỷ lệ sử dụng ATS càng thấp Có sự liên quan sử dụng ATS ở giớ trẻ chưa kết hôn 32 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu Tại Thành phố Hà Nội tiến hành nghiên cứu tại xã Ngọc Liệp, một xã ngoại thành Hà Nội, nơi có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trong những năm vừa qua Xã Ngọc Liệp nằm ở phía Tây của huyện... cộng sự (2008) về sử dụng Methamphetamin tại Chiang Mai tuổi sử dụng lần đầu thường từ 18 đến 20 tuổi. [34] Theo UNODC 2009 tại Việt Nam, trên các đối tượng nghiện tuổi bắt đầu sử dụng các chất ma túy đa số là từ 18 đến 25 tuổi, đồng thời sử dụng ATS hiện nay đang ngày càng được giới trẻ sử dung nhiều UNODC cũng cho biết độ tuổi người sử dụng ATS lần đầu tiên ở Việt Nam đang giảm Tuổi sử dụng ma túy lần... tuổi từ 12 đến 65 tuổi đã sử dụng các chất ma túy trong cuộc đời trong số đó 32% là ATS Tại Nhật Bản sử dụng ATS có chiều hướng giảm chiếm 0,4% dân số từ 15 đến 64 tuổi Ở Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng ATS ngày càng tăng trong số những người nghiện từ 9% năm 2008 tới 19% năm 2010 và 2013 có 29% người sử dụng ma túy là ATS.[30] Tùy theo khu vực ATS sử dụng thường được chia thành hai loại chính: (1) nhóm Amphetamines... sớm, khoảng 17 tuổi Sử dụng lần đầu và bị lệ thuộc được tập trung ở tuổi thanh thiếu niên, rất hiếm người sử dụng lần đầu ở sau tuổi 30 Hầu như tất cả đều bắt đầu trước tuổi 35.[27],[28] Theo Satish Kedia và cộng sự (2007) nghiên cứu ở Mỹ cho kết quả: Nhóm tuổi lạm dụng ATS cao nhất là nhóm từ 18-34 chiếm tỷ lệ 44,9% Nhóm thấp nhất là dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 10%.[33] Tại Thái Lan nghiên cứu của Catherine... là Amphetamin và Methamphetamin) và (2) nhóm ecstasy (MDMA và các chất tương tự) Methamphetanin phổ biến nhất với dạng viên và tinh thể Tỉ lệ sử dụng các nhóm chất ATS khác nhau giữa các khu vực Nhóm chất Amphetamines nhiều nhất ở châu Phi, châu Mỹ và châu Á, trong khi nhóm ecstasy lại phổ biến hơn tại Châu Âu và Châu Đại Dương Tại Bắc Mỹ, hai nhóm sử dụng phổ biến gần như ngang nhau Nhìn chung, sử dụng. .. điều chế Methamphetamin từ năm 2005 Không có báo cáo chính thức MDMA sản xuất tại Việt Nam Tuy nhiên trong năm 2008, một số thiết bị dập viên ecstasy đã được báo cáo bị thu giữ [3] 28 1.3 Một số yếu tố liên quan sử dụng ATS 1.3.1 Tuổi Độ tuổi sử dụng ATS thường ở độ tuổi 16-28 và có xu hướng sử dụng nhiều chất với nhau như rượu, cần sa và LSD…[4] Tại Mexico, tuổi trung bình bắt đầu sử dụng ATS rất... lệ lạm dụng chất cao hơn nữ Theo Melanie L.Rusch và cộng sự (2007) [27] nghiên cứu tại Tijuana, Mexico (2007) có tới 85% đối tượng lạm dụng ATS là nam giới chỉ có 15% là nữ giới Nghiên cứu của Hiệp hội tâm thần Mỹ năm 1994 ở Texas cho biết tỷ lệ nữ/nam là 3/7 Một nghiên cứu khác của Satish Kedia (2007) ở Mỹ cho kết quả: Tỷ lệ nam giới lạm dụng các chất dạng Amphetamin là 68,9% còn tỷ lệ đó ở nữ giới... and Crime - SODC ) ATS đã vượt qua thuốc phiện trở thành loại ma túy sử dụng phổ biến thứ hai sau Heroin Sử dụng ATS tập trung chủ yếu trong số những người trẻ sống ở các thành phố lớn, khu vực biên giới và các khu công nghiệp Theo một cuộc khảo sát hơn 10.000 trung học sinh và sinh viên đại học sống trong năm thành phố lớn nhất tại Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Quảng... hàng năm tỷ lệ sử dụng nhóm các chất kích thích dao động từ 0,3% và 1,3% , tương đương với số lượng 14 - 57 triệu người (tuổi từ 15- 64)[3] Trong năm 2012 UNODC dự đoán khu vực Châu Á Thái Bình Dương là khu vực tăng nhanh nhất về sử dụng ATS trong đó Methamphetamin sẽ chiếm vị trí hàng đầu.[29] Cũng theo báo cáo UNODC 2013 về sử dụng và buôn bán ATS ngày càng ra tăng, ước tính hơn 3 triệu người độ tuổi. .. 1.1.3.6 Đạn Đạn (chèn đường hậu môn hoặc âm đạo) là một phương pháp ít phổ biến của ATS được sử dụng và các nghiên cứu còn tương đối ít Thông tin về việc sử dụng còn ít nghiên cứu, có nói đến tác dụng gia tăng khoái cảm tình dục do ảnh hưởng của thuốc kéo dài [11][19] Hiện nay ATS không những được sử dụng đơn độc mà có thể được sử dụng kết hợp Việc sử dụng cũng tương đối phức tạp, trong đó các đối tượng . tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng chất dạng Amphetamin ở nhóm người từ 15 đến 60 tuổi tại một xã ngoại thành Hà Nội. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng chất dạng Amphetamin trên. NGHIÊN CứU THựC TRạNG Sử DụNG CáC CHấT DạNG AMPHETAMIN ở NHóM NGƯờI Từ 15 ĐếN 60 TUổI TạI MộT Xã NGOạI THàNH Hà NộI !" #$%&' () *+,-#./012022 3456789: Ngi. từ 0,3%-1,3% dân số, tương đương với 14-57 triệu người tuổi từ 15- 64 đã sử dụng các chất này ít nhất một lần trong năm qua. Sử dụng hầu như có ở tất cả các khu vực trên thế giới, tăng nhanh tại

Ngày đăng: 06/09/2014, 06:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w