Bảng 3.18: Điều kiện kinh tế của gia đình

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng sử dụng chất dạng amphetamin ở nhóm người từ 15 đến 60 tuổi tại một xã ngoại thành hà nội (Trang 55 - 113)

Kinh tế n %

Ổn định 24 92,3

Khó khăn 2 7,7

Tổng số 26 100

Nhận xét:

Đa số các đối tượng sử dụng ATS có điều kiện kinh tế ổn đinh chiếm 92,3%

Điều kiện khó khăn chiếm 7,7%

3.3.6. Nhận thức của bệnh nhân với các chất ma túy

Bảng 3.19: Tỷ lệ hiểu biết về chất sử dụng trong số người sử dụng ATS

Hiểu biết n %

Không biết 1 3,8

Tổng số 26 100

Nhận xét:

Hầu hết các đối tượng sử dụng ATS đều có hiểu biết về chất đang sử dụng và tác hại 96,2%

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng sử dụng ATS

4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Theo thống kê dân số của xã Ngọc Liệp năm 2012 toàn xã có hơn 8 nghìn người trong đó độ tuổi từ 15 đến 60 có 5445 người chiếm 66,27% toàn xã. Đây là nhóm người trong độ tuổi lao động, cũng như tham gia chính các hoạt động xã hội. Trong số đó tỷ lệ giữa nam và nữ như nhau không có sự khác biệt (p<0,05), có sự cân bằng về dân số.

Phân bố lứa tuổi từ 15 đến 30 và từ 30 đến 60 thấy: Tổng số người trong độ tuổi từ 15 đến 30 chiếm 44,2% chiếm gần một nửa số dân từ 15 đến 60. Dân số đang trong độ tuổi thanh thiếu niên, nhóm tuổi dễ tham gia, xa ngã vào các tệ nạn xã hội.

4.1.2. Phân bố tỷ lệ sử dụng theo điều tra sàng lọc

Trong quá trình điều tra của chúng tôi khi thu thập số liệu đối với các đối tượng sử dụng ATS từ 15 đến 60 tuổi có trong xã Ngọc Liệp gặp một số khó khăn:

Đây là quần thể ẩn: các đối tượng sử dụng chất không khai báo, do kỳ thị nên quá trình điều tra sàng lọc bằng bộ câu hỏi ASSIT không có kết quả.

Đối tượng ít hợp tác, trong quá trình điều tra cần kết hợp Trạm y tế xã, y tế thôn bản, giải thích và tư vấn cho gia đình và bệnh nhân về nghiên cứu.

Tiếp xúc không thuận lợi, các đối tượng tránh, không hợp tác kể bệnh, không làm Test nước tiểu.

Cỡ mẫu trong quẩn thể nhỏ: tỷ lệ gặp sử dụng không cao

Trong số người từ 15 đến 60 tuổi của xã thu được 36 đối tượng có nguy cơ tiến hành điều tra. Quá trình điều tra phát hiện 26 đối tượng có sử dụng

ATS chiếm tới 72,2% các đối tượng được khám, phỏng vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đây là nhóm đối tương có nguy cơ cao sử dụng chất

Trong các nghiên cứu nghiện chất cũng như các bệnh mang tính chất xã hội (HIV/AIDS) việc chọn lựa đối tượng điều tra rất quan trọng cho thành công nghiên cứu. Đối tượng có nguy cơ được chọn lựa nhằm đánh giá thực trạng tình hình của vấn đề nghiên cứu.

Theo Vũ Thị Thu Nga và cộng sự [31] khi tiến hành điều tra trên các đối tượng đích thấy tỷ lệ sử dụng ATS chiếm từ 60 đến 70% các đối tượng. Theo Hull, Rawstorne và cộng sự (2007) tại Australia các đối tượng Gay theo thống kê từ 1996 tới 2006 có 20% sử dụng Methamphetamin và 47% sử dụng ectassy trong 6 tháng gần điều tra [48]. Hay nghiên cứu trên đối tượng lái xe đường dài của Brazil có tới hơn 10% sử dụng ATS.

Các đối tượng chúng tôi đều là nam giới phản ánh phần nào tính chất văn hóa của mỗi nước trong đó nam giới có nhiều quyền lợi, dễ tiếp cận với chất ma túy, đồng thời dễ khai thác đánh giá, khi sử dụng dễ biểu hiện các rối loạn về xã hội, sức khỏe.

Tổng số đối tượng có sử dụng ATS so sánh với tống số dân từ 15 đến 60 của xã trong đó chiếm tỷ lệ 0,48%. Tỷ lệ này tương đương với đánh giá của UNODC năm 2009 ước tính có khoảng từ 0,3% đến 1,3% dân số từ 15 đến 64 tuổi sử dụng ATS. Điều đó thấy rằng Việt Nam cũng nằm xu thế của các nước trên thế giới về tình hình sử dụng ATS ngày càng tăng.[3]

Nếu tính riêng trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi của xã, số liệu điều tra có 25 đối tượng chiếm tỷ lệ 1,04% trong nhóm này. Tất cả các đối tượng đều là nam khi tính riêng nam giới từ 15 đến 30 có tỷ lệ là 2,1% sử dụng ATS

Các nghiên cứu trên thế giới đều thấy lứa tuổi này có tỷ lệ sử dụng cao nhất: tại Indonexia năm 2011 nhón tuổi dưới 30 chiếm hơn 50% - 60% trong số các đối tượng sử dụng ATS[49]. Tại Australia (2005) lứa tuổi từ 20 đến 29 có tỷ lệ sử dụng cao nhất [50]. (Australian Institute of Health and Welfare, 2005).

Đây là nhóm tuổi thanh thiếu niên dễ tham xa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất là sử dụng các chất ma túy.

4.1.3. Lý do sử dụng ATS

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy do bạn bè rủ dùng chiếm 65,5%, do tò mò có 27,8%, trong đó có 2 đối tượng có lý do buồn chán dẫn tới sử dụng chiếm 7,7%

Theo Vũ Thu Lan (2011) nghiên cứu các đối tượng điều tri tại VSKTT liên quan sử dụng ATS [51] cho thấy: Nguyên nhân sử dụng chất ta thấy nguyên nhân chủ yếu của đối tượng là do bạn bè lôi kéo rủ rê chiếm tới 46,7% các trường hợp. Ngoài ra còn do những nguyên nhân khác như buồn chán chiếm 13.3% các trường hợp, căng thẳng chiếm 3.3% các trường hợp

Nghiên cứu của Cheng-Fang Yen trong lứa tuổi vị thành niên sử dụng ATS tại Đài Loan (2006) thấy các đối tượng sử dụng ATS có tới 74% bạn bè có sử dụng ATS.[52]

Điều đó cho thấy được tính chất của sử dụng ma túy dạng ATS theo nhóm, chịu ảnh hưởng của bạn bè cùng nhóm. Đồng thời tính chất lôi kéo của các đối tượng đã sử dụng với những người mới sử dụng lần đầu .

Do tính chất gây khoái cản, bớt căng thẳng của ATS cũng như các loại ma túy khác, một số đối tượng biểu hiện buồn chán, căng thẳng cũng tìm đến sử dụng ATS

4.1.4. Đặc điểm sử dụng ATS

Các thức sử dụng:

Theo điều tra của chúng tôi đa số các đối tượng sử dụng đường hút với chiếm 73% (với cóng thủy tinh, hoặc dụng cụ tự chế), tỷ lệ dùng theo đường uống chỉ 3,8%. Khi dùng kết hợp đường dùng cả uống và hút chiếm 23%. Chưa phát hiện có đối tượng nào sử dụng đường tiêm chích.

Tại Australia có tỷ lệ tiên chích ATS chiếm từ 12 đến14% [50] (Australian Institute of Health and Welfare, 2005a).

Ở Thái Lan theo Susan G. Sherman các đối tượng từ 18 đến 25 có tỷ lệ dùng dường tiêm chỉ chiếm 5%, đa phần các đối tượng sử dụng chủ yếu qua hút chiếm 95%.[23]

Cũng giống như tiêm chích các loạn ma túy khác, việc sử dụng đường tiêm với các đối tượng tiêm chích với nhau dễ lây nhiễm các bệnh liên HIV, viêm gan C, viêm gan B…[18]. Khi so sánh với sử dụng Heroin trong nghiên cứu của Đàm Đức Thắng (2010) trong các đối tượng điều trị cai nghiện tại Hải Phòng thấy được các đối dùng đường hút 18,64%, tiêm chích 13,56%. Chuyển từ hút, hít sang tiêm chích tới 67,80%[53]

Trong nghiên cứu chúng tôi chưa xác định được đối tượng nào sử dụng tiêm chích ATS. Có thể do thời gian sử dụng các chất của các đối tượng tại địa điểm nghiên cứu chưa lâu (khoảng 2- 3 năm), đồng thời dạng tiêm chích ATS chưa phổ biến tại Việt Nam [17]. Nhưng cũng cảnh báo nguy cơ sử dụng đường tiêm chích ATS tại Việt Nam sẽ có.

Nơi sử dụng

Nghiên cứu thấy được nơi sử dụng phổ biến nhất là sử dụng tại nhà chiếm 53,8%, sử dụng tại nhà nghỉ 38,5% và chỉ có 7,7% sử dụng tại quán Bar/vũ trường

Theo Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013) các bệnh nhân sử dụng ATS ở nhà riêng có tỉ lệ cao nhất là 42,4%. Bệnh nhân sử dụng ở quán Bar/vũ trường có tỉ lệ là 30,3%, bệnh nhân sử dụng ở nhà nghỉ có tỉ lệ là 27,3%.[39].

Vũ Thị Lan (2011) địa điểm sử dụng ATS tại nhà chiếm 23,3%,các trường hợp bệnh nhân sử dụng chất ở nhiều nơi như tại nhà và nhà nghỉ chiêm 16,7%. [51]

Nhận thấy có sự khác biệt theo vị trí địa lý và thời gian: các đối tượng thường sử dụng tại nhà, nhà nghỉ tại xã không có nhiều các dịch vụ vui chơi như quán Bar, vũ trường. Đồng thời công tác phòng chống tệ nạn xã hội của các cơ quan Công an tại các tụ điểm vui chơi, giải trí làm các đối tượng chuyển dần về sử dụng tại những nơi kín đáo hơn.

Số người sử dụng cùng người khác

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy 100% có sử dụng cùng bạn bè. Các nghiên cứu khác về các đối tương nghiện ATS điều trị tại VSKTT có tỷ lệ sử dụng cùng bạn bè 63,6%, sử dụng một mình chiếm tỉ lệ 36,4%.[39]

Do đặc tính sử dụng khi tham gia các hoạt động vui chơi, lễ hội, tới nơi tụ tập đông người nên đa số ATS được sử dụng cùng bạn bè, nơi có đông người cùng sử dụng, đồng thời việc sử dụng ATS cũng như các loại ma túy khác có tính chất theo nhóm rủ rê lẫn nhau.

Tần số sử dụng và số tiền mỗi lần

Tần số sử dụng hàng tuần chiếm 42,3% cao nhất sau đó các đối tượng sử dụng hàng tháng 27% và 30,7% chỉ sử dụng một vài lần cho tới tời gian điều tra. Đồng thời số tiền mỗi lần sử dụng của nhóm dùng thường xuyên cao hơn nhóm khác.

Theo Dunn và cộng sự (2007) theo dõi dọc trong 6 tháng khoảng một nửa (48%) báo cáo sử dụng ATS tuần một lần đến hàng tháng và 23% báo cáo sử dụng thuốc lắc nhiều hơn một lần một tuần.[48]

Về số tiền mỗi lần sử dụng qua phỏng vấn nhận thấy số tiền cho một lần sử dụng từ 500 nghìn đến 1 triệu chiếm 57,7% và từ 1 đến 2 triệu có 25,4%. Có 2 đối tượng không rõ số tiền khi dùng một vài lần do được bạn bè rủ dùng.

Theo Vũ Thị Lan (2011) cho biết số tiền sử dụng chất của các trong 1 lần sử dụng: Cao nhất là tỷ lệ 500 nghìn đến 1 triệu chiếm tỷ lệ 56.7%, tiếp thứ 2 là tỷ lệ 1 triệu đến 2 triệu chiếm tỷ lệ 33.3%.

Tần số sử dụng nói chung với các đối tượng tương tự nghiên cứu của Dunn, cho thấy thực trạng sử dụng chất dạng ATS không phải dùng hàng ngày mà các đối tượng mặc dù nghiện hay lạm dụng có thể dùng theo tuần. Số tiền chi trả trong nghiên cứu của chúng tôi và của Vũ Thị Lan có sự tương đồng. Các đối tượng sử dụng cũng có sự dung nạp (tăng liều) nên số tiền cao hơn các nhóm khác.

Tiền sử dùng chất khác kết hợp

Trong nghiên cứu khai thác được nhóm dùng chất ma túy bất hợp pháp trước khi dùng ATS hoặc kết hợp với ATS chiếm 30,8% trong đó: Có 11,5% các đối tượng đã sử dụng heroin, kết hợp hoặc đã sử dụng cần sa chiếm 19,3% Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc đánh giá trên các đối tượng nghiện có tiền sử dùng Heroin chiếm 39,4%, sử dụng cần sa chiếm 30,3%[39]

Theo Lynsey Gregg và cộng sự (2007), đối tượng trong nghiên cứu có tiền sử lạm dụng nhiều chất, lạm dụng benzodiazepine chiếm tỉ lệ 32%, lạm dụng cần sa chiếm tỉ lệ 27%, lạm dụng rượu chiếm tỉ lệ 21%, lạm dụng opiate chiếm tỉ lệ 15%. [54]

Ngược lại số người sử dụng các chất khác lại có khả năng sử dụng kết hợp ATS. Tại Tijua Mexico (2007) người sử dụng heroin kết hợp Methamphetamin chiếm 30%, Methamphetamine kết hợp cần sa chiếm 37%[28]

Một số đối tượng có sử dụng Heroin trước có xu hướng chuyển sử dụng ATS. Theo Lý Trần Tình (2012) trong các đối tượng điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội do liên quan sử dụng ATS có tới 38% có sử dụng Heroin chuyển sang sử dụng ATS [32]

Đồng thời các chất ma túy khác như ATS cũng dễ dàng được các đối tượng nghiện các chất khác sử dụng.

4.1.5. Chẩn đoán liên quan sử dụng ATS

Trong người có sử dụng ATS được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần thăm khám nhận thấy: các đối tượng chưa có biểu hiện rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao nhất 50%. Có biểu hiện rối loạn: lạm dụng 19,3%, nghiện 26,9%, có 1 trường hợp loạn thần chiếm 3,8%

Một nửa các đối tượng chỉ sử dụng ATS và lần hoặc hàng tháng, do vậy chưa có dấu hiện rối loạn về tâm thần. Trong số đó khi sử dụng hàng tuần hoặc hàng tháng đáp ứng tiêu chuẩn lạm dụng (sử dụng gây hại), nghiện. Có một đối tượng có suy đoán bị hại, bắt đầu có biểu hiện loạn thần sau khi lạm dụng ATS.

4.1.6. Tác động của sử dụng chất Ảnh hưởng tới công việc

Sau khi sử dụng chất có 73% các đối tượng nhận thấy có ảnh hưởng tới công việc chủ yếu là nhóm được chẩn đoán nghiện và lạm dụng chất. Chỉ có 27% không thấy ảnh hưởng nhiều đa phần là các đối tượng chỉ dùng một vài lần. Theo Susan G. Sherman tại Thái Lan các đối tượng sau khi sử dụng bỏ việc tới 41%[23]

Việc sử dụng ATS gây trạng thái lo lắng bồn chồn khó tập trung công việc, đồng thời tình trạng lạm dụng, nghiện do sử dụng ATS các đối tượng phải dành thời gian, quan tâm sử dụng chat không thể làm được các công việc như trước. Khi bị phát hiện dùng ma túy các đối tượng thường bị đuổi việc.

Ảnh hưởng tới kinh tế và quan hệ trong gia đình

Điều tra phỏng vấn các đối tượng và người nhà thu được

Có tới 53,8% nhận thấy việc sử dụng ATS có ảnh hưởng tới kinh tế gia đình và có 57,7% nhận thấy có ảnh hưởng tới mối quan hệ gia đình.

Theo nghiên cứu tại Australia có 0,8% trẻ em ở các trại trẻ mồ côi do bố mẹ sử dụng Methamphetamine.[55]

Việc sử dụng chất ma túy nói chung gây các biết đổi về nhân cách, đồng thời làm tổn hại tới kinh tế gia đình dễ dẫn đến các mâu thuẫn, để lại nhiều hậu quả cho gia đình.

Tác động tới trật tự xã hội

Trong nghiên cứu có tới 50% các đối tượng gây ảnh hưởng tới trật tự tại địa phương bao gồm: gây rối (bảo kê, đánh nhau, đe dọa…) có 27%, đánh bạc , tụ tập 7,7%. Trộm cắp, gây tai nạn giao thông đều có tỷ lệ 3,8%

Theo nghiên cứu của Teresa L. Kramer (2006) những người sử dụng ATS có tỷ lệ liên quan các rối loạn bạo lực ở mức cao từ 30 đến 70% trong vòng 12 tháng trong đó thấy có 25% liên quan tới vấn đề thể chất (đâm, đấm, đá…), tinh thần (bắt cóc, dọa nạt…), có thể mang theo súng, dao…[22]

Tại Thái Lan năm 2008 theo Susan G. Sherman thống kê thấy có tới 38% các đối tượng hút ATS có hành vi bạo lực, 37% hành vi lái xe không an toàn. Ngoài ra các hành vi nguy cơ khác cũng được nghi nhận: uống rượu 67%, quan hệ tình dục 54%.[23]

Theo báo cáo Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2009) trong các đối tượng sử dụng chất ma túy có tới gần 40% các đối tượng có tiền án, tiền sự. [3]

Các ảnh hưởng của việc sử dụng ATS có thể nhận thấy nhiều trên các thông tin đại chúng. Do tác động kích thần nên những đối tương sử dụng ATS thường có hành vi bạo lực, gây rối.

4.2. Một số yếu tố liên qua tớ sử dụng ATS

4.2.1 Tuổi

Đa số các đối tượng được điều tra hiện tại ở lứa tuổi từ 15 đến 30 chiếm 96,2%. Lứa tuổi trên 30 chỉ chiếm 3,8%. Tuổi trung bình các đối tượng điều tra sử dụng 22,92 ± 3,25 tuổi

Tuổi trung bình bắt đầu sử dụng 20,9± 3,41 tuổi. Sớm nhất là 16 tuổi Tại Australia tuổi sử dụng nhiều nhất trong khoảng 20 đến 29 tuổi, tuổi sử dụng lần đầu trung bình là 20.8 tuổi. [50]

Tại Mexico, tuổi trung bình bắt đầu sử dụng ATS rất sớm, khoảng 17 tuổi. Sử dụng lần đầu và bị lệ thuộc được tập trung ở tuổi thanh thiếu niên, rất hiếm người sử dụng lần đầu ở sau tuổi 30. Hầu như tất cả đều bắt đầu trước tuổi 35.[27],[28]

Theo nghiên cứu của Bùi Nguyến Hồng Bảo Ngọc (2013). Tuổi trung bình sử dụng lần đầu là 24,7 ± 6,39 [39]. Đồng thời so sánh với sử dụng các chất ma túy khác như Heroin thì tuổi trung bình là 33,05 ± 8,09 [53]

Nhận thấy được lứa tuổi sử dụng ATS tại Việt Nam ngày càng giảm theo thời gian, các đối tượng ngày càng trẻ hóa, đồng thời có sự khác biệt tuổi

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng sử dụng chất dạng amphetamin ở nhóm người từ 15 đến 60 tuổi tại một xã ngoại thành hà nội (Trang 55 - 113)

w