1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp

70 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 765,47 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Theo nhiều nghiên cứu thì bệnh này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý về dạ dày tá tràng. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bùi Văn Lạc năm 1997, VDDMT chiếm tỷ lệ 48,95% trong các trường hợp nội soi dạ dày tá tràng [1]. Nguyên nhân gây VDDMT có nhiều nhưng H.pylori được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh [2], [3], [4], [5]. VDDMT thường biểu hiện bằng các rối loạn tiêu hóa như đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, buồn nôn, nôn,…. Bệnh có thể điều trị khỏi triệu chứng nhưng hay tái phát nên bệnh có thể kéo dài nhiều tháng thậm chí nhiều năm gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bệnh lâu ngày có thể dẫn tới loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày. Vì vậy, điều trị VDDMT là vô cùng cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền (YHCT) được sử dụng để điều trị VDDMT. Tuy nhiên, việc tìm ra một loại thuốc hữu hiệu để điều trị bệnh này vẫn là một khó khăn đối với các nhà khoa học. Trong kho tàng YHCT của Việt Nam cũng như Trung Quốc có nhiều bài thuốc quý có thể sử dụng để điều trị VDDMT. Kinh hoa vị khang (KHVK) là bài thuốc cổ phương của Trung Quốc gồm hai vị Thổ kinh giới và Thủy đoàn hoa, dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính, viêm thực quản trào ngược. Thuốc do công ty Tasly - Thiên Tân - Trung Quốc sản xuất, có mặt trên thị trường Việt Nam từ năm 2006 và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Ở Trung Quốc, KHVK đã được nghiên cứu cả trên thực nghiệm và trên lâm sàng cho thấy thuốc có kết quả tốt đối với viêm loét dạ dày tá tràng và phần nào có tác dụng diệt H.pylori. Ở Việt Nam, KHVK được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả rất tốt trên lâm sàng trong bệnh VDDMT nhưng chưa có công trình khoa học 1 1 nào nghiên cứu về thuốc này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Đánh giá tác dụng của Kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có Hp” với mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả điều trị của Kinh hoa vị khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có Hp. 2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của Kinh hoa vị khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có Hp. 2 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Y học hiện đại VDDMT được G. E. Stahl mô tả đầu tiên năm 1728 dựa trên kết quả mổ tử thi [6]. Năm 1956, ống nội soi mềm ra đời. Nhờ có nội soi và sinh thiết niêm mạc, những hiểu biết về viêm dạ dày ngày càng phong phú hơn. VDDMT được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày. Hiện tượng này diễn ra từ từ và tồn tại trong thời gian dài [4], [5]. Đây là một bệnh thường gặp. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau tùy theo tuổi và điều kiện sinh sống. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh này càng lớn [7]. Ở Việt Nam, VDDMT khá phổ biến. Bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý về dạ dày tá tràng. Theo thống kê năm 1995, trong 1000 trường hợp nội soi dạ dày tá tràng tại bệnh viện Bạch Mai VDDMT chiếm tỷ lệ 48,54% [8]. Theo nghiên cứu của Bùi Văn Lạc năm 1997, qua 10235 trường hợp nội soi dạ dày tá tràng tại bệnh viện 108, tỷ lệ VDDMT là 48,95% [1]. Còn theo nghiên cứu của Trương Thị Nam Chi năm 1994, tỷ lệ bệnh này ở người lớn là 51,54% [9]. 1.1.1. Đặc điểm cấu tạo niêm mạc dạ dày và sự bài tiết dịch vị Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa nằm giữa thực quản và ruột non, được phân cách với tá tràng bởi cơ thắt môn vị, có tuyến tiêu hóa và tuyến nội tiết, được chia làm bốn vùng giải phẫu: - Tâm vị là chỗ hẹp nhất của dạ dày nối trực tiếp dạ dày với thực quản. - Đáy vị (Phình vị) là phần trên của dạ dày, phình cao hơn tâm vị. - Thân vị là phần đứng của dạ dày, kéo tới góc bờ cong nhỏ. - Hang vị là phần dạ dày còn lại dưới góc bờ cong nhỏ [10], [11]. 3 3 Hình 1 : Giải phẫu dạ dày Bề mặt niêm mạc dạ dày trông như một tấm thảm thô, các nếp niêm mạc chạy theo chiều dọc, nổi cao nhất ở phần trên dạ dày và trải phẳng ra khi dạ dày căng. Từ trong ra ngoài niêm mạc dạ dày gồm 3 lớp: lớp biểu mô bề mặt, lớp đệm và lớp cơ niêm [10], [11]. 1.1.1.1. Lớp biểu mô bề mặt: Toàn bộ bề mặt niêm mạc dạ dày được che phủ bởi một lớp tế bào biểu mô hình trụ đơn, có chức năng chế tiết chất nhầy bao phủ bề mặt dạ dày [10], [12]. 1.1.1.2. Lớp đệm: Là mô liên kết thưa có chứa các tuyến dạ dày, các sợi cơ trơn và mạch máu. Tuyến dạ dày thuộc loại tuyến ống, gồm có eo tuyến, cổ tuyến và thân tuyến, đảm nhiệm chức năng bài tiết dịch vị. Tùy từng vùng của dạ dày mà ta gặp 3 loại tuyến như tuyến tâm vị, thân vị và hang vị. Thành của các tuyến được lợp bởi 4 loại tế bào: - Tế bào cổ tuyến (tế bào nhầy): bài tiết chất nhầy. - Tế bào thành (tế bào viền): bài tiết acid HCl và yếu tố nội. - Tế bào chính: bài tiết pepsinogen và lipase dạ dày. - Tế bào nội tiết, gồm: Tế bào G bài tiết gastrin, tế bào D sản xuất somatostatin, tế bào ưa crom bài tiết histamin Trong đó tế bào thành và tế bào chính tập trung ở thân vị, tế bào G, tế bào D nằm ở hang vị và môn vị [12]. 4 4 1.1.1.3. Lớp cơ niêm: Là loại cơ trơn ngăn cách niêm mạc dạ dày với hạ niêm mạc và lớp cơ [10], [11]. Hình 2: Cấu trúc niêm mạc dạ dày Như vậy, dịch vị gồm 2 chất tấn công là acid HCl và pepsin có khả năng tiêu hủy ngay niêm mạc dạ dày. Để bảo vệ, niêm mạc dạ dày cũng có 2 yếu tố chính là lớp chất nhầy và hàng rào biểu mô. Chất nhầy quánh dính với độ pH ≈ 7,4 phủ bề mặt niêm mạc, sẽ trung hòa một phần acid và pepsin. Hàng rào biểu mô hầu như kín khít không cho ion H + khuếch tán ngược trở lại. 1.1.2. Nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính VDDMT thường do nhiều nguyên nhân, trên cùng một bệnh nhân có thể có sự phối hợp của vài nguyên nhân [13]. Nguyên nhân gây VDDMT được chia ra làm 2 nhóm: do viêm nhiễm và không do viêm nhiễm [2], [4]. VDDMT do viêm nhiễm có thể do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng,… Trong đó H.pylori đóng vai trò quan trọng nhất [2], [4], [5], [13]. VDDMT không do viêm nhiễm có thể kể tới một vài nguyên nhân sau: - Viêm dạ dày hóa học: trào ngược dịch mật, nhiễm độc rượu, do thuốc chống viêm không steroid, corticoid, hóa chất độc hại trong thức ăn, tia xạ,…. 5 5 - Viêm dạ dày tự miễn - Viêm dạ dày u hạt - Viêm dạ dày lympho Các nguyên nhân kể trên thường phải tác động trong một thời gian dài mới có thể gây nên tổn thương mạn tính cho niêm mạc dạ dày [13]. 1.1.3. H.pylori và viêm dạ dày mạn tính Năm 1983, hai nhà khoa học người Úc là Marshall B. J và Warren I. R chính thức xác minh và công bố sự có mặt của một loại xoắn khuẩn ở niêm mạc vùng hang vị dạ dày và đặt tên là Campylobacter Pylori, sau này đổi tên thành Helicobacter Pylori (H.pylori) [2], [14]. Ngay từ những nghiên cứu đầu tiên hai ông đã thấy tỷ lệ H.pylori dương tính trong VDDMT là 65%. Xoắn khuẩn này đã được nuôi cấy thành công, chính tác giả Marshall là một trong số những người tình nguyện đã làm thực nghiệm gây bệnh VDDMT bởi H.pylori để chứng minh H.pylori là thủ phạm gây ra viêm dạ dày. Từ đó đến nay hàng loạt công trình nghiên cứu H.pylori về dịch tễ học, mô bệnh học, các đặc tính xác định vi khuẩn, cơ chế bệnh sinh và các phác đồ điều trị diệt trừ vi khuẩn này đã đưa kết luận: H.pylori là nguyên nhân chính của trên 80% loét hành tá tràng và 60% của loét dạ dày. Ở nước ta, trong những năm gần đây, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ H.pylori dương tính trong VDDMT là từ 60 - 80% [14], [15], [16]. 1.1.3.1. Đặc tính và cơ chế gây bệnh VDDMT của H.pylori. 6 6 H.pylori là một xoắn khuẩn gram âm, dưới kính hiển vi điện tử có hình chữ S hoặc hình xoắn, dài từ 2- 3µm, đường kính 0,5µm, có 4-6 roi ở đầu. Chúng sống ở phần sâu của lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày [2]. H.pylori thích nghi với một môi trường độc nhất là niêm mạc dạ dày, có mặt ở hang vị nhiều hơn ở thân vị [17]. H.pylori tiết ra các loại men, đặc biệt là men urease, chính nhờ men này mà nó sống sót được ở trong môi trường acid. Hình 3: Vi khuẩn H.pylori Đường lây truyền của H.pylori là đường phân - miệng và miệng - miệng [14], [18]. Ước tính có khoảng trên 50% dân số thế giới nhiễm H.pylori [5], [16]. Tỷ lệ nhiễm H.pylori khác nhau tùy theo địa lý, tuổi, điều kiện sinh sống [14]. Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở Trung Quốc là 71,7%, ở phía đông Siberia là trên 90%, ở Mỹ chỉ có 7,5% [18]. Trong khi đó, ở Việt nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Tùng Lâm thì tỷ lệ nhiễm H.pylori là 65,6% [16]. Đa số bệnh nhân nhiễm H.pylori không có triệu chứng gì. Nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng H.pylori có mối liên quan mật thiết với các bệnh dạ dày tá tràng: VDDMT, loét dạ dày, loét tá tràng, ung thư dạ dày [2], [14]. Cơ chế gây bệnh của H.pylori : H.pylori tiết ra men urease làm lỏng lớp chất nhầy che phủ niêm mạc dạ dày, tiết ra các độc tố, gây hiện tượng khuếch tán ngược ion H + và hạn chế quá trình tổng hợp chất nhầy của tế bào. Phản ứng đầu tiên của cơ thể đối với nhiễm trùng là một phản ứng viêm cấp tính, có thể trở thành viêm mạn tính nếu H.pylori không bị diệt trừ. Viêm cấp tính thể hiện bởi sự thâm nhập của bạch cầu đa nhân ở niêm mạc dạ dày, từ đó phát sinh một phản ứng miễn dịch tại chỗ giải phóng các yếu tố kích hoạt bạch cầu, các yếu tố bổ thể, các cytokine (IL6, IL8, IL10, tNFα) làm cho các tổn thương tăng lên. Hơn nữa chính bản thân H.pylori còn sản xuất ra hai loại độc tố tế bào là VacA (Vacuolating Cytotoxine A) và CagA (Cytotoxine associated gen A) càng làm tăng hủy hoại tế bào, mới đầu chỉ là viêm cấp, sau dần trở thành VDDMT ở các mức độ 7 7 từ nhẹ đến nặng có thể có những biến đổi loạn sản, dị sản ruột. Đây là tiền đề của ung thư dạ dày sau này. H.pylori sản xuất urease, biến ure (NH 4 ) nội sinh thành ammoniac (NH 3 ), do đó làm tăng pH tại hang vị, gây kích thích bài tiết gastrin, tăng đậm độ gastrin trong huyết thanh gây tăng bài tiết acid HCl, như vậy càng làm tăng cường yếu tố tấn công trong khi niêm mạc dạ dày đang bị viêm. Hiện nay, người ta đã phát hiện ra rất nhiều chủng H.pylori. Những chủng H.pylori khác nhau sản sinh ra các độc tố khác nhau do đó gây ra các tổn thương khác nhau tới niêm mạc dạ dày. Trong đó, chủng H.pylori tiết độc tố VacA thường gây loét niêm mạc dạ dày hơn các chủng khác [4]. Sự đa dạng về chủng loại H.pylori cũng gây ra tình trạng kháng kháng sinh trên lâm sàng. 1.1.3.2. Một số phương pháp xác định nhiễm khuẩn H.pylori Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán sự nhiễm khuẩn H.pylori. Tùy vào điều kiện kỹ thuật, phương tiện, kinh tế, mục đích của nghiên cứu mà có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Các phương pháp chẩn đoán H.pylori có thể chia thành hai nhóm: Các thử nghiệm có xâm hại được thực hiện qua nội soi dạ dày tá tràng và các thử nghiệm không xâm hại [2]. Nguyên tắc khi chỉ định thử nghiệm là bệnh nhân không được uống các loại thuốc kháng tiết acid, các loại kháng sinh và phải ngưng điều trị ít nhất 4 tuần [2]. - Các thử nghiệm ít xâm hại được thực hiện qua nội soi dạ dày tá tràng: + Thử nghiệm urease (CLOtest, Pyloritek): Nguyên tắc của thử nghiệm là nhằm phát hiện men urease của H.pylori. H.pylori gần như là loại vi khuẩn duy nhất trong dạ dày tiết men urease với khối lượng lớn (ngoại trừ một số rất ít bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter helmanii). Men urease của H.pylori có trong mẫu mô dạ dày sẽ làm biến đổi urease thành amoniac (NH 3 ), NH 3 làm môi trường thuốc thử có pH kiềm, vì vậy làm thay đổi màu của chất chỉ thị. Các test tốt đọc trong vòng 4 giờ cho độ nhạy 85-90% và độ đặc hiệu từ 95-98% [2]. Đây là phương pháp nhanh chóng, rẻ tiền, được áp dụng rộng rãi. 8 8 + Nuôi cấy vi khuẩn: Trong chẩn đoán nhiễm H.pylori, nuôi cấy là thử nghiệm đặc hiệu nhất, độ đăc hiệu là 100% [2]. Nuôi cấy còn cho biết mật độ của H.pylori, cấu trúc gen của các chủng H.pylori khác nhau. Dù vậy, về mặt thực tiễn lâm sàng ít khi dùng phương pháp này vì có nhiều phương pháp khác đơn giản hơn, dễ áp dụng rộng rãi hơn. + Phản ứng khuếch đại gen (PCR): phát hiện chuỗi ADN đặc hiệu của H.pylori trong mẫu sinh thiết dạ dày, trong dịch dạ dày, trong chất nhầy hoặc trong nước bọt, trong mảng bám răng, trong phân. Trước khi điều trị thì độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này thay đổi từ 80 - 97% và từ 83 - 100% [2]. + Chẩn đoán mô bệnh học: Mô bệnh học được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán nhiễm H.pylori với các phương pháp nhuộm heamatoxyline và eosin (HE), Giemsa, Warthin-Starry, nhuộm tím Cresyle, nhuộm bạc hoặc Acridin Orange, nhuộm bạc cho hình ảnh H.pylori rõ nhất [2]. Chẩn đoán mô bệnh học có ý nghĩa quan trọng không chỉ nhằm xác định sự hiện diện của H.pylori mà còn để đánh giá những thương tổn kèm theo ở niêm mạc dạ dày như viêm cấp, viêm mạn tính, viêm hoạt động, viêm teo, dị sản, loạn sản và ung thư dạ dày. Độ nhạy và độ đặc hiệu của việc phát hiện H.pylori trong phương pháp này là 90%-95% [2]. - Các thử nghiệm không xâm hại: + Nghiệm pháp thở 13 C (UREA BREATHTEST=UBT): Bệnh nhân được cho uống urea được đánh dấu 13 C. Sau khi uống, men urease từ vi khuẩn sẽ tác động lên urea được đánh dấu và giải phóng 13 CO2. Chất này đi vào máu và thải trừ qua phổi. Việc phát hiện trong hơi thở chất đồng vị được đánh dấu và/hoặc là tỷ lệ 13 C/ 12 C được đo bằng sắc ký hơi và quang phổ kế khối hoặc một hệ thống khác như quang phổ laser và hoặc quang phổ hồng ngoại. Test hơi thở có độ chính xác hơn 95%. Test UBT là phương pháp không xâm hại, đơn giản, dễ áp dụng, phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và bệnh nhân dễ chịu hơn so với các phương pháp chẩn đoán dựa vào nội soi [2]. Tuy nhiên giá thành của phương pháp này còn đắt nên chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta. 9 9 + Chẩn đoán huyết thanh: Chẩn đoán huyết thanh bằng phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay) để phát hiện kháng thể IgG kháng H.pylori. Đây là một xét nghiệm ít tốn kém và thích hợp cho nghiên cứu dịch tễ học với độ nhạy trên 90%. Phương pháp này ít có giá trị theo dõi điều trị tiệt trừ H.pylori vì sau điều trị tiệt trừ H.pylori thành công thì kháng thể vẫn tồn tại và chẩn đoán vẫn còn dương tính từ 6 tháng đến hơn một năm [2]. 1.1.4. Chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính Chẩn đoán VDDMT chủ yếu dựa trên kết quả nội soi dạ dày – tá tràng và mô bệnh học niêm mạc dạ dày [2], [13]. 1.1.4.1. Lâm sàng Viêm dạ dày có thể không có triệu chứng hoặc có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa sớm sau bữa ăn như đau bụng vùng trên rốn, cảm giác khó chịu, nặng bụng thường xuyên, đầy bụng, trướng hơi, nóng rát vùng bụng trên rốn, buồn nôn, chán ăn, có thể đại tiện phân sống hoặc kèm theo ỉa chảy,… Các rối loạn tiêu hóa chia làm 2 loại: - Giảm trương lực: đầy bụng, trướng hơi, tức bụng, buồn nôn, chán ăn,…. - Tăng trương lực: nóng rát vùng bụng trên rốn, nôn ra thức ăn hoặc dịch dạ dày,…. Một số bệnh nhân đau kiểu giống với loét nhưng không có tính chu kỳ và nội soi không thấy loét. Các triệu chứng có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần hay nhiều năm gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều trị có thể giảm bớt hoặc hết triệu chứng nhưng có thể tái phát nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc khi tinh thần căng thẳng. Thể trạng bệnh nhân có thể thay đổi hoặc không, một số bệnh nhân ăn không tiêu hay ăn kém làm ảnh hưởng tới thể trạng. Thăm khám không có gì đặc biệt, thường thì bụng mềm khi sờ nắn và có thể đau vùng trên rốn khi ấn [2]. 10 10 [...]... đánh giá tổn thương niêm mạc dạ dày qua các tiêu chí: - Vị trí viêm: hang vị, thân vị, toàn bộ dạ dày - Mức độ viêm: nặng, vừa, nhẹ - Hình thái viêm: có bảy hình thái VDDMT (viêm dạ dày xung huyết, viêm dạ dày trợt phẳng, viêm dạ dày trợt lồi, viêm dạ dày xuất huyết, viêm dạ dày teo, viêm dạ dày trào ngược dịch mật, viêm dạ dày phì đại) theo phân loại của hệ thống Sydney 1990 Mô bệnh học niêm mạc dạ. .. mức độ nặng hay Hp( +++) 15 1.1.5 Tiến triển của viêm dạ dày mạn tính Viêm teo niêm mạc dạ dày: nguy cơ xuất hiện viêm teo từ viêm dạ dày mạn - không teo khoảng 3% một năm Viêm teo tới mức nặng có thể dẫn đến loét hoặc ung thư dạ dày [2] Viêm teo niêm mạc dạ dày ở vùng hang vị thường gặp và nặng hơn so với vị trí khác [3] Loét dạ dày, loét tá tràng: viêm dạ dày mạn có trước bệnh loét và có nguy cơ - tiến... đau bụng Thuỷ đoàn hoa còn có tác dụng chỉ huyết sinh cơ, thanh nhiệt lợi thấp, thúc đẩy làm liền vết loét Thủy đoàn hoa có tính hơi lạnh, trong bài thuốc này nó có tác dụng như tá sứ, làm giảm tính cay ôn của Thổ kinh giới Hai vị thuốc này kết hợp với nhau có tác dụng điều khí tán hàn, chỉ thống, sinh cơ, thanh nhiệt hoá ứ Dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính, viêm thực quản trào... loét dạ dày tá tràng tăng gấp 2,67 lần so với người không nhiễm H.pylori [23] Ung thư dạ dày: Viêm teo dạ dày mạn cũng được coi là yếu tố nguy cơ có thể - dẫn đến bệnh ung thư dạ dày Tùy theo mức độ của viêm teo niêm mạc có liên quan đến tiến triển của ung thư dạ dày Khi có viêm teo nặng ở hang vị, nguy cơ bị ung thư dạ dày tăng gấp 18 lần so với dạ dày bình thường [2] Tỷ lệ ung thư dạ dày do viêm. .. nghiên cứu tác dụng của viên VIFATA (thành phần: Cao tầm sa, cao trần bì, cao mộc hương, magiecacbonate, tinh dầu bạc hà) trong điều trị viêm dạ dày tá tràng cho thấy thuốc có tác dụng giảm đau, giảm viêm tốt, thuốc không có tác dụng phụ nào, tác dụng tốt với vị quản thống thể Can khí phạm vị [30] Những nghiên cứu tiếp theo của Phạm Văn Trịnh (1995) cho thấy viên VIFATA có tác dụng tốt trong cắt cơn... dùng trị lỵ, viêm dạ dày ruột cấp tính Lá dùng trị đụng giập, nhọt, eczema [37] 1.4.3 Bài thuốc Kinh hoa vị khang Bài thuốc phối hợp hai vị thuốc Thổ kinh giới và Thủy đoàn hoa Trong đó Thổ kinh giới là quân dược, có tính cay ôn, có thể tán hàn điều khí Vì có tính ôn nên Thổ kinh giới có khả năng trừ hàn tà ở tràng vị, khiến cho khí cơ lưu thông, chữa khỏi đau bụng, trướng bụng Thủy đoàn hoa có thể... khương) trong điều trị VDDMT cho thấy thuốc có tác dụng cải thiện tốt triệu chứng lâm sàng, chưa có tác dụng cải thiện viêm trên nội soi Thuốc không có khả năng diệt H.pylori Tác dụng tương đương ở hai thể bệnh Can khí phạm vị và Tỳ vị hư hàn [34] Mặc dù đã có rất nhiều thuốc điều trị VDDMT nhưng việc tìm ra một bài thuốc vừa có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng vừa có tác dụng giảm viêm trên... thiểu toan dịch vị, tăng gastrin máu Khoảng 10% trong số đó có thể có biểu hiện thiếu máu ác tính rõ rệt Bệnh thường có tính chất gia đình Trong VDDMT hang vị, không có thiểu toan dịch vị và thiếu máu ác tính Tuy nhiên những trường hợp viêm teo có tổn thương cả hang vị và thân vị cũng sẽ gây nên giảm toan dịch vị [10] 1.1.6 Điều trị viêm dạ dày mạn tính có H.pylori 1.1.6.1 Chế độ ăn uống, sinh hoạt -... về thuốc Kinh hoa vị khang tại Trung Quốc Các nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ KHVK có hiệu quả điều trị rất tốt đối với các loại viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính Ngoài ra, KHVK còn có tác dụng nhất định trong diệt trừ H.pylori Năm 2002, Dương Ngọc Trân và cs nghiên cứu hiệu quả của KHVK với viêm loét dạ dày tá tràng cho thấy các triệu chứng lâm sàng đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi,... nguyên nhân, vị trí và các tổn thương của viêm dạ dày, phân biệt với loét và ung thư dạ dày Quan trọng hơn, trong quá trình nội soi có thể sinh thiết niêm mạc dạ dày để tìm H.pylori và chẩn đoán mô bệnh học cũng như theo dõi tiến triển của viêm teo niêm mạc dạ dày và các thương tổn tiền ung thư như loạn sản, dị sản ruột [2] Trên nội soi dạ dày có thể thấy được các tổn thương của niêm mạc dạ dày như: phù . Đánh giá hiệu quả điều trị của Kinh hoa vị khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có Hp. 2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của Kinh hoa vị khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có Hp. . khoa học 1 1 nào nghiên cứu về thuốc này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đánh giá tác dụng của Kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có Hp với mục tiêu: 1. Đánh. có nhiều bài thuốc quý có thể sử dụng để điều trị VDDMT. Kinh hoa vị khang (KHVK) là bài thuốc cổ phương của Trung Quốc gồm hai vị Thổ kinh giới và Thủy đoàn hoa, dùng để điều trị viêm loét dạ

Ngày đăng: 03/09/2014, 22:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Bùi Hữu Hoàng (2009), “Cập nhật thông tin về Helicobacter Pylori”, Chuyên đề nội khoa, Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(1), 1-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cập nhật thông tin về "Helicobacter Pylori"”, Chuyênđề nội khoa, "Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Bùi Hữu Hoàng
Năm: 2009
15. Nguyễn Văn Toàn (2001), Nghiên cứu tác dụng điều trị phối hợp thuốc Y học cổ truyền BNC trong bệnh viêm dạ dày mạn tính có Helicobacter Pylori, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng điều trị phối hợp thuốc Y họccổ truyền BNC trong bệnh viêm dạ dày mạn tính có Helicobacter Pylori
Tác giả: Nguyễn Văn Toàn
Năm: 2001
16. Nguyen TL et al (2010), “Helicobacter pylori infection and gastroduodenal diseases in Vietnam: a cross-sectional, hospital based study”, BMC Gastroenterology, 10, 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al" (2010), “"Helicobacter pylori" infection and gastroduodenaldiseases in Vietnam: a cross-sectional, hospital based study”, "BMCGastroenterology
Tác giả: Nguyen TL et al
Năm: 2010
17. Lê Minh Huy (2007), “Mối liên quan giữa Helicobacter Pylori và chuyển sản ruột”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(4), 195-198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên quan giữa "Helicobacter Pylori" và chuyển sảnruột”, "Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Minh Huy
Năm: 2007
18. Khean-Lee Gohet al (2011), “Epidemiology of Helicobacter pylori Infection and Public Health Implications”, Helicobacter , 16 (0) , 1–9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al" (2011), “Epidemiology of "Helicobacter pylori" Infection and Public Health Implications”, "Helicobacter
Tác giả: Khean-Lee Gohet al
Năm: 2011
19. Khoa Tiêu hóa- Bệnh viện Bạch Mai (2008), “Nội soi tiêu hóa”, Soi dạ dày – tá tràng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội soi tiêu hóa”, "Soi dạ dày– tá tràng
Tác giả: Khoa Tiêu hóa- Bệnh viện Bạch Mai
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2008
21. Dixon MF, Genta RM, Yardley JH, Correa P. ( 1996), “Classification and grading of gastritis: The updated Sydney System”, American Journal of Surgical Pathology, 20(10), 1161-1181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Classification andgrading of gastritis: The updated Sydney System”, "American Journal ofSurgical Pathology
22. Mohamed M. Elseweidy (2012), “Helicobacter pylori Infection and Its Relevant to Chronic Gastritis”, Current Topics in Gastritis, 39-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Helicobacter pylori" Infection and ItsRelevant to Chronic Gastritis”, "Current Topics in Gastritis
Tác giả: Mohamed M. Elseweidy
Năm: 2012
23. Võ Thị Mỹ Dung (2000), “Nghiên cứu tình hình nhiễm H.pylori trên bệnh nhân nội soi dạ dày – tá tràng”. Y hoc TP. Ho Chi Minh, 4(2), 89-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình nhiễm "H.pylori "trên bệnhnhân nội soi dạ dày – tá tràng”. "Y hoc TP. Ho Chi Minh
Tác giả: Võ Thị Mỹ Dung
Năm: 2000
24. Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain C, et al. (2007), “Current concepts in the management of Helicobacter pylori infection – The Maastricht III Consensus Report”, Gut, 56, 772-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current conceptsin the management of Helicobacter pylori infection – The Maastricht IIIConsensus Report”, "Gut
Tác giả: Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain C, et al
Năm: 2007
25. Chey WD, Wong BC (2007), “American College of Gastroenterology guideline on the management of Helicobacter pylori infection”. American Journal of Gastroenterology, 102, 1808–25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American College of Gastroenterologyguideline on the management of Helicobacter pylori infection”. "AmericanJournal of Gastroenterology
Tác giả: Chey WD, Wong BC
Năm: 2007
27. Trường Đại học Y Hà Nội (2005), “Viêm loét dạ dày tá tràng”, Bài giảng Y học cổ truyền, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viêm loét dạ dày tá tràng”, "Bài giảng Yhọc cổ truyền
Tác giả: Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
28. Ozlem Aydin, Reyhan Egilmez, Tuba Karabacak, Arzu Kanik (2003),“Interobserver variation in histopathological assessment ofHelicobacter pylori gastritis”, World Journal of Gastroenterology, 9(10), 2232-2235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interobserver variation in histopathological assessment of"Helicobacter pylori"gastritis”, "World Journal of Gastroenterology
Tác giả: Ozlem Aydin, Reyhan Egilmez, Tuba Karabacak, Arzu Kanik
Năm: 2003
29. Phạm Lan Thanh, Nguyễn Thị Nhuần và cs (1987), “Nghiên cứu tác dụng hạ toan của thuốc “Ô Kim” trên 82 bệnh nhân loét hành tá tràng đa toan”, Công trình nghiên cứu khoa học, Viện y học cổ truyền Việt Nam, 16-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng hạtoan của thuốc “Ô Kim” trên 82 bệnh nhân loét hành tá tràng đa toan”, "Côngtrình nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phạm Lan Thanh, Nguyễn Thị Nhuần và cs
Năm: 1987
30. Lê Thị Hồng Hoa (1994), Bước đầu đánh giá tác dụng của VIFATA trong điều trị viêm dạ dày hành tá tràng mạn tính, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, chuyên ngành YHCT, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu đánh giá tác dụng của VIFATA trongđiều trị viêm dạ dày hành tá tràng mạn tính
Tác giả: Lê Thị Hồng Hoa
Năm: 1994
31. Phạm Văn Trịnh (1995), Nghiên cứu tác dụng cắt cơn đau do loét dạ dày tá tràng của viên VIFATA, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng cắt cơn đau do loét dạ dày tátràng của viên VIFATA
Tác giả: Phạm Văn Trịnh
Năm: 1995
32. Vũ Nam (1995), Góp phần nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét hành tá tràng, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trịloét hành tá tràng
Tác giả: Vũ Nam
Năm: 1995
33. Nguyễn Văn Toại (2003), Nghiên cứu tác dụng diệt Helicobacter pylori bằng hoạt chất toàn phần của lá trầu không trên thực nghiệm và trong viêm dạ dày mãn tính, Luận văn tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng diệt Helicobacter pylori bằnghoạt chất toàn phần của lá trầu không trên thực nghiệm và trong viêm dạ dàymãn tính
Tác giả: Nguyễn Văn Toại
Năm: 2003
34. Trần Thị Nga (2005), Đánh giá hiệu quả điều trị viêm dạ dày mạn tính bằng trà tan BVT gia giảm, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm dạ dày mạn tính bằngtrà tan BVT gia giảm
Tác giả: Trần Thị Nga
Năm: 2005
35. Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản Yhọc
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : Giải phẫu dạ dày - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Hình 1 Giải phẫu dạ dày (Trang 4)
Hình 2: Cấu trúc niêm mạc dạ dày - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Hình 2 Cấu trúc niêm mạc dạ dày (Trang 5)
Bảng 1.1: Đặc điểm mô học trên mỗi tiêu bản, cách cho điểm và phân độ [28] - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 1.1 Đặc điểm mô học trên mỗi tiêu bản, cách cho điểm và phân độ [28] (Trang 13)
Hình 4: Thổ kinh giới - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Hình 4 Thổ kinh giới (Trang 24)
Hình 5: Thủy đoàn hoa - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Hình 5 Thủy đoàn hoa (Trang 25)
Hình 6: Thuốc Kinh hoa vị khang - Dạng bào chế:  Viên nang mềm. - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Hình 6 Thuốc Kinh hoa vị khang - Dạng bào chế: Viên nang mềm (Trang 30)
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá triệu chứng tiêu hóa (Theo Hội bệnh học tiêu hóa toàn quốc thuộc Hội Y học Trung Hoa) [42] - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá triệu chứng tiêu hóa (Theo Hội bệnh học tiêu hóa toàn quốc thuộc Hội Y học Trung Hoa) [42] (Trang 32)
Bảng 2.3: Cho điểm theo dừi triệu chứng tiờu húa [42] - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 2.3 Cho điểm theo dừi triệu chứng tiờu húa [42] (Trang 33)
Bảng 3.5: Các hình thái viêm trên nội soi - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 3.5 Các hình thái viêm trên nội soi (Trang 39)
Hình thái viêm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Hình th ái viêm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) (Trang 39)
Bảng 3.6: Mức độ viêm trên nội soi - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 3.6 Mức độ viêm trên nội soi (Trang 40)
Bảng 3.9: Tình trạng viêm hoạt động trên mô bệnh học - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 3.9 Tình trạng viêm hoạt động trên mô bệnh học (Trang 41)
Bảng 3.8: Tình trạng viêm mạn tính trên mô bệnh học - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 3.8 Tình trạng viêm mạn tính trên mô bệnh học (Trang 41)
Bảng 3.13: Kết quả điều trị đối với tình trạng viêm mạn tính trên mô bệnh học - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 3.13 Kết quả điều trị đối với tình trạng viêm mạn tính trên mô bệnh học (Trang 44)
Bảng 3.15: Kết quả đối với tình trạng viêm teo trên mô bệnh học - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 3.15 Kết quả đối với tình trạng viêm teo trên mô bệnh học (Trang 45)
Bảng 3.16: Chỉ số huyết học trước và sau điều trị - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 3.16 Chỉ số huyết học trước và sau điều trị (Trang 46)
Bảng 3.17: Chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị - đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp
Bảng 3.17 Chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w