Nghiên cứu về thuốc Kinh hoa vị khang tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp (Trang 26 - 28)

Các nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ KHVK có hiệu quả điều trị rất tốt đối với các loại viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính. Ngoài ra, KHVK còn có tác dụng nhất định trong diệt trừ H.pylori.

Năm 2002, Dương Ngọc Trân và cs nghiên cứu hiệu quả của KHVK với viêm loét dạ dày tá tràng cho thấy các triệu chứng lâm sàng đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, bụng chướng cải thiện đáng kể. Không xuất hiện tác dụng phụ nào trong thời gian dùng thuốc. Tỷ lệ diệt H.pylori sau 4 tuần sử dụng KHVK là 35,29% [39].

Năm 2004, Khương Tuệ Khanh và cs dùng KHVK điều trị VDDMT, sau 1 tuần giảm đau vùng thượng vị tới 88,2%, sau 2 tuần giảm đau vùng thượng vị tới 98,6% [40].

Năm 2004, Đậu Diễm và cs sử dụng KHVK điều trị loét tiêu hóa có

H.pylori, tỷ lệ diệt H.pylori của thuốc là 33,59% [41].

Năm 2005, Trương Tú Cương và cs nghiên cứu “Kết hợp KHVK với liệu pháp bộ ba Omeprazole Enteric trong điều trị VDDMT có H.pylori” cho thấy tỷ lệ diệt H.pylori ở nhóm kết hợp cao hơn hẳn so với nhóm chỉ dùng liệu pháp bộ ba đơn thuần (91,30% so với 69,76%) [38].

Năm 2006, Quý Phong và cs nghiên cứu “So sánh hiệu quả điều trị của KHVK với Famotidine trong điều trị loét hành tá tràng”, tỷ lệ diệt H.pylori là

48,1%, hiệu quả điều trị các triệu chứng lâm sàng là 83,3% [42].

Trên lâm sàng, KHVK thực sự có hiệu quả. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để tìm hiểu cơ chế tác dụng của thuốc.

Năm 2001, Tạ Chấn Gia và cs nghiên cứu trên in vitro, đã chứng minh được viên nang KHVK có tác dụng ức chế mạnh mẽ khuẩn H.pylori, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ 0,024mg/ml đến 0,048mg/ml [43].

Năm 2007, Chu Quốc Cầm và cs nghiên cứu cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày của KHVK, đã chỉ ra rằng KHVK có tác dụng bảo vệ và chống các tổn thương của niêm mạc dạ dày do làm tăng nồng độ của PGE2 và EGF trong niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, thuốc gây ức chế tiết acid dạ dày, tăng lưu lượng máu niêm mạc dạ dày, kích thích bài tiết bicarbonate nên góp phần bảo vệ và sửa chữa biểu mô dạ dày [44].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của kinh hoa vị khang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có hp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w