Mục đích nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hìnhtrong dạy và học Địa lí, bản thân tôi là một giáo viên Địa lí, trực tiếp giảng dạychương t
Trang 1PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Kênh hình trong SGK Địa lí THPT nói chung bao gồm các bản đồ, lược đồ,biểu đồ, sơ đồ và các hình ảnh Bản thân các kênh hình đó không chỉ có tác dụngminh hoạ làm cho sách sinh động hơn, trực quan hơn, mà nó còn nhằm tái tạo, bổsung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọnvẹn Ngoài ra, kênh hình còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạobiểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, nó là một kênh khaithác kiến thức Địa lí rất hữu ích
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT qua nhiều năm cho tôi thấy hầuhết giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy họcĐịa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế Giáo viên chưa khai thác hếtkiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả caotrong 1 tiết giảng dạy còn hạn chế
Mặt khác, do điều kiện thực tế của Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ sởvật chất còn thiếu thốn, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ các nước,châu lục phục vụ cho dạy học Địa lí 11 chưa có nhiều Do đó, để nâng cao hiệu quảgiảng dạy và khắc phục những khó khăn của Nhà trường, bản thân tôi đã nghiên cứurút ra kinh nhiệm cho bản thân để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên Địa lí trongTrường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn
Thực tế, qua một năm triển khai đề tài cho các giáo viên trong bộ môn địa lí ởtrường chúng tôi đã đạt được hiệu quả nhất định Việc vận dụng đề tài vào dạy họcgóp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả cũng như khắc phụcđược những khó khăn chung của Nhà trường khi mà thiết bị dạy học còn hạn chế
2 Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.
2 1 Mục đích nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hìnhtrong dạy và học Địa lí, bản thân tôi là một giáo viên Địa lí, trực tiếp giảng dạychương trình Địa lí 11, tôi vận dụng các phương pháp dạy học để khai thác có hiệuquả kênh hình trong SGK vào dạy học Địa lí 11 ban cơ bản
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rènluyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên; Cũng như góp phần tạo hướng thú mônhọc, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh
Trang 22.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Thực tế giảng dạy của bản thân theo chương trình Địa lí 11 ban cơ bản và cácgiáo viên Địa lí trong việc giảng dạy
- Các kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 ban cơ bản
Trang 3PHẦN II NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
Trong cấu trúc của sách giáo khoa Địa lí nói chung và sách giáo khoa Địa lí 11nói riêng gồm 2 phần là kênh chữ và kênh hình Kênh chữ và kênh hình luôn đảmbảo tỉ lệ hợp lí giữa lí thuyết và thực hành Mỗi thành phần thực hiện một số chứcnăng nhất định Kênh chữ (bài viết) là thành phần cơ bản của SGK có liên hệ vớithành phần ngoài bài viết Bài viết Địa lí trong SGK thường mang tính chất giải thíchminh hoạ và bao gồm các lí thuyết, giải thích, mô tả và các chỉ dẫn Những thànhphần ngoài bài viết của SGK có ý nghĩa về mặt phương pháp và kiểm tra đối với họcsinh Trong SGK còn có hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm giúp học sinh nắm vữngkiến thức, thiết lập các mối liên hệ và phụ thuộc, vận những kiến thức đã học vàothực tế cuộc sống Các câu hỏi bài tập giúp học sinh định hướng hoạt động tư duy củahọc sinh trong quá trình nắm vững tài liệu mới
Việc thực hiện các bài tập và câu hỏi trong SGK đòi hỏi học sinh phải dựa vàocác nguồn kiến thức khác nhau, đó là kênh hình như biểu đồ, bản đồ, lược đồ, sơ đồtranh ảnh các kênh hình minh hoạ không chỉ có tác dụng cụ thể hoá bài viết mà còn
là nguồn gây hứng thú đối với học sinh
Như vậy, kênh hình trong sách giáo khao Địa lí gồm nhiều loại là bản đồ, lược
đồ, biểu đồ, các bảng số liệu và tranh ảnh Mỗi một loại có những cách thể hiện khácnhau nhưng đều cùng một mục đích là truyền đạt các kiến thức đến người học và rènluyện kỹ năng cho học sinh
2 Vai trò của kênh hình trong SGK Địa lí
Kênh hình góp phần hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩ năng
Kênh hình giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Giúp cho giáo viên hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng.Ngoài ra nó còn hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, và thiết kế bài dạy
3 Một số yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí
Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về nội dung vàphương pháp được quy định trong chương trình giáo dục
Trang 4Tập trung vào việc sử dụng kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế dùngtheo cách minh hoạ kiến thức.
Để có thể sử dụng tốt kênh hình Giáo viên cần:
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh hình đểhiểu rỏ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mớicùng học sinh tiếp xúc với kênh hình
- Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồngthời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình
- Khi sọan bài cũng như khi lên lớp, Giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câuhỏi, bài tập tương đối chính xác rỏ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hìnhnhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từngloại phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tưduy
II KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH SGK TRONG DẠY HỌC ĐỊA
LÍ 11
1 Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
Chương trình Địa lí 11 gồm hai phần chính là Khái quát nền kinh tế - xã hội thếgiới và phần Địa lí khu vực và quốc gia Sách giáo khoa Địa lí 11 được tập thể cáctác giả biên soạn một cách công phu với hệ thống kênh hình phong phú và tiêu biểu,
nó đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa kênh chữ và kênh hình Nội dung kênh hình phong phú,
đa dạng nên học sinh đã có nhiều hứng thú hơn khi học bộ môn này
Hệ thống kênh hình SGK Địa lí 11 có thể khái quát thành các nhóm gồm có:
- Hệ thống bản đồ, lược đồ: 30 cái, chủ yếu ở phần Địa lí các quốc gia, một sốkhu vực trên thế giới Hệ thống bản đồ gồm có bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư và cảbản đồ kinh tế - xã hội của các nước, châu lục
- Biểu đồ Địa lí cũng đầy đủ các dạng nhưng tập trung chủ yếu là biểu đồ tròn,cột, miền với 10 biểu đồ; thể hiện cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu và so sánh sự pháttriển của các hiện tượng kinh tế xã hội của các nước
- Hệ thống tranh ảnh nhiều hơn cả với 33 tranh ảnh; đây là những hình ảnh rấtsinh động, thể hiện được những đặc trưng cả về tự nhiên, dân cư, kinh tế của cácnước và khu vực
Trang 5- So với chương trình Địa lí lớp 10 thì chương trình Địa lí 11 ít sơ đồ hơn nhiềuchỉ với 7 sơ đồ Sơ đồ cũng gồm nhiều loại như sơ đồ cấu trúc, sơ đồ lôgic và sơ đồđịa đồ học.
Ngoài ra, sách giáo khoa Địa lí 11 gồm có rất nhiều bảng số liệu thống kê vàcác bảng kiến thức Bảng số liệu thống kê, bảng kiến thức bản thân nó vừa là kênhchữ, vừa là kênh hình chứa đựng nhiều kiến thức Địa lí, đặc biệt là các bảng số liệuthống kê, nó cũng là một dạng kiến thức tương tự các biểu đồ Địa lí
Như vậy, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 có nhiều nhómkhác nhau gồm nhóm bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh và các bảng số liệu Đề tàitập trung vào các phương pháp khai thác hiệu quả hệ thống bản đồ, lược đồ, biểu đồ
và tranh ảnh để đạt hiệu quả cao trong dạy học Địa lí 11
2 Cách sử dụng kênh hình SGK trong dạy học Địa lí
Như chúng ta đã biết kênh hình vừa có chức năng minh họa vừa có chức năngnguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tối đa các chức năngcủa kênh hình, giáo viên có thể sử dụng theo 2 cách sau:
Thứ nhất, sử dụng kênh hình để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài học:
Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần nội dungcủa kênh chữ trình bày, giáo viên xác định trên bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh… để họcsinh thấy rõ sự phân bố của các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ nhân quả đia lí
Ví dụ: Khi dạy bài 6 Địa lí 11: Hợp chúng quốc Hoa Kì, tiết 1 Tự nhiên và dân
cư, ở mục I – Lãnh thổ và vị trí Địa lí: Khi trình bày lãnh thổ rộng lớn gồm 3 bộ phận
GV cần khai thác hình 6.1 trang 37 để xác định cho học sinh 3 vùng lãnh thổ đó Tuynhiên, hình 6.1 chưa thể hiện rõ do đó chúng ta yêu cầu học sinh sử dụng bản đồ cácnước trên thế giới (trang 4 và 5) sẽ thấy rất rõ 3 bộ phận này, từ đó học sinh rút rađược 3 bộ phận này nằm tách biệt nhau
Thứ hai, Giáo viên sử dụng kênh hình như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám
phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Bằng cách đó, giáo viên hình thành
và rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc lược đồ, bản đồ, phân tích biểu đồ vàtranh ảnh
Ví dụ: Khi dạy bài 3 – Một số vấn đề mang tính toàn cầu, ở mục 2 – Ô nhiễmnguồn nước ngọt, biển và đại dương: Phần ô nhiễm biển và đại dương, giáo viên chohọc sinh quan sát hình 3 (trang 15 SGK) và trả lời câu hỏi: Dựa vào hình 3 hãy chobiết nguyên nhân của ô nhiễm biển và đại dương? Từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề
Trang 6này? HS sẽ nghiên cứu hình 3 rút ra được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ônhiễm môi trường biển và đại dương là do vận chuyển dầu trên biển Giải pháp làphải đảm bảo an toàn giao thông đường biển…
3 Khai thác hiệu quả kênh hình sách giáo khoa trong dạy học Địa lí 11 ban cơ bản
3.1 Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ
Sách giáo khoa Địa lí 11 gồm có 29 bản đồ trong 12 bài và một bản các nướctrên thế giới ở trang 4 và 5 Đây là loại thông tin rất trực quan mô tả về vị trí của lãnhthổ, các điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư, kinh tế của mỗi đơn vị lãnh thổ
Nói về kênh hình SGK thì bản đồ như một người “anh cả” có vai trò và ý nghĩaquan trọng trong dạy và học Trước hết vì nó là kiến thức được “lý giải” bằng đườngnét cụ thể nhất và được ví như SGK thứ hai trong tay người học và người dạy Cácbản đồ, lược đồ SGK giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu
Để khai thác hiệu quả bản đồ, lược đồ trước tiên giáo viên phải nắm vững kiếnthức và kỹ năng về bản đồ như xác định phương hướng, hiểu hệ thống kí hiệu củabản đồ thông qua bảng chú giải và màu sắt Đó là những kiến thức cơ bản để giáoviên và học sinh tiếp cận với bản đồ
Kỹ năng bắt nguồn từ tri thức nên muốn dạy cho học sinh các kỹ năng đọc,hiểu và vận dụng bản đồ thì phải dạy các kiến thức tối thiểu về bản đồ Tri thức giúphọc sinh giải mã các kí hiệu bản đồ và xác lập các mối quan hệ giữa chúng Từ đóhọc sinh phát hiện các kiến thức Địa lí mới ẩn chứa trong bản đồ, lược đồ
Giáo viên phải nắm các bước đọc bản đồ, quan sát phân tích để rút ra các nhậnxét về các đối tượng, sự vật và các hiện tượng Địa lí sâu sắc hơn Để sử dụng hiệuquả nó có các bước sau:
Bước 1: Cần xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ là gì, từ
đó sẽ đưa ra được cách sử dụng hợp lý
Bước 2: Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức Địa lí được thể hiện trên lược
đồ, bản đồ như: Tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, màu sắc,…
Bước 3: Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng bản
đồ, lược đồ trong tiến trình bài dạy Chúng ta biết rằng trong sách giáo khoa Địa líkhông phải lúc nào kênh chữ và kênh hình cũng khớp nhau nghĩa là có thể phần kênhchữ ở trang này nhưng bản đồ vì chiếm diện tích lớn nên tác giả lại bố trí ở trang sau
Trang 7Hoặc là một bản đồ có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau Do đó, xác định đượcthời điểm để khai thác đóng một vai trò rất quan trọng.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ, bản đồ hoặc dùng phươngphám đàm thoại để cùng học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ, lược đồ Giáo viênphải xây dựng được hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ,lược đồ và cũng chuẩn bị các đáp án để chuẩn kiến thức, sửa các lỗi cho học sinh
Để sử dụng hiệu quả bản đồ, giáo viên phải biết phối hợp khai thác các bản đồtreo tường hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục (thường gọi là Atlat thế giới)hoặc phóng to các hình trong sách giáo khoa Do đó, ngoài quy trình trên, để đảm bảotính sư phạm, khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên không nên dùngtay mà phải dùng que chỉ, tư thế chếch nghiêng, chỉ hệ thống sông từ thượng lưuxuống hạ lưu, xác phạm vi một lãnh thổ nào đó thì phải khoanh tròn lại, xác địnhđỉnh núi thì chỉ có một điểm Trước khi trình bày bao giờ cũng phải giới thiệu tênbản đồ, lược đồ Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên là hết sức quan trọng Trong quátrình khai thác cần chú ý đến đối tượng học sinh và thời gian giờ giảng
Ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Dạy bài 1, mục I: Sự phân chia các nhóm nước Giáo viên giúp học
sinh khai thác hình 1 với hệ thống câu hỏi như sau:
- Quan sát hình 1 hãy nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thếgiới theo mức GDP bình quân đầu người? Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chúgiải phía dưới: GDP/người chia làm 4 mức và dựa vào màu sắc để đối chiếu với bản
đồ, từ đó tìm ra kiến thức
- Học sinh quan sát và rút ra được:
+ Những nước có mức GDP/người cao (những nước phát triển) phân bố ở Bắc
Mĩ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Liên Bang Nga
+ Những nước có mức GDP/người thấp (những nước đang phát triển) phân bốchủ yếu ở Châu Phi, Châu Á, một số nước ở Mĩ La tinh
Ví dụ 2: Bài 5
Tiết 1, mục I: Một số vấn đề về tự nhiên (Châu Phi)
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: Quan sát hình 5.1 hãy
- Xác định vị trí Địa lí của Châu Phi (tiếp giáp những biển, đại dương nào,châu lục nào)
- Xác định đường xích đạo, chí tuyến qua Châu Phi
Trang 8Từ những hình dạng lãnh thổ, vị trí đường xích đạo chạy ngang cùng với haiđường chí tuyến Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2 về hoang mạc Xa-ha-
ra để giúp học sinh trả lời được câu hỏi SGK: Dựa vào hình 5.1 và hiểu biết của bảnthân, cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của Châu Phi
Qua ví dụ này ta thấy, nếu để học sinh quan sát hình 5.1 thì chưa đủ để rút rađặc điểm khí hậu, cảnh quan vì trên bản đồ không có chú giải về các đới, các kiểu khíhậu của Châu Phi
Tiết 2: Khu vực Mĩ La tinh
Với bản đồ hình 5.3 giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh xem chú giải sẽ rút
ra được cảnh quan chính và các loại tài nguyên của Mĩ La tinh
Tuy nhiên, để học sinh thấy rõ các loại tài nguyên GV cần nêu thêm các câuhỏi phụ như: Mĩ La tinh có đường biển dài, giáp hai đại dương lớn nên có thuận lợigì? Biển đã mang lại các nguồn lợi (tài nguyên) gì? Cảnh quan rừng, thảo nguyên thì
Ví dụ 3: Khi dạy về Địa lí khu vực và quốc gia, hệ thống bản đồ có đặc điểm
chung là bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư và bản đồ kinh tế được trình bày theo tuần tựgần như giống nhau ở các bài, do đó chúng ta phải rèn luyện cho học sinh trình tựđọc các bản đồ này, cụ thể:
- Với bản đồ tự nhiên: Luôn trình bày ở phần đầu mỗi quốc gia (trừ Liên minh
Châu Âu EU và ÔXtrâylia) Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác các bản đồ tựnhiên theo hệ thống câu hỏi như sau:
+ Để xác định vị trí Địa lí của quốc gia, khu vực giáo viên cho học sinh trả lờicác câu hỏi: Phạm vi tiếp giáp của quốc gia, khu vực đó: Phía Bắc, phía Nam, PhíaTây, phía Đông giáp những nước, biển hay đại dương nào? Giáo viên gợi ý cho họcsinh quan sát hệ thống kinh vĩ tuyến rút ra tọa độ Địa lí của quốc gia, khu vực cần tìmhiểu Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí Địa lí đối với phát triển kinh tế của quốc gia, khuvực đó
Trang 9+ Để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên giáo viên phải hướngdẫn học sinh quan sát chú giải xem có những loại tài nguyên nào, chú ý đến tàinguyên khoáng sản, rừng, đất, nước Hầu hết các quốc gia trong chương trình Địa lí
11 đều là các quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nên thiên nhiên phân hóa đa dạng Giáoviên phải xác định cho học sinh các ranh giới phân chia các vùng, miền của mỗi quốcgia: Hoa Kì (phần trung tâm Bắc Mĩ) chia thành 3 vùng là phía tây, vùng trung tâm
và phía đông, ranh giới của các vùng này là dãy Coóc-đi-e ở phía tây và A-pa-lat ởphía đông; Liên Bang Nga lãnh thổ rộng lớn địa hình chia làm 2 phần rõ rệt mà ranhgiới là sông Ê-nit-xây; Trung quốc cũng chia làm 2 miền đông và tây với ranh giới làkinh tuyến 1050Đ; Khu vực Đông Nam Á thì chia làm 2 bộ phận là Đông Nam Á lụcđịa và Đông Nam Á biển đảo
Để khai thác hiệu quả kênh hình trong các nội dung trên giáo viên nên xâydựng các phiếu học tập để học sinh so sánh giữa các vùng, miền về đặc điểm khí hậu,địa hình, các loại tài nguyên đất, khoáng sản
- Với các bản đồ dân cư: chủ yếu trình bày về sự phân bố dân cư của mỗi
nước, mỗi khu vực Khai thác hiệu quả các bản đồ này theo hướng như sau: cho họcsinh quan sát các mức phân chia mật độ dân số của quốc gia, khu vực đó Sau đó yêucầu học sinh xác định các vùng có mật độ dân số đông, mật độ dân số thưa, vì saodân số lại phân bố như vậy? Giáo viên có thể gợi ý dựa vào điều kiện tự nhiên, lịch
sử, điều kiện kinh tế-xã hội để giải thích, từ đó rút ra thuận lợi, khó khăn gì đối vớiphát triển kinh tế
Ví dụ: với hình 8.4 phân bố dân cư của Liên Bang Nga theo các bước sau:+ Quan sát hình 8.4 hãy nhận xét sự phân bố dân cư LB Nga?
+ GV hướng dẫn học sinh quan sát bảng chú giải, điều đầu tiên dễ nhận ra là
LB Nga có mật độ dân số thấp
+ Sau khi học sinh nhận xét được dân số LB Nga phân bố chủ yếu ở phía Tây(đồng bằng Đông Âu) với mật độ trên 10 người/km2 và trên 25 người/km2 , dải p phíaNam của Xibia dân cư cũng tương đối đông hơn Còn phần lớn lãnh thổ ở phía đông(Bắc Á) kể cả đồng bằng Tây Xia bia có mật độ dân số rât thấp (dưới 1 người/km2).Nguyên nhân chủ yếu là do phần phía Tây và phía Nam có khí hậu ấm hơn còn phầnphía Đông (từ dãy U ran về phía đông) dân số thưa thớt vì khí hậu ôn đới lục địa vàcận cực lạnh giá, khắc nghiệt
Trang 10+ Từ đó, học sinh rút ra được những khó khăn trong khai thác tài nguyên đặcbiệt là vùng phía đông thiếu lao động
Tương tự với hình 10.4 về sự phân bố dân cư Trung Quốc cũng khai thác theocác bước như vậy: Dân cư cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Đôngvới mật độ rất cao từ phổ biến từ 51-100 người/km2 và trên 100 người/km2, còn phíaTây thì mật độ dưới 1 người/km2
- Với các bản đồ về kinh tế: thể hiện sự phân bố theo không gian các ngành
nông nghiệp, công nghiệp Để khai thác các bản đồ này, giáo viên hướng dẫn họcsinh quan sát các kí hiệu (tượng hình) và màu sắc trên bản đồ nông nghiệp và cácvòng tròn thể hiện các trung tâm công nghiệp để xác định được cơ cấu ngành nôngnghiệp, công nghiệp của mỗi quốc gia, sự phân bố sản xuất của các ngành Dựa vàokiến thức đã học (về tự nhiên, dân cư) để giải thích nguyên nhân sự phân bố đó
Ví dụ: Hình 10.8 và 10.9 về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệpTrung Quốc, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi:
+ Dựa vào hình 10.8 hãy xác định các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn
và lớn? Cơ cấu ngành của mỗi trung tâm? Các trung tâm công nghiệp phân bố củ yếu
ở miền nào? Tại sao có sự phân hóa rõ rệt giữa miền Đông với miền Tây như vậy?
+ Dựa vào hình 10.9 hãy trình bàu các vùng nông nghiệp chính của TrungQuốc? Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông vàmiền Tây?
Như vậy hệ thống bản đồ trong Địa lí 11 có những đặc điểm giống nhau vềcách trình bày về các quốc gia, giáo viên cần khai thác tốt từng bản đồ ở mỗi bài, đặcbiệt là các bản đồ bắt đầu từ các quốc gia đầu tiên như Hoa Kì, LB Nga từ đó giáoviên sẽ tạo được thói quen và trình tự khai thác bản đồ khi học về các nước sau nhưNhật Bản, Trung Quôc, khu vực Đông Nam Á và Ôxtrâylia
3.2 Khai thác kiến thức từ các biểu đồ
Địa lí 11 có chỉ có 10 biểu đồ trong đó nhiều nhất là biều đồ cột gồm biểu đồ(cột đơn, cột gộp nhóm, thanh ngang dạng tháp tuổi ), biểu đồ tròn, biểu đồ miền.Đây là các dạng biểu đồ quen thuộc của chương trình Địa lí THPT, mỗi loại biểu đồ
có chức năng thể hiện nhưng do đặc tính riêng của mình mỗi loại biểu đồ có khảnăng biểu hiện một đặc điểm nào đó của đối tượng như:
Biều đồ cột có nhiều ưu điểm trong việc thể hiện so sánh các sự vật, hiệntượng, biểu hiện số lượng, tình hình phát triển của sự vật, hiện tượng
Trang 11Với biểu đồ tròn thể hiện rõ về quy mô và cơ cấu của sự vật hiện tượng.
Để thể hiện tốt nhất sự chuyển dịch cơ cấu thì biểu đồ miền là dạng biểu đồ tốiưu
Dù dưới dạng biểu đồ nào thì giáo viên cũng cần tập trung vào việc giúp họcsinh rút ra được những kiến thức chứa đựng trong biểu đồ Từ đó hình thành và rènluyện cho học sinh kỹ năng sử dụng biểu đồ cũng như cách xây dựng các biều đồ đó
- Để khai thác tốt các kiến thức từ các biểu đồ cần lưu ý:
+ Nhận xét biểu đồ từ cái tổng quát đến cụ thể
+ Nhận xét phải có số liệu chứng minh (kèm theo năm)
+ Có thể tính số lần tăng (số sau chia số trước) hoặc số lần giảm (trước chiasau) hoặc giá trị tăng (sau trừ trước) hoặc giá trị giảm (trước trừ sau) để đưa ra nhậnxét được rõ ràng
+ Cần chú ý đến các giá trị tăng hay giảm đột ngột và dựa vào các mốc thờigian để giải thích sự thay đổi đó
+ Nhận xét thường đi kèm với giải thích nguyên nhân, do đó giáo viên phảiđịnh hướng cho học sinh dựa vào những kiến thức nào, những hiểu biết của bản thânnhư thế nào để giải thích được
Ví dụ 1: Dựa vào hình 5.4 hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh
trong giai đoạn 1985-2004
Đây là biểu đồ cột nên giáo viên cho học sinh quan sát hình với giá trị trên trụctung, so sánh độ cao các cột để nhận xét giai đoạn 1985-2004 các nước Mĩ La tinh cótốc độ tăng trưởng năm nào cao, năm nào thấp, có thể chia làm những giai đoạn nàohay không?
Học sinh làm việc và rút ra được khu vực Mĩ La tinh có tốc độ tăng trưởngkhông ổn định Giáo viên cần định hướng cho học sinh không nhận xét là tốc độ tăngGDP ngày càng tăng, tăng từ 2,3% lên 2,9% và 6,0% mà xen kẽ giữa các năm có tốc
độ cao lại có những năm rất thấp (0,5%) Điều đó chứng tỏ kinh tế tăng trưởng không
ổn định
Giáo viên nêu câu hỏi: dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích nguyên nhân?Học sinh dựa vào phần kênh chữ để trả lời câu hỏi này
Ví dụ 2: Hình 5.8.