1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng kĩ thuật tư duy 5w1h trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10

16 2,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

- Sau khi dạy xong bài số 2 – Xã hội nguyên thủy tiết PPCT-2, tôi dành thời gian khoảng 5 phút giới thiệu về Kỹ thuật tư duy 5W1H và ra một bài tập cho học sinh về nhà tìm hiểu trước về

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở thực tế:

Có lẽ trong những năm gần đây, môn Lịch sử là môn học gây xôn xao dư luận xã hội nhiều nhất, bởi đơn giản điểm thi môn Lịch sử trong các kì thi Tốt nghiệp THPT (nếu được chọn thi) hay thi Đại học và Cao đẳng thường rất thấp, thậm chí có hàng ngàn “sĩ tử” thi Đại học, Cao đẳng có điểm thi môn Lịch sử là con số “không” Không những thế, khi được hỏi đa số học sinh đều “sợ” môn Lịch sử Chính vì tâm lí “sợ” môn Lịch sử làm cho các em cảm thấy chán nản, không muốn học, hoặc nếu học chỉ là học đối phó, “học vẹt”, kiến thức không thể khắc sâu hoặc “học xong lại trả cho thầy” Cứ như thế, tâm lí đó theo các em đến hết lớp 12 Kết quả là điểm thi qua các kì thi của môn Lịch sử thường rất thấp

Vậy làm thế nào để các em không còn “sợ” môn Lịch sử, thích môn Lịch

sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử? Đó là vấn đề không chỉ là của người thầy, người trò mà còn là vấn đề của toàn ngành và toàn

xã hội

Đó chính là lí do, trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã kêu gọi đổi mới và đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Tầm quan trong của việc đổi mới phương pháp được ngành giáo dục chính thức đưa vào nội dung nhiệm vụ năm học của các nhà trường phổ thông Chủ trương đó được

sự hưởng ứng rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo với các hình thức phong phú và

đa dạng

Chủ trương của Bộ GD-ĐT đã được Sở GD-ĐT quán triệt từng năm học, đến từng đơn vị giáo dục và đặc biệt trong hè năm học 2007-2008 đã tổ chức triển khai tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, theo góc, theo dự án, hợp đồng, KWL…

Sau thời gian nghiên cứu và ứng dụng vào dạy học thực tiễn trong nhà

Trang 2

phát huy được tính tích cực, hứng thú và tự học của học sinh Một trong số đó là

sử dụng Sơ đồ tư duy Trong Sơ đồ tư duy lại có Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H

-thường gọi là Kĩ thuật tư duy 5W1H (Dạy và học tích cực, một số phương pháp

và kĩ thuật dạy học tích cực của nhà xuất bản Đại học sư phạm, trang 71)

Theo đó, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H là kĩ thuật đặt câu hỏi bằng 6 dạng

câu hỏi viết tắt bằng tiếng Anh(Câu hỏi là gì – What? Hỏi khi nào – When? Hỏi

ai – Who? Hỏi ở đâu – Where? Hỏi tại sao – Why? Và hỏi như thế nào – How?).

Có thể nói, Kĩ thuật tư duy 5W1H là dạng Sơ đồ tư duy đặc biệt và có khả năng ứng dụng cao đối với nhiều môn học trong đó có bộ môn Lịch sử

Kĩ thuật tư duy 5W1H (gọi tắt là Sơ đồ 5W1H) thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng một cách đúng đắn, khéo léo và thông minh Trong quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh trả lời được 6 câu hỏi theo sơ đồ trên đây, coi như đã gần như hoàn thành được yêu cầu kiến thức

Lịch sử thế giới lớp 10” làm đề tài sáng kiến, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng

dụng của mình trong năm học 2012-2013, để trao đổi với đồng nghiệp, đồng thời qua đó giúp đề tài được sử dụng hiệu quả hơn và phổ biến rộng hơn

2 Cơ sở lí luận

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung

ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được

Trang 3

cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999)

Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Như vậy, đổi mới PPDH là việc dạy học phải “lấy học sinh làm trung

tâm” nhằm mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể

chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì:

“Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển”

Sơ đồ tư duy nói chung và Sơ đồ 5W1H nói riêng là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích

cực

Như vậy, việc sử dụng Sơ đồ 5W1H là một trong những biênh pháp cụ thể

để đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”.

II NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm đến những nội dung bài học phù hợp với sơ

đồ và có thể mang lại hiểu quả cao nhất trong quá trình dạy học Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Nhất là trong bối cảnh, nhà trường đang còn thiếu thốn rất nhiều phương tiện, thiết bị dạy học

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được hiệu quả, giáo viên phải thực hiện được các nhiệm vụ như

sau:

Trang 4

- Nhiệm vụ 1: Khảo sát về nhận thức và khả năng sử dụng Sơ đồ 5W1H của học

sinh

- Nhiệm vụ 2: Từng bước giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm quen với Sơ đồ

5W1H và áp dụng đề tài trong một số dạng nội dung bài học cụ thể

- Nhiệm vụ 3: Đưa ra tính hiệu quả và ưu việt của đề tài khi áp dụng trong quá

trình lên lớp

3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Trong năm học 2012-2013, chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 4 năm học 2012-2013, khảo sát đối tượng

+ Giai đoạn 2: Từ tuần 5 đến tuần 33 năm học 2012-2013, tiến hành các giải pháp, kiểm tra, lấy số liệu thống kê, hoàn thành đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Tiến hành nghiên cứu ở học sinh 10A1 và 10A4 - Chương trình cơ bản

- Các bài học có nội dung về: diễn biến của chiến tranh, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, các cuộc phát kiến Địa lí, các tổ chức chính trị cách

mạng…

5 Các giải pháp cụ thể

5.1/ Nghiên cứu thực trạng

- Trong quá trình dạy những tuần đầu tiên, tôi tiến hành thăm dò khảo sát hiểu biết của học sinh về Sơ đồ 5W1H, kết quả là 100% học sinh cho hay chưa từng tiếp xúc với dạng sơ đồ này ở cấp THCS

- Sau khi dạy xong bài số 2 – Xã hội nguyên thủy (tiết PPCT-2), tôi dành

thời gian khoảng 5 phút giới thiệu về Kỹ thuật tư duy 5W1H và ra một bài tập

cho học sinh về nhà tìm hiểu trước về một nội dung trong bài số 3 – Các quốc

gia cổ đại phương Đông như sau: Hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về Cổng

I-sơ-ta thành Ba-bi-lon hoặc Kim tự tháp bất kì ở Ai Cập thời cổ đại bằng Sơ đồ 5W1H với 6 gợi ý: Xây dựng khi nào? Xây dựng ở đâu? Ai là người cho xây

Trang 5

dựng? Xây dựng để làm gì? Được xây dựng như thế nào? Tại sao có thể xây dựng được công trình đó?

Sau khi học xong bài số 3, tôi yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm của mình thì hầu hết các em chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra

Vậy trước tình hình đó, để các em học sinh được làm quên với kĩ thuật dạy học mới ngay từ đầu cấp học và góp phần tăng hứng thú học tập bộ môn Lịch sử

ở trường THPT nói chung và trường THPT Phan Bội Châu nói riêng tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp như dưới đây

5.2/ Áp dụng các giải pháp

5.2.1 Các biện pháp chung

những dạng nội dung bài học khác nhau: có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và củng cố kiến thức và giao bài tập về nhà; giáo viên cũng có thể sử

tranh, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, các cuộc phát kiến Địa lí….

- Giáo viến có thể sử dụng Sơ đồ 5W1H theo nhiều cách khác nhau:

+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ bằng cách vẽ Sơ đồ 5W1H, theo các gợi ý sau đó kiểm tra bài cũ bằng sơ đồ

+ Sử dụng Sơ đồ 5W1H để khai thác trực tiếp nội dung bài học ở trên lớp + Dùng Sơ đồ 5W1H để minh họa cho nội dung

+ Sử dụng Sơ đồ 5W1H với mục đích củng cố kiến thức

- Có thể tóm tắt một số bước dạy học trên lớp với Sơ đồ 5W1H:

Bước 1: Học sinh lập Sơ đồ 5W1H theo gợi ý của giáo viên.

Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,

thuyết minh về Sơ đồ 5W1H mà nhóm mình đã thiết lập

Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thành Sơ đồ 5W1H về

kiến thức của bài học đó Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học

Trang 6

Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một Sơ đồ 5W1H mà giáo viên đã

chuẩn bị sẵn hoặc một Sơ đồ 5W1H mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó

- Cho học sinh làm quen với Sơ đồ 5W1H, đây là bước rất quan trọng với học sinh khối 10 trường THPT Phan Bội Châu, bởi lẽ hầu như các em chưa được tiếp xúc với Sơ đồ này Trong quá trình dạy học các bài học đầu tiên, giáo viên nêu 6 sẽ là người vẽ Sơ đồ 5W1H với 6 dạng câu hỏi tương ứng 6 từ viết tắt tiếng Anh

Ví dụ: Khi tìm hiểu về Bài 4- Các quốc gia cổ đại phương Tây, giáo viên

yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước về Đền Pác-tê-nông và Đấu trường ở Rô-ma

theo các câu hỏi sau: Công trình đó được xây dựng khi nào (When)? Ở đâu

(Where)? Do ai (Who)? Được xây dựng như thế nào (How)? Đặc điểm nổi bật

là gì (What)? Vì sao lại xây dựng (Why)? Qua việc tìm hiểu và trả lời về các câu

hỏi trên có nghĩa là học sinh đã tìm hiểu được những nét cơ bản nhất về các công trình này Mặt khác, qua đó khi học bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 6 câu hỏi cho trước và giáo viên kết hợp vẽ Sơ đồ 5W1H lên bảng để các em làm quen với kĩ thuật dạy học này

- Sau những bài đầu tiên chỉ yêu cầu học sinh trả lời 6 dạng câu hỏi kết hợp với viêc vẽ Sơ đồ 5W1H tương ứng, ở những bài tiếp theo có nội dung có thể sử dụng sơ đồ, giáo viên sẽ cho học sinh hoạt động vẽ sơ đồ

5.2.2 Các nội dung bài cụ thể

a/ Vương quốc Campuchia và Lào:

Khi dạy bài 9-Vương quốc Campuchia và Lào, giáo viên cũng có thể sử

dụng Sơ đồ 5W1H để khai thác nội dung của bài Tùy theo mục đích khai thác của giáo viên mà có thể sử dụng ở những thời điểm khác nhau

Cách 1: Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các

nào? Quá trình phát triển của VQ diễn ra như thế nào? Tại sao lại trở thành

Trang 7

thuộc địa của TD Pháp vào cuối thế kỉ XIX? Đặc trưng văn hóa là gì? (Phụ lục

1)

Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã

chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên

Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ

đồ 5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh

b/ Các cuộc phát kiến Địa lí

Đối với dạng bài về các cuộc phát kiến địa lí, trong chương trình Lịch sử

lớp 10 chỉ có bài duy nhất có nội dung này là “Bài số 11- Tây Âu thời hậu kì

trung đại” Khi dạy bài này, GV khai thác Sơ đồ 5W1H theo các cách như sau:

Cách 1: Hướng dẫn cho học sinh về nhà vẽ sẵn Sơ đồ 5W1H để trả lời các

câu hỏi như sau: Tại sao thự hiện các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến

diễn ra ở đâu ? Bắt đầu từ khi nào? Ai là người thực hiện các cuộc phát kiến? Các cuộc phát kiến diễn ra như thế nào? Các cuộc phát kiến để lại hệ quả gì ?

(Phụ lục 2)

Trang 8

Trong quá trình dạy bài mới, GV có thể chia lớp hoạt động theo nhóm, thảo luận và hoàn thành sơ đồ chung, sau đó dán (hoặc chiếu) sơ đồ của nhóm, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày; các nhóm có thể thảo luận bổ sung

Cuối cùng giáo viên dán (hoặc chiếu) sơ đồ đã chuẩn bị trước để củng cố kiến thức học sinh

Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã

chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên

Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ sơ đồ

5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh

c/ Các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản

Đối với dạng nội dung bài dạy này, trong chương trình Lịch sử lớp 10 thì tương đối nhiều và nhìn chung tất cảc các nội dung như trên đều có thể thực hiện được bằng Sơ đồ 5W1H và tương đối hiệu quả

Khi dạy về dạng bài này giáo viên định hướng cho các em học sinh về 6

câu hỏi cần phải trả lời đó là: Tại sao cách mạng bùng nổ? Cuộc cách mạng bắt

đầu từ đâu? Cuộc cách mạng bùng nổ khi nào? Ai là người lãnh đạo? Cuộc cách mạng diễn ra như thế nào? Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì?

Trang 9

Có thể tùy vào thời lượng chương trình, nội dung chương trình và mục đích sử dụng của giáo viên, giáo viên có thể khai thác Sơ đồ 5W1H ở các khâu lên lớp khác nhau thời điểm (yêu cầu học sinh vẽ tại lớp hoặc bài tập về nhà hoặc giáo viên vẽ sẵn và chỉ giới thiệu cho học sinh) Cứ như vậy, khi nhắc tới nội dung về các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng tư sản, các em học sinh sẽ liên tưởng ngay tới 6 câu hỏi với 6 chữ cái tiếng Anh

Ví dụ: Khi dạy bài 29- Cách mạng Tư sản Anh (Phụ lục 3)

Do nội dung của bài ngắn, giáo viên có thể khai thác bằng Sơ đồ 5W1H như sau:

Bước 1: yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và lập Sơ đồ 5W1H để trả

lời được các câu hỏi như sau: Tại sao cuộc cách mạng tư sản lại bùng nổ sớm ở

nước Anh? Cuộc cách mạng bùng nổ khi nào? Bắt đầu từ đâu? Ai là người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh? Cách mạng diễn ra như thế nào? Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì đối với nước Anh?

Bước 2: Yêu cầu đại diện một số tổ lên trình bày kết quả làm việc của

nhóm

Bước 3: Các tổ thảo luận và cho ý kiến bổ sung để sơ đồ được hoàn chỉnh.

Trang 10

Bước 4: Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn và kết

hợp giới thiệu một số kiến thức cần thiết

d/ Các tổ chức chính trị, cách mạng

Khi dạy về các dạng bài có nội dung này (Đồng minh những người cộng sản, Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai…), giáo viên phải hình thành cho học sinh

6 câu hỏi cần phải trả lời khi các em vẽ Sơ đồ 5W1H: Tại sao được thành lập?

Thành lập khi nào? Thành lập ở đâu? Ai là người thành lập? Hoạt động như thế nào? Có vai trò, ý nghĩa gì?

Như vậy, khi yêu cầu các em trả lời về một tổ chức nào đó thì trong đầu các em sẽ hình dung sẽ có 6 câu hỏi hiện ra cần được giải quyết

Ví dụ: Khi dạy bài 37- Mác và Ăng-ghen Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội

khoa học, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ 5W1H tương tự như tìm hiểu về cuộc

cách mạng tư sản:

Cách 1: Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các

Thành lập ở đâu? Thành lập khi nào? Ai là người chủ trương thành lập? Hoạt động như thế nào? Sự thành lập và hoạt động của tôt chức có vai trò, ý nghĩa gì?

Trang 11

Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã

chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên

Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ

đồ 5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh

e/ Một số nội dung khác

Ngoài các nội dung đã trình bày ở trên, trong quá trình dạy môn Lịch sử

thế giới lớp 10, giáo viên cũng có thể sử dụng Sơ đồ này để khai thác một số nội dung khác, như: tìm hiểu về về một nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc một thành tựu nào đó… Tuy nhiên với những nội dung này, chủ yếu là giáo viên chỉ yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu theo sơ đồ dưới dạng bài tập về nhà

Ví dụ: Trước khi dạy bài 5- Trung Quốc thời phong kiến, giáo viên có thể

ra bài tập về nhà cho học sinh tìm hiểu về Lăng mộ Tần Thủy Hoàng theo Sơ đồ 5W1H theo các câu hỏi: Tại sao được xây dựng? Được xây dựng khi nào? Ở

đâu? Ai là người chủ trương xây dựng? Được xây dựng như thế nào? Lăng mộ được xây dựng có ý nghĩa gì đối với Lịch sử Trung Quốc?

III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

1 Kết quả đạt được

1.1 Kết quả chung

Qua sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói

chung và lịch sử thế giới lớp 10 nói riêng, tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao

hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép

- Việc dạy học bằng Sơ đồ 5W1H giúp các em biết cách tự ghi chép đầy

đủ nội dung bài học để học ở nhà và ghi nhớ lâu kiến thức bài học, đồng thời đã góp phần giúp giáo viên khắc phục được tình trạng “học vẹt”, học trước quên sau của học sinh

Ngày đăng: 11/09/2015, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w