Việc sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép là kỹ thuật tổ chức học tập hợp táckết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết mộtnhiệm vụ chung, phức hợp, kích thích sự tha
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phương Liên
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng trong phân tích luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo qui định.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Sao
Xác nhận của Trưởng Khoa chuyên môn
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Phương Liên PGS.TS Nguyễn Phương Liên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô PGS.TS Nguyễn Phương Liên, người đãhướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian tôi tiến hành học tập, nghiêncứu và hoàn thiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lí trường Đạihọc sư phạm - Đại học Thái Nguyên, phòng thư viện khoa Địa lí, thư việntrường ĐHSP Thái Nguyên, trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên đã tạomọi điều kiện giúp đỡ để khóa luận của tôi hoàn thành đạt kết quả tốt nhất
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và học sinh trường THPT Quế
Võ số 1 - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh, tập thể giáo viên và học sinh trườngTHPT Hàn Thuyên - TP Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh, tập thể giáo viên và họcsinh trường THPT Thuận Thành số 3 - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh đãtạo điều kiện giúp đỡ và phối hợp thực hiện trong quá trình nghiên cứu và tiếnhành thực nghiệm sư phạm, điều tra thực tế tại trường để đạt kết quả kháchquan tốt nhất
Trong quá trình nghiên cứu luận văn không tránh khỏi những sai sót,nhầm lẫn không đáng có, rất mong nhận được sự góp ý chân tình của thầy côgiáo, các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Sao
Trang 5Trang bìa phụ
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng, hình v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu, nhiệm vụ 6
4 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7
6 Giả thuyết khoa học 10
7 Đóng góp của luận văn 10
8 Cấu trúc của luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KĨ THUẬT CÁC MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11
1.1 Một số vấn đề về phương pháp dạy học 11
1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học 11
1.1.2 Phương pháp dạy học và PPDH tích cực 16
1.1.3 Kĩ thuật dạy học và một số kĩ thuật dạy mang tính hợp tác
25 1.2 Kỹ thuật mảnh ghép 28
1.2.1 Khái niệm 28
1.2.2 Cách thức tiến hành 29
1.2.3 Kỹ thuật chia nhóm 30
1.2.4 Một số lưu ýkhi sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép 30
1.3 Đặc điểm chương trình SGK Địa lí lớp 12
Trang 61.3.2 Cấu trúc và nội dung chương trình SGK Địa lí 12 32
1.4 Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 36
1.4.1 Cảm giác và tri giác 36
1.4.2 Trí nhớ 36
1.4.3 Chú ý 37
1.4.4 Tư duy 37
1.4.5 Ngôn ngữ 38
1.5 Thực trạng dạy học địa lí và sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học bộ địa lí ở trường THPT 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 40
Chương 2 THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT BẰNG KĨ THUẬT CÁC MẢNH GHÉP 42
2.1 Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép 42
2.2 Các nguyên tắc 42
2.2.1 Thống nhất tính khoa học và tính vừa sức trong dạy học 42
2.2.2 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong dạy học 44
2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục 44
2.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy học sinh 46
2.3 Những nội dung có thể sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép 47
2.4 Quy trình và các bước thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép 48
2.5 Thiết kế các hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học địa lí 12 - THPT 49
2.5.1 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 6 đất nước nhiều đồi núi 49
2.5.2 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 8 thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 50
2.5.3 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy Bài 10 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo) 50
Trang 72.5.4 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 15 Bảo vệmôi trường và phòng chống thiên tai 512.5.5 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 16 đặc điểmdân số và phân bố dân cư nước ta 522.5.6 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 20 Chuyểndịch cơ cấu kinh tế 532.5.7 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 24 vấn đềphát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp 542.5.8 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 26 Cơ cấungành công nghiệp 552.5.9 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 27 Một số vấn
đề phát triển công nghiệp năng lượng (tiết 2) 552.5.10 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 31 vấn đềphát triển thương mại và du lịch 562.5.11 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 32 Vấn đềkhai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 572.5.12 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 35 Vấn đềphát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ 582.5.13 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 36 Vấn đềphát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ 582.5.14 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 37 Vấn đềkhai thác thế mạnh ở Tây Nguyên 592.5.15 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 39 Vấn đềkhai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ 602.5.16 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 42 Vấn đềphát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo 612.5.17 Thiết kế nội dung bằng kĩ thuật các mảnh ghép khi dạy bài 43 Cácvùng kinh tế trọng điểm 622.6 Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép kết hợp với sử dụng các phương pháp kĩthuật khác 62
Trang 82.6.1 Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép với phương pháp đàm thoại gợi mở 62
2.6.2 Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép với phương pháp thảo luận 63
2.6.3 Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép với phương pháp thuyết trình 64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 65
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm 67
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 67
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 67
3.2 Đối tượng thực nghiệm 68
3.3 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 68
3.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 68
3.5 Tiến hành thực nghiệm 69
3.5.1 Chọn trường 69
3.5.2 Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 69
3.5.3 Chọn giáo viên thực nghiệm 70
3.5.4 Các bước tiến hành thực nghiệm 70
3.6 Nội dung thực nhiệm 71
3.7 Đánh giá kết quả thực nghiệm 79
3.7.1 Về hoạt động của giáo viên và học sinh 79
3.7.2 Thái độ của học sinh 80
3.7.3 Kết quả kiểm tra kiến thứcBảng 3.3: Thực nghiệm tại trường THPT Quế Võ số 1 - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số liệu học sinh các nhóm TN và ĐC 70Bảng 3.2: Danh sách giáo viên tham gia dạy thực nghiệm và đối chứng 70
Bảng 3.3: Thực nghiệm tại trường THPT Quế Võ số 1 Huyện Quế Võ
-Tỉnh Bắc Ninh 80Bảng 3.4: Thực nghiệm tại trường THPT Hàn Thuyên - TP Bắc Ninh -
Tỉnh Bắc Ninh 81Bảng 3.5: Thực nghiệm tại trường THPT Thuận Thành số 3 Huyện Thuận
Thành - Tỉnh Bắc Ninh 81
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tổng hợp kết quả các bài thực nghiệm 81
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra cho ngành giáo dục là phải đào tạonên những con người đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong công cuộc đổimới Để thực hiện mục tiêu đó, cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp dạyhọc đang nhận được nhiều sự quan tâm để thay đổi giáo dục Việt Nam trongthời đại ngày nay Cho đến nay, sau quá trình thực hiện đổi mới giáo dục đã cónhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theonhiều cách khác nhau để nhằm tìm ra các cách thức khác nhau giúp học sinhtìm hiểu, nắm bắt tri thức dễ dàng nhất, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duysáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
Địa lí là một bộ môn khoa học cả tự nhiên và xã hội nằm trong hệ thốnggiáo dục phổ thông cung cấp cho người học tri thức khoa học địa lí, kỹ năng phổthông cơ bản, hiện đại, gắn liền với đời sống của con người Tạo điều kiện chohọc sinh phát triển tư duy, phát triển kỹ năng và hình thành thế giới quan khoahọc Trong chương trình địa lí 12, bao gồm cả tự nhiên, dân cư và xã hội - đây lànguồn lực có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế mà chương trìnhgiáo dục THPT đưa vào để phát triển con người toàn diện Để đạt được mục tiêu
đó, trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lí 12 không những giáo viên phải nắmkiến thức chuyên môn tốt mà cần phải biết vận dụng các kỹ thuật dạy học phùhợp thì mới đạt hiệu quả cao nhất Bên cạnh đó, các kỹ thuật dạy học tích cực có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy năng lực tư duy, sáng tạo củahọc sinh từ đó góp phần hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
Đối với chương trình, nội dung sách giáo khoa môn Địa lí 12 hiện hành
có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong quá trình dạyhọc
Về nội dung: chương trình Địa lí lớp 12 được cấu trúc thành 4 phần bao
Trang 13các vùng kinh tế Nội dung kiến thức được bổ sung, cập nhật và có nhiều kênhhình làm cho môn Địa lí gắn liền với thực tiễn sinh động đang diễn ra trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Về phương pháp: thể hiện rõ ràng những đổi mới để đáp ứng đượcnhững yêu cầu của chương trình SGK Địa lí mới Về mặt hoạt động nhận thức,phương pháp thực hành là “tích cực” hơn trực quan, phương pháp trực quan
“sinh động” hơn thuyết trình Giáo viên có thể lựa chọn phương pháp thích hợp
để đạt được tính tích cực và sinh động của bài giảng, cụ thể một số phươngpháp dạy học
Việc sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép là kỹ thuật tổ chức học tập hợp táckết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết mộtnhiệm vụ chung, phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nângcao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác Kỹ thuật này tạo ra hoạt động
đa dạng, phong phú học sinh được tham gia vào các hoạt động với các nhiệm
vụ và mức độ yêu cầu khác nhau Nó đòi hỏi học sinh phải nỗ lực, tham gia tíchcực, chủ động và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, tráchnhiệm của cá nhân trong nhóm mà mình tham gia Thông qua các hoạt độngnày hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động trong hoạt động nhận thức,luôn linh hoạt, sáng tạo với tinh thần trách nhiệm cao đối với chính mình và cácthành viên trong lớp Ngoài ra, trong quá trình làm việc cũng hình thành ở họcsinh kỹ năng giao tiêp, trình bày, hợp tác giải quyết, làm việc nhóm là những
kỹ năng sống rất quan trọng mà mỗi cá nhân cần có
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học Địa lí lớp 12 - THPT”.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Trên thế giới
Dạy học hợp tác là một trong những xu hướng mới có nhiều ưu điểm vàhiệu quả của giáo dục thế kỷ XXI Dạy học hợp tác có thể hiểu là những
Trang 14phương pháp dạy học vừa mang tính cá nhân vừa mang tính tập thể, trong đó
có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân để người học tiếp thu được kiếnthức thông qua các hoạt động tương tác khác nhau giữa người học với ngườihọc, giữa người học với người dạy, giữa người học và môi trường
John Dewey, nhà giáo dục theo xu hướng thực dụng Mỹ, được coi làngười đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác vào đầu những năm 1900.Nếu như trước đây người ta quan niệm giáo dục là quá trình truyền đạt kiếnthức và kinh nghiệm hoặc một quá trình khai sáng giúp cho con người sử dụng
có hiệu quả vốn kiến thức của mình, thì John Dewey lại có một quan niệm kháđộc đáo: giáo dục là chính bản thân cuộc sống của mỗi người Ông luôn nhấnmạnh vai trò của giáo dục và coi giáo dục như là một phương tiện dạy cho conngười cách sống hợp tác trong một xã hội dân chủ
Từ những năm 1930, nhà tâm lí học xã hội Kurt Lewin (Đức - Mỹ) đãtạo nên một dấu ấn mới trong lịch sử phát triển của tư tưởng giáo dục hợp tác.Khi nghiên cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên ở các nhóm dânchủ, ông đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng “cách thức cư xử trong nhóm” Sau
đó, Mornton Deutsch, một học trò của Lewin, đã phát triển “lí luận về hợp tác
và cạnh tranh” trên cơ sở những lí luận nền tảng của Lewin
Elliot Aronson (Mỹ) với mô hình lớp học Jigsaw đầu tiên (1978) đã cónhững đóng góp lớn trong việc hoàn thiện các hình thức dạy học hợp tác Nhiềucông trình nghiên cứu của ông cho thấy rằng, thành tích cá nhân cũng như tậpthể luôn luôn cao hơn khi mọi người hợp tác với nhau thay vì ganh đua Bởi vìkết quả cạnh tranh khiến cho một người thành công trên thất bại của người khác
và đương nhiên điều đó làm giảm hiệu quả làm việc, mặt khác môi trường cạnhtranh chú trọng vào việc thúc đẩy người ta làm việc xuất sắc hơn người khác,chứ không phải là cùng nhau làm việc tốt
Theo Alfie Koln, nguyên nhân khiến cho hợp tác luôn đem lại kết quảcao hơn so với cạnh tranh, là vì tư tưởng cạnh tranh (chỉ có được hoặc mất) sẽlàm người ta căng thẳng và lo lắng nhiều hơn trong cuộc đua; còn trong môi
Trang 15trường hợp tác, mọi người đều muốn làm việc và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạtđược mục đích.
Với rất nhiều công trình nghiên cứu từ năm 1981 đến năm 1989 về giáodục hợp tác, D.W.Johnson, Roger T.Johnson và các cộng sự của mình đã nhậnthấy rằng giáo dục hợp tác có nhiều khả năng tạo nên thành công hơn các hìnhthức giáo dục khác (từ tiểu học đến phổ thông trung học) Đến năm 1996, lầnđầu tiên phương pháp dạy học hợp tác được đưa vào chương trình học chínhthức hàng năm của một số trường đại học ở Mỹ
J.Cooper và các tác giả khác (1990) cho rằng: học tập hợp tác là mộtchiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiệncùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung
Theo D.W.Johnson, Roger T.Johnson & Holubec (1998): học tập hợp tác
là toàn bộ những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau trong cácnhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học Có 5 đặc điểm quan trọng nhất màmỗi giờ học hợp tác phải đảm bảo được: Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tíchcực , ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, sự tác động tương hỗ; Các năng lực
xã hội; đánh giá trong các nhóm Những năm gần đây, David W.Johnson vàRoger T.Johnson thuộc trường Đại học Minnesota, Robert Slavin thuộc việnJohn Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát triển giáo dục hợptác thành một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay
2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam tư tưởng học tập hợp tác cũng đã có từ rất lâu đời, ông cha
ta có câu “học thầy không tày học bạn”, điều này cho thấy lợi ích của việc họctập từ bạn bè tiếp thu tri thức một cách dễ dàng hơn nhờ việc hợp tác giữa các
cá nhân và tập thể
Dạy học hợp tác nhóm diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như:nhóm tự quản, nhóm đôi bạn cùng tiến, nhóm ngoại khóa, nhóm sinh hoạt câulạc bộ…Vào những năm 70, phong trào học tập nhóm đã phát triển mạnh và cónhững kết quả tốt Tuy nhiên, thời gian đó dạy học theo nhóm là phong trào tựphát, chưa có cơ sở khoa học vững chắc nên dần dần lắng xuống
Trang 16Nguyễn Hữu Châu trong cuốn “Những vấn đề cơ bản về chương trình vàquá trình dạy học” đã đề cập đến dạy học hợp tác và chỉ ra dạy học hợp tác là
sử dụng nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm phát huy tối đa kếtquả học tập của bản thân.[7]
Thái Duy Tuyên (1993) trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống
và đổi mới” đã đi sâu nghiên cứu dạy học hợp tác nhóm và xem đây là mộttrong những phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học tậpcủa học sinh Ông đã chỉ rõ khái niệm, tầm quan trọng của dạy học hợp tác,những ưu nhược điểm của học hợp tác, những tính chất cơ bản của sự hợp táctrong học tập…[30]
Những năm gần đây, với xu thế đổi mới phương pháp dạy học theohướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, cùng với trào lưu hội nhập quốc tế,các nhà nghiên cứu đã nhận thấy cần phải tổ chức cho học sinh học tập hợp táctheo nhóm Và ở Việt Nam cũng đã có nhiều hội thảo về dạy học theo cácnhóm nhỏ, các đề tài nghiên cứu về dạy học tích cực trong đó có dạy học theocác nhóm nhỏ
Ở môn điạ lí chưa có tác giả nào nghiên cứu về kĩ thuật các mảnh ghépnhưng ở các bộ môn khác đã có tác giả Trần Thị Thu Hiền nghiên cứu ở mônhóa học có luận văn thạc sĩ “Thiết kế và sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trongdạy học chương Hiđrôcacbon hóa học lớp 11” Trong luận văn này tác giả mớichỉ ứng dụng trong một chương với đặc thù của môn tự nhiên nên có nhiềuđiểm không phù hợp với môn Địa lí.[16]
Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về dạy học theohướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác với các cách tiếp cận khác nhau vàdưới các tên gọi khác nhau như: học tập nhóm nhỏ, học tập theo quan điểmtương tác người học - người học, giáo dục hợp tác…đều khẳng định dạy họctheo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác vừa phát huy được tính tích cựcchủ động của học sinh, nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ học tập vừa phùhợp với xu thế phát triển của dạy học hiện đại Tuy nhiên, các công trình
Trang 17trình nào có sự vận dụng cụ thể vào nội dung chương trình giảng dạy bộ môn.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa được những lý luận mà các tác giả trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam đã nghiên cứu, đề tài đề xuất những nội dung có thể vận dụngcác kỹ thuật các mảnh ghép trong chương trình địa lí lớp 12
3 Mục tiêu, nhiệm vụ
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của kĩ thuật các mảnh ghép để thiết kế được các module cụ thể về dạy học bằng kĩ thuật các mảnh ghép và sửdụng trong chương trình địa lí lớp 12
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu có liênquan đến kỹ thuật dạy học tích cực
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học bộ môn địa lý nói chung và sử dụng kỹthuật mảnh ghép nói riêng
- Nghiên cứu đặc điểm chương trình sách giáo khoa
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và hoạt động nhận thức của học sinhmột số trường trung học phổ thông
- Xây dựng giáo án thực nghiệm cho chương trình nghiên cứu
- Thực nghiệm sư phạm để vận dụng phương pháp dạy học tích cực và sửdụng giáo án thực nghiệm vào dạy học địa lý lớp 12 THPT
- Xây dựng các hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trongdạy học địa lý lớp 12 THPT
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Thiết kế và sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học Địa Lí
12 THPT
+ Thực nghiệm tại một số trường THPT tỉnh Bắc Ninh
Trang 185 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm thực tiễn: Thực tiễn giáo dục là nguồn gốc, là động lực, là
tiêu chuẩn và là mục đích của quá trình nghiên cứu khoa học giáo dục, Quanđiểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục cho phép ta nhìn thấy sựxuất hiện, sự phát triển, diễn biến và kết thúc của các sự vật hiện tượng trongthực tiễn, phát hiện qui luật tất yếu của sự phát triển đối tượng, giúp các nhàkhoa học kiểm tra kết quả nghiên cứu trong hoạt động thực tiễn giáo dục, cảitạo thực tiễn giáo dục Sử dụng quan điểm này sẽ giúp tác giả đánh giá đượcnhững khó khăn, tồn tại trong đổi mới phương pháp dạy học để từ đó phân tíchđược bản chất, nguyên nhân của những vấn đề tồn tại, đề xuất ra các giải phápkhắc phục được hạn chế, phát huy được tính thực tiễn của lí luận
- Quan điểm hệ thống: Nghiên cứu theo quan điểm hệ thống cho phép
nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện về hiện tượng giáo dục, thấy đượcmối quan hệ của hệ thống với các đối tượng khác trong hệ thống lớn, từ đó xácđịnh được các con đường tổng hợp, tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.Quan điểm này được vận dụng vào nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa việcdạy của thầy và việc học của trò, mối quan hệ giữa các kỹ thuật dạy học vớinhau
- Quan điểm tích hợp: Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục,
quan điểm tiếp cận tích hợp là chỉ một quan niệm GD toàn diện con người,chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối Tíchhợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộctính trội của các loại hình nhà trường vốn có Quan điểm này sẽ hỗ trợ làm sáng
tỏ được tính ưu điểm khi sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học địa lí 12
- Quan điểm lịch sử: Trong nghiên cứu cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh
sự xuất hiện, sự phát triển, diến biến và kết thúc của các sự vật hiện tượng, mặtkhác giúp ta phát hiện qui luật tất yếu của sự phát triển đối tượng, giúp các nhà
Trang 19không đáng có Quan điểm để thấy đực sự kế thừa của những nghiên cứu trước
đó và tạo ra được kĩ thuật hoàn thiện ứng dụng vào trong dạy học
Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm: Quan điểm này có cơ sở lý luận
từ việc nhận thức quá trình dạy học (QTDH) luôn luôn vận động và phát triểnkhông ngừng chịu sự chi phối của nhiều quy luật, trong đó quy luật về mối quan
hệ biện chứng giữa dạy và học, giữa thầy và trò trong QTDH là quy luật cơ bản.Thầy và trò cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực bằng hoạt động của mìnhhướng tới tri thức Thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển hoạt động nhậnthức của trò Trò hoạt động tích cực chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốnhiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động nhận thức và hành động thực tiễn Thựcchất của quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, đó là hệ phương phápdạy - học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ phương pháp dạy -
tự học, được xem như là một hệ thống PPDH có thể đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay Hệ thống cácphương pháp dạy học (PPDH) tích cực lấy người học làm trung tâm là kết quảcủa sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thực nghiệm ở nhà trường Việt Nam từnhiều năm Đó là sự tổng hợp, tích hợp nhiều phương pháp gần gũi nhau như:phương pháp tích cực, phương pháp hợp tác, phương pháp học bằng hànhđộng, phương pháp tình huống, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề , vàmột phần nào đó có sự kết hợp với các PPDH truyền thống được cải tiến, vậndụng theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học
- Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, kế thừa và phát triển kết quảcủa những công trình nghiên cứu trước đây về thiết kế và sử dụng kĩ thuật cácmảnh ghép
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp tài liệu
Thu thập thông tin là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học Mục đích của thu thập thông tin (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước,
Trang 20từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận
cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra
Để thực hiện được nhiệm vụ của đề tài, đây là một trong những phươngpháp quan trọng và cần nhiều thời gian, công sức nhất Việc thu thập thông tinđược lấy từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: SGK, các sách tham khảo, cáckhóa luận, luận văn có nội dung liên quan, khai thác thông tin từ internet,… Sau
đó, tác giả đã tiến hành công tác tổng hợp, phân tích, đối chiếu các nguồn tàiliệu trên để có được thông tin chắt lọc, súc tích nhất phục vụ cho đề tài nghiêncứu
5.2.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế.
Tiến hành phỏng vấn, điều tra đội ngũ giáo viên về mức độ hiểu biết vềcác kỹ thuật dạy học và thực trạng sử dụng kỹ thuật dạy học tại các nhà trường
Phương pháp này được thực hiện ở các trường phổ thông qua việc soạngiáo án, dự giờ, đánh giá nhằm thu thập thông tin thực tế và hiện trạng dạy vàhọc hiện nay, về việc ứng dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học nhằmhiểu được thực trạng và đưa ra những phương hướng hợp lí, nâng cao chấtlượng dạy và học hiện nay
5.2.3 Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành giảng dạy thực nghiệm trực tiếp trên lớp
Mục đích của việc tiến hành phương pháp này là nhằm kiểm tra tính khảthi và hiệu quả của đề tài, thông qua việc soạn giáo án và tiến hành dạy thửnghiệm tại các lớp của trường phổ thông nhằm so sánh, đối chiếu để tìm ra ưunhược điểm, cách khắc phục những hạn chế của đề tài
Kết quả thực nghiệm sẽ được trực quan hóa thông qua các bảng thống
kê, các biểu đồ
5.2.4 Phương pháp thống kê toán
Được sử dụng nhằm xử lí và phân tích kết quả điều tra, khảo sát, kết quả
Trang 216 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng tốt các hoạt động kỹ thuật mảnh ghép và sử dụng chúnghợp lý, khoa học vào quá trình dạy học bộ môn địa lí sẽ nâng cao chất lượngdạy học góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh
7 Đóng góp của luận văn
Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn về cách thức sử dụng kỹ thuật mảnhghép nói chung và vận dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học địa lí 12 THPT
Đề tài đề xuất quy trình sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy họcĐịa lí 12
Thiết kế các hoạt động học tập bằng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạyhọc địa lí 12 THPT
Kiểm chứng được tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng kĩ thuật cácmảnh ghép trong dạy học Địa lí 12 - THPT
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết quả nghiên cứu và kết luận, luận văn được cấutrúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kĩ thuật cácmảnh ghép
Chương 2: Thiết kế một số nội dung dạy học bằng kĩ thuật các mảnhghép trong Địa lí 12 ở trường thổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 22NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KĨ THUẬT
CÁC MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1.1 Một số vấn đề về phương pháp dạy học
1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học
Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngàynay đối với các cơ sở đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chấtlượng đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội Trong rất nhiều các giải phápnhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy họcđược xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục.Thực trạng phương pháp dạy học ngày nay vẫn là phương pháp thuyết trình.Phương pháp thuyết trình lấy công nghệ dạy học gắn với quan điểm: “Lấyngười dạy làm trung tâm” không còn phù hợp với phương pháp dạy học mớingày nay Hệ lụy của phương pháp này là:
- Thầy thuyết giảng theo kiểu đọc chép, học trò nghe, ghi theo khuynhhướng chung là thầy giảng bài chậm, nói chậm, học trò nghe, nhìn, chép nhờvào sự trợ giúp của các công cụ như: Laptop, projector hoặc phần mềm PowerPoint Công cụ này cũng rất tiện ích, giúp thầy đọc, chép nhiều môn học khácnhau mà không cần phải chuẩn bị bài giảng kỹ càng
- Người học thụ động tiếp thu kiến thức một chiều Người dạy đứng lớptruyền đạt kiến thức cho người học trong khuôn khổ giáo trình, bài giảng đãđược quy định sẵn, người học nghe giảng và ghi chép, đôi khi trong quá trìnhgiảng bài cũng đặt ra những câu hỏi, những vấn đề, những tình huống yêu cầungười học suy nghĩ trả lời, bình luận Tính thụ động tiếp thu kiến thức mộtchiều bộc lộ ở chỗ mọi vấn đề trao đổi, các câu hỏi, các tình huống mà ngườithầy nên ra đều diễn ra theo kịch bản được người dạy chuẩn bị trước, mọi kiến
Trang 23tiếp thu kiến thức làm triệt tiêu sự tư duy sáng tạo của người học, biến ngườihọc thành máy nghe, máy chép.
- Kiến thức đóng khung, áp đặt: Chương trình đào tạo, các môn học, cácphần học được chuẩn hóa bởi các cơ quan quản lý giáo dục và được các cơ sởgiáo dục thực hiện như là “pháp luật” đào tạo không được thay đổi, không đượctùy tiện cắt xén Người dạy quyết định vận mệnh của người học thông qua cácmôn học, phần học mang tính áp đặt, bài giảng của người dạy, đề thi, đề kiểmtra cũng của thầy, thầy ra, thầy chấm, thầy quyết định điểm của môn học, phầnhọc Do người học tiếp thu một chiều, làm bài theo quy định chung, theo quyđịnh của thầy dẫn tới khuynh hướng tư duy đóng, thiếu tính sáng tạo
- Dạy học theo kiểu nhồi nhét kiến thức “cái gì cũng biết mà cái gì cũngkhông biết” Người học tiếp thu được nhiều hay ít là phụ thuộc vào ý thức, vàothái độ học tập, kết quả cuối cùng của cách học này là các bài kiểm tra giữa kỳ,bài thi hết môn đủ điểm là được Hệ lụy của học nhồi nhét kiến thức là học đốiphó, học chỉ để thi cho qua và cuối cùng thì “cái gì cũng biết” nhưng khônghiểu được bản chất, nội dung sâu sắc của kiến thức, không hiểu được căn kẽtường tận bài học, môn học, và càng không thể vận dụng kiến thức này để hìnhthành kỹ năng nghề nghiệp, để sử dụng trong việc làm sau này, vì thế “cái gìcũng không biết”
- Học nhiều nhưng thực hành quá ít Học ở trường, học ở trên lớp vẫn làphương pháp học chủ đạo của các cơ sở đào tạo ngày nay Thực hành quá ít,chủ yếu vẫn theo lối cũ là thực hành thông qua thực tập chuyên ngành, thực tậpcuối khóa Xét về mặt bản chất vẫn chỉ mang tính hình thức vì thời gian thựctập ngắn, nội dung thực tập giản đơn “cưỡi ngựa xem hoa”, không đủ để hìnhthành kỹ năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho người học
Nói tóm lại, phương pháp dạy học truyền thống “lấy người dạy làm trungtâm” dựa trên quá trình tích lũy kiến thức từ giáo trình và bài giảng của ngườithầy được áp dụng phổ biến ở nhiều trường học Sinh viên học từng phần kiến
Trang 24thức, học hết phần này rồi chuyển sang học phần khác Trong suốt quá trìnhhọc, sinh viên cang ghi nhớ được nhiều kiến thức càng tốt, vì bài kiểm tra, bàithi đánh giá bằng khả năng “ghi nhớ” chứ không chú trọng đến khả năng “vậndụng kiến thức vào thực tế” Cách học này được dùng trong suốt một thời giandài Thực tiễn cho thấy đây không phải là phương pháp dạy học thích hợp vàhiệu quả ngày nay.
Phát triển nguồn lực có chất lượng cao đòi hỏi phải đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục, đào tạo ngành nghề theo hướng mở, hội nhập, xây dựng một xãhội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lốisống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân Một trong những giảipháp nhằm nâng cao chất chất lượng nguồn lực là phải đổi mới phương phápdạy học Giải pháp là:
Thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học của người thầy bắt nguồn từ
yêu cầu học tập của người học: Như chúng ta đã biết, chương trình đào tạo đòihỏi người học phải chủ động nhiều hơn trong việc học, với nguồn tài liệu đadạng và phong phú hơn thời kỳ học phổ thông và có quá nhiều thông tin, khốilượng kiến thức liên tục tăng mỗi năm, người học không thể nào ghi nhớ đượctất cả Thay vì dựa vào trí nhớ, người học cần phải tìm ra cách thức để hệ thốngđược những thông tin mà mình cần, tìm được thông tin mới, đây chỉ là bướckhởi động Sau khi có được thông tin thì người học phải có kỹ năng phân tích,tổng hợp, xử lý thông tin, áp dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề Công việcnày đòi hỏi người học phải có phương pháp học tập mới đó là “phương pháphọc tập tích cực” hay còn gọi là “học qua hành” Phương pháp này nhấn mạnhquá trình học tập và tiếp thu chứ không chú trọng đến kết quả học tập Đâycũng là phương pháp giúp cho người học phát triển kỹ năng tự học và kỹ nănggiải quyết vấn đề Để làm được điều đó, yêu cầu tất yếu mà người học mongmuốn là học theo “phương pháp học tích cực” hay còn gọi là “học qua hành”
Trang 25Phương pháp “học qua hành” tập trung vào việc khuyến khích và độngviên người học tự giác tìm kiếm, học bằng cách đọc, tự mình tổ chức và xử lýthông tin thay vì lệ thuộc vào bài giảng của người thầy Người học phải có ýthức, thái độ “tích cực” cho việc học của họ, đọc tài liệu trước khi lên lớp vàtập trung vào các hoạt động như trao đổi, tranh luận, phân tích và ứng dụngthực tế ngay trên lớp nhằm tích lũy thêm tri thức, đó là kỹ năng cần thiết đểnâng cao năng lực giải quyết các vấn đề.
Sử dụng phương pháp học tập tích cực, người dạy đóng vai trò là “ngườihướng dẫn” giúp người hộc thu được kết luận đúng thông qua sự chỉ dẫn,khuyến khích cũng như thách thức họ đạt được mục đích học tập Trực tiếp ứngdụng những kiến thức học được trong các cơ sở đào tạo vào thực tế sẽ giúp chongười học tiếp thu tài liệu tốt hơn và dần dần hình thành, phát triển thái độ, ýthức học tập cả đời
Phương pháp học tập tích cực có ý nghĩa quan trọng giúp sinh viên biếtcách tìm, tra cứu tài liệu thông tin, tổ chức chúng, thực nghiệm và kiểm nghiệmcác câu trả lời của mình thông qua ý kiến đánh giá của người thầy và của nhiềungười Dần dần các kỹ năng được hình thành trong suốt quá tình học tập đemlại cho người học nhiều kinh nghiệm riêng, hình thành các kỹ năng xử lý côngviệc cũng như những khả năng tự tin, thích ứng trong cuộc sống hàng ngày.Khi áp dụng phương pháp học tích cực vào quá trình dạy học, người thầy cầnyêu cầu người học giải thích điều họ đã học dựa trên quan điểm cá nhân của họ,
hỗ trợ họ thảo luận và chia sẽ ý kiến cá nhân với bạn bè, sau cùng là người học
sẽ tự mình rút ra kết luận qua sự tương tác với người khác
Tuy nhiên, không dễ thay đổi việc học từ “thụ động” sang việc học “tíchcực” vì phần lớn người học và cả người dạy đã quen với phương pháp họctruyền thống Thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức và khó có thể phá bỏngay Thêm vào đó phần lớn người học vẫn có xu hướng chống lại việc “đọc tàiliệu trước khi lên lớp”, “tham gia thảo luận trên lớp” hay “tự đọc thêm ở nhà”
Trang 26một cách chủ động và tích cực Đây chính là thách thức cho người dạy vàngười học muốn áp dụng phương pháp dạy học tích cực.
Thứ hai: Một số yêu cầu của việc học tập tích cực:
- Đòi hỏi người học phải tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình
- Đòi hỏi người học phải ý thức được tầm quan trong và lợi ích của việchọc theo nhóm Vì đây là nền tảng giúp người học hình thành kỹ năng làm việctheo nhóm khi tham gia vào môi trường làm việc chuyên nghiệp
- Tranh luận trong học tập cũng là một yêu cầu, một phương pháp củahọc tập tích cực, quá trình tranh luận hình thành nên lập trường riêng của ngườihọc Tranh luận tạo ra cơ hội cho người học tham gia vào các hoạt động trênlớp và cho phép họ thu được kinh nghiệm trong việc trình bày ý kiến cá nhân,đây là kỹ năng mềm rất quan trọng mà người học cần phải tích lũy cho quátrình lập nghiệp sau này
Thứ ba: Đổi mới phương pháp dạy học bắt nguồn từ sự thay đổi nhậnthức của người dạy: Người dạy cần phải thay đổi nhận thức của chính bản thânmình, phải có tư duy mở và phải tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến.Người dạy là nhân tố chủ đạo, quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn lực cóchất lượng cao Đổi mới phương pháp dạy học tích cực biến người dạy từ chỗ
là người truyền đạt kiến thức một chiều theo lối truyền thống, áp đặt, còn ngườihọc là người tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, một chiều thành ngườihướng dẫn, định hướng, tổ chức việc học cho người học một cách chủ động,tích cực, hổ trợ họ, giải đáp các thắc mắc, các yêu cầu mà người học đặt ra khicần thiết Chính vì vậy, người thầy phải chủ động nghiên cứu và kiên quyết đổimới phương pháp dạy học tích cực, xem đây là điều kiện tiên quyết quan trọngquyết định đến chất lượng đào tạo nguồn lực hiện nay
Thứ tư: Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duysáng tạo cho sinh viên, đó là:
Phương pháp người học là trung tâm
Trang 27Phương pháp thuyết giảng theo kiểu tích cực.
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
Phương pháp dạy học thông qua tình huống
Phương pháp dạy học theo kiểu truy vấn
Các phương pháp trên đòi hỏi người dạy cần phải có sự vận dụng, sự kếthợp khéo léo một số kỹ thuật, kỹ năng như làm việc theo nhóm; đàm thoại;đóng vai; thuyết trình; động não … thì mới đạt hiệu quả, mục tiêu của phươngpháp dạy học mới
1.1.2 Phương pháp dạy học và PPDH tích cực
1.1.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết địnhđối với mọi vấn đề trong quá trình dạy học, nó chỉ ra phương hướng và cáchthức hoạt động của giáo viên với học sinh để đem lại kết quả dạy học
Phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận dạyhọc Đây là một vấn đề còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau
“Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là
con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định Vì vậy,phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt đượcnhững kết quả phù hợp với mục đích đã định”.[4]
I la Bene (1981) cho rằng phương pháp dạy học là một hệ thống hànhđộng có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thựchành của học sinh đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn
IUK Baranxki (1983) định nghĩa phươg pháp dạy học là “cách thứctương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển trong quá trình dạy học”.[22]
I.D Dverev (1980) định nghĩa phương pháp dạy học là cách thức hoạtđộng tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học Hoạt động
Trang 28này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thuật ngữ logic,các hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển qua quá trình nhậnthức của thầy giáo.
Theo PGS.TS Đặng văn Đức và PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng:
Phương pháp dạy học là “tổng hợp các cách thức làm việc phối hợpthống nhất của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo và trò đóng vaitrò tích cực, chủ động) nhằm thực hiện mục tiêu dạy học” [12] Như vậyphương pháp dạy học bao gồm cả phương pháp học và phương pháp dạy
Phương pháp dạy là cách thức giáo viên trình bày, tố chức và kiểm trahoạt động nhận thức và thực tiễn của học sinh nhằm đạt được các nhiệm vụdạy học Theo quan điểm công nghệ dạy học, phương pháp dạy học làphương pháp thầy là người thiết kế và trò là người thi công quá tình dạy họccủa người giáo viên
Phương pháp học là cách tiếp thu, tự tổ chức và kiểm tra hoạt động nhậnthức, thực tiễn của học sinh nhằm đạt được các nhiệm vụ học tập Cũng có thểnói phương pháp học là cách thức tự thiết kế và thi công quá trình học tập củangười học sinh nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về PPDH nhưng tựu chung lại PPDHđược hiểu: “là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của GV và HS trongquá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiệntối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học”
1.1.2.2 Một số phương pháp dạy học tích cực
* Quan niệm chung về phương pháp dạy học tích cực
Chúng ta biết rằng, phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạtđộng dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sángtạo của người học Ở đó, các hoạt động học tập được tổ chức, định hướng bởi
GV, người học không thụ động chờ đợi mà chủ động, tích cực tham gia vàoquá trình tìm kiếm, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các
Trang 29vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lựcsáng tạo Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thể hiện trên cơ sởhợp tác và giao tiếp ở mức độ cao Dạy và học tập tích cực nhấn mạnh đến tínhtích cực của người học và tính nhân văn của giáo dục, bản chất của dạy và họctích cực là:
- Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ
- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ thíchứng với đời sống xã hội
* Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS
Tâm lí học cho rằng nhân cách của trẻ được hình thành thông qua cáchoạt động chủ động, qua các hành động có ý thức, như chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “Học để hành Học và hành phải đi đôi Học mà không hành thì vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.[15]
Trong phương pháp tích cực, người học và hoạt động học được cuốn hútvào những hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, qua đó được tự lựckhám phá chứ không thụ động tiếp thu tri thức đã sắp đặt sẵn Người học trựctiếp quan sát những tình huống thực tế, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt
ra, vừa nắm được kiến thức kĩ năng kĩ xảo, vừa biết được con đường tìm rakiến thức đó, bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình Dạy học khôngchỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn hướng dẫn hành động từ học làm đếnbiết làm, muốn làm và cuối cùng là muốn tồn tại và phát triển như nhân cáchmột con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo
+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Ngày nay, trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng
nổ của công nghệ thông tin thì đòi hỏi kiến thức và hiểu biết của con ngườiphải không ngừng tăng lên, những kiến thức thu nhận được trong nhà trườngphải kết hợp với những kiến thức thường xuyên cập nhật Do vậy, quan trọng làphải hướng dẫn cho người học một phương pháp tự học có hiệu quả, là cầu nối
Trang 30giữa học tập và nghiên cứu khoa học, khiến họ biết linh hoạt ứng dụng nhữngđiều đã học vào tình huống mới, tự phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra,khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người.
+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Phương pháp dạy và học tích cực đòi hỏi sự cố gắng và nghị lực của mỗi
HS trong việc tự lực giành lấy kiến thức Khả năng nhận thức và trình độ củacác HS không đồng đều, áp dụng phương pháp dạy học tích cực ở trình độ càngcao thì sự phân hóa càng lớn Việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại
sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cá thể của mỗi HS Tuy nhiên, lớp học có môi
trường giao tiếp thầy -trò, trò - trò Thông qua thảo luận trong tập thể, ý kiến của
cá nhân được điều chỉnh, người học nâng mình lên trình độ mới, hiệu quả họctập sẽ tăng lên, tích cách năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ, uốn nắn, pháttriển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tình thần tương trợ trong cộng đồng
Trong học tập hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưngmỗi cá nhân được phân công nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để đạt mụctiêu cuối cùng, chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội, với môi trườnglàm việc cộng đồng sau này
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy và học tích cực, GV không còn là người giữ vai trò độc quyềnđánh giá năng lực, kết quả học tập của HS mà người học được tích cực, chủđộng tham gia đánh giá và tự đánh giá Từ đó, GV điều chỉnh được phươngpháp dạy và HS điều chỉnh phương pháp dạy và HS điều chỉnh phương pháphọc để đạt hiệu quả
Việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức,lặp lại kĩ năng mà phải khuyến khích óc sáng tạo, rèn luyện khả năng phát hiện
và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế
+ Vai trò chỉ đạo của GV
Trong dạy và học tích cực, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướngdẫn các hoạt động để HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kĩ năng,
Trang 31thái độ phù hợp GV là người gợi mở, là cố vấn, trọng tài của HS GV phải cótrình độ chuyên môn sâu rộng, năng lực sư phạm, đầu óc sáng tạo và nhạy cảmmới có thể giúp HS giải quyết nhiều vấn đề nằm ngoài tầm của HS.
* Thực hiện dạy và học tích cực trong môn Địa lí
Địa lí là môn tổng quan nhiều lĩnh vực, cả tự nhiên và kinh tế xã hội.Thực hiện dạy và học tích cực trong môn Địa lí không phải là loại bỏ hết cácphương pháp truyền thống, các phương tiện thiết bị truyền thống mà cần biếtkết hợp chúng với các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đạt nhằm đạtkết quả dạy và học cao nhất
Để thực hiện dạy và học tích cực cần phát triển các phương pháp thựchành, các phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứuphát hiện Trong đổi mới phương pháp cần kế thừa, phát huy những mặt tíchcực của các phương pháp dạy học đã quen thuộc đồng thời vận dụng cácphương pháp mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để nâng cao chấtlượng giáo dục trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực: nhà trường cần có cácphương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại, phù hợp với từng môn học; học sinh cầnchuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, phải tự tin, mạnh dạn bộc lộ ý kiến, quanđiểm của mình; giáo viên chuẩn bị kĩ bài giảng, thiết kế giờ dạy logic, lườngtrước các tình huống có thể xảy ra để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợpnhịp nhàng giữa các hoạt động của thầy và trò
Một số phương pháp dạy học hiện đại:
- Phương pháp dạy học theo nhóm
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp dự án (dạy học theo dự án)
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Trang 32a Phương pháp dạy học theo nhóm
* Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm
Là phương pháp chia học sinh thành những nhóm nhỏ, trong khoảng thờigian giới hạn, mỗi nhóm học sinh tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ
sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm được trình bày
và đánh giá trước toàn lớp
Dạy học theo nhóm nếu tổ chức thực hiện tốt sẽ phát huy tính tích cực,tính trách nhiệm và phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếpcủa học sinh
+ Thỏa thuận quy tắc làm việc
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Chuẩn bị báo cáo kết quả
Trang 33+ Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau nhưng phải làcác phần nằm trong một chủ đề chung.
+ Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố mộtchủ đề đã học hoặc tìm hiểu một chủ đề mới
b Phương pháp giải quyết vấn đề
* Bản chất của phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ratrước học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết
và cái chưa biết Đưa học học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họcsinh tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề
* Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể được chia thànhmột số bước như sau:
- Xác định, nhận dạng tình huống có vấn đề
- Liệt kê các cách giải quyết có thể
- Phân tích, đánh giá các cách giải quyết có thể (tích cực, hạn chế )
- So sánh kết quả các cách giải quyết
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu, phù hợp nhất
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác
* Một số lưu ý
- Các vấn đề, tình huống đưa ra để học sinh xử lý, giải quyết cần thỏamãn các yêu cầu sau
+ Phù hợp với chủ đề bài học
+ Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
+ Gần gũi với cuộc sống thực tế
+ Có thể được diễn tả bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: hình ảnh, lờinói, chữ viết
Trang 34+ Cần có độ dài vừa phải.
+ Phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi cho học sinhnhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề
- Cách tổ chức cho học sinh giải quyết, xử lý vấn đề
+ Các nhóm học sinh có thể cùng giải quyết một vấn đề
+ Học sinh cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề.+ Cần sử dụng phương pháp động não để học sinh liệt kê các cách giảiquyết có thể có
+ Cách giải quyết vấn đề tối ưu với mỗi học sinh có thể giống nhau hoặckhác nhau
c Phương pháp dự án
* Bản chất của phương pháp dự án (Dạy học theo dự án)
Dạy học theo dự án là phương pháp trong đó học sinh thực hiện mộtnhiệm vụ học tập phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành.Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kếhoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án Hình thức làmviệc chủ yếu là theo nhóm Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thểgiới thiệu được
+ Thu thập thông tin
+ Thực hiện điều tra
+ Thảo luận với các thành viên khác
Trang 35lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.
+ Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ vàkhả năng học tập của học sinh
+ Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khảnăng và hứng thú học tập của học sinh
+ Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn họckhác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
d Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
* Bản chất của phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc được viết dựatrên những trường hợp xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh cho mộtvấn đề hay một số vấn đề
* Quy trình thực hiện
- Học sinh đọc (nghe, nhìn) về trường hợp điển hình
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đóvới người khác)
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên
* Một số lưu ý
+ Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn tùy theo nội dung và vấn đềnhưng phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ của học sinh
Trang 36+ Tùy theo trường hợp có thể tổ chức cho từng nhóm học sinh hoặc cảlớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhómnghiên cứu một trường hợp khác nhau.
1.1.3 Kĩ thuật dạy học và một số kĩ thuật dạy mang tính hợp tác
1.1.3.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáoviên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điềukhiển quá trình dạy học Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất củaphương pháp dạy học Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuậtđặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàmthoại Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy họcphát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bểcá”, XYZ, sơ đồ tư duy
1.1.3.2 Kỹ thuật động não (Brainstorming)
Kh
á i ni ệ m : Động não hay Công não (Brainstorming) là một
phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn
đề Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn
đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó Các ý niệm/hình ảnh về vấn
đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòngsuy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũngnhư không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà nhữngngười tham gia nghĩ tới
Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiềucách nhìn khác nhau Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá
Trang 37Thực hi ện:
- Giao vấn đề cho nhóm
- Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trongmột thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khíchthành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt
- Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp,xóa những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả
Lưu ý : Trong quá trình thu thập ý kiến, không được phê bình hay
nhận
xét - cần xác định rõ: Không có câu trả lời nào là sai
Ưu đi ể m :
- Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian
- Huy động mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ
- Do không được phép đánh giá trong quá trình thu thập ý kiến, nên mọi
ý kiến đều được ghi nhận, từ đó khuyến khích các thành viên nhóm tham giahoạt động
Hạ
n ch ế :
- Rất dễ gây tình trạng lạc đề nếu chủ đề không rõ ràng
- Việc lựa chọn các ý kiến tốt nhất có thể sẽ mất thời gian
- Nếu nhóm trưởng không đủ bản lĩnh sẽ gây ra tình trạng một số thànhviên nhóm quá năng động nhưng một số khác không tham gia
- Việc lưu trữ kết quả thảo luận là khó khăn và dễ gây lãng phí
1.1.3.3 Kỹ thuật thảo luận viết - Brainwriting
Khái niệm:Thảo luận viết (Brain writing) là một biến thể của Động não,
tuy nhiên, trong thảo luận viết, từng thành viên trình bày ý kiến của mình trêngiấy trước khi gởi kết quả về cho thư ký của nhóm
D ụ n g c ụ : Mỗi thành viên có giấy và bút riêng để viết ra ý tưởng của
mình
Thực hi ện:
- Giáo viên chia nhóm, giao vấn đề cho nhóm
Trang 38- Sau khi thu thập ý kiến, cả nhóm cùng nhau duyệt toàn bộ, sau đó lựachọn giải pháp tối ưu để thư ký báo cáo kết quả.
Lưu ý : Trong quá trình phát triển ý kiến, được phép tham khảo ý
kiến của các bạn khác cùng nhóm để phát triển ý tưởng
đánh giá toàn bộ ý kiến
1.1.3.4 Kỹ thuật động não không công khai
Khái niệm: Động não không công khai là một hình thức biến đổi của
thảo luận viết, mỗi thành viên của nhóm cũng viết ra ý nghĩ của mình để giảiquyết vấn đề, tuy nhiên không công khai và không tham khảo người khác, sau
đó nhóm mới tiến hành thảo luận chung
D ụng cụ: Giấy bút cho các thành viên của nhóm.
Thực hi ện:
- Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định thời gian làmviệc cá nhân để giải quyết vấn đề trước khi thảo luận nhóm
- Sau khi hoàn tất làm việc cá nhân, lần lượt từng người trình bày ý kiến
- Bắt đầu thảo luận khi tất cả thành viên đã trình bày xong ý kiến
Lưu ý : Trong quá trình động não cá nhân không được tham khảo ý
kiến của các thành viên khác trong nhóm
Ưu đi ể m :
- Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào
- Hữu ích khi sử dụng để thu thập thông tin phản hồi
Trang 39H ạ n chế : Do không được quyền tham khảo ý kiến thành viên khác, nên
các ý kiến tham gia có thể lạc đề, lan man hoặc chú trọng những vấn đề tiểu tiết
1.1.3.5 Kỹ thuật XYZ (Còn gọi là kỹ thuật 635)
Khái niệm: Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát
huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có Xthành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z Môhình thông thường mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiếntrong khoảng thời gian 5 phút, do vậy, kỹ thuật này còn gọi là kỹ thuật 635
D ụng cụ: Giấy bút cho các thành viên.
Thực hi ện:
- Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định số lượng ý tưởng
và thời gian theo đúng quy tắc XYZ
- Các thành viên trình bày ý kiến của mình, hoặc gởi ý kiến về cho thư
ký tổng hợp, sau đó tiến hành đánh giá và lựa chọn
Lưu ý : Số lượng thành viên trong nhóm nên tuân thủ đúng quy tắc để
tạo tính tương đồng về thời gian, giáo viên quy định thời gian và theo dõi thờigian cụ thể
Ưu đi ể m : Có yêu cầu cụ thể nên buộc các thành viên đều phải làm
việc
Hạ
n chế: Cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất là
quá trình tổng hợp ý kiến và đánh giá ý kiến
1.2 Kỹ thuật mảnh ghép
1.2.1 Khái niệm
Kĩ thuật các mảnh ghép: Là một kỹ thuật dạy học thể hiện quan điểm,chiến lược dạy học hợp tác trong đó có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạtđộng nhóm và liên kết giữa các nhóm
Mục tiêu:
- Trong quá trình dạy học, có nhiều nội dung mà học sinh cần giải quyết
Trang 40- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của học sinh.
Tác dụng
- Giúp học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức
- Học sinh phát triển kỹ năng trình bày, giao tiếp, hợp tác
- Thể hiện năng lực cá nhân của học sinh, tăng cường hiệu quả học tập
* Vòng 2: nhóm "mảnh ghép"
- Hình thành nhóm từ 3 đến 7 người mớiphải đảm bảo trong mỗi nhómphải có đầy đủ thành viên có trong các nhóm "chuyên gia", nhóm tạo thànhđược gọi là nhóm mảnh ghép
- Các câu hỏi và vấn đề ở vòng "chuyên gia" được đề cập lại để cácthành viên trong nhóm trình bày lại và ghép thành một bức tranh tổng thể củavấn đề nghiên cứu