1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT

36 2,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 3,13 MB

Nội dung

Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc hộithảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn… nhưng hiệntại không ít giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu “đ

Trang 1

“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

TRONG DẠY HỌC LỊCH S Ở TRƯỜNG THPT”

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1 Lí do chọn đề tài .3

2 Mức độ nghiên cứu đề tài .8

3 Đối tượng, khách thể, phạm vị nghiên cứu 8

4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9

5 Kết cấu của đề tài 12

NỘI DUNG 13

Phần I Nêu thực trạng của vấn đề 13

1 Thuận lợi 13

2 Khó khăn 14

Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính 15

1 Thực trạng và giải pháp 15

1.1 Giảng dạy sơ đồ tư duy nhằm tăng tính tích cực trong HS 15

1.2 GV trở thành người hướng dẫn hỗ trợ 16

1.3 Những lưu ý HS khi sử dụng sơ đồ tư duy 19

2 Giảng dạy và học tập với công cụ sơ đồ tư duy 20

2.1 Giới thiệu đôi nét về sơ đồ tư duy 20

2.2 Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học 20

2.3 Giới thiệu một số phần mềm để tạo sơ đồ tư duy 22

3 Tiến trình một tiết dạy theo sơ đồ tư duy 24

Phần III Kết quả và bài học kinh nghiệm và kiến nghị 37

1 Kết quả 37

2 Bài học kinh nghiệm 38

3 Kiến nghị 42

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài, thuận lợi và khó khăn

Từ lâu, dạy học theo kiểu “đọc – chép” được coi là một phương phápdạy học để truyền tải kiến thức cho học sinh và được sử dụng phổ biến ở nhiềutrường trong cả nước Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc hộithảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn… nhưng hiệntại không ít giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu “đọc – chép”

Phải nói rằng trong một tiết dạy, cũng có lúc giáo viên cần phải đọccho học sinh chép như môn chính tả ở bậc Tiểu học, đọc hoặc ghi lên bảngcác công thức toán học, bảng cửu chương, một sự kiện lịch sử, một số yếu tốđịa lý, đoạn thơ, các khái niệm ở bậc Trung học, điều này không có nghĩa làgiáo viên đã sử dụng phương pháp “đọc – chép”

Cũng phải khẳng định rằng, trong giáo học pháp, chưa bao giờ trongtrường học có phương pháp dạy học mang tên “đọc – chép” Do đó, “đọc” thếnào và học sinh “chép” ra sao mới là quan trọng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủtrương chống việc dạy học “chủ yếu qua đọc chép – nhìn chép” nghĩa là chốngviệc chỉ đọc chép, truyền thụ kiến thức một chiều trong cả một tiết lên lớp

Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học,

dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sángtạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đốitượng học sinh trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu.Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một

Trang 3

chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trởnên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống

Hơn nữa, đã dạy theo kiểu “đọc – chép” thì đề thi phải ra theo kiểu họcthuộc Học sinh khi học, chép được điều gì thì lúc thi, lại chép những điều ấyvào bài làm, không có khả năng sáng tạo, học sinh hiểu bài một cách máy móckhông sáng tạo, không thể hiện được “cái riêng” của mình hoặc không dám thểhiện “cái riêng” của mình Bài dạy học đọc – chép tất yếu phải được tổ chứctheo phương thức diễn dịch, do đó tiết dạy “đọc – chép” sẽ nhàm chán vàmang tính áp đặt

Việc giáo viên sử dụng cách dạy học theo kiểu đọc – chép, có thể kể

ra một số nguyên nhân sau:

Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong

một tiết học chỉ có 45 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểmtra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà…Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút

để giảng bài mới nên giáo viên chọn cách “đọc – chép”

Học sinh hiện nay khả năng tự ghi bài là rất chậm, rất hạn chế, thụ động trong học tập nên cũng có thầy cô chọn cách đọc bài, học trò chép bài.

Học sinh về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi, khi kiểm tra bài chỉcần đọc đúng, ghi đúng là được điểm cao…

Cũng còn một số giáo viên không chịu khó đầu tư cho việc thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mình đang phụ trách, sợ mấtsức, cứ sẵn giáo án mẫu đọc cho học sinh chép, khi cần thỉnh thoảng mới dừnglại ghi vài chữ lên bảng Như thế, vừa không sợ sai kiến thức cơ bản, lại vừakhông tốn sức

Trang thiết bị và các phòng học chức năng không đủ hoặc không có

để đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại hóa, học sinh không

có nhiều điều kiện để thực hành hoặc học theo phương pháp trực quan sinhđộng

Khắc phục tình trạng đọc – chép là một yêu cầu cần thiết để nâng caochất lượng dạy học đối với tất cả các môn học Đó là một nhiệm vụ vô cùngkhó khăn phức tạp trong điều kiện hiện nay của nhiều trường Thực hiện tốtviệc chống dạy học theo kiểu “đọc – chép” là cả một quá trình lâu dài với sự

cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau trong đó sự tận tâm của thầy cô giáo làđiều hết sức quan trọng mới có thể có kết quả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị bắt đầu từ nămhọc này (2011 – 2012) chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc chép và nhìnchép ở bậc trung học phổ thông

Đây là chủ trương phù hợp với tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng sự mong đợi bấy lâu nay của nhiều giáo viên tâm huyết với giáo dục, giúp học sinh chủ động học tập và sáng tạo

Có thể nói, nhiều năm qua việc giáo viên đọc cho học sinh chép bài đãtrở thành thói quen của phần lớn thầy – trò bậc phổ thông, kể cả đại học Nhiềunhà nghiên cứu giáo dục và dư luận lên tiếng không đồng tình, thậm chí phảnđối gay gắt và đề nghị chấm dứt việc dạy học theo kiểu đọc chép, nhưng có lẽ

Trang 4

do còn nhiều việc phải giải quyết, nên mãi đến năm học này, Bộ Giáo dục vàĐào tạo mới có ý kiến chính thức bằng văn bản

Dạy theo kiểu “đọc cái có sẵn cho học sinh chép vào vở” cứ lặp đi lặplại nhiều năm, khiến công việc của các nhà giáo trở nên nhàm chán, không cóđộng lực để đổi mới Còn với học sinh, dẫu biết rằng phải chép bài của thầyđọc từ sách giáo khoa, cái mà các em có thể tự đọc – là một sự miễn cưỡng.Nhưng biết làm sao, khi thầy yêu cầu trả bài phải đúng, thậm chí đúng nguyênvăn những lời thầy đọc

Đã có những bài thi ngây ngô đến mức khó tin, bởi thiếu phương pháp

tư duy, rập khuôn máy móc do việc học lệ thuộc hoàn toàn vào thầy, còn thầythì lệ thuộc sách giáo khoa Cách dạy và học này còn tiếp tay cho nạn quaycóp, gian lận trong thi cử, tạo ra sự thiếu công bằng giữa những người họcnghiêm túc và những người thầy thực sự muốn đổi mới cách dạy học

Thầy đọc, trò chép trên lớp, cộng với việc học quá tải liên miên khiếncác em không đủ thời gian suy ngẫm và tự học, thì lấy đâu ra việc tìm tòi, suyluận để có kiến thức thực sự? Nhưng vấn đề đặt ra, thế nào là thầy không đọc,trò không chép? Không đọc kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, thì thầy

sẽ nói gì để các em ghi lại và phát triển tư duy?

Chỉ thị không đọc – chép trên lớp sẽ thực hiện từ năm học này Nếukhông chuẩn bị kỹ lưỡng với một tinh thần hưởng ứng nhiệt tình, có thể xảy ratình trạng, giáo viên photo bài giảng và bộ câu hỏi rồi phát cho học sinh tựđọc, tự trả lời để tránh tiếng “thầy đọc, trò chép” Và cũng không loại trừ xảy

ra chuyện, thầy cứ giảng, trò muốn ghi gì cũng được mà không biết đâu là nộidung chính để tập trung học hỏi Rồi khi thi kiểm tra chất lượng, thầy có chấpnhận nội dung bài thi khác với ý của mình hay không

Đội ngũ giáo viên hiện nay phần lớn cũng được đào tạo bằng phươngpháp “đọc – chép” nên để thay đổi cách giảng dạy cũng khó có thể đạt kết quảmột sớm một chiều Trong khi đó, bộ sách giáo khoa bậc phổ thông đang tiếptục được thay đổi và nội dung còn khá nặng nề cũng là một lực cản trong quátrình nói không với “đọc – chép”

Thực tế những năm qua có nhiều giáo viên (kể cả bậc đại học) đã ápdụng phương pháp giảng dạy không đọc chép cho học sinh, sinh viên và đemlại hiệu quả rõ nét Nhưng vì không có động lực, thiếu sự khuyến khích, độngviên và tiêu chí rõ ràng, nên cách làm này chỉ có tính tự phát ở một số ítngười

Chấm dứt tình trạng không đọc chép sẽ trở thành hiện thực nếu độingũ giáo viên được coi trọng, nếu đội ngũ giáo viên có động lực và sự đánh giánghiêm túc, công bằng từ các cơ quan quan quản lý

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợpnhững thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến

ở các ngành học, cấp học Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện

hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quátrình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng

Trang 5

Trong năm học 2007 – 2008 Sở GD&ĐT Bình Dương đã triển khaicho các Trường THCS trong tỉnh thực hiện dạy học theo “Sơ đồ tư duy” vàmỗi trường THPT cử một giáo viên dự lớp tập huận đổi mới phương pháp dạyhọc theo phương pháp mới do Microsoft tài trợ, nhưng hiện nay chưa triểnkhai đến giáo viên các trường THPT.

Đầu năm học 2011 – 2012 Hiệu trưởng Trường THPT Dĩ An VươngVăn Thanh triển khai chỉ thị năm học mới của Bộ GD&ĐT trong đó có nêu lênchỉ thị “chấp dứt hoàn hoàn việc đọc – chép hoặc nhìn – chép ở trường THPT”

và thầy Hiệu trưởng có giới thiệu một phương pháp giảng dạy mà từ lâu cácnước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng trong dạy học đó là sử dụng sơ đồ tưduy và đã cho giáo viên xem một số hình ảnh minh họa các “sơ đồ tư duy” màhọc sinh các trường đã thực hiện

Sự việc nầy đã làm tôi liên tưởng đến lớp học của chương trình đổimới phương pháp dạy học do chương trình Microsoft tài trợ và huấn luyện màtôi đã tham dự, tôi hỏi thăm một số thầy cô đã được cử đi tập huấn ở Singapor

và được biết các trường học ở Singapor cũng đã thực hiện cách dạy nầy rồi.Tôi đến các lớp hỏi thăm học sinh lớp 10 có biết ghi bài bằng sơ đồ tư duy haykhông thì các em trả lời ở Trường THCS các em cũng đã được dạy rồi

Từ đó tôi mới tìm hiểu và áp dụng theo phương pháp “Sử dụng sơ đồ

tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT” và bài trả lời cho câu hỏi làm thế

nào để đổi mới phương pháp dạy học “không đọc – chép ; không nhìn – chép”theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà tôi trăn trở băn khoăn bấy lâu nay

đã có cách để giải quyết

Qua một năm học áp dụng cho học sinh lớp 10 và lớp 12 ở TrườngTHPT Dĩ An do tôi phụ trách ở bộ môn lịch sử, tôi nhận thấy đây là cách dạymang lại hiệu quả cao nếu giáo viên biết vận dụng các kĩ năng CNTT vào tiêtdạy thì sẽ giúp học sinh hứng thú, yêu thích tiết học lịch sử hơn so với một tiếtdạy bằng giáo án điện tử thông thường

Trang 6

2 Mức độ nghiên cứu đề tài

Năm học 2011 – 2012 là năm học đầu tiên Bộ GD – ĐT triển khai thựchiện “Chấm dứt hoàn toàn việc đọc – chép; nhìn – chép ở các trường THPT”

Vì trong năm học nầy tôi chỉ được phân công giảng dạy Lịch sử lớp 10

và lớp 12 nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai khối lớp của mình phụ trách.Trong phạm vi nghiên cứu đề tài nầy, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạn trongvấn đề lớn : “Hướng dẫn học sinh ghi bài theo sơ đồ tư duy”

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu : “Soạn giảng bộ môn Lịch sử 10 và 12 theo sơ đồ tư

duy và chuẩn KTKN được điều chỉnh giảm tải trong năm học 2011 – 2012”.

+ Khách thể nghiên cứu : Môn LS lớp 10 và lớp 12 ở trường THPT

+ Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn học sinh ghi bài theo sơ đồ tư duy

4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Cuộc vận động chấm dứt cách dạy học “đọc chép” nếu thành công, sẽgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục Theo GS – TS Đinh Quang Báo,nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để cuộc vận động nàythành công, thì đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định Do vậy ngay từ khâuđào tạo giáo viên ở các trường đại học, cao đẳng phải đào tạo họ biết cách

“không đọc chép”

Vấn đề càng tỏ ra bức xúc hơn khi Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo

Nguyễn Thiện Nhân phát động chiến dịch “Nói không với đọc chép” cùng với việc “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Nói thì dễ nhưng làm thật khó Nhiều đồng nghiệp đã nhận thức được sự tai

hại của việc dạy học theo lối đọc chép, nhưng quả thực để “Nói không với đọc chép”, có người chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, thậm chí còn

rất ái ngại, vì thay đổi một tập quán không dễ gì nếu thiếu một quyết tâm và sựđịnh hướng

Để góp phần tạo nên sự chuyển biến trong dạy học bộ môn, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, và để “Nói không với đọc chép”, giáo viên lịch sử cần lưu ý một số điểm sau đây:

Trước hết, giáo viên phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc

dạy học lịch sử là phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản

về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, qua đó giáo dục tư

tưởng, tình cảm, đạo đức, truyền thống cho học sinh Nghĩa là phải vừa khai trí vừa khai tâm cho các em Hai nhiệm vụ này luôn gắn chặt và hỗ tương với nhau Phải giúp cho các em am tường và biết cách vận dụng những tri thức

lịch sử vào cuộc sống.Trong sách giáo khoa, các nội dung sự kiện được trìnhbày một cách cô đọng vốn đã rất cần sự phân tích diễn giải, minh hoạ, so sánh,đối chiếu để giúp học sinh hiểu vấn đề một cách thấu đáo Nếu dạy theo lốiđọc chép, có nghĩa giáo viên một lần nữa tóm tắt sách giáo khoa, đọc cho các

em chép rồi buộc các em phải học thuộc lòng Làm như vậy, bộ môn lịch sử sẽtrở nên giáo điều, nhồi nhét, vì học sinh chẳng thể nào hiểu nổi một vấn đề,

Trang 7

một sự kiện và như vậy việc học tập trên lớp trở nên vô bổ, thậm chí làm chocác em có cảm giác như bị “tra tấn” trong học tập bộ môn.

Để “Nói không với đọc chép”, đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, phải luôn thấy được trách nhiệm và uy tín cá nhân của mình trước hết là đối với học sinh Cần phải tích cực đầu tư chuyên môn và không

ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ Việc đầu tư chuyên môn đòi hỏiphải tiếp cận với thông tin khoa học chuyên ngành Điều kiện sách vở, tài liệutham khảo và các nguồn thông tin cần thiết hiện nay không đến nổi quá khókhăn Mỗi khi đã có sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, giáo viên dễ dàng lựachọn phương pháp để giảng dạy, vì phương pháp là sự vận động của tri thức

Mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, tuỳ theo nội dung kiến thức và đối tượng mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp nhằm tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, khắc sâu kiến thức cơ bản… cho học sinh. Đểphát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp dạy học sửdụng sơ đồ tư duy tỏ ra có ưu thế Mỗi bài học chứa đựng một số vấn đề cơbản của lịch sử, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ chức chohọc sinh giải quyết bằng cách sáng tạo thành sơ đồ tư duy nhằm phát huy tínhtích cực và huy động bộ não các em làm việc hết công suất cho mỗi bài học, sẽkhông còn tình trạng học sinh ngồi im thụ động chỉ có vài em được phát biểu

và làm việc với giáo viên trong tiết học

Việc học sinh tham gia trực tiếp vào việc giải quyết những yêu cầu của bài học vừa có tác dụng phát triển tư duy vừa gây hứng thú học tập Tất

nhiên vai trò dẫn dắt của người thầy là hết sức quan trọng Dạy học là mộtnghệ thuật, bằng tâm hồn, sự hiểu biết và nghệ thuật của giáo viên, những

“phần xác” lịch sử sẽ được “phả hồn” vào một cách sinh động và đẹp đẽ, giúpcác em cảm nhận tốt hơn, yêu thích hơn bộ môn lịch sử

Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phóng phú

và được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng đạt hiệu quả cao Nếu biết

khai thác tốt sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảngdạy Cùng với sự kết hợp các phương pháp, phương tiện trực quan và kỹ thuật

sẽ góp phần đẩy lùi hiện tượng “đọc chép” một cách có hiệu quả.Việc sử dụng

sơ đồ tư duy cùng phương tiện trực quan và kỹ thuật đòi hỏi giáo viên phải có

sự đầu tư công sức và trí tuệ cho bài giảng Rõ ràng làm tốt công việc này sẽgóp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy và hiên tượng “đọc chép” sẽkhông có cơ hội để tồn tại

Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy học Dạy học theo lối đọc chép có nghĩa giáo viên đã thủ

tiêu mất vai trò chủ thể của học sinh, đưa các em vào trạng thái hoàn toàn thụđộng, bị nhồi nhét một cách đáng thương Việc tạo ra mô hình dạy học sử dụng

sơ đồ tư duy trong đó học sinh có điều kiện trao đổi với thầy với bạn, sẽ pháthuy tốt tính tích cực, chủ động của các em, giúp các em vươn lên chiếm lĩnh trithức.Thay đổi mô hình dạy học theo sơ đồ tư duy là một yêu cầu không thểthiếu được Nó vừa phát huy tốt ưu thế của bộ môn, vừa tạo được sự hấp dẫn,

Trang 8

hứng thú đối với học sinh Cần chú ý mô hình dạy lịch sử theo sơ đồ tư duy,giảm dần tính biên niên trong dạy học lịch sử.

Khả năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống là cái đích của việc dạy học bộ môn Khả năng đó có được từ nghệ thuật truyền dạy và tổ chức rèn

luyện của giáo viên cho các em Học lịch sử mà không liên hệ được thực tế,không làm bài tập thực hành, sẽ không thể nào có được năng lục vận dụng vànhư vậy sự học trở nên vô bổ Cuộc sống đang đặt ra vô vàn những vấn đềphức tạp, hiểu sâu sắc lịch sử để lý giải những vấn đề của cuộc sống hiện tại là

vô cùng cần thiết, nó tỏ rõ ưu thế của bộ môn Không làm tốt điều này xemnhư giáo viên lịch sử chưa hoàn thành nhiệm vụ

Dạy học “đọc chép” sẽ phải kiểm tra đánh giá theo kiểu “đọc chép”

và ngược lại Đó là lẽ đương nhiên Đổi mới phong cách dạy học phải đi liền

với việc thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá Giáo viên phải biết trăn trở, lựachọn hình thức và nội dung kiểm tra để đánh giá đúng thực lực học sinh, đồngthời tự kiểm tra năng lực giảng dạy của mình một cách chính xác Phải hết sứcnghiêm túc trong kiểm tra đánh giá thì mới tạo được sự chuyển biến về chấtlượng đào tạo và mới có thể “Nói không với tiêu cực trong thi cử”

5 Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3phần :

-Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề

-Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính

-Phần III : Kết quả, bài học kinh nghiệm và kiến nghị

Trang 9

NỘI DUNG Phần I Nêu thực trạng của vấn đề

1 Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN

Năm học 2011 – 2012 Bộ Giaó dục và Đào tạo giảm tải nội dung sáchgiáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy và học hơn nữngnăm qua

Tôi được Sở GD&ĐT Bình Dương cử tham dự lớp tập huấn “Phươngpháp dạy học mới” và những năm qua đã soạn giảng khá tốt bộ giáo án điện tửlớp 10 và lớp 12 nên có thuận lợi hơn khi áp dụng đề tài hướng dẫn học sinhbậc THPT thực hiện ghi bài theo sơ đồ tư duy

Trường THPT Dĩ An được Sở GD&ĐT Bình Dương đâu tư xây dựngthành đơn vị Trường THPT chất lượng cao của Tỉnh Bình Dương và được Sởđầu tư lắp đặt mỗi phòng học đều có một bộ máy chiếu để giáo viên giảng dạytại lớp Mỗi giáo viên chỉ cầng dùng một USB ghi nội dung bài dạy và đến lớp

để sử dụng ngay trong tiêt dạy tại lớp nên rất thuận tiện cho giáo viên và họcsinh khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới sử dụng sơ đồ tư duy

Học sinh các lớp THPT của Bình Dương bước đầu đã được làm quenvới cách ghi bài theo sơ đồ tư duy ở các trường THCS nên các em tiếp thu cáchhọc mới dễ dàng hơn ở bậc THPT

Một số phần mềm sơ đồ tư duy được phổ biến rộng rãi nên đã hỗ trợcho giáo viên và học sinh khi trình bày sơ đồ tư duy trên máy chiếu

2 Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN

Trang 10

Khi dự giờ các tiết dạy giáo viên còn theo bảng chấm điểm cũ, hầunhư đa số giáo viên của các trường THPT đều chưa giảng dạy học sinh theophương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào trong một tiết dạy.

Giáo viên ở các trường THCS không hướng dẫn kỹ cách thực hiện chohọc sinh và chưa nêu rõ tầm quan trọng của việc dạy học theo phương phápmới nầy nên tôi phải cho học sinh lớp 10 và lớp 12 xem phim minh họa, hướngdẫn học sinh cách sử dụng phần mềm, cách vẽ sơ đồ tư duy lại từ đầu (xemphim hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy theo dĩa CD đính kèm)

Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính

“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”

1 Thực trạng và giải pháp:

1.1 Giảng dạy theo sơ đồ tư duy tăng cường tính tích cực của học sinh

Năm học 2011-2012 là năm đầu tiên ngành Giáo dục và Đào tạo triểnkhai giảng dạy theo sơ đồ tư duy ở bậc học THPT Qua thực tế cho thấy việcgiảng dạy này đã tạo hứng thú cho học sinh Mỗi học sinh có thể tự lập sơ đồ

tư duy cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ thuộc,

Trang 11

dễ hiểu, dễ nhớ hơn Cùng một nội dung nhưng các em có thể thêm nhánh,thêm chú thích dưới dạng hình vẽ nhiều màu sắc tùy vào cách hiểu, cách lĩnhhội kiến thức trong bài học của mình

Ngay từ đầu năm học, sau khi đăng kí đề tài SKKN tôi đã tìm hiểu, ápdung dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy Từ đó tôi tự lập kế hoạch giảng dạy chotừng tiết học Nếu không sử dụng phần mềm, giáo viên có thể linh động sử dụnghình vẽ tay với những màu sắc, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt khác nhau nhằm giúphọc sinh có thể nắm bắt và nhớ được phần cốt lõi của bài giảng ngay tại lớp học

Sơ đồ tư duy đặc biệt chú trọng về màu sắc, hình ảnh với từ ngữ ngắngọn thể hiện qua mạng liên tưởng (các nhánh trong bài giảng) Từ phần nộidung chính, giáo viên vẽ ra từng nhánh nhỏ theo từng tiểu mục chính của bàigiảng và chú thích, giảng giải theo một ngôn ngữ dễ hiểu và gần gũi với họcsinh

Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, định nghĩa hay cảbài giảng đọc chép như lúc trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được

khái niệm qua hình vẽ Chính sự liên tưởng theo hướng dẫn của giáo viên cũng giúp các em nhớ được phần trọng tâm của bài giảng.

Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinhkhông chỉ về trí tuệ, vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức chọnlọc những phần nào trong bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp hình vẽ,chữ viết, màu sắc, vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống

Để giảng dạy theo sơ đồ tư duy, giáo viên có thể chủ động vẽ hình trênbảng rồi cho học sinh tiếp tục lên phân nhánh sơ đồ hay để học sinh chia thànhtừng nhóm nhỏ rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên địnhhướng lại từng nội dung cho học sinh

Sơ đồ tư duy thực chất là một sơ đồ mở không theo một khuôn mẫu hay

tỷ lệ nhất định mà là cách hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động, đầymàu sắc và thực sự hiệu quả Giảng dạy theo sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất trong các giờ ôn tập Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập.

1.2 Giáo viên trở thành người hướng dẫn, hỗ trợ

Trước đây, giáo viên vẫn thường sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học sinh nhưng học sinh vẫn là người tiếp thu một cách thụ động. Vớiviệc giảng dạy bằng sơ đồ tư duy, nhất là cho học sinh tự phát huy khả năngsáng tạo của mình bằng cách tự vẽ, tự phân bố và thể hiện nội dung bài học qua

sơ đồ sau đó yêu cầu các bạn khác bổ sung những phần còn thiếu Kết thúc bàigiảng, thay vì phải ghi chép theo cách truyền thống, học sinh có thể tự “vẽ” bàihọc theo cách hiểu của mình với nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau Đến tiếthọc sau, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, các em có thể nhớ được những phần trọng tâmcủa bài học Giảng dạy theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì có thể vậndụng được với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường, có thiết kếtrên giấy, bìa, bảng bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc cũng có thểthiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy đã được triển khai đến từng trường Việc vận

Trang 12

dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc,hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoahọc.

Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ

tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổbiến rộng khắp thế giới

Tony Buzan sinh năm 1942, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.

Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tậpđoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương phápMind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghechương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện vềlĩnh vực nghiên cứu của mình)

Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng

của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.

Trang 13

Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thóiquen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học,theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy.

Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáoviên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vàotrang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1,

cấp 2, cấp 3 Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần.

Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường

nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và đó

chính là để học sinh “Học cách học”: Học sinh được học để tích lũy kiến thức,

nhưng từ trước đến nay học sinh chưa biêt cách học cách để lĩnh hội nhữngkiến thức bộ môn lịch sử một cách hiệu quả

Khái niệm của sơ đồ tư duy: Nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Học sinh có thể tạo một sơ đồ tư duy

ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánhlớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận

(Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu).

1.3 Những lưu ý học sinh khi sử dụng sơ đồ tư duy

Màu sắc cũng có tác dụng kích thích bộ não như hình ảnh Tuy nhiên,

học sinh cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc Học sinh có thể chỉcần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian

Nếu học sinh thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong mộtnhánh, thì học sinh có thể gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó –rất mới mẻ và tốn ít thời gian

Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.

Khi học sinh sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không

bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩmới

Nếu trên mỗi nhánh học sinh viết đầy đủ cả câu thì như vậyhọc sinh sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não Não của học sinh sẽ mất

hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh Vì vậy, trên mỗi nhánhhọc sinh chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi Khi đó, học sinh sẽ viết rất nhanh

và khi đọc lại, não của học sinh sẽ được kích thích làm việc để nối kết thôngtin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghinhớ của học sinh

Giáo viên nên thường xuyên cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong môn học lịch sử, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi (dù là thi , học , đều sử dụng tốt). Sơ đồ tư duy cũnggiúp các học sinh và các thầy cô tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp

Trang 14

rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy tính học sinh có thể làm tạinhà và gửi email cho các thầy cô chấm chữa trước khi lên lớp.

2 Giảng dạy và học tập với công cụ sơ đồ tư duy

2.1 Giới thiệu đôi nét về sơ đồ tư duy

Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giớixung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làmcông tác giáo dục Nhằm hướng học sinh đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, giáo viên không những cần giúp học sinh khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp học sinh hệ thống được những kiến thức đó Việc

xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽmang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhậnthức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụhết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là sơ đồ tư duy

2.2 Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học

Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc

và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này

được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm1960

Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một

ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay

từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánhđến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếptục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau Chính sự liênkết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy

bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và

sử dụng Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại,chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó

Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động Sự

kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả làtăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não

Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và

học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo,học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốnsách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa

ra ý tưởng mới, v.v…

Trang 15

2.3 Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo sơ đồ tư duy

Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với

các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa Một giải pháp được hướng đến là sử dụng cácphần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy Một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại

“phần mềm mind mapping” (mind mapping software)

Phần mềm Buzan’s iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy

nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày Phần mềm do công ty Buzan OnlineLtd thực hiện Trang chủ tại www.imindmap.com

Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration

Software, Inc Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáođến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc Có thể dùng thử 30 ngày Trang chủtại www.inspiration.com

Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind

Technologies Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa

từ khóa Có thể dùng thử 30 ngày Trang chủ tại www.visual-mind.com

Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình

trên Java Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủchức năng để thực hiện mind mapping Trang chủ tại:

http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềmloại mind mapping tại địa chỉ sau:

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mind_mapping_software

Trang 16

Mind mapping – Sơ đồ tư duy

Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con

số Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não,

Tony Buzan đã đưa ra sơ đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này

Trang 17

P

3 Tiến trình một tiết dạy theo sơ đồ tư duy

Trước khi áp dụng phương pháp " Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT” giáo viên giới thiệu cho học sinh xem một số

đoạn phim ngắn (có gửi kèm theo đĩa CD gắn chung với SKKN) cho học sinhthấy hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy khi ghi bài, học bài và hướng dẫnhọc sinh cách vẽ sơ đồ tư duy gồm nội dung cả bài học trên một trang giấy rất

dễ học, dễ thực hiện và học sinh sẽ rất thích thú với mỗi tác phẩm sơ đồ tư duycủa mình (Xem phim hướng dẫn phần mềm sơ đồ tư duy đính kèm trong dĩaCD)

Trang 18

Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của học sinh rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó là “Sắp xếp” ý nghĩ của học sinh.

Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy

Lập sơ đồ tư duy (hoặc sơ đồ ý tưởng) là việc bắt đầu từ một ý tưởngtrung tâm và viết ra những ý khác liên quan tỏa ra từ trung tâm Bằng cách tậptrung vào những ý tưởng chủ chốt được viết bằng từ ngữ của học sinh, sau đótìm ra những ý tưởng liên quan và kết nối giữa những ý tưởng lại với nhauhình thành nên một sơ đồ tư duy Tương tự, nếu học sinh lập một sơ đồ kiếnthức, nó sẽ giúp học sinh hiểu và nhớ những thông tin mới và nắm kiến thứcsâu hơn

Hướng dẫn học sinh sử dụng những đường thẳng, màu sắc, mũi tên,nhánh rẽ hoặc những cách khác để thể hiện kết nối giữa những ý tưởng đượcđưa ra trong bản đồ tư duy của học sinh Những mối quan hệ này sẽ quan trọngkhi học sinh đang tìm hiểu những thông tin mới hoặc xây dựng cấu trúc củamột bài học Bằng cách cá nhân hoá sơ đồ với những ký hiệu và thiết kế riêngcủa mỗi học sinh, học sinh sẽ xây dựng được những mối quan hệ trực quan và

có ý nghĩa giữa những ý tưởng; điều này sẽ hỗ trợ học sinh rất nhiều trong việcgợi nhớ và hiểu

Ý tưởng của bản đồ tư duy là suy nghĩ sáng tạo và liên kết bằng mộtcách thức phi tuyến tính Có rất nhiều thời gian để chỉnh sửa thông tin sau nàynhưng ở bước đầu tiên, việc đưa mọi khả năng vào bản đồ là rất quan trọng.Đôi khi một trong những khả năng tưởng như là không thể ấy lại trở thành ýtưởng chủ chốt đưa học sinh đến kiến thức đó

Vài học sinh phát hiện rằng sử dụng những kí tự viết hoa sẽ thu hútcác em chỉ chú ý vào những điểm chính Chữ viết hoa cũng dễ đọc hơn trongmột sơ đồ Tuy nhiên, học sinh có thể viết vài ghi chú, giải thích bằng chữ viếtthường Một số học sinh làm thế để khi cần xem lại bản đồ tư duy một thờigian sau, trong lúc số khác lại dùng để ghi lại những đánh giá, phê bình

Hầu hết học sinh đều thấy tiện dụng khi lật ngang trang giấy và vẽ sơ

đồ tư duy của các em theo chiều ngang Đặt ý tưởng hoặc chủ đề chính vàochính giữa trang giấy, ta sẽ có có không gian tối đa cho những ý khác tỏa ra từtrung tâm

Vài sơ đồ tư duy hữu dụng nhất thường được học sinh bổ sung hoànchỉnh trong một khoảng thời gian dài tiếp tục sau nầy trong quá trình học tậpcủa các em Sau lần vẽ ban đầu, học sinh có thể muốn làm nổi bật vài thứ,

Ngày đăng: 10/09/2015, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w