Khai thác phần mềm Microsoft Encarta vào trong dạy học địa lí ở trường CĐSP

5 1.1K 9
Khai thác phần mềm Microsoft Encarta vào trong dạy học địa lí ở trường CĐSP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN I Những vấn đề chung I-Lí do chọn đề tài Việc hình thành kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí cho sinh viên là một nhiệm vụ của các trường sư phạm, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường phổ thông theo định hướng dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Một trong những kĩ năng quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí là kĩ năng khai thác các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập bộ môn. Hiện nay đã xuất hiện nhiều phần mềm ứng dụng cho dạy học địa lí rất có giá trị nhưng mức độ khai thác và sử dụng các phần mềm này còn rất hạn chế cả trong đội ngũ giảng viên và sinh viên ở các trường cao đẳng sư phạm. Với tất cả các lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Khai thác phần mềm Microsoft Encarta vào trong dạy học địa lí ở trường CĐSP”. II-Mục đích và nội dung nghiên cứu 1.Cung cấp các thông tin về phần mềm Microsoft Encarta Encyclopedia. 2.Đưa ra được các hướng sử dụng, khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas vào việc dạy và học một số học phần của chương trình đào tạo giáo viên THCS chuyên ngành Địa lí ở trường CĐSP. III-Nhiệm vụ nghiên cứu Cung cấp các thông tin cơ bản về phần mềm Microsoft Encarta Encyclopedia, trong đó tập trung vào kĩ năng sử dụng, khai thác thông tin của phần mềm Microsoft Encarta World Atlas. V-Giới hạn của đề tài Biên soạn một tài liệu hướng dẫn sử dụng, khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas dùng cho giảng viên và sinh viên địa lí ở trường CĐSP Bắc Ninh. VI-Các phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong quá trình hoàn thiện đề tài gồm: 1.Tổng hợp các tài liệu hiện có về các phần mềm có thể khai thác và sử dụng trong dạy học địa lí. 2.Khảo sát tổng thể về phần mềm Microsoft Encarta Encyclopedia. 3.Tổ chức nghiên cứu, đề ra các hướng sử dụng, khai thác hiệu quả phần mềm Microsoft Encarta World Atlas vào trong dạy học địa lí. 4.Xây dựng một số thiết kế bài học có ứng dụng phần mềm Microsoft Encarta World Atlas cho một số học phần cơ bản trong bộ môn địa lí ở trường CĐSP. VII-Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 3 phần với nội dung như sau: Phần I: Những vấn đề chung Phần II: Các kết quả nghiên cứu Phần III: Kết luận 1 PHẦN II các kết quả nghiên cứu Chương I Giới thiệu chung về phần mềm Microsoft Encarta World Atlas 1.Giới thiệu đĩa CD Microsoft Encarta Encyclopedia. Microsoft Encarta Encyclopedia được phát triển bởi hãng Microsoft (Hoa Kì), Microsoft Encarta Encyclopedia còn gọi là Từ điển Bách khoa toàn thư, tới nay đã có nhiều phiên bản đang được sử dụng. Mỗi năm hãng Microsoft lại cho ra đời một phiên bản (gồm 1 bộ đĩa CD tra cứu với số lượng đĩa không giống nhau) với các nội dung thông tin được bổ sung hàng năm nhưng cách cơ cấu, hệ thống thông tin cũng như cách khai thác thông tin gần như không thay đổi. Vì vậy mà người sử dụng vẫn có thể dễ dàng tiếp cận với các phiên bản khác nhau của Microsoft Encarta Encyclopedia. 2.Cài đặt và khởi động Microsoft Encarta Encyclopedia 3.Khởi động Microsoft Encarta Encyclopedia 2005 Ta có thể khởi động Microsoft Encarta Encyclopedia bằng 2 cách: 3.1.Nhấn nút Start/Programs/Microsoft Reference/Encarta. 3.2.Hoặc nhấn biểu tượng Microsoft Encarta trên màn hình. 4.Sử dụng Microsoft Encarta Encyclopedia 2005. Sử dụng đĩa CD Microsoft Encarta Encyclopedia, chúng ta có thể khai thác hệ thống bản đồ, từ các bản đồ thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu cho đến bản đồ các vùng sinh thái, bản đồ phân bố dân cư, quần cư, các bản đồ thống kê. Các dạng dữ liệu dạng văn bản để chuyển sang Word hoặc Excel, các hành ảnh, các Video Clip chuyển sang các chương trình đồ họa hoặc trình chiếu như Paint, Photoshop. Powerpoint… để phục vụ giảng dạy. 5.Màn hình Microsoft Encarta. Chương II Cách sử dụng và khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas I.NHỮNG TÍNH NĂNG CỦA MICROSOFT ENCARTA 1.Statistics (Các số liệu thống kê). 2.World Atlas (Tập bản đồ thế giới). 3.Globe themes (Các chủ đề về Trái Đất). 4.Virtual Flight (Chuyến bay ảo). 5.Name that place game (Trò chơi địa danh). 6.Geography Quiz (Câu hỏi đố vui địa lí). II.KHAI THÁC CÁC DẠNG DỮ LIỆU TỪ MICROSOFT ENCARTA 1.Khai thác thông tin dạng văn bản (Text) 2.Khai thác thông tin bản đồ, hình ảnh và video clip. 2 2.1.Các bước tìm kiếm và lưu giữ bản đồ: 2.2.Các bước tìm kiếm và lưu giữ hình ảnh: 2.3.Các bước tìm kiếm và lưu giữ Video clip: 3.Khai thác các bảng số liệu thống kê: 4. Một số từ tra cứu tiếng Anh: Chương III định hướng Khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas trong dạy học một số học phần địa lí ở trường CĐSP I.ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 1 (TRÁI ĐẤT, THẠCH QUYỂN, KHÍ QUYỂN) 1.Giới thiệu chung về nội dung học phần 2.Hướng khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas II.ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 2 (THỦY QUYỂN, THỔ NHƯỠNG - SINH QUYỂN VÀ LỚP VỎ CẢNH QUAN ĐỊA LÍ) 1.Giới thiệu chung về nội dung học phần 2.Hướng khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas III.ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 1.Giới thiệu chung về nội dung học phần 2.Hướng khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas IV.ĐỊA LÍ CÁC CHÂU 1( PHI - ÂU – MĨ ) 1.Giới thiệu chung về nội dung học phần 2.Hướng khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas V.ĐỊA LÍ CÁC CHÂU 2 1.Giới thiệu chung về nội dung học phần 2.Hướng khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas Chương IV Minh họa Một số giáo án Khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas trong dạy học I.ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 1.Thạch quyển: Giáo án trình bày trên Power Point. 2.Khí quyển: Giáo án trình bày trên Power Point. II.ĐỊA LÍ CÁC CHÂU 2: Giáo án trình bày trên Power Point. III.ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG: Thực hành: Vẽ biểu đồ tháp tuổi các nước theo số liệu khai thác từ Encarta và sử dụng phần mềm Excel để xây dựng biểu đồ. IV.ĐỊA LÍ CÁC CHÂU 1: Hướng dẫn SV khai thác thông tin tổng hợp từ Encarta. 3 PHẦN III kết luận Khai thác phần mềm Microsoft Encarta vào trong dạy học địa lí có ý nghĩa rất thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học, công nghệ vào trong giảng dạy và học tập, làm tăng chất lượng giáo dục- đào tạo. Đây là một thực tế đã được kiểm chứng ở một số trường THPT, CĐSP, ĐHSP ở nước ta trong thời gian vừa qua. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hướng tới việc vận dụng các kinh nghiệm khai thác phần mềm này vào giảng dạy và học tập bộ môn địa lí ở trường CĐSP Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhìn chung các học phần của chuyên ngành địa lí đều có thể ứng dụng khai thác phần mềm này ở các mức độ khác nhau. Việc khai thác phần mềm như thế nào còn phụ thuộc vào quan điểm, khả năng tin học và trình độ ngoại ngữ của giảng viên; phụ thuộc vào mục tiêu các bài học và còn phụ thuộc rất nhiều vào các năng lực học tập của sinh viên. Đề tài trong khuôn khổ chỉ giới hạn ở một số học phần tiêu biểu và mang tính chất giới thiệu về định hướng khai thác và sử dụng phần mềm-một phần mềm hữu dụng không chỉ cho bộ môn địa lí. Đề tài đã tập hợp, xây dựng được những kĩ năng cơ bản trong việc khai thác phần mềm Microsoft Encarta vào trong dạy học địa lí ở trường CĐSP. Các giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập đã bước đầu vận dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên do những hạn chế về điều kiện thời gian, điều kiện về trang bị kĩ thuật và cả những hạn chế về khả năng tin học, ngoại ngữ của nhóm tác giả, của giảng viên, sinh viên mà chất lượng của đề tài cũng như mức độ vận dụng kết quả nghiên cứu chưa cao. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, sự hỗ trợ của nhà trường để đề tài có thể được bổ sung, hoàn thiện và trở nên hữu ích hơn. NHÓM TÁC GIẢ 4 tài liệu tham khảo 1.Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học địa lí. Tài liệu Hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình CĐSP của Dự án đào tạo giáo viên THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 1 năm 2006. Gồm các chuyên đề: 1.1. Kiều Văn Hoan. Khai thác phần mềm Microsoft Encarta 2005 để nghiên cứu giảng dạy Địa lí. Đại học sư phạm Hà Nội. 1.2. Phạm Hữu Khá. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí. CĐSP Nha Trang. 1.3. GS.TS Nguyễn Viết Thịnh. Sử dụng phối hợp các phần mềm khác nhau để nâng cao hiệu quả khai thác thông tin trong Microsoft Encarta World Atlas. Đại học sư phạm Hà Nội. 1.3. Đỗ Xuân Tiến. Sử dụng Microsoft Powerpoint 2003 trong thiết kế bài giảng Địa lí. Khoa Địa lí, Đại học sư phạm Hà Nội. 2. Đặng Văn Đức. Lí luận dạy học địa lí (Phần đại cương). Giáo trình Cao đẳng sư phạm. NXB Đại học sư phạm-2005. 3. Đặng Văn Đức-Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học sư phạm-2003. 4. Nguyễn Trọng Phúc. Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội-2001. 5 . dụng, khai thác hiệu quả phần mềm Microsoft Encarta World Atlas vào trong dạy học địa lí. 4.Xây dựng một số thiết kế bài học có ứng dụng phần mềm Microsoft Encarta World Atlas cho một số học phần. về nội dung học phần 2.Hướng khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas Chương IV Minh họa Một số giáo án Khai thác phần mềm Microsoft Encarta World Atlas trong dạy học I.ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN. đồ. IV.ĐỊA LÍ CÁC CHÂU 1: Hướng dẫn SV khai thác thông tin tổng hợp từ Encarta. 3 PHẦN III kết luận Khai thác phần mềm Microsoft Encarta vào trong dạy học địa lí có ý nghĩa rất thiết thực trong

Ngày đăng: 12/07/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Những vấn đề chung

    • III-Nhiệm vụ nghiên cứu

    • V-Giới hạn của đề tài

    • VI-Các phương pháp nghiên cứu

    • VII-Cấu trúc đề tài

      • Phần III: Kết luận

      • các kết quả nghiên cứu

        • I.ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 1 (TRÁI ĐẤT, THẠCH QUYỂN, KHÍ QUYỂN)

        • kết luận

        • tài liệu tham khảo

        • 1.3. Đỗ Xuân Tiến. Sử dụng Microsoft Powerpoint 2003 trong thiết kế bài giảng Địa lí. Khoa Địa lí, Đại học sư phạm Hà Nội.

        • 2. Đặng Văn Đức. Lí luận dạy học địa lí (Phần đại cương). Giáo trình Cao đẳng sư phạm. NXB Đại học sư phạm-2005.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan