Tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh miền núi nghèo nằm ở Đông Bắc Lào, kinh tế chậm phát triển. Công tác cán bộ, nhất là QHCB trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định; đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (BTVTU) quản lý đã thể hiện sự vững mạnh về bản lĩnh chính trị, trình độ kiến thức, năng lực ngày càng được nâng cao, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, chính quyền và nhân dân giao phó. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ vẫn còn hạn chế về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực; một số nơi đội ngũ cán bộ vừa thừa, vừa thiếu, lực lượng thay thế trước mắt và lâu dài luôn bị hụt hẫng. Nhìn chung chất lượng, hiệu quả trong QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý chưa thật rõ nét; còn những hạn chế về quy trình, phương pháp, tính đồng bộ chỉ đạo thực hiện. Thực trạng trên đòi hỏi cần có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác cán bộ nhất là QHCB để xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực tiễn, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) của tỉnh. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài Công tác Quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay làm đề tài luận văn tốt nghiệp Đại học của mình.
Trang 1Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 2Lời cảm ơn
Tác giả xin dành những lời đầu tiên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tơi các thầy cô giáo Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I đã tận tình truyền thụ kiến thức quý báu cho tác giả trong những năm qua Đặc biêt xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo: PGS,TS Cao Văn Thanh người trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong quá trình học tập sau này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CNH : Công nghiệp hoá
HĐH : Hiện đại hoá
HTCT : Hệ thống chính trị
KT- XH : Kinh tế - Xã hội
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG QUAN ĐIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUY
HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HỦA PHĂN QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ĐảngNhân dân Cách mạng Lào về cán bộ 51.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hủa 101.3 Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thương vụ Tỉnh Hủa Phăn quản lý .17
Chương 2:THỰC TRANG CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HỦA PHĂN QUẢN LÝ TỪ NĂM(2005 – 2010) 25
2.1 Khái quát chung về Tỉnh, Đảng bộ và cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Hủa Phăn 252.2 Thực trạng về trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh
uỷ Hủa Phăn quản lý trong giai đoạn hiện nay 31
2.3 Kết quả công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hủa Phăn quản lý 37 2.4 Nguyên nhân và mội số kinh nghiệm44
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HỦA PHĂN QUẢN LƯ (2010- 2015 ) 48
3.1 Mục tiêu, phương hướng, phương hướng nhằm nâng cao quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy Hủa Phăn quản lý 483.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao quy hoạch cán bộ diện BanThường vụ Tỉnh uỷ Hủa Phăn quản lý trong giai đoạn tới 50
KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ và công tác cán bộ giữ vai trò rất quan trọng trong công tác xâydựng Đảng, quyết định đến sự thành bại của cách mạng Lào Vì thế, xây dựngđội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp luôn là mốiquan tâm lớn của Đảng và Nhà nước Lào nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpđổi mới Muốn có đội ngũ cán bộ tốt, tríc hÕt phải làm tốt quy hoạch cán bộ(QHCB) QHCB là căn cứ khoa học để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện , thử tháchcán bộ và qua đó xem xét đề bạt, bố trí và bổ nhiệm cán bộ
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân Cách mạng(ĐNDCM) Lào luôn luôn chú trọng vấn đề cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ,trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành đủ phẩm chất và năng lực,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng Lào Nhữngnăm qua, ĐNDCM Lào đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề về công tác tổ chức cán
bộ, trong đó có Chỉ thị số 08 của Bộ Chính trị, ngày 21-8-2007 về QHCB lãnhđạo, quản lý; Hướng dẫn số 198 của Ban Tổ chức Trung ương ngày 13-10-2007 về
tổ chức thực hiện Chỉ thị số 08 của Bộ Chính trị về QHCB lãnh đạo, quản lý Đã lànhững căn cứ rất quan trọng để các cấp uỷ đảng quán triệt, vận dụng và tổ chứcthực hiện trong việc QHCB nhất là QHCB lãnh đạo, quản lý Thực hiện quan điểm,chủ trương của Đảng, trong những năm qua các cấp uỷ đảng đã tiến hành QHCBgóp phần khắc phục tình trạng bị động, hụt hẫng đội ngũ cán bộ, xây dựng đượcđội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các lĩnh vực Đội ngũ cán bộ này đã góp phần tolớn vào những thành tựu chung của đất nước Lào trong thời kỳ đổi mới
Tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh miền núi nghèo nằm ở Đông Bắc Lào, kinh tếchậm phát triển Công tác cán bộ, nhất là QHCB trong những năm qua đã cónhiều tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định; đội ngũ cán bộ nói chung,cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (BTVTU) quản lý đã thểhiện sự vững mạnh về bản lĩnh chính trị, trình độ kiến thức, năng lực ngày càngđược nâng cao, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, chính quyền và nhândân giao phó Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ vẫn còn hạn chế về trình độ, chuyênmôn, nghiệp vụ, năng lực; một số nơi đội ngũ cán bộ vừa thừa, vừa thiếu, lực
Trang 6hiệu quả trong QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý chưa thật rõ nét; cònnhững hạn chế về quy trình, phương pháp, tính đồng bộ chỉ đạo thực hiện.
Thực trạng trên đòi hỏi cần có những giải pháp thích hợp nhằm nâng caochất lượng công tác cán bộ nhất là QHCB để xây dựng được đội ngũ cán bộ cóbản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và năng lựcthực tiễn, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá (CNH, HĐH) của tỉnh
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài " Công tác Quy hoạch cán bộ
diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Đại học của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
2.1 Mục đích của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ đề,
đề xuất nh÷ng giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng QHCB diệnBTVTU Hủa Phăn quản lý trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcách mạng trong thời kỳ mới
2.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Luận giải cơ sở lý luận của QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý
- Đánh giá đúng thực trạng QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý;những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản
lý, chỉ ra các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan, những tồntại, thiếu sót của QHCB của tỉnh và rút ra những kinh nghiệm về nâng cao chấtlượng QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyếtnhững vấn đề cấp bách và lâu dài về QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lýtrong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý tronggiai đoạn hiện nay
Trang 73.2 Phạm vi nghiên cứu
QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý, thời gian nghiên cứu, khảosát thực tiễn từ năm 2005 đến 2010 Phương hướng và giải pháp cho đếnnăm 2015
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐNDCM Lào, tham khảo kinh nghiệmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, các bài viết của các tác giả Việt Nam về công táccán bộ nói chung, QHCB nói riêng
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn quá trình hoạt động thực hiệnQHCB ở tỉnh Hủa Phăn từ năm 2005 đến nay
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là: Phương phápkhảo sát thực tế, thống kê, phân tích tổng hợp; phương pháp lôgíc và lịch sử,phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng kết thực tiễn
6 Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ tính cấp bách của QHCB diện BTVTU HủaPhăn quản lý giai đoạn hiện nay
- Đánh giá đúng thực trạng và rút ra được một số kinh nghiệm QHCBdiện BTVTU Hủa Phăn quản lý trong thời gian qua
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để tăng cường thêmchất lượng QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quantâm ; ngoài ra luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy
ở trường chính trị tỉnh Hủa Phăn
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Trang 8Chương 1:Những quan điểm cơ bản về công tác quy hoạch đội ngũ cán
bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hủa Phăn quản lý
Chương 2: Thục trạng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ diện Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Hủa Phăn quản lý từ năm (2005- 2010)
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh Hủa Phăn quản lý(2011- 2015)
Trang 9CHƯƠNG 1NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HỦA PHĂN QUẢN
LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VỀ CÁN BỘ
1.1.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về cán bộ.
Trong bất cứ thời kỳ nào, giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng, cán bộ
và công tác cán bộ cũng đều giữ vị trí đặc biệt quan trọng, cán bộ là một trongnhững nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, quyếtđịnh việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Đó là khâuthen chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng Chính vì vậy, các nhà kinh điển đãđưa ra các quan điểm, tư tưởng của mình về cán bộ và công tác cán bộ của ĐảngCộng sản
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Xưa nay tư tưởng không thể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được, trong bất kỳ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của trật
tự thế giới cũ mà thôi Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”[14, tr181] Con người mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói
chính là cán bộ
Trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng sản năm 1848, hai ông đã trình bày:Những người cộng sản là một bộ phận kiên quyết nhất trong các Đảng côngnhân ở tất cả các nước, là một bộ phận luôn thúc đẩy phong trào tiến lên về lýluận, họ hơn còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiếntrình và kết quả chung của phong trào vô sản
V.I.Lênin là người kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác vàPh.Ăngghen, khi đề cập đến vấn đề xây dựng Đảng kiểu mới, V.I.Lênin Lênin
Trang 10thực tiễn V.I.Lênin khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nàogiành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ củamình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức
và lãnh đạo phong trào” [10, tr479]
Khi có chính quyền lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vớiyêu cầu của nhiệm vụ mới, V.I.Lênin đã tiến hành đánh giá, sắp xếp lại cán bộ,đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và Người khẳng định: “Nghiên cứu con người tìmnhững cán bộ có bản lĩnh Hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mọimệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [ 12, tr449]
V.I.Lênin đã đề ra những nguyên tắc để lựa chọn, bố trí và giáo dục cán
bộ Đó cũng là chính sách của Đảng Cộng sản: “Hãy thử nghiệm một cách hếtsức thận trọng và hết sức nhẫn nại, những người có tài tổ chức, nhiều cán bộ ócsáng suốt và bản lĩnh, tháo vát trong thực tiễn, những con người trung thành vớichủ nghĩa xã hội vừa có khả năng tổ chức một cách vững chắc và nhịp nhàngcông việc Chỉ những người như thế sau khi đựơc thử thách hàng chục lần bằngcách cho họ giữ những chức vụ từ đơn giản nhất đến khó khăn nhất, chúng tamới đề bạt họ lên cương vị chủ chốt, làm người cán bộ lãnh đạo, quản lý củaĐảng, Nhà nước Đó là khâu then chốt trong toàn bộ sự lãnh đạo chính trị củaĐảng, quyết định sự thành công hay thất bại của Đảng Không một phong tràocách mạng nào lại vững chắc nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì đượctính liên tục gồm những người lãnh đạo”[11, tr158]
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãtiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cán bộ và công tác cán bộ củachủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn của Việt Nam Người đã viết nhiều tài liệu
về cán bộ và công tác cán bộ Trong đó tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Người
viết vào tháng 10 năm 1947, đề cập đến vấn đề xây dựng Đảng, nhiều về cán bộ
Người đã chỉ rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời cán bộ là những
Trang 11người đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ
để đặt chính sách cho đúng”[ 7, tr269].
Vì vậy, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công haythất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “làm việc gì học việc ấy”, “cán bộ ngànhnào phải học cho thạo công việc ở trong ngành ấy”[7, tr269-270]
Trong công tác cán bộ, theo Hồ Chí Minh phải gắn với nhiệm vụ chínhtrị của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng, người cán bộ vừa là người lãnhđạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân
Hồ Chí Minh cho rằng công tác cán bộ là quan trọng, muốn làm tốt côngtác cán bộ thì Đảng phải làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tuyển chọn,đánh giá, quản lý cũng như hiểu cán bộ, khéo dùng cán bộ, khi cân nhắc cán bộphải đúng việc, đúng người
Trong chính sách cán bộ, Hồ Chí Minh phân tích: “Đảng ta gồm hàng triệu người, hàng vạn cán bộ Trong đó, sĩ, nông, công thương, binh đều có cả tầng lớp xã hội khác nhau, trình độ, văn hoá khác nhau, tình hình cá nhân cũng không giống hệt Sao cho đối đãi đúng với mọi người đó là vấn đề trọng yếu [8,
tr277]
Hồ Chí Minh nhận thức rõ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ vàcông tác cán bộ, Người đã nêu lên những yêu cầu mà Đảng phải làm trong côngtác cán bộ: phải biết rõ cán bộ, phải cân nhắc cán bộ cho đúng, phải khéo dùngcán bộ, phải phân phối giúp đỡ, bảo vệ cán bộ Từ những yêu cầu đó Người đề
ra tiêu chuẩn cán bộ là:
Thứ nhất, những người tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc,
trong lúc đấu tranh
Thứ hai, giữ liên lạc mật thiết với quần chúng, hiểu biết quần chúng luôn
chú ý đến lợi ích của dân chúng Như thế dân chúng tin cậy cán bộ, và nhận cán
bộ là người lãnh đạo của họ
Thứ ba, đó là những người có thể phụ trách, không có sáng kiến thì không
Trang 12hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết gan góckhông sợ khó khăn.
Thứ tư, đó là những người luôn luôn giữ vững kỷ luật.
Như vậy, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
bộ luôn luôn được đề cao và coi trọng, coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiếnlược trong quá trình thực hiện sự nghiệp cách mạng của Đảng
1.1.3 Quan điểm của Đảng NDCM Lào về cán bộ
Đảng NDCM Lào trong suốt quá trình lãnh đạo luôn coi cán bộ là nhân tốtrực tiếp quyết định thắng lợi của cách mạng Do vậy, công tác cán bộ luôn đượcxem là công việc trọng yếu, nhằm đào tạo, rèn luyện, chăm lo xây dựng đượcmột đội ngũ cán bộ tận trung với nước, tận hiếu với dân hoàn thành xuất sắc mọinhiệm vụ qua các thời kỳ cách mạng Khi công cuộc đổi mới do Đảng NDCMLào khởi xướng và lãnh đạo càng đi vào chiều sâu càng đặt ra những yêu cầubức thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ đáp ứng đựoc những yêu cầu mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 1996 ) của Đảng NDCM Lào đã
khẳng định: “Cán bộ có vai trò quyết định thành công của đường lối Để đáp ứng sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc của cách mạng, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ chính trị, vừa vững vàng về lập trường tư tưởng, vừa đồng bộ, vừa có tính kế cận, vừa đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng” [28, tr112] Quan điểm của Đảng là: kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, giữa quan điểm, lập trường giai cấp và đạo đức cách mạngvới trang bị kiến thức mới về chuyên môn và kiến thức chung; kết hợp giữa cán
bộ cũ và cán bộ mới, giữa cán bộ trẻ và cán bộ lão thành để bảo đảm tính kếthừa, tiến hành bồi dưỡng, đào tạo đồng bộ các loại cán bộ; cán bộ lãnh đạo, cán
bộ quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý kinh tế – xã hội, cán bộ làm công tác đốingoại, chuyên viên, chuyên gia trên các lĩnh vực và cán bộ kinh doanh; coi trọngthích đáng đối với cán bộ địa phương, cán bộ dân tộc và cán bộ nữ, gắn với yêucầu tiêu chuẩn từng chức danh
Trang 13Trong điều kiện chỉ có một Đảng duy nhất cầm quyền cần kiện toàn, xâydựng và quản lý cán bộ, đưa công tác này trở thành một hệ thống thống nhất,khoa học và từng bước hiện đại, sử dụng hết tài năng cán bộ Điều quan trọnghàng đầu là phải có quan điểm và phương pháp đánh giá cán bộ một cách kháchquan, tập thể, căn cứ vào hành động và thành tích cụ thể là quan trọng, vừa thamkhảo ý kiến dư luận Thực hiện đúng đắn và đầy đủ chính sách đối với cán bộ,quan tâm khuyến khích những người có tài năng, sáng kiến và những người cóthành tích xuất sắc, những người làm nhiệm vụ ở những vùng khó khăn, hiểmtrở; đồng thời phải có biện pháp triệt để nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời cáchiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ Tuy đã có chủ trương, biện pháp đúngđắn, có nhiều cố gắng, nhưng đến nay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và côngtác cán bộ của Lào vẫn có không ít nhược điểm và khuyết điểm, nhất là tìnhtrạng một bộ phận cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiếnthức, năng lực điều hành còn yếu Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa ngangtầm với nhiệm vụ, vừa hẫng hụt, vừa thiếu đồng bộ, công tác cán bộ rất nhiềulúng túng, chắp vá Nhiệm vụ mới đặt ra cho công tác cán bộ rất nhiều yêu cầu,Đảng NDCM Lào chủ trương phải sử dụng thật tốt đội ngũ kế cận hiện có, chủđộng chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng, đủ bản lĩnh về các mặt, sớmxây dựng cho được một chiến lược cán bộ của thời kỳ mới, chăm lo cán bộ cho
cả hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực, trước hết là cán bộ chủ chốt trong hệthống chính trị
Trong sự nghiệp đổi mới Đảng NDCM Lào đã khẳng định: xây dựngĐảng và xây dựng đội ngũ cán bộ là một công việc khó khăn và phức tạp, nhưngnhất thiết phải làm thật tốt bởi vì nó là tiền đề vững chắc đảm bảo cho kinh tếnói riêng và toàn bộ các hoạt động đời sống xã hội nói chung, phát triển mạnh
mẽ, lành mạnh và đúng hướng Xây dựng Đảng nói chung, xây dựng đội ngũcán bộ là vấn đề con người, xây dựng tổ chức hết sức tế nhị và nhạy cảm, nênquyết không thể nóng vội, giản đơn, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt,nhưng phải được tiến hành một cách thận trọng, tích cực, không né tránh, đồng
Trang 14Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản đã khẳng định: “Vấn đề then chốt củanhiệm vụ cách mạng mà Đảng ta đã gánh vác trong tình hình hiện nay là phảichủ động trong mọi cố gắng và việc đổi mới công tác cán bộ, đào tạo đội ngũcán bộ lãnh đạo đồng bộ có chất lượng tốt, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộcđổi mới toàn diện dất nước và sự kế thừa một cách vững chắc giữa các thế hệcán bộ, nhất là thế hệ đội ngũ cán bộ chủ chốt Nếu giải quyết vấn đề không tốtthì “những Nghị quyết của Đảng đúng đắn, phù hợp đến mấy cũng chỉ là vật liệunằm yên trên bàn mà thôi”[25, tr12].
1.2 QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY HỦA PHĂN QUẢN LÝ
1.2.1 Đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hủa Phăn quản lý
Để có quan niệm về cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý, trước hết
cần làm rõ khái niệm cán bộ
Ở Lào, thuật ngữ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội của Lào từ khiphong trào cách mạng Lào có tổ chức Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnhđạo, nó được dùng làm tên gọi cho những người đã thoát ly đi làm cách mạng,
mà nhân dân hay gọi những người đó là cán bộ Lào It - xạ - la và được sử dụngrất nhiều ở vùng giải phóng của phái Mặt trận Lào yêu nước
Trong bản báo cáo của Tổng Bí thư Cay xỏn Phôm Vi Hản trước Đại hộithành lập Đảng Nhân dân Lào (hiện nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào)ngày 22/3/1955, từ cán bộ đã được viết vào trong chính sách cơ bản và chươngtrình hành động trước mặt của Đảng như sau: "Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, nhất là phải quan tâm đối với cán bộ là công nhân - nông dân, bộ tộc ítngười" Sau ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, thành lập nước Cộng hòaDân chủ nhân dân Lào ngày 02/12/1975, từ cán bộ được sử dụng trên cả nước
Kể từ đó cho đến nay, trong xã hội được hiểu danh từ cán bộ là danh xưng chotất cả những người đã làm việc trong bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, mặttrận, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà máy - xí nghiệp do Nhànước thành lập nên và tất cả những đối tượng đã nói trên là những người được
Trang 15hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hàng ngày nhân dân thường gọi nhữngngười đó là cán bộ để phân biệt với người dân bình thường Cách hiểu này,trong thực tiễn cũng trở thành phổ biến ngay cả trong bản thân đội ngũ làmviệc ở các bộ máy nói trên Nó thể hiện trong bản kê khai lý lịch về mặt phápluật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hµnh hai Nghị định về công chức của Cộnghòa Dân chủ Nhân dân Lào: Nghị định số 171/TTg ngày 11/11/1993 và sau đóđược thay bằng Nghị định số 82/TTg ngày 19/5/2003, quy định tương đối rõ
công chức của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào §ã là công dân Lào đã được
bố trí và được bổ nhiệm cho làm việc thường xuyên ở các cơ quan bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể quần chúng cấp Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở nước ngoài, được hưởng lương và các tiền trợ cấp từ ngân sách Nhà nước Tuy
nhiªn, cách hiểu từ cán bộ vẫn như được giữ nguyên và có quan niệm về từ cán
bộ và từ công chức có ý nghĩa như nhau, do đó rất ít người gọi những người làmviệc trong bộ máy cơ quan của Đảng và Nhà nước, ngay cả chính bản thânngười đó nhận mình là công chức Cách hiểu như thế cũng có nguyên nhân của
nó, bởi vì trong các văn bản của Đảng và Nhà nước (ngoài Nghị định về côngchức), thì phần lớn đều viết cán bộ, công nhân viên, và rất ít dùng từ công chức
Quan niệm này còn thể hiện trong Quy định của Bộ Chính trị số 02 ngày17/10/2006 về công tác quản lý cán bộ, mà trong đó đã quy định các loại cán bộ
do các cấp quản lý, nó đều bao gồm các công chức theo quy định của Nghị địnhcông chức Theo quan niệm này đã thể hiện cách hiểu phổ biến nhất ở Lào rằngcán bộ là những người làm việc trong các bộ máy tổ chức, cơ quan của Đảng,Nhà nước, đoàn thể quần chúng các cấp mà được hưởng lương từ ngân sáchNhà nước; đây là những người có trách nhiệm, quyền hạn nhất định trong lãnhđạo, quản lý, điều hành trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị
Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2002,danh từ cán bộ được định nghĩa: 1 Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên
Trang 16môn trong cơ quan Nhà nước; 2 Người làm công tác có chức vụ trong một cơquan, một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ.
Với nghĩa thứ nhất, đối với Lào, cán bộ không chỉ bao gồm những
người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước màtrong cả hệ thống chính trị Cán bộ nghiệp vụ chuyên môn này được hình thànhthông qua con đường đào tạo từ nhà trường Bộ phận này là chiếm số đôngnhất
Với nghĩa thứ hai, người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan,
một tổ chức, cũng cần nhấn mạnh của cả hệ thống chính trị Đây là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý, những người có chức vụ, phân biệt với người thườngkhông có chức vụ Bộ phận cán bộ này được hình thành thông qua bầu cử hoặc
đề bạt, bổ nhiệm
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất trong điều kiện hiện nay, cán
bộ là khái niệm chỉ những người làm công tác trong bộ máy tổ chức của cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể quần chúng các cấp được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước §ã lµ những người có vai trò, trách nhiệm, quyền hạn
nhất định trong mỗi tổ chức cơ quan, đơn vị, có tác động đến hiệu quả hoạtđộng và sự phát triển của tổ chức nói riêng, tác động đến việc nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước nóichung Tuy nhiên, theo sự phát triển nền kinh tế - xã hội và tiến trình đổi mới,củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức trong hệ thống chính trị của Lào, quanniệm về từ cán bộ sẽ có sự phát triển, sẽ có sự quy định rõ hơn về nội hàm,phạm vi của nó
Khi nói đến cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý, cần lưu ý đặc điểm
về sự phân cấp quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào Sự phân cấp quản lý cán bộ ở Lào được phân cấp quản lýtheo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang Đối với cán bộ của các cơ quan banĐảng, đoàn thể chính trị - xã hội thì cấp nào là do cấp ủy cấp đó quản lý, gọi là
Trang 17quản lý theo chiều ngang Đối với cán bộ của các cơ quan Nhà nước thì do cấp
uỷ bộ và cấp ủy cấp tỉnh quản lý, gọi là quản lý theo chiều dọc
Theo Quy định số 02 của Bộ Chính trị ngày 17/10/2006 [23, tr 9] về
công tác quản lý cán bộ, có quy định về cán bộ thuộc diện BTVTU quản lý baogồm những cán bộ có chức danh sau:
- Phó Bí thư Huyện ủy, huyện uỷ viên và tương đương
- Trưởng, Phó ban của các Ban ®ảng cấp tỉnh
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Bí thư, Phó
Bí thư của tổ chức đoàn thể quần chúng cấp tỉnh
- Các Đảng uỷ viên cơ sở của các sở, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trựcthuộc tỉnh
- Huyện phó
- Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh
- Trưởng, phó khu vực thuộc tỉnh
- Anh hùng dân tộc, chiến sĩ thi đua, cán bộ lão thành hưu trí trong phạm
vi trách nhiệm của mình
- Giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương không phải là Tỉnh ủy viên
- Quản lý tất cả cán bộ - công chức của các Ban ®ảng, Mặt trận Lào xâydựng đất nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh
- Quản lý đội ngũ đảng viên và số lượng cán bộ - công chức cả tỉnh
§ối với cán bộ - công chức của các Ban ®ảng, Mặt trận Lào xây dựngđất nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và quản lý đội ngũđảng viên và số lượng cán bộ - công chức cả tỉnh đã giao cho cấp uỷ đảng củacác cơ quan, ban ngành quản lý cụ thể về mọi mặt của từng cán bộ CònBTVTU chỉ quản lý chung về đội ngũ cán bộ này
Như vậy, có thể hiểu cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn trực tiếp quản lý cụ
thể về mọi mặt hiện nay bao gồm cán bộ trong các loại chức danh sau đây: Phó
bí thư huyện ủy, huyện uỷ viên, trưởng, phó ban của các ban ®ảng cấp tỉnh không phải là tỉnh ủy viên; chủ tịch, phó chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất
Trang 18nước, bí thư, phó bí thư của tổ chức đoàn thể quần chúng cấp tỉnh không phải
là tỉnh ủy viên; các ®ảng uỷ viên cơ sở của các sở, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trực thuộc tỉnh; huyện phó; giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh; giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương không phải là tỉnh ủy viên; chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và các trưởng ban, đơn vị trực thuộc văn phòng Tỉnh uỷ không phải là tỉnh ủy viên.
1.2.2 Vị trí, vai trò của cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy Hủa Phăn quản lý.
Vai trò của cán bộ đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: "Muốn
thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" [15, tr.181] "Con người sử dụng lực lượng thực tiễn" đó chính là người cán bộ”
V.I.Lênin cho rằng, khâu then chốt trong toàn bộ sự lãnh đạo chính trịcủa Đảng, quyết định sự thành bại của cuộc cách mạng là ở chỗ nhất thiết phải
có đội ngũ cán bộ cách mạng chuyên nghiệp Người viết: "Không một phong tràocách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duytrì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo" [11, tr158]
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng Nhân dân Lào ngày03/02/1972, khi nói đến đường lối chính sách cán bộ của Đảng, Chủ tịch CayXỏn Phôm Vi Hản đã khẳng định: "Để hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng,vấn đề có ý nghĩa quan trọng và quyết định là Đảng phải đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ cán bộ cho đủ về số lượng và chất lượng ngày càng cao, có cả đức vàtài " [26, tr165]
Trong bài phát biểu trước Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 07/08/1975, Chủtịch Khăm Tay Xỉ Phăn Đon có đoạn nói về vai trò của cán bộ:
Vấn đề cán bộ gắn trực tiếp với sự củng cố năng lực lãnh đạo của Đảng,nếu có cán bộ giỏi và tốt sẽ nâng cao vai trò và uy tín của Đảng, thắt chặt mốiquan hệ giữa Đảng với quần chúng, ngăn chặn các hiện tượng quan liêu, cöaquyền, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác; có cán bộ tốt mới có Đảng
tổ chức mạnh, đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự hòa hợp đoànkết giữa các tầng lớp người và các bộ tộc, phát huy được những tiềm năng củatoàn dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàpháp luật Nhà nước [35, tr.126]
Trang 19Trong văn kiện các Đại hội của ĐNDCM Lào, đều đã xác định về vai tròhết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ trong mỗi giai đoạn cách mạng của Lào.Văn kiện Đại hội sau tiếp tục khẳng định và làm rõ thêm quan điểm của Đạihội trước Trong văn kiện Đại hội VII đã viết: "Đảng ta đã luôn luôn khẳngđịnh rằng, cán bộ có vai trò quyết định đối với việc tổ chức thực hiện đường lốichính sách của Đảng" [30, tr.60] Trong Văn kiện Đại hội VIII đã viết: "Thựctiễn đã khẳng định rằng, cán bộ có vai trò quan trọng quyết định sự thành cônghoặc thất bại của việc tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhànước" [33, tr79].
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, giai đoạn phát triển đất nước theo
xu hướng mở rộng, hòa nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, nhưng phải giữ đượcđộc lập chủ quyền dân tộc, giữ được quyền lãnh đạo của Đảng và đưa đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vai trò của người cán bộ của Đảng vàNhà nước càng hết sức quan trọng Họ là người nghiên cứu, tham mu choĐảng và Nhà nước định ra đường lối, chính sách, các chủ trương kinh tế - xãhội và họ cũng là người đem đường lối, chính sách, các chủ trương đó đếnvới dân, đồng thời là triển khai tổ chức thực hiện trong phạm vi quyền hạn vàtrách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình
Nói tóm lại, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, đội ngũ cán bộ của mỗi cấp,mỗi ngành, mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng, to lớn trong sự nghiệp cáchmạng xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương
Cán bộ diện BTVTU Hủa phăn quản lý là một bộ phận trong đội ngũ cán
bộ của Đảng, có vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ nói chung Tuy nhiên,
do vị trí cụ thể, vai trò của cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý thể hiện trênnhững điểm sau đây:
Thứ nhất, cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý là lực lượng nòng
cốt của tỉnh, đi đầu trong việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chínhphủ thông qua quá trình hoạch định, xây dựng các nghị quyết, kế hoạch,chương trình hành động, chính sách cụ thể trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội ở trong tỉnh Do những chủ trương, chính sách của cấp Trungương phần lớn là những chủ trương, chính sách mang tính vĩ mô, toàn quốc;
Trang 20cho nên đòi hỏi cấp tỉnh phải nghiên cứu, vận dụng và phát triển một cáchsáng tạo, linh hoạt, dựa trên đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địaphương để xây dựng thành các chủ trương, kế hoạch, chính sách của cấpmình, vừa đảm bảo nguyên tắc chung của Đảng và Chính phủ, vừa có tầmchỉ đạo chung trong toàn tỉnh và có tính cụ thể của địa phương; nhằm pháthuy tính năng động, sáng tạo của các ngành, các cấp trong hệ thống chính trịcủa tỉnh Đây là yêu cầu rất cao đối với cấp tỉnh, mà trước hết là cán bộ diệnBTVTU quản lý, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý có vai trò mang tính
quyết định thắng lợi trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương củaTrung ương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các nghị định,
kế hoạch, đề án chương trình hành động của tỉnh Vai trò này xuất phát từ mối
quan hệ giữa cán bộ diện BTVTU và đường lối, chính sách và từ vị trí của đội
ngũ này trong hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước
Thứ ba, cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý có vai trò nòng cốt trong
việc xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị của tỉnh vững mạnh Họ làngười đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp tỉnh và cấphuyện, chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn,kiểm tra các hoạt động của cán bộ , đảng viên và nhân dân tỉnh
Thứ tư, cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý có vai trò hàng đầu việc
xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nhân dân và gươngmẫu trong mọi hoạt động, công tác, sinh hoạt ở địa phương Đoàn kết, thống nhất
là một trong những truyền thống của dân tộc và của ĐNDCM Lào trong suốt thời
kỳ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nước trong những năm qua, nó đã đảm bảo cho sự ổn định vềchính trị và an ninh, trật tự xã hội, kinh tế phát triển Mỗi cán bộ chủ chốt phải làhạt nhân đoàn kết trong ngành, cơ quan, đơn vị mình; đồng thời là một tấmgương trong việc học tập sự đoàn kết trong dân ở địa bàn dân cư mà mình cư trú.Đây không phải là sự áp đặt chủ quan, mà là yêu cầu khách quan xuất phát từ vaitrò, tính chất của những người cán bộ này Bởi vì họ là nòng cốt của nguồn lựccon người của địa phương, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị của địa phương
Trang 21Vai trò của cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý có quan hệ biệnchứng với vai trò của toàn thể đội ngũ cán bộ và vai trò của tầng lớp nhân dântrong tỉnh Trong đó, cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý giữ vai trò là lựclượng nòng cốt, đi đầu Từ vai trò như đã trình bày trên đây, đặt ra đối với cấp
uỷ và chính quyền phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêucầu cấp thiết này
1.2.3 Đặc điểm của cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hủa Phăn quản lý trong giai đoạn hiện nay
- Cán bộ DBTVTU Hủa Phăn quản lý hiện nay, phần lớn là người trongtỉnh, tham gia cách mạng và trưởng thành sau ngày giải phóng hoàn toàn đấtnước năm 1975
Đội ngũ cán bộ DBTVTU quản lý được lựa chọn kỹ, họ tiêu biểu về phẩmchất chính trị, đạo đức, về sự kiên định, vững vàng chính trị trong điều kiện hiệnnay và có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ này có bước phát triển khá nhanh; có
cơ cấu tương đối hợp lý
- Cán bộ DBTVTU Hủa Phăn quản lý hiện nay gồm có ba dân tộc trongđó: dân tộc Mông (Lào Xủng) chiếm 17,33 %, dân tộc Lào Lum chiếm 43,95
% và dân tộc Lào Thâng chiếm 38,70 %.
- Là lực lượng đã được tuyển chọn tương đối nghiêm túc, là số đã đượcđào tạo, rèn luyện qua các trường lớp, được thử thách qua thực tiễn công tác
1.3 CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HỦA PHĂN QUẢN LÝ
1.3.1.Quan niệm về quy hoạch cán bộ và quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy Hủa Phăn quản lý
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin năm 1999,
“Quy hoạch” được định nghĩa như sau:
1 Là bố trí, sắp xếp kế hoạch dài hạn;
2 Là kế hoạch tổng thể trong thời gian dài” [6, tr1380]
Trang 22Từ đó có thể hiểu quy hoạch theo nghĩa thường dùng, đó là bố trí, sắp xếptoàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, từng giai đoạn để làm cơ
sở cho việc lập kế hoạch cụ thể dài hạn và ngắn hạn
Theo PGS Lê Văn Lý thì “Quy hoạch cán bộ là việc lập dự án xây dựngđội ngũ cán bộ, dự kiến sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ, theo một ý đồ nhấtđịnh với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ së cho viÖclập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ ”[13, tr.17]
QHCB là quá trình tạo nguồn cán bộ cho cả hiện tại và tương lai Bảnchất của QHCB là chú trọng tới việc phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụngnhân tài cho đất nước, có ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, anninh, quốc phòng, khoa học - công nghệ, văn hoá - nghệ thuật…
QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý, kể cả cán bộ đương chức và cán
bộ dự nguồn, là toàn bộ hoạt động của Tỉnh ủy Hủa Phăn và các cấp uỷ trựcthuộc Tỉnh uỷ, các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ và các cơ quan cóliên quan, nhằm chuẩn bị hình thành đội ngũ cán bộ diện BTVTU Hủa Phănquản lý có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các ban, ngành,đơn vị của tỉnh trong giai đoạn hiện nay
- Đối tượng nhằm tới để đưa vào QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lýbao gồm: các đồng chí phó bí thư huyện ủy, huyện uỷ viên, trưởng, phó bancủa các ban ®ảng cấp tỉnh không phải là tỉnh ủy viên; chủ tịch, phó chủ tịchMặt trận Lào xây dựng đất nước và bí thư, phó bí thư của tổ chức đoàn thểquần chúng cấp tỉnh không phải là tỉnh ủy viên; các ®ảng uỷ viên cơ sở của các
sở, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trực thuộc tỉnh; huyện phó; giám đốc, phógiám đốc các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh; giám đốc, phó giám đốc
sở không phải là tỉnh ủy viên và những cán bộ dự nguồn các chức danh nóitrên
- Chủ thể tiến hành công tác QHCB nói trên bao gồm:
+ BTVTU Hủa Phăn là chủ thể trực tiếp và chủ yếu nhất trong quy hoạchđội ngũ cán bộ này, tiếp theo là Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh
Trang 23+ BTVTU Hủa Phăn quản lý, cả đương chức và cán bộ dự nguồn cũng
là chủ thể tham gia công tác quy hoạch Họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượngtrong công việc này Với tư cách là chủ thể, họ nêu cao tinh thần trách nhiệmtham gia vào quá trình tiến hành quy hoạch cán bộ của tỉnh
- Các cơ quan, lực lượng tham gia trong công tác quy hoạch:
+ Các ban của Tỉnh uỷ, các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụcủa mình tham mưu giúp BTVTU hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thẩm định, đềxuất ý kiến trong công tác cán bộ nhằm quy hoạch đội ngũ CBCC có chấtlượng
+ Các tổ chức chính trị ở mỗi cấp và nhân dân, nhất là cấp huyện cótrách nhiệm tham gia QHCB nói trên từ việc theo dõi, phát hiện, giúp đỡ, giớithiệu đến việc tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm
vụ và phát triển
+ Các ban, ngành của Trung ương ban hành các văn bản, quy định,hướng dẫn thực hiện công tác cán bộ, để công tác quy hoạch đội ngũ cán bộdiện BTVTU Hủa Phăn quản lý theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng vàthủ tục quy trình của các khâu của công tác QHCB
1.3.2 Nguyên tắc, quy hoạch cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý
Theo Chỉ thị số 08, ngày 21/8/2007 của Bộ Chính trị đã nêu nguyên
tắc của quy hoạch cán bộ nh sau:
Theo Chỉ thị số 08, ngày 21/8/2007 của Bộ Chính trị đã nêu nguyên tắccủa quy hoạch cán bộ nh sau:
- QHCB là trách nhiệm trực tiếp của cấp uỷ đảng trên cơ sở bảo đảm theophạm vi trách nhiệm trong sự quản lý cán bộ đã nêu trong Quy định của BộChính trị số 02 ngày 17/10/2006
- Sự xem xét xác định đối tượng vào QHCB phải thực hiện theo nguyêntắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của ®ảng uỷ
Trang 24các cấp đi đôi với sự mở rộng dân chủ, phát huy trách nhiệm của các tổ chứctrong hệ thống chính trị để xem xét tìm nhân sự có đủ tiêu chuẩn để đề nghị
®ảng uỷ kiểm tra và quyết định đưa vào quy hoạch
Vì vậy, vận dụng các nguyên tắc nêu trên vào QHCB diện BTVTU HủaPhăn quản lý, phải đảm bảo các vấn đề chủ yếu sau:
Một là, QHCB phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh
uỷ, đồng thời phát huy vai trò của chính quyền và các đoàn thể trên cơ sở mở rộng dân chủ, công khai.
QHCB phải được tiến hành dân chủ và công khai, từ khâu giới thiệunguồn cán bộ đưa vào quy hoạch đến quá trình đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm
và biểu quyết đưa cán bộ vào quy hoạch BTVTU Hủa Phăn phải tăng cườngcông tác tư tưởng, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quy hoạch,chú ý lắng nghe ý kiến đánh giá, nhận xét của đảng viên và quần chúng đối vớicán bộ để đánh giá đúng cán bộ
Cần cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ thành các quy chế, chế độtrong QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý Xác định rõ trách nhiệm của TØnh
uỷ, BTVTU Hủa Phăn, người đứng đầu cơ quan tham mưu về công tác cán bộ;mối quan hệ giữa BTVTU, các ban cán sự ®ảng, ®ảng đoàn, ban thường vụ cáchuyện uỷ, các ®ảng uỷ trực thuộc và các tổ chức chính trị - xã hội trong quy trìnhthực hiện quy hoạch đối với từng loại cán bộ ở từng cấp
Công khai trong QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý bao gồm: côngkhai kế hoạch, công khai tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch, công khai kếtquả đánh giá cán bộ để đưa vào dự nguồn, công khai quy trình tuyển chọn cán
bộ và công khai kết quả quy hoạch
Hai là, QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý phải xuất phát từ tình hình thực tiễn và dự báo được yêu cầu phát triển của tỉnh, nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có.
Nắm chắc tình hình của tỉnh và dự báo nhu cầu phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội của đất nước của tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn
Trang 25cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài Dự báo trước được về nhu cầucán bộ, qua đó Tỉnh uỷ chủ động tìm nguồn cán bộ, dự kiến kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng để trong một thời gian nhất định, tỉnh xây dựng được đội ngũ cán bộlãnh đạo ngang tầm với những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Ba là, QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn
QHCB là công tác về con người, do đó nó chỉ sẽ đạt hiệu quả cao nếubiết kết hợp tốt giữa tính khoa học và tính thực tiễn Tính khoa học trong quyhoạch thể hiện ở các quy trình đánh giá, lựa chọn, giới thiệu, quyết định nguồncán bộ đưa vào quy hoạch Các quy trình này gồm các bước được thực hiệnchặt chẽ và gắn bó với nhau Vì thế, trong quá trình thực hiện không được
bỏ qua một bước nào thì công việc mới đạt hiệu quả Tuy vậy, thực tế cuộcsống cho thấy, có nhiều yếu tố thực tiễn sẽ tác động, chi phối, ảnh hưởngđến công tác xây dựng và quyết định quy hoạch QHCB được thực hiện theoquy trình, nhưng vÉn cßn nhiều cán bộ được đánh giá là tốt khi ®ưa vào quyhoạch, nhưng không phát huy được tác dụng và sau một thời gian phải đưa
ra khỏi quy hoạch Muốn vậy, yếu tố quyết định là phải nắm chắc, hiểu rõcán bộ và đội ngũ cán bộ để không đưa nhầm người không xứng đáng vàoquy hoạch hoặc bỏ sót người xứng đáng
Bốn là, QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý phải bảo đảm nguyên tắc
“mở” và “động”.
“Mở” là quy hoạch không khép kín trong từng ngành, từng đơn vị, mà cần
mở rộng nguồn từ các cơ quan khác Trong quy hoạch, mỗi chức danh cần có ítnhất từ 2 đến 3 cán bộ dự bị Mỗi cán bộ có thể dự kiến đảm nhiệm từ 2 đến 3chức danh “Động” là quy hoạch được ra soát thường xuyên, được điều chỉnhtheo sát với thực tế yêu cầu của sự phát triển cán bộ, kịp thời bổ sung nhữngnhân tố mới vào quy hoạch Cần tạo ra “dòng chảy” trong QHCB Hàng nămphải rµ so¸t l¹i đội ngũ cán bộ trong quy hoạch để có sự điều chỉnh, bổ sung.Những cán bộ tuy đã bộc lộ những yếu điểm, không đáp ứng được yêu cầu, sÏ
Trang 26được đưa ra khỏi quy hoạch thường xuyên xem xét bổ sung những cán bộ trẻ cótriển vọng phát triển vào quy hoạch.
Năm là, QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý phải thực hiện công khai trong QHCB.
Công khai trong QHCB bao gồm các tiêu chuẩn chung và được cụ thể hoá
cho từng chức danh cán bé diện BTVTU Hủa Phăn quản lý, được công khai
trong toàn thể cán bộ, đảng viên của đơn vị tham gia bỏ phiếu giới thiệu nguồnquy hoạch Công khai kết luận đánh giá cán bộ để đưa vào dự nguồn lãnh đạoban, cơ quan, đơn vị Công khai quy trình tuyển chọn cán bộ và công khai danhsách quy hoạch cán bộ
1.3.3 Quy trình quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hủa Phăn quản lý
Căn cứ Hướng dẫn số 198 ngày 13/ 10/2007 của Ban Tổ chức Trungương ĐNDCM Lào về việc thực hiện Chỉ thÞ số 08 của Bộ Chính trị, từ nhữngđiều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tỉnh có thể khái quát quy trình xây dựng QHCBdiện BTVTU Hủa Phăn quản lý gồm các bước và nội dung sau:
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch xây dựng quy hoạch
BTVTU thảo luận, thống nhất việc rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ diệnBTVTU hiện tại và đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, mặt mạnh, yếu của cán
bộ, về số lượng, sự phân bố, cơ cấu (nhất là về trình độ, độ tuổi, cán bộ xuấtthân từ các thành phần, dân tộc, cán bộ nữ ) Phân loại những cán bộ nào cótriển vọng phát triển, cán bộ nào không có đủ điều kiện tiếp tục tham gia trêncương vị cũ khóa tới; các trường hợp đến và sắp đến tuổi nghỉ hưu do sứckhỏe, năng lực; do hoàn cảnh, điều kiện cần sắp xếp lại
Xác định mục tiêu, yêu cầu, đối tượng của quy hoạch và dự báo nguồn cán
bộ BTVTU phải xác định mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh là cơ sở để xây dựng kế hoạch QHCB diện BTVTUquản lý Khẳng định rõ các tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo tiêu chuẩn chung củacán bộ trong Nghị quyết số 04 ngày 22/7/2003 và tiêu chuẩn trong Hướng dẫn số
198 ngày 13/10/2007 về thực hiện Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị
Trang 27Căn cứ nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, yêu cầu
về bộ máy tổ chức, BTVTU dự kiến yêu cầu cán bộ cho từng thời kỳ 5 năm, 10năm Xác định số lượng, các chức danh quản lý, các yêu cầu về tiêu chuẩn, cơcấu cán bộ quy hoạch Định hướng nguồn cán bộ cho các chức danh được phâncấp quản lý và các chức danh chủ chốt đơn vị, đặc biệt chú ý các chức danhchủ chốt của huyện Các ban, sở và huyện nào đã làm xong QHCB dự bị cấphuyện thì đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ dự bị của ban, sở, huyện là nguồncho quy hoạch cấp tỉnh
Bước 2: Rà soát, đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ
Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, căn cứ kết quả công tác cụ thể của từngcán bộ và đội ngũ cán bộ để phân loại cán bộ theo yêu cầu quy hoạch
- Cán bộ đương chức trong quy hoạch có triển vọng phát triển, nhưngcần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực quản lý, tổchức thực tiễn
- Cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác
- Cán bộ cần phân công, bố trí lại (có thể đưa vào quy hoạch hoặc khôngđưa vào quy hoạch)
- Cán bộ trong quy hoạch, nhưng không có chuyển biến tích cực hoặc cóhạn chế, cần đưa ra khỏi quy hoạch
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu cán bộ dự nguồn
- BTVTU thảo luận, phân tích và thông qua các phương án tổ chức lấy ýkiến giới thiệu cán bộ dự nguồn
- Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ phối hợp với các ban, ngành,đoàn thể, huyện tổ chức giới thiệu cán bộ đưa vào quy hoạch Trong quá trìnhnày cần chú ý hướng dẫn kỹ về các tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng, uy tín, sứckhỏe của cán bộ và quy trình mà BTVTU đã xác định
- Tổ chức giới thiệu nguồn quy hoạch từ các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnhchủ yếu là giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt của cơ quan, đơn vị
Đối với trưởng, phó các sở, ban, ngành phải lấy ý kiến giới thiệu của cán
Trang 28đơn vị cơ sở Tuỳ đặc điểm đơn vị mà thành phần tham gia hội nghị có thểkhác nhau Người được giới thiệu không nhất thiết làm việc đơn vị đó, nhưngphải đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn và có khả năng đảm nhiệm đượcchức danh quy hoạch.
- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của huyện lấy giới thiệu nhân sự quyhoạch Ban Chấp hành ®ảng bộ huyện, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư huyện
uỷ Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổnghợp, xử lý thông tin, đề xuất, thẩm định nhân sự
- Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành ®ảng bộ huyện nghiên cứu cácphương án do BTVTU chuẩn bị; trên cơ sở đó, bỏ phiếu kín giới thiệu quyhoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt
Bước 4: Hội nghị BTVTU thảo luận, phân tích và thông qua các phương
án cán bộ quy hoạch
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ tổng hợp và thẩm định tất cả củacán bộ được giới thiệu để trình với BTVTU xem xét, lựa chọn, lập danh sáchcán bộ để biểu quyết đưa vào Những đồng chí có trên 50% phiếu tín nhiệmmới đưa vào diện quy hoạch và b¸o cáo Ban Tổ chức Trung ương
QHCB diện BTVTU Hủa Phăn quản lý phải được điều chỉnh, bổ sunghàng năm, sau mỗi kỳ kiểm điểm, đánh giá cán bộ BTVTU xem xét, bổ sungnhững nhân tố mới, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn
đủ tiêu chuẩn, điều kiện
Trang 29
Chương 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HỦA PHĂN QUẢN LÝ TỪ NĂM
Trên địa bàn tỉnh còn có tài nguyên nước khá nhiều, có nhiều sông lớnnhư Sông Mã (470 Km), Sông Xăm (Sông Chu 300 Km), Sông Nân (500Km) và các chi nhánh dòng sông nhỏ với lượng nước khoảng 200 triệu
m3/năm Về vùng đất có nhiều tiềm năng và thế mạnh vẫn chưa được khai thác
để phát triển kinh tế - xã hội Đất rộng người thưa, ở một số bản dân còn sống lẻ
Trang 30Toàn tỉnh có 8 huyện, có 728 bản, có 45.453 ngôi nhà Dân số toàn tỉnh là280.898 người, mật độ dân số là 17 người/Km2, bao gồm ba dân tộc lớn, LàoLùm chiếm 55,63% số dân, Lào Sủng (H’Mông) chiếm 26,26% số dân, LàoThơng (Khả mụ) chiếm 18,11% số dân, cư trú rải rác trong các bản khác nhau;
đa số là người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, làm rẫy, làm nươngtrồng lúa, ngô Cơ sở sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, tuy nhiên người nông dânlao động rất cần mẫn, song với trình độ rất thấp kém
- Về chính trị
- Về chính trị, trong những năm qua việc thực hiện xây dựng các tổchức Đảng vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự làhạt nhân lãnh đạo cả tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng thực hiệnthắng lợi mục tiêu của tỉnh Đồng thời, phải củng cố chính quyền nhân dân cáccấp vững mạnh, tổ chức giáo dục nhân dân về đường lối, chính sách của Đảng,xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối và sự lãnh đạo củaĐảng, chống lại ấm mưu chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thể lực thùđịch Phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội an ninh trật tự và an toàn xã hội
- Tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước của tỉnh
Hủa Phăn trong những năm qua, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tiến bộđạt những kết quả bước đầu quan trọng Trong 5 năm 2006 - 2010 tỉnh đã tíchcực phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởngGDP bình quân tăng khoảng 5,5%/năm, đạt được 512 tỷ kíp, bình quân đầungười 1.800.000 kíp/người/năm
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nông - lâmnghiệp 64%, công nghiệp 12%, dịch vụ 24% Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảmdần, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và buôn bán dần dầntăng lên từng bước gắn với sản xuất chế biến - tiêu thụ tạo công ăn việc làm,tăng thu nhập cho người dân các bản lao động
Trang 31Trong lĩnh vực nông nghiệp người dân các bản trong tỉnh đã biết chuyểndịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện sinh thái của từngvùng, thay đổi mùa vụ để tránh thiên tai và thiệt hại mùa màng Cùng với sựphát triển của cơ cấu thị trường, người dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng lợithế của từng vùng, từng loại cây con để phát triển sản xuất hàng hoá Ngànhnghề truyền thống được phát triển như ngành dệt vải và trong lĩnh vực thủcông dệt vải bản xứ, nghề thêu ren, nghề mây tre đan xuất khẩu Đến naynhững ngành này được khuyến khích sản xuất để bán trên thị trường các bảntrong tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài, chỉ số giá bán hàng năm đạt được1,77 tỷ kíp Sản phẩm dệt vải bản xứ của người dân các bản trong tỉnh HủaPhăn có vai trò nổi tiếng trên thị trường nội bộ và nước ngoài Ngoài ra còn
có mỏ sắt, thiếc đồng, vàng
Hệ thống giao thông được xây dựng và nâng cấp, nhiều công trình xâydựng được hoàn thành thay đổi bộ mặt các đô thị, thị trấn và một số bản tạo tiền
đề cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Hiện nay tỉnh đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy khaithác mỏ và xây dựng thuỷ điện 8,6 KW và 136 KW nếu thành công sẽ tạo công
ăn việc làm cho người dân các bản ở tỉnh Tỉnh Hủa Phăn không ngừng pháttriển kinh tế, mà còn ổn định về mặt chính trị và trật tự an ninh xã hội; đời sốngcủa cán bộ đảng viên và nhân dân các bản ở tỉnh Hủa Phăn đã được nâng caotừng bước
Về xã hội, tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh bị chiến tranh tàn phá nhiều nhất, các
công trình kiến trúc cổ xưa về văn hoá tàn phá hầu hết Tuy nhiên tỉnh Hủa Phăn
có nhiều địa danh đặc sắc về văn hoá trong cả nước như: Khắp Xăm Nứa, KhắpThay Đeng Tỉnh là một trong những địa phương có truyền thống yêu nước vàtruyền thống cách mạng, truyền thống đó phát triển cùng sự định hình của cưdân nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi
Trang 32Công tác giáo dục đã được củng cố và phát triển ở tất cả các ngành học,cấp học; chương trình giáo dục phổ cập tiểu học, xoá mù chữ được triển khaitích cực Toàn tỉnh có tổng cộng 876 trường học phổ thông, trong đó có 47trường mầm non, 751 trường tiểu học, 58 trường trung học cơ sở và 19 trườngtrung học phổ thông Số trẻ em đi học tăng lên, tỷ lệ mù chữ của trẻ em trên 15tuổi là 18,65%; mở rộng giáo dục lên các bản vùng sâu, vùng xa, giảm dần sốbản làng không có trường học Ngoài ra, tỉnh còn có trường dạy nghề và 2trường cao đẳng dân lập
Về công tác y tế, toàn tỉnh có 8 bệnh viện và 125 trạm xá Hệ thống y tế
được tăng cường, nhất là việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các bệnh xã hộigiảm đáng kể, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi tử vong giảm còn 4,6%, tỷ lệ bà mẹsinh con ở bệnh viện tăng 44,2%, số dân sử dụng nước sạch 53,7%, tuổi thọbình quân là 57 tuổi
Phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương áingày càng được xã hội hoá sâu rộng, trở thành nét mới trong cộng đồng các dântộc Chính sách dân tộc được Đảng, Nhà nước quan tâm ngày càng toàn diện vàthiết thực, nhất là vùng khó khăn, vùng căn cứ kháng chiến và vùng dân tộcthiểu số
Bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội nêu trên, các bản miền núitỉnh Hủa Phăn vẫn còn một số mặt yếu kém Nền kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu
là nông nghiệp tự cung, tự cấp, chuyển hướng sản xuất hàng hoá còn chậm,hiệu quả thấp, chưa đều giữa các vùng và chưa vững chắc Cơ cấu kinh tếchuyển dịch còn chậm, nhất là các bản ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, kinh tếchủ yếu là thuần nông, phá rừng làm nương Tình trạng du canh du cư ở một
số vùng chưa được giải quyết, nhất là việc tập hợp bản làng nhỏ thành bản lớncòn chưa được hết, hộ gia đình sống rời rạc vẫn còn ở một số địa phương
Nhìn chung đời sống nhân dân các bản trong tỉnh còn ở mức thấp vànhiều khó khăn nhất là bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa và chênh lệnh về
Trang 33sự phát triển giữa các vùng đây là vấn đề rất đang được quan tâm Nạnthiếu đói giáp hạt vẫn còn, mức độ tăng dân số còn cao; sốt rét, sốt xuấthuyết, suy dinh dưỡng, di cư tự do, lén lút trồng thuốc phiện, tệ nạn mạidâm, nghiện hút ma tuý, bỏ học, không tìm công ăn việc làm, đua xe tráiphép, kết hôn quá sớm
Trang 342.1.2 Khỏi quỏt về Đảng bộ tỉnh ủy Hủa Phăn
* Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn
* Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn: cú 111đảng bộ trực thuộc ; cú 739 chi bộ ;
cú 10.207 đảng viờn, trong đú 4.207 nữ ; cú 332 chi bộ đảng trong sạchvững mạnh bằng 44, 94 % Đảng viờn trong sạch vững mạnh 3210 bằng31,33% ; đảng viờn trung bỡnh 4,060 bằng 39,62% ; đảng viờn yếu 62 bằng24,53% ; đảng viờn khụng đủ tiờu chuẩn 5 bằng 0,04% và đảng viờn khụngxếp loại 394 bằng 3,86%
*Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh ủy
Tỉnh uỷ Hủa Phăn (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn) là cơ quan
lónh đạo của đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu, được Đại hội đại biểu đảng
bộ tỉnh bầu ra để lónh đạo đảng bộ và nhõn dõn tỉnh thực hiện nghị quyết củaĐại hội và nghị quyết, chỉ thị của cấp trờn
- Về số lượng: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ
2005-2010 (thỏng 10/ 2005-2010) đó bầu 31 đồng chớ Uỷ viờn Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh, trong đú nữ cú 3 đồng chớ = 9,67 %
- Về trỡnh độ, độ tuổi:
+ Trỡnh độ chuyờn mụn: cú 1 đồng chớ = 3,22% cú trỡnh độ tiến sỹ; 5đồng chớ = 16,12% cú trỡnh độ thạc sỹ; 18 đồng chớ =58,06 % cú trỡnh độ caođẳng; 7 đồng chớ =22,58 % cú trỡnh độ trung cấp
+ Trỡnh độ lý luận chớnh trị: cú 26 đồng chớ = 83,87 % cú trỡnh độ caocấp , cú 5 đồng chớ = 16,12 % cú trỡnh độ trung cấp
+ Độ tuổi tớnh đến năm 2010: Dưới 45 tuổi khụng cú, từ 45 tưổi đến 54 tuổi
cú 12 đồng chớ = 38,70 %, từ 55 tuổi trở lờn cú 19 đồng chớ =61,29 %
- Chức năng của Tỉnh uỷ: Điều 21 của Điều lệ ĐNDCM Lào khoỏ VIII,
đó quyết định chức năng của Tỉnh uỷ như sau:
1 Chịu trỏch nhiệm trực tiếp với Ban Chấp hành Trung ương về kết quả
và thiệt hại trong tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trờn, đường lối,chớnh sỏch, điều lệ của Đảng, phỏp luật của Nhà nước
Trang 352 Lãnh đạo hoạt động của đảng bộ tỉnh giữa hai Đại hội trong Ban Chấphành đảng bộ tỉnh và hoạt động của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ Đại hội trong tổchức thực hiện nghị quyết của Đại hội cấp mình, tăng cường củng cố đoàn kếtthống nhất và phương thức làm việc giữa Đảng uỷ với cơ quan chính quyền cơ
5 Lãnh đạo cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và cơ quan,
tổ chức xã hội khác hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; lãnhđạo, kiểm tra cơ quan quản lý địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, nâng cao cuộc sống của nhân dân, độngviên quần chúng nhân dân góp phần xây dựng cơ quan quản lý địa phương, đảmbảo quyền làm chủ của nhân dân
6 Xem xét, cảm nhận các nghị quyết Đại hội và kết quả bầu cử cấp ủycấp dưới; xem xét phê duyệt nhận quần chúng tiến bộ vào Đảng; thực hiện kỷluật tổ chức ®ảng và đảng viên thuộc quyền quản lý
7 Xem xét việc quyết định việc bố trí đảng viên, cấp ủy viên cơ sở và
tổ chức cơ sở đảng phù hợp với nhiệm vụ chính trị và tiến hành kiểm tra,giám sát thường xuyên tổ chức đảng cấp dưới Quyết định về công tác cán bộnhư, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng luân chuyển cán bộ và thựchiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên thuộc quyền quản lý của mình [34,tr48-51]
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Trang 36BTVTU Hủa Phăn là cơ quan lãnh đạo do Hội nghị Ban Chấp hành đảng
bộ tỉnh bầu ra
- Về số lượng: BTVTU Hủa Phăn gồm có 9 đồng chí, trong đó có 1 đồng chí
là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng
- Về trình độ, độ tuổi:
+ Trình độ chuyên môn: có 1 đồng chí = 11,11% có trình độ tiến sỹ, 1đồng chí = 11,11% có trình độ cao đẳng, 7 đồng chí = 7,77% có trình độtrung cấp
+ Trình độ lý luận chính trị: có 7 đồng chí = 7,77 % có trình độ cao cấptrở lên, có 2 đồng chí = 22,22% có trình độ trung cấp
+ Độ tuổi tính đến năm 2010: Dưới 45 tuổi không có, từ 45 tuổi đến 54 tuổi
có 5 đồng chí = 55,55%, từ 55 tuổi trở lên có 4 đồng chí = 44,44%
Nhìn chung, các đồng chí trong BTVTU Hủa Phăn trình độ chuyên mônthấp, độ tuổi cao, nhưng các đồng chí đều là những người có kiến thức, kinhnghiệm, có khả năng lãnh đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng,
có uy tín và trách nhiệm cao
- Nhiệm vụ của BTVTU: Điều 22 của Điều lệ Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào khoá VIII, đã quyết định nhiệm vụ của BTVTU là: lãnh đạo và kiểm traviệc thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh, nghị quyết, chỉ thị của BanChấp hành đảng bộ tỉnh và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổchức, cán bộ; quyết định triÖu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của BanChấp hành đảng bộ tỉnh [ 34, tr 51-52]
2.2 THỰC TRẠNG VỀ TRÌNH ĐỘ, NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ HỦA PHĂN QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.2.1.Những ưu điểm, hạn chế, tồn tại
- Những ưu điểm:
+ Về cơ cấu cán bộ
Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hủa Phăn năm 2010, số cán bộdiện BTVTU Hủa Phăn quản lý là 248 người, trong đó được phân bố hoạt động
Trang 37ở các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp tỉnh là 98 người, hoạt động các doanhnghiệp nhà nước là 24 người và hoạt động cấp huyện 126 người.
Xét về cơ cấu giới tính và thành phần hiện nay trong tổng số 248 cán bộdiện BTVTU Hủa Phăn quản lý, có cán bộ nữ là 23 người, chiếm 9,27 % Vềthành phần các dân tộc thì có đủ cả ba thành phần bộ tộc Lào, cán bộ thuộc hệLào Lùm là 109 người, chiếm 43,95 %, hệ Lào Thâng 96 người chiếm 38,70 %
và hệ Lào Xủng là 43 người, chiếm 17,33 %
Về độ tuổi: Theo số liệu đã khảo sát cho thấy, cán bộ trẻ (độ tuổi từ 44tuổi trở xuống) là 81 người, chiếm 32,66%, cán bộ trung bình (độ tuổi từ 45 -
54 ) có 138 người, chiếm 55,64% và cán bộ cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên) có 29người chiếm 11,69%
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý hiện nay là
có đủ theo nguyên tắc về cơ cấu cán bộ, về cơ cấu dân tộc, đội ngũ cán bộ có
cả ba hệ bộ tộc cùng làm việc với nhau, có cả cán bộ nam, nữ và trong sốlượng này xét về cơ cấu độ tuổi thì cán bộ trẻ và cán bộ trung bình chiếm nhiềuhơn, đây là đúng theo hướng trẻ hoá cán bộ các cấp của Đảng và Nhà nướcLµo Sự phát triển về số lượng cán bộ này không phải đơn giản chỉ là kết quảcủa sự sắp xếp, đề bạt cho đủ với số lượng chức danh, mà đây là sự phản ánhđầy đủ về khả năng thực tế của cán bộ đã được bố trí, đề bạt vào các chức vụ
và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về chất lượng đặt ra đối với các chức danh.Chính điều này đã đảm bảo cho việc xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức cũngnhư việc thực hiện sự luân chuyển cán bộ giữa các ban, sở, đơn vị trên địa bàntỉnh diễn ra một cách tích cực hơn Bên cạnh mặt số lượng, về mặt cơ cấu củađội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng có sự phát triển mang tính liên tục giữacác thế hệ cán bộ, bảo đảm ngày càng tốt hơn cho sự phát triển bình đẳng, cùngphấn đấu vươn lên của các bộ tộc và giới tính
+ Về phẩm chất, đạo đức
Cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý là được trưởng thành thông quaviệc rèn luyện từ thực tiÔn công tác, là đội ngũ được xem xét đúng theo tiªu
Trang 38chuẩn trong khi tuyển dụng hoặc luân chuyển Trong quá trình công tác thườngxuyên được Ban lãnh đạo chủ chốt chú ý giáo dục về tư tưởng, chính trị, đạođức cách mạng, quán triệt chủ trương đường lối của Đảng; học tập nghiên cứuphong cách làm việc, đạo đức cách mạng của Cay Xỏn Phôm Vi Hản - lãnh tụ
vÜ đại của nhân dân Lµo
Qua quá trình giáo dục, rèn luyện đó, có thể khẳng định rằng cán bộ diệnBTVTU Hủa Phăn quản lý hiện nay cơ bản vẫn giữ được sự gương mẫu vềđạo đức lối sống, họ luôn gắn bó với nhân dân, tin tưởng vào nhân dân, có ýthức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược: bảo vệ và xây dựng đất nước nói chung và giải quyết nhữngvấn đề bức xúc trong sản xuất và đời sống Đại đa số còn giữ được phẩmchất chính trị, có đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh mà được Đảng vàquần chúng nhân dân tin cậy Điều này đã hiện trong bài tổng kết của Ban
Tổ chức Tỉnh uỷ Hủa Phăn năm 2010: cán bộ, đảng viên phần lớn có sự tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, không có tư tưởng dao động, ăn chơi lãngphí, chịu khó vượt qua mọi khó khăn cuộc sống hàng ngày, trung thành, cótrách nhiệm cao trong việc tổ chức thực hiện công việc
+ Về trình độ, năng lực
Về trình độ học vấn: Cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý, có 188người bằng 75,80 % tốt nghiệp trung học phổ thông, 47 người bằng 18,95 %tốt nghiệp trung học cơ sở và 13 người bằng 5,24 % tốt nghiệp tiểu học
Về trình độ chuyên môn: có 61 người bằng 24,59% tốt nghiệp đại họctrở lên 78 người bằng 31,45 % tốt nghiệp cao đẳng,89 người bằng 35,88 % tốtnghiệp trung cấp, 20 người bằng 8,06 % tốt nghiệp s¬ cấp
Về trình độ lý luận chính trị: có 58 người bằng 23,38% đã được đào tạotheo chương trình cao cấp trở lên,39 người bằng 15,72 % đã được đào tạo theochương trình trung cấp,92 người bằng 37,09 % đã được đào tạo theo chươngtrình s¬ cấp và 58 người bằng 23,38% chưa có trình độ lý luận chính trị
Như vậy, qua những số liệu đã nêu trên có thể thấy đội ngũ cán bộ diệnBTVTU Hủa Phăn quản lý những năm qua có sự phát triển về cả số lượng và
Trang 39chất lượng, trỡnh độ chuyờn mụn đội ngũ cỏn bộ từng bước được nõng cao,trỡnh độ đại học trở lờn ngày càng nhiều, trỡnh độ lý luận chớnh trị cao cấp trởlờn cũng ngày được nõng lờn Trong những năm qua, BTVTU Hủa Phăn đóquan tõm đến cụng tỏc đào tạo bồi dưỡng cỏn bộ diện mỡnh quản lý, nhất là đàotạo về lý luận chớnh trị, đồng thời chớnh đội ngũ cỏn bộ này cũng khụng ngừng
nỗ lực phấn đấu rèn luyện, học tập nõng cao trỡnh độ về mọi mặt đỏp ứng đợcyờu cầu nhiệm vụ chớnh trị trước mắt và lõu dài
Trong những năm gần đõy, việc cải tiến cụng tỏc đỏnh giỏ, tuyển chọn, đềbạt hay luõn chuyển cỏn bộ đó tạo cơ hội cho những cỏn bộ trẻ cú trỡnh độ vànăng lực thật sự được đưa vào cỏc chức vụ lónh đạo, quản lý quan trọng ngàycàng nhiều, điều đú gúp phần tạo động lực cho cỏn bộ khụng ngừng cố gắngvươn lờn để nõng cao hơn nữa năng lực lónh đạo, quản lý của mỡnh
- Hạn chế, khuyết điểm
+ Về số lượng, chất lượng
Với tổng số 248 cỏn bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý thỡ về cơ cấu cỏn
bộ, mặc dự đó cú cơ cấu về thành phần dõn tộc, cơ cấu về giới tớnh, nhưng sốcỏn bộ nữ cũn ớt, chỉ cú 23 nữ chiếm 9,27%, cỏn bộ thuộc hệ Lào Xủng chỉchiếm 17,33 % Đội ngũ cỏn bộ này cũn thiếu về chất lượng, cú một số cỏn bộchưa đỏp ứng được yờu cầu của cụng việc Một số cỏn bộ năng lực quỏ yếu,khụng đảm được nhiệm vụ được giao
+ Về trỡnh độ kiến thức
Theo thống kờ, trong số cỏn bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý vẫn cũnkhụng ớt người chưa học hết phổ thụng trung học, thậm chớ cú một số người chỉhọc hết cấp tiểu học nhất là ở cấp huyện Trỡnh độ chuyờn mụn cũn thấp, trỡnh
độ trung cấp vấn cũn tương đối nhiều chiếm 8,06 % và trỡnh độ trung cấp vấncũn tương đối nhiều chiếm 35,88 % Trong số đội ngũ cỏn bộ này vẫn cũn 58người chiếm 23,38% chưa cú bằng lý luận chớnh trị
Điều cần phải núi hơn là nhiều cỏn bộ chưa cú kiến thức cơ bản tronglĩnh vực được giao phụ trỏch lónh đạo, quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực quản
Trang 40làm theo kinh nghiệm, hay chỉ biết trông cậy vào quá trình "vừa làm, vừa học",điều đó dẫn đến việc nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề chủ yếu là bằngcảm tính và chính cái đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả lãnhđạo, quản lý Sự hạn chế về trình độ lý luận chính trị cơ bản cũng như việc ítquan tâm đến vấn đề tổng kết thực tiễn là biểu hiện của sự yếu kém trong nănglực tư duy, sự thiếu năng động sáng tạo và một phần cũng là biểu hiện xuhướng tụt hậu trong trí tuệ của một bộ phận cán bộ diện BTVTU Hủa Phănquản lý trong giai đoạn hiện nay.
Sự hiểu biết về thực chất của diễn biến trên thế giới, đặc biệt là ảnhhưởng của xu thế hòa bình - hợp tác, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khuvực vẫn mang tính hời hợt, thậm chí là mơ hồ, khả năng khai thác và xử lýthông tin hay thành quả mới của thế giới của phần lớn cán bộ lãnh đạo, nhất là
ở địa phương còn hạn chế Những hạn chế này ảnh hưởng trực tiếp đến nănglực tư duy phán đoán và do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động củamỗi người lãnh đạo, quản lý, nhất là trong tổ chức điều hành bộ máy quản lýkinh tế - xã hội
+ Về phẩm chất, đạo đức
Trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU Hủa Phăn quản lý có một số ít cán
bộ không giữ được những phẩm chất cao quí của người cán bộ lãnh đạo Một
số cán bộ có lòng tự mãn với những gì đã có, không quan tâm đến phấn đấuvươn lên để theo kịp những đòi hỏi mới của tình hình, những người này quảthực là những người đã, đang tụt hậu về nhận thức và thường giữ những thóiquen cũ, bị chi phối bởi những tư tưởng gia trưởng, áp đặt ý kiến cá nhân đốivới tập thể, hạn chế dân chủ nội bộ, dễ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ lãnh đạo
và trì trệ Tình trạng phổ biến hiện nay là việc đấu tranh chống tiêu cực, phêbình và tự phê bình ít được cán bộ quan tâm, nhiều cán bộ không giữ được chế
độ sinh hoạt nội bộ và sự gương mẫu trong lối sống một số người còn lợi dụngchức quyền vì lợi ích cá nhân và gia đình, vì những quyền lợi bất chính mà dÉn