1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN

140 958 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu của việc nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Mục đích và yêu cầu của việc nghiên cứu....................................................... 3 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.............................................................................. 3 PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài ................. 4 1.1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6 1.2. Nguồn gốc và phân loại hoa Lily................................................................... 7 1.2.1. Nguồn gốc ................................................................................................... 7 1.2.2. Phân loại...................................................................................................... 8 1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily trên thế giới và trong nước........ 9 1.3.1. Diện tích trồng hoa trên thế giới ............................................................. 9 1.3.2. Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới...................................................... 10 1.3.3. Tình hình sản xuất hoa Lily trên thế giới ............................................ 11 1.3.4. Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam ..................................................... 13 1.3.5. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam ....................................................... 14 1.3.6. Tình hình sản xuất hoa Lily tại Việt Nam........................................... 15

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP

KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU

TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP

KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU

TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã số: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO THANH VÂN

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011

Tác giả luận văn

Dương Thị Thu Trang

Trang 4

đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Phạm Ngọc Tuấn - cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, các thầy cô giáo trong Bộ môn Rau Hoa Quả - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011

Tác giả

Dương Thị Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của việc nghiên cứu 2

3 Mục đích và yêu cầu của việc nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài 4

1.1.1 Cơ sở khoa học 4

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 6

1.2 Nguồn gốc và phân loại hoa Lily 7

1.2.1 Nguồn gốc 7

1.2.2 Phân loại 8

1.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily trên thế giới và trong nước 9

1.3.1 Diện tích trồng hoa trên thế giới 9

1.3.2 Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới 10

1.3.3 Tình hình sản xuất hoa Lily trên thế giới 11

1.3.4 Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam 13

1.3.5 Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam 14

1.3.6 Tình hình sản xuất hoa Lily tại Việt Nam 15

1.3.7 Kết quả nghiên cứu về giá thể trồng hoa và một số loại cây trồng khác ở Việt Nam 16

1.3.8 Điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên 18

1.4 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của hoa Lily 20

1.4.1 Đặc điểm thực vật học 20

1.4.2 Yêu cầu sinh thái của hoa Lily 21

1.4.3 Kỹ thuật áp dụng giá thể dinh dưỡng trồng hoa lily trong đề tài 22

1.4.4 Phòng trừ sâu bệnh 26 1.4.5 Phương pháp thu hoạch - Bảo quản

Trang 6

1.5 Đặc điểm của một số chất điều hòa sinh trưởng, phân bón lá và dinh dưỡng

canxi nitrat dùng trong thí nghiệm đề tài 30

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 33

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33

2.3 Nội dung nghiên cứu 33

2.4 Phương pháp nghiên cứu 34

2.4.1 Các thí nghiệm kỹ thuật 34

2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 35

2.5 Xử lý số liệu 38

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Đặc điểm thời tiết khí hậu thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên 39

3.1.1 Đặc điểm chung 39

3.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011 39

3.2 Ảnh hưởng của giá thể dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của giống lily Sorbonne 41

3.2.1 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ mọc mầm của giống lily Sorbonne 41

3.2.2 Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của giống lily Sorbonne 42

3.2.3 Ảnh hưởng của giá thể dinh dưỡng đến sự tăng trưởng chiều cao cây 44 3.2.4 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne 46

3.2.5 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hình thái và chất lượng của hoa Lily Sorbonne 47

3.2.6 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến độ bền hoa 49

3.2.7 Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne 50

3.2.9 Tính toán hiệu quả kinh tế 52

3.3 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển của giống Lily sorbonne trồng chậu 53

3.3.1 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số lá trên cây 53

3.3.2 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến chiều cao cây 55

Trang 7

3.3.3 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến giai đoạn sinh

trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne 57

3.3.4 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến hình thái và chất lượng hoa 58

3.3.5 Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne 60

3.3.6 Tính toán hiệu quả kinh tế 61

3.4 Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển của giống Lily sorbonne trồng chậu 62

3.4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá 63

3.4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây 64

3.4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne 66

3.4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa 67

3.4.5 Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne 68

3.4.6 Tính toán hiệu quả kinh tế 69

3.5 Ảnh hưởng của nồng độ Canxi Nitrat (Ca(NO3)2) đến sinh trưởng, phát triển của giống Lily Sorbonne trồng trong chậu 70

3.5.1 Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến động thái ra lá 70

3.5.2 Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến chiều cao cây 72

3.5.3 Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne 74

3.5.4 Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến hình thái và chất lượng hoa 75 3.5.5 Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne 76

3.6 Tính toán hiệu quả kinh tế 78

Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79

4.1 Kết luận 79

4.2 Đề nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI 84

PHỤ LỤC 90

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích hoa của một số nước trồng hoa trên thế giới 9 Bảng 1.2 Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước qua các năm (ha) 12 Bảng 1.3 Diện tích trồng hoa cây cảnh ở một số tỉnh của Việt Nam 13 Bảng 3.1 Diễn biến khí hậu vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011 tại thành phố

Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên 40 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của giá thể đến sức nảy mầm và tỷ lệ mọc mầm của củ

giống lily Sorbonne trồng chậu (%) 41 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa

Lily Sorbonne 42 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến chiều cao cây 44 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến giai đoạn sinh trưởng và

phát triển của hoa Lily Sorbonne 46 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hình thái và chất lượng hoa 48 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến độ bền hoa tự nhiên 49 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình cháy lá sinh lý và

bệnh thối lá 51 Bảng 3.9: Tính toán thu chi khi sử dụng các loại giá thể trồng hoa lily 52 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến động thái ra lá của hoa Lily

Sorbonne 54 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến chiều cao cây 56 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến giai đoạn sinh trưởng và phát

triển của hoa Lily Sorbonne 57 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến hình thái và chất lượng hoa 59 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến tình hình cháy lá sinh lý và

bệnh thối lá 60 Bảng 3.15: Tính toán thu chi khi sử dụng các chất ĐHST phun cho hoa lily 62

Trang 10

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá 63 Bảng 3.17 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây 65 Bảng 3.18 Ảnh hưởng của phân bón lá đến giai đoạn phát triển của hoa Lily

Sorbonne 66 Bảng 3.19: Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa 67 Bảng 3.20 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại lily 68 Bảng 3.21 Tính toán thu chi khi sử dụng phân bón lá cho hoa lily 69 Bảng 3.22: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến động thái ra lá của giống

lily sorbonne trồng trong chậu 70 Bảng 3.23: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến chiều cao cây của giống

lily Sorbonne trồng trong chậu 72 Bảng 3.24: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến giai đoạn sinh trưởng và

phát triển của hoa Lily Sorbonne 74 Bảng 3.25: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến hình thái và chất lượng hoa 75 Bảng 3.26 Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến tình hình cháy lá sinh lý

và bệnh thối lá 77 Bảng 3.27 Tính toán thu chi khi sử dụng Ca(NO3)2 78

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa

Lily Sorbonne 43

Hình 3.2 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến chiều cao cây 45

Hình 3.3 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến động thái ra lá của hoa Lily Sorbonne 54

Hình 3.4 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến chiều cao cây 56

Hình 3.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá 63

Hình 3.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây 65

Hình 3.7 Ảnh hưởng của Ca(NO3)2 đến động thái ra lá của giống lily sorbonne trồng trong chậu 71

Hình 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến chiều cao cây của giống Lily Sorbonne trồng trong chậu 73

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học - kỹ thuật và kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống những năm gần đây nghề trồng hoa ở nước ta cũng phát triển khá mạnh mẽ Như chúng ta đã biết, hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, hoa chứa đựng những vẻ đẹp tinh tế, là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc, hoa không những mang lại giá trị tinh thần cho cuộc sống mà còn mang lại giá trị tinh thần cao cho người sản xuất

Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất hoa lâu đời, bên cạnh phát triển nghề trồng hoa theo phương pháp truyền thống, một hướng trồng hoa mới đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm và chú trọng đó là nghề trồng hoa chậu Ngày nay hoa trồng trong chậu được sử dụng rộng rãi trong các công sở, văn phòng, trường học và gia đình Hoa chậu gắn với đời sống con người, mang lại cho con người có cảm giác luôn được sống trong một không gian xanh, một môi trường sinh động, không những xua tan đi những căng thẳng trong cuộc sống mà còn có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí nhất là trong quá trình đô thị hóa như hiện nay Tuy nhiên từ trước tới nay kỹ thuật trồng hoa chậu nói chung và hoa Lily chậu nói riêng ít được quan tâm nghiên cứu

Là một thành phố công nghiệp, Thái Nguyên có nền kinh tế - văn hóa và giáo dục phát triển, là nơi tập trung của nhiều trường đại học và cao đẳng đặc biệt

có khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ vì vậy môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề, không khí chứa quá nhiều bụi bẩn mặt khác diện tích cây xanh đang bị mất dần do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh chóng Từ những lý do trên, chúng ta thấy rằng để tạo ra được những khoảng xanh trong công sở, trong những khách sạn, trường học, trong gia đình và

để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, trong tương lai nghề trồng hoa chậu sẽ là một ngành sản xuất chiếm lĩnh thị trường ngày càng cao với nhiều loại hoa phù hợp như: hoa đồng tiền, tuylip, hoa anh thảo …

Trang 13

Những năm gần đây hoa Lily mới được phát triển mạnh ở nước ta, Lily là một loài hoa cao cấp có hình dáng đẹp, màu sắc hoa phong phú và đa dạng, hoa có

độ bền cao đặc biệt mùi thơm rất sang trọng và quyến rũ do vậy được rất nhiều người ưa chuộng Hoa lily là một trong những loài hoa mới xuất hiện trong những năm gần đây, được người dân ưa chuộng, đặc biệt trong dịp tết, bên cạnh hoa cắt cành thì hoa chậu cũng là một xu hướng tiêu thụ mạnh hiện nay Giá của hoa chậu thường cao gấp đôi cho đến gấp ba so với hoa cắt cành, hoa cắt cành thông thường giá bán từ 25.000 - 35.000 VNĐ/cành, trong khi giá hoa chậu là khoảng 50.000 - 60.000 VNĐ/cây, tương đương với khoảng 140.000 - 180.000 VNĐ/ chậu mà mức đầu tư của hoa cắt cành và hoa chậu là như nhau Vì vậy, hoa Lily chậu đang là một xu hướng sản xuất hiện nay, hoa Lily trong chậu bán hiện nay thường trồng ngoài đất sau đó đến khi thu hoạch mới đánh cây vào chậu bán trong dịp tết Nhưng trên thực tế, hoa trồng ngoài đất khi đánh vào chậu bị giảm phẩm chất, mẫu mã rất nhiều, nguyên nhân là

do trong quá trình đánh và vận chuyển hoa bị dập nát, rách lá, đứt rễ,… tốn công lao động (đánh cây, trồng vào chậu), không những vậy hoa chóng tàn,

dễ bị thui và rụng nụ Trong khi đó, hoa trồng chậu từ đầu đã khắc phục được tất các nhược điểm trên và giá thành đầu tư không cao hơn so với hoa trồng đất bán chậu

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, để nâng cao giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ và phẩm chất cũng như tạo ra sự đa dạng phong phú về hình dáng hoa Lily trồng trong chậu, chúng tôi tiến hành

thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa Lily

trong chậu tại Thái Nguyên”

2 Mục tiêu của việc nghiên cứu

- Nâng cao năng suất, chất lượng hoa Lily trồng trong chậu

- Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của giống hoa Lily Sorbonne trên một số loại giá thể dinh dưỡng

Trang 14

3 Mục đích và yêu cầu của việc nghiên cứu

* Yêu cầu:

- Xác định giá thể dinh dưỡng phù hợp trồng hoa lily trong chậu

- Xác định được loại phân bón qua lá và chất điều hòa sinh trưởng phù hợp với hoa Lily trồng trong chậu

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về trồng hoa lily chậu, góp phần nâng cao chất lượng hoa, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi sản xuất hoa lily chậu

- Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc mở ra triển vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao bằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến hiện đại

Trang 15

PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài

1.1.1 Cơ sở khoa học

Là một trong những loại hoa quý, những năm gần đây hoa lily mới được phát triển mạnh mẽ ở nước ta nhưng đã nhanh chóng được sử dụng phổ biến do hoa lily có vẻ đẹp rất sang trọng, mùi thơm quyến rũ và giữ được độ bền rất lâu, không chỉ sử dụng là hoa cắt cắm cành mà còn là loại hoa trồng trong chậu rất đẹp

vì vậy kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho định hướng xác định loại giá thể phù hợp để ứng dụng cho việc trồng hoa lily trong chậu

Hiện nay việc trồng các loại hoa trong những giá thể giàu dinh dưỡng rất phổ biến, các loại giá thể này được hỗn hợp từ những hợp chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có hàm lượng mùn cao, độ thoáng khí và độ xốp tốt trong khi đó hoa lily lại là loại cây có bộ rễ ăn nông, yêu cầu dinh dưỡng cao do vậy nghiên cứu dinh dưỡng của cây nhằm xác định liều lượng và tỷ lệ phân bón phối trộn vào giá thể Tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, sau nhiều năm nghiên cứu đã xây dựng nhiều mô hình trồng rau an toàn trên diện rộng rất thành công, đã đưa ra khuyến cáo cho bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn trên giá thể GT05 Giá thể GT05 cung cấp các dinh dưỡng cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm rất tốt Trong sản xuất rau an toàn, GT05 được sử dụng làm bầu ươm gieo cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, ăn quả rất an toàn, hiệu quả và tiện lợi

Dựa trên những nghiên cứu đã được công nhận, chúng ta thấy rằng trên thực tế có rất nhiều loại giá thể được sản xuất để sử dụng cho việc trồng rau trong

Trang 16

các khay nhựa và trồng hoa trong chậu do vậy việc thử nghiệm nghiên cứu các hỗn hợp dinh dưỡng để trồng hoa lily trong chậu là có cơ sở khoa học Tuy nhiên mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đạt được năng suất tối đa mà người sản xuất còn mong thu được lợi nhuận kinh tế cao nhất, mặc dù dinh dưỡng trong giá thể là đủ tuy nhiên cây trồng vẫn đòi hỏi phải có sự bổ sung dinh dưỡng định

kỳ trong những giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau cho nên việc sử dụng các biện pháp bón phân để đạt hiệu quả cao nhất cũng được người dân rất quan tâm

Theo đề tài nghiên cứu khoa học của một nhóm tác giả tại Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa về việc sử dụng phân bón cho thấy: cây phát triển cân đối do cây hấp thu dinh dưỡng qua rễ và hấp thu một lượng dinh dưỡng lớn qua bộ lá Theo số liệu đã được công bố thì hệ số sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt 95% vì diện tích lá của cây lớn hơn gấp hàng chục lần so với diện tích mà rễ cây hút được dinh dưỡng, vì vậy khi dùng phân bón qua lá chất dinh dưỡng cung cấp cho cây sẽ nhanh hơn là bón vào gốc, hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn mà lại ít bị ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng

Kết quả nghiên cứu của Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Bộ Nông nghiệp & PTNN) đã chính thức công bố phân bón qua lá FID không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà còn

có thể bổ sung Iốt cho con người thông qua lượng Iốt hòa tan trong cây Theo đó, chế phẩm phân bón lá FID giúp con người thông qua cây trồng hấp thụ Iốt nhiều nhất dưới dạng hòa tan, phương pháp sử dụng phân bón qua lá FID cũng rất đơn giản: chỉ cần pha 30 - 40ml dung dịch FID cho một bình 8 - 18lít nước với liều lượng phun trung bình 2bình/sào bắc bộ

Ngoài ra, nghề sản xuất nông nghiệp nói chung và nghề trồng hoa nói riêng thì việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng ngày càng được ứng dụng rộng rãi và

có nhiều thuận lợi do ở thực vật mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển cũng như

Trang 17

sự chuyển hóa qua từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng đều được điều chỉnh bằng nhiều loại hoocmon trong chúng vì vậy sự cân bằng hoocmon có ý nghĩa quyết định, con người có thể xác định và điều chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng của mình Việc sử dụng một

số chất kích thích điều tiết sinh trưởng như: Auxin, Gibberrllin(GA3), Xytokinin, tuy có nhiều thuận lợi, có khả năng điều chỉnh theo ý muốn con người nhất là tác dụng của chất điều tiết sinh trưởng đối với hoa rất nhanh và rõ rệt, nhưng ảnh hưởng của chúng đối với môi trường nước, đất đai và sức khỏe của con người không phải là không có, nhất là khi người sản xuất vì lợi nhuận kinh tế

mà sử dụng thường xuyên và lạm dụng quá nhiều chất kích thích sinh trưởng, do

đó việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng phải tuân thủ theo nguyên tắc: đúng nồng độ, đúng thời điểm và đúng phương pháp

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay một số đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đổi sang hình thức canh tác mới như trồng hoa và một số loại cây trồng khác tuy nhiên việc trồng hoa của vùng còn gặp nhiều khó nhăn như: đất đai nhỏ lẻ manh mún, cơ sở

hạ tầng kém, người dân vẫn còn lạc hậu, sản xuất chỉ áp dụng theo phương pháp

cổ truyền do đó kỹ thuật trong sản xuất hoa cây cảnh gặp nhiều khó khăn mặt khác người dân sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, số lao động hiểu biết về

kỹ thuật sản xuất hoa còn ít, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng phân bón qua lá, sử dụng chất kích thích sinh trưởng còn hạn chế nên năng suất thấp, chất lượng kém, chủng loại hoa chưa phong phú vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Mặc dù tỉnh cũng đã hình thành một số vùng trồng hoa như: vùng sản xuất hoa hồng tại xã Hùng Thắng - Đại Từ với quy mô gần 5ha, vùng sản xuất đào cảnh tại phường Cam Giá và Gia Sàng với quy mô gần 7,5ha (theo đề án phát

Trang 18

điều tra cho thấy sản lượng hoa cây cảnh sản xuất trong tỉnh chỉ mới đáp ứng được 62,3% nhu cầu thị trường trong đó thị trường tiêu thụ hoa và cây cảnh của tỉnh chủ yếu là nội địa, tập trung tại những khu đông dân cư như thành phố Thái Nguyên, các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Ngoài ra một số lượng hoa với các chủng loại phong phú được vận chuyển từ nơi khác đến, chủ yếu là những loại hoa mà địa phương chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng với số lượng còn hạn chế như: hoa Lily, Layơn, các loại hoa Lan

Như vậy, khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thẩm mĩ ngày càng lớn, cùng với sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của tỉnh như hiện nay thì nhu cầu về sử dụng hoa sẽ ngày một tăng cao Đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng sản xuất hoa trên địa bàn tỉnh đặc biệt là phát triển những loại hoa được trồng trong chậu nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tô đẹp cho cảnh quan môi trường Trên cơ sở đó, việc triển khai nghiên cứu những giá thể phù hợp để đưa vào sản xuất một số chủng loại hoa trồng trong chậu nói chung và hoa lily nói riêng là hết sức có ý nghĩa nhằm tìm ra hướng đi mới cho nghề sản xuất hoa chậu góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất cũng như nhu cầu thưởng thức hoa của người tiêu dùng

1.2 Nguồn gốc và phân loại hoa Lily

Trang 19

archelirion, L aisinomartagon, L leucolirion và L daurolirion.[1]

- Nhóm Martagon: L.hanonii, L martagon, L tsingauense

- Nhóm Pseudolirion: L canadense, L michiganense, L pardalinum

- Nhóm Lilium (Liriotypus): L canđium, L chalcedonicum,

L.monadelphum

- Nhóm Archelirion: L auratum, L speciosum, L nobillissimum,

L.alexandrae, L japonicum, L rubellum, Oriental hybrids

- Nhóm Aisinomartagon: L dauricum, L davidii, L concolor, L pumilum,

L cernuum, L amabile, L leichtlinii, L tigrinum, L lankongenese, L duchartrei,

L bulbiferum, Asiatic hybrids

- Nhóm Leucolirion: L sulphurenum, L formosanum, L longiflorum, L

ragale, Aurelian hybrids

- Nhóm Daurolirion: L henryi, L daurolirion

Chi Lilium có rất nhiều loài khác nhau với những dạng hoa và màu hoa rất

đa dạng, phong phú và cũng rất hấp dẫn Dựa vào hình dạng để phân loại có rất

nhiều loài như: một số loài có dạng hình phễu như: L.longifloum, L.candidum, có loài dạng hình chén như: L.wallichianum với những cánh hoa nhỏ hẹp, có loài lại

Trang 20

có dạng hình chuông như L.cannadense, hình nõ điếu: L.auratum Để phân loại

theo màu sắc hoa lily thì vô cùng phong phú, từ các loài có màu trắng:

L.longifloum, màu đỏ: L.candidum, màu vàng cho tới các loài có màu hồng, đỏ

tím… Hoa lily có hương thơm ngát như L.auratum đến các loài có mùi rất khó chịu như L.matargon Ngoài ra còn rất nhiều các giống được lai tạo thành công giữa các loài trong tự nhiên như Aarrelian, Backhause, Fista, Olipie … (theo hệ

thống phân loại thực vật)

Hiện nay trên thế giới có khoảng 80 loài lily khác nhau, dựa vào đặc điểm hình thái và thời gian sinh trưởng hoặc màu sắc hoa… có thể phân loại tùy theo mục đích yêu cầu của người nghiên cứu

1.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily trên thế giới và trong nước

1.3.1 Diện tích trồng hoa trên thế giới

Hiện nay diện tích trồng hoa trên thế giới là 1.100.000ha Trong đó châu Á chiếm khoảng 80% diện tích trồng hoa trên thế giới, những nước đứng đầu về sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan

Bảng 1.1: Diện tích hoa của một số nước trồng hoa trên thế giới

Trang 21

Qua bảng số liệu cho thấy Mỹ là nước đứng đầu thế giới về diện tích hoa cây cảnh với diện tích là 44.630ha, ngành trồng hoa của Mỹ có thể xem như là một thành phần trong nền kinh tế, chiếm khoảng 10 tỷ USD, bao gồm hoa cắt cành, hoa trồng thảm, trồng chậu, và các cây chỉ dùng lá để trang trí Tuy nhiên, các loại hoa khác cũng phát triển nhanh chóng Thị trường tiêu thụ ở Mỹ mặc dù chưa mạnh như ở châu Âu hay Nhật Bản nhưng tiềm năng rất lớn Nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn thứ 2 là Hà Lan, đây có thể xem là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn

80 nước trên thế giới bao gồm hoa cắt cành, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây trang trí, trung bình mỗi năm là 7 tỷ bó hoa tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD/năm Nước đứng thứ 3 là Italia, với khoảng 8463ha Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… đều

có nghề trồng hoa rất phát triển Tại châu Phi, Kenya là nước có tốc độ phát triển ngành hoa nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu hoa hàng năm lên tới 250 triệu USD là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 sau chè Năm 2008, 25% số hoa được bán tại châu Âu là của Kenya, trong đó 1/3 hoa của Kenya được xuất khẩu sang Anh, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoa của nước này là 35% Nam Phi và Zimbabwe

là các nước có diện tích trồng hoa lớn ở châu Phi khoảng trên 1400ha Như vậy, diện tích trồng hoa chủ yếu là ở các nước châu Âu, châu Á và một phần ở các nước châu Phi

1.3.2 Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới

Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản (Buschman, 2005) [10]

Trang 22

Hàng năm giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ USD, đứng đầu trong 4 nước xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu USD, Colombia 430 triệu USD, Kenya 70 triệu USD và Israel 135 triệu USD

Đức là một trong những nước nhập khẩu hoa cắt lớn nhất trên thế giới, với giá trị nhập khẩu hoa cắt của Đức là 880 triệu Euro mỗi năm; Anh 830 triệu Euro;

Mỹ 600 triệu Euro; Canada 203 triệu Euro Hà Lan không chỉ là nước xuất khẩu nhiều hoa mà còn là nước nhập khẩu hoa lớn, giá trị nhập khẩu chiếm khoảng 25% giá trị xuất khẩu

Tiêu thụ hoa bình quân đầu người trên thế giới hàng năm của các nước trên thế giới biến động trong phạm vi rất rộng từ vài Euro như ở Nga đến trên 90 Euro như ở Thụy Sỹ Ước tính giá trị thị trường cao nhất ở Mỹ, đạt trên 7.000 triệu Euro; sau đó đến Nhật, đạt gần 4.000 triệu Euro; ở Đức trên 3.000 triệu Euro và Anh trên 2.000 triệu Euro , đây là thị trường hấp dẫn cho các nước đang phát triển hướng tới xuất khẩu

Sản xuất hoa cây cảnh của thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh, nhất là ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh Hướng sản xuất hoa cây cảnh là tăng năng suất, giảm giá thành, nhưng vẫn đảm bảo hoa tươi, đẹp, chất lượng cao và luôn thay đổi mẫu mã để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng

1.3.3 Tình hình sản xuất hoa Lily trên thế giới

Hiện nay trên thế giới ngành sản xuất hoa cây cảnh đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng và không ngừng tăng lên Theo Hoàng Ngọc Thuận [10], sản xuất hoa lily theo hướng cắt cành và trồng chậu đang nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới Theo thống kê mới đây

có trên 150 quốc gia sản xuất hoa mang tính thương mại trên toàn thế giới Diện tích hoa cắt cành và giá trị sản lượng trên thế giới đang tăng nhanh dựa trên 17

Trang 23

nước sản xuất hoa quan trọng nhất với diện tích ước lượng hiện nay vào khoảng 600.000 ha

Bảng 1.2 Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước qua các năm (ha)

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Củ - theo TS Đặng Trọng Lương, 2005)

Hà Lan là nước sản xuất hoa lily lớn nhất thế giới Năm 1997, tại đây, diện tích trồng hoa lily đứng thứ hai trong tổng số diện tích trồng hoa cắt bằng củ (sau hoa Tuylip) Với khí hậu thuận lợi và nhiều nguồn gen giống lily đẹp, chống chịu sâu bệnh tốt cho năng suất cao, cộng với kỹ thuật điều khiển ra hoa lily Hà Lan phát triển rất nhanh và có thể cho ra hoa quanh năm Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15

- 20 giống mới, sản xuất 1315 triệu củ giống lily cung cấp cho các nước trên thế giới

Tại châu Á cây hoa lily ngày càng phát triển mạnh mẽ Điển hình là Trung Quốc với nhiều vùng hoa lily rộng lớn như ở: Thượng Hải, Bắc Kinh, Cam Cúc, Vân Nam, Tứ Xuyên Trong đó, Vân Nam được mệnh danh là vương quốc hoa của Trung Quốc đứng đầu về sản lượng hoa cắt cành của cả nước Hiện nay, hoa cắt cành ở đây khoảng 450 ha, sản lượng khoảng 2.200 triệu cành, diện tích sản xuất củ giống là 120 ha, sản lượng là 2.600 triệu củ

Trang 24

Nhật Bản là nước sản xuất hoa lớn ở châu Á với diện tích là 4.600 ha (1992), trong đó diện tích hoa lily chiếm 508 ha đứng vị trí thứ tư sau hoa hồng, hoa cẩm chướng và hoa cúc

Hàn Quốc có diện tích trồng hoa gần 15000 ha (năm 2002) với tổng sản lượng đạt giá trị khoảng 700 triệu USD, trong đó hoa lily là cây có hiệu quả cao nhất

Đài Loan có công nghệ sản xuất hoa lily cũng rất tiên tiến Năm 2001, diện tích trồng Lily là 490 ha, trong đó xuất khẩu hoa lily cắt cành 7,4 triệu USD

Kenya là nước sản xuất hoa chủ yếu của châu Phi và là nước xuất khẩu hoa tươi lớn nhất châu lục này Hiện nay, nước này có tới 3 vạn nông trường với hơn 2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa lily, hoa hồng Mỗi năm nước này xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó riêng hoa lily chiếm 35% Ngoài những nước kể trên còn có nhiều nước trồng lily với diện tích lớn như: Mỹ, Đức, Mêhicô, Israel

1.3.4 Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên khoảng 33 triệu ha trong đó diện tích đất trồng hoa chỉ chiếm 0,02% diện tích đất nông nghiệp và chiếm khoảng 0,06% diện tích đất tự nhiên Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000ha diện tích sản xuất hoa cắt cành với sản lượng khoảng 3 tỷ cành hoa Quy mô về diện tích này tương đương Tây Ban Nha, nước đứng thứ 5 châu Âu Hoa được trồng từ lâu đời và diện tích trồng hoa thường tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống của các thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ mát như Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu…

Bảng 1.3 Diện tích trồng hoa cây cảnh ở một số tỉnh của Việt Nam

Trang 25

Qua bảng số liệu cho thấy Hà Nội là vùng trồng hoa có diện tích trồng lớn nhất của cả nước chiếm khoảng 16,2% diện tích trồng hoa của cả nước Vùng có diện tích lớn thứ hai của cả nước là Đà Lạt - Lâm Đồng với diện tích 15% Diện tích còn lại phân bố khắp các tỉnh thành trong cả nước

1.3.5 Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam

Kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống với kỹ thuật nhân giống cổ truyền Cây giống trong sản xuất hiện nay gồm các giống được trồng từ hạt, mầm, củ, nhánh hoặc từ nuôi cấy mô tế bào

Các phương pháp cổ truyền nhìn chung là dễ làm, quen với tập quán kinh nghiệm của người nông dân, giá thành thấp, nên được sử dụng phổ biến và chiếm

ưu thế trong sản xuất

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chất lượng giống không cao, dễ bị thoái hoá, sâu bệnh nhiều, đặc biệt là virus có khả năng lan truyền và phát triển, từ đó làm giảm phẩm chất hoa, vì vậy tuy chủng loại hoa khá phong phú nhưng thiếu giống hoa đẹp chất lượng cao

Các loại hoa được trồng từ nuôi cấy mô như lan, cẩm chướng, cúc, hồng môn… đã được đưa ra sản xuất nhưng quy mô còn nhỏ Ưu điểm là cây giống khoẻ sạch sâu bệnh, hệ số nhân giống cao, nên làm tăng chất lượng của hoa Nhưng nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đòi hỏi có thiết bị giá thành cây giống cao Hiện nay thị trường hoa nước ta chưa phát triển nên nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào chưa được ứng dụng rộng rãi

Phần lớn hoa của Việt Nam đều trồng ở điều kiện tự nhiên ngoài trời, không có điều kiện che chắn bảo vệ Chỉ có diện tích nhỏ làm thí nghiệm được che chắn nilon, lưới, nứa tre… để bảo vệ hoa khỏi nắng mưa sương muối… Trồng trong điều kiện ngoài đồng có lợi là giá thành thấp, nhưng người trồng không chủ động, năng suất chất lượng hoa giảm nếu thời tiết khí hậu không thuận lợi

Trang 26

Hầu hết hoa ở Việt Nam còn ở quy mô nhỏ, sản xuất đơn lẻ, nên khó áp dụng những kỹ thuật tiên tiến như nhà lưới, dây chuyền chế biến, bảo quản vận chuyển lạnh… để đưa sản xuất hoa trở thành ngành sản xuất công nghiệp Việc sản xuất như vậy là một trở ngại lớn để tạo ra nguồn hàng hoá có chất lượng cao, trong khi tiềm năng sản xuất là rất lớn (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009 [19])

1.3.6 Tình hình sản xuất hoa Lily tại Việt Nam

Ở Việt Nam, hoa lily là loại hoa mới, được xếp vào loại hoa cao cấp do có mùi hương quyến rũ sang trọng, màu sắc hoa đẹp và hấp dẫn nên đã và đang được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên so với những loại hoa khác thì chủng loại hoa này chiếm tỷ lệ về cả diện tích và số lượng còn quá nhỏ Hiện nay chỉ có Đà Lạt (Lâm Đồng) là nơi có diện tích trồng hoa lily lớn nhất trong cả nước, chiếm 8% diện tích đất trồng hoa do có điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống hoa nói chung và hoa lily nói riêng Ngoài ra kỹ thuật trồng hoa lily ở Đà Lạt tương đối cao, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc nên hoa sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng hoa đồng đều

Theo đánh giá của PGS.TS Đào Thanh Vân - Trường ĐHNL Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu khi trồng hoa lily tại một số địa phương như ở Ba Bể (Bắc Kạn) hoặc Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cho thấy: bước đầu đã xác định được một số giống như Sorbonne, Tiber… có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối phù hợp với điều kiện sinh thái ở những địa phương này Do đó thời gian gần đây một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất một số giống hoa lily nhưng mới chỉ dừng ở quy mô thử nghiệm, chưa đưa ra sản xuất đại trà

Nghề trồng hoa lily ở nước ta có một số đặc điểm sau: đây là cây trồng mới, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, sản xuất thiếu tính đồng bộ, diện tích ít, sản lượng thấp, chất lượng hoa chưa cao, đầu tư cho khoa học kỹ thuật chưa nhiều, củ giống trong nước bị thoái hóa nghiêm trọng, phần lớn củ giống phải nhập từ nước ngoài, nên giá thành sản xuất cao

Trang 27

Các giống hoa lily được ưa thích và trồng phổ biến ở Việt Nam nói chung

và miền Bắc nói riêng hầu hết được nhập trực tiếp từ Hà Lan, Đài Loan hoặc nhập qua Trung Quốc Trong đó ở miền Bắc Việt Nam, giống hoa lily Sorbonne có diện tích trồng chiếm khoảng 85% diện tích trồng hoa lily của toàn vùng Các nghiên cứu về chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác đối với lily chỉ mới được thực hiện ở mức độ sơ khai, các kết quả nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và áp dụng ở quy mô còn nhỏ

Ngày nay với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao do vậy nhu cầu về thưởng thức hoa tươi ngày càng lớn Hoa lily đã và đang là đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu do tiềm năng phát triển trong thời điểm hiện tại

là rất lớn mặc dù hoa thương có giá đắt hơn những loại hoa khác như hoa Hồng, Cúc, Cẩm Chướng, nhưng hoa lily có dáng đẹp, mùi hương quý phái sang trọng, màu sắc lộng lẫy hấp dẫn và có độ bền lâu nên được rất nhiều người ưa chuộng vì vậy trong tương lai tới nghề trồng hoa lily sẽ phát triển rất mạnh

1.3.7 Kết quả nghiên cứu về giá thể trồng hoa và một số loại cây trồng khác ở Việt Nam

Một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu các biện pháp

kỹ thuật trồng hoa chậu đó là nghiên cứu về giá thể dinh dưỡng

Giá thể là môi trường để trồng cây, giúp cho cây đứng vững và là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn đầu sinh trưởng

- Cây công nghiệp: sản xuất hom chè, sản xuất cây giống trong bầu như keo, bạch đàn

- Rau: sản xuất rau mầm, rau muống, các loại cải, mồng tơi, rau dền

- Hoa: hầu hết tất cả các hoa đều trồng được trên giá thể nhưng thông thường người ta thường trồng hoa bán chậu trên giá thể ví dụ: hoa đồng tiền, hoa tuylip, phong lan,…

Trang 28

* Ưu điểm của giá thể:

- Cung cấp dinh dưỡng tối ưu, tùy từng loại cây trồng đều có thành phần giá thể phù hợp

- Tăng cường kiểm soát nước và các ứng dụng phân bón

- Tối ưu sử dụng phân bón của chất nền

- Lợi thế trong việc khử trùng giữa các thời kỳ Tái sử dụng giảm thiểu chi phí sản xuất

- Nhẹ, rẻ, dễ mua, là phương pháp giúp người dân có thể tận dụng khoảng trống để trồng rau như: ban công, sân thượng…

- Giải pháp cho môi trường, sự thay thế tuyệt vời với những vùng đất không còn phù hợp để trồng cây

Trong những năm qua đã có một số cơ quan, nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này và đã thu được kết quả bước đầu:

* Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn và cộng sự (2007) [16], chất liệu dùng làm giá thể trồng hoa gồm có trấu, rơm vụn, mụn xơ dừa, than bùn, trấu om, hạt nhựa nhỏ, gạch non đập nhỏ… trộn với đất, phân chuồng ủ hoai và một số loại phân vô cơ khác

* Theo kết quả nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự (2007), giá thể tốt nhất của một số đối tượng cây hoa như sau:

- Cây giống hoa cúc: 20% than bùn + 20% vỏ lạc + 10% phân chuồng + 30% tro bã mía + 20% đất bột

- Hoa cúc chậu: 10% than bùn + 10% vỏ lạc +10% phân chuồng +10% tro

bã mía + 60% đất bột hoặc 20% than bùn + 10% vỏ lạc + 10% phân chuồng + 10% tro bã mía + 50% đất bột

* Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn, Cao Kỳ Sơn (2006) [16] giá thể cho cây giống phục vụ sản xuất công nghệ cao trong nhà xanh:

- Giống hoa đồng tiền: 50% trấu hun + 50% than bùn

Trang 29

- Giâm cành hồng: 70% trấu hun + 30% đất đồi

- Hoa đồng tiền và lily thương phẩm: 40% tro núi lửa + 60% vụn xơ dừa Nhìn chung các nghiên cứu về lily ở Việt Nam mới tập trung vào các nội dung khảo nghiệm tính thích ứng, nhân nhanh giống trong ống nghiệm, còn các nội dung về biện pháp kỹ thuật canh tác hầu như chưa được nghiên cứu

Các nghiên cứu về hoa lily trồng chậu hầu như chưa có, tuy nhiên một số nghiên cứu tương tự khác như xác định giá thể cho cây hoa cúc, chế độ bón phân cho lily trồng cắt cành sẽ là tài liệu quan trọng để tham khảo cho việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng lily trong chậu

1.3.8 Điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên

1.3.8.1 Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du có diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm 90,73%; diện tích vùng trung du là 38.160,28 ha, chiếm 9,27%, nằm ở giới hạn từ 20020' đến 22003' vĩ tuyến Bắc và từ 105028' đến

106014' kinh tuyến Ðông, cách thủ đô Hà Nội 80,4 km về phía Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp thành phố

Hà Nội, phía Ðông giáp tỉnh Lạng Sơn Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.541,10 km2, chiếm 1,08% tổng diện tích tự nhiên cả nước

Tốc độ tăng trưởng GDP là 8,3% GDP bình quân đầu người là 2,9 triệu đồng/người/năm Năm 2002, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh Thái Nguyên còn 12,83 % (theo chuẩn mới), trong đó tỷ lệ đói nghèo là 29,42

1.3.8.2 Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên có 345.110ha diện tích đất tự nhiên Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 94.563ha, chiếm 26,70% Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 56.387ha, chiếm 61,64%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 18.348ha, chiếm 19,40%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 3.089ha

Trang 30

Những năm gần đây cơ cấu nông nghiệp cũng đã có nhiều chuyển biến, các cây giống, con giống vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất, chuyển hướng sản xuất tự tiêu sang sản xuất các sản phẩm có tính chất hàng hoá nâng cao thu nhập cho người dân Trong đó phải kể đến sự chuyển dịch một phần diện tích đất trồng sang trồng hoa ở một số hộ Trong mấy năm gần đây, diện tích sản xuất hoa cây cảnh của Thái Nguyên liên tục tăng mạnh, tốc độ phát triển về diện tích sản xuất trung bình tăng 37,98% từ 38ha vào năm 2004 đến 58ha vào năm 2006 Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh mang tính chuyên canh như: vùng sản xuất hoa hồng tại xã Hùng Thắng (Đại Từ) quy mô gần 5ha, xã Thành Công (Phổ Yên) quy mô gần 2ha, vùng sản xuất đào cảnh tại phường Cam Giá và Gia Sàng (TP Thái Nguyên) quy mô xấp xỉ 7,5ha, xã Minh Lập (Đồng Hỷ) quy mô gần 4ha… Một số hoa cây cảnh đang được trồng nhiều ở Thái Nguyên là hoa cúc, hoa hồng, cây đào Một vài năm gần đây có bổ sung một số chủng hoa mới như đồng tiền, cẩm chướng, lily, layơn… thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân hè, vụ hè thu và vụ đông xuân

Tuy nhiên, kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh ở Thái Nguyên còn khá lạc hậu, người dân chủ yếu áp dụng kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống, chưa

áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ Sản xuất chủ yếu để phục vụ thị trường trong tỉnh, rất ít được bán cho các tỉnh khác, không có doanh nghiệp nào sản xuất hoa xuất khẩu tại địa bàn tỉnh, chủng loại hoa sản xuất chưa đa dạng, cung cấp cho ra thị trường chủ yếu theo mùa vụ (ngày rằm, lễ tết, các ngày kỷ niệm), giá cả vừa phải, hiệu quả kinh tế không cao, thiếu ổn định, thiếu sức cạnh tranh không chỉ với hoa ngoài nước mà ngay cả trong nước cũng vậy Điều đó cho thấy thực trạng sản xuất hiện nay chưa xứng đáng với tiềm năng của vùng Cần phải đưa ra các giải pháp để có thể khai thác tối đa tiềm năng vốn có của vùng, đặc biệt phải có sự quy hoạch vùng sản xuất hoa thành các vùng chuyên canh, từ đó mới có thể áp dụng khoa học tiên tiến một

Trang 31

cách đồng bộ Nâng cao năng suất chất lượng hoa để không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà cả xuất khẩu

1.4 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của hoa Lily

1.4.1 Đặc điểm thực vật học

Lily là cây lâu năm thân thảo một lá mầm, thân cao 50 - 200 cm Gồm 2 phần: phần dưới mặt đất (thân, vảy, rễ), phần trên mặt đất (lá, thân)

* Lá: lá phát triển phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc Lá sắp xếp

có thể xen kẽ, đối diện hoặc vòng xoắn Lá hình kim, xòe hoặc hình thuôn, đầu lá hơi nhọn, lá mềm có màu xanh bóng Trên lá có từ 1 - 7 gân, gân giữa rõ ràng hơn

* Thân vảy: là phần phình to của thân tạo thành, trên đĩa thân vẩy có vài

chục vẩy hợp lại, vẩy có hình cầu dẹt, hình trứng, hình elip… Thân vẩy không có

vỏ bao bọc, màu sắc, kích thước thân vẩy thay đổi theo loài và các giống khác nhau: màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím, màu hồng… Thân vảy chứa 70% nước, 23% chất bột, một lượng nhỏ protein, chất khoáng và chất béo Mầm vảy to ở ngoài và nhỏ ở trong là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước cho thân vảy

* Rễ: rễ gồm 2 phần là rễ thân và rễ gốc Rễ thân nằm dưới mặt đất, nâng

đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng gọi là rễ trên Rễ gốc (rễ dưới) sinh ra từ gốc thân vẩy, có nhiều nhánh, sinh trưởng khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của lily, tuổi thọ của rễ này có thể tới 2 năm

* Hoa: hoa mọc đơn lẻ hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá nhỏ

Thường có 6 cánh, 2 vòng nối với nhau mỗi vòng 3 cánh Màu sắc, mùi hương và cách sắp xếp hoa trên trục hoa là đặc trưng cho từng giống

* Quả và hạt:

Quả nang hình trứng dài, có 3 góc và 3 nang, có tới vài trăm hạt Hạt lily hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, hoặc vuông dài Độ

Trang 32

lớn, trọng lượng hạt, số lượng hạt tuỳ theo giống Trong điều kiện khô lạnh hạt lily

có thể bảo quản được 3 năm (Phân loại thực vật học)

1.4.2 Yêu cầu sinh thái của hoa Lily

1.4.2.1 Nhiệt độ

Lily là cây chịu rét tốt, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm Nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 - 25oC ban đêm là 15oC Nhóm lily không thơm chịu nóng tốt, nhiệt độ ban ngày là 25 - 28oC, ban đêm là 18 - 20oC Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lily Quan trọng nhất là sự nảy mầm của hạt,

sự phát dục và sinh trưởng của lá

Nhiệt độ và ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của củ, nhiệt độ thấp, thời gian chiếu sáng ngày dài củ sẽ to hơn Vì vậy, vào mùa đông mỗi ngày cần tăng thêm 4h chiếu sáng, nâng chế độ chiếu sáng từ 16 - 24h/ngày Như vậy

sẽ có tác dụng làm cho cây thấp đi rõ rệt, đồng thời làm tăng tốc độ ra hoa, giảm

Trang 33

1.4.2.4 Đất, không khí và dinh dưỡng

Lily thích không khí ẩm ướt, ẩm độ thích hợp nhất là 80 - 85% Nếu ẩm độ lớn sẽ dẫn đến thối củ

Đa số các giống Lily đều trồng được ở mọi loại đất nhưng tốt nhất là đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ Đồng thời phải thoát nước tốt, nồng độ muối không quá

15 mg/cm2, đất không chua Các giống tạp giao Á châu và lily thơm cần pH=6-7, nhóm lily Phương đông là pH = 5,5 - 6,5

Lily yêu cầu dinh dưỡng sớm, yêu cầu cao nhất trong 3 tuần đầu sau trồng Dinh dưỡng ảnh hưởng quá nhiều trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhất là một số nguyên tố như: đạm, lân, kali Tuy nhiên rễ lily rất mẫn cảm với muối Clo và Flo, nếu hàm lượng Flo trong đất cao sẽ gây cháy lá, còn khi hàm lượng Clo cao sẽ gây ngộ độc rễ Do đó trước khi trồng cần phân tích đất

để có biện pháp cải tạo, xử lý đất trồng đồng thời bón các loại phân có hàm lượng các chất Clo và Flo thấp (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009) [19]

1.4.3 Kỹ thuật áp dụng giá thể dinh dưỡng trồng hoa lily trong đề tài

Kỹ thuật trồng hoa LiLy thực hiện trong đề tài được tóm tắt theo quy trình sau:

1.4.3.1 Xử lý và phối trộn giá thể

Giá thể trồng hoa liLy được phối trộn theo công thức sau:

Giá thể GT05: 50% nguyên liệu giấy + 50% than bùn Thành phần dinh dưỡng là: 44% chất hữu cơ (OM); 1,2% đạm (N); 0,8% lân (P2O5); 0,7% kali (K2O) và các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết khác cho cây trồng Giá thể GT05 cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt

Giá thể GT01: 40% nguyên liệu giấy + 40% than bùn + 20% đất xử lý Giá thể phối hợp 1: 50% xơ dừa + 25% phân chuồng hoai mục + 25% đất xử lý

Trang 34

Giá thể phối hợp 2: 25% phế thải nguyên liệu giấy + 25% than bùn + 25%

xơ dừa + 25% phân chuồng

Các giá thể được xây dựng theo tiêu chuẩn giá thể trồng hoa tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón & Dinh dưỡng cây trồng và Viện Nghiên cứu Rau Quả.Gía thể được xây dựng theo tiêu chuẩn giá thể trồng hoa tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón & Dinh dưỡng cây trồng và Viện nghiên cứu Rau Quả

Trang 35

- Lấp giá thể lên trên, chiều dày từ 3 - 5cm và tưới nhẹ cho đất nén giữ cố định vị trí củ rồi xếp các chậu thành hàng trên luống để tiện chăm sóc sau này

- Chăm sóc: chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại kịp thời để đảm bảo năng suất và chất lượng hoa

+ Giai đoạn sinh trưởng lá: sau khi cây mọc 2 - 3 tuần đến trước khi cây

có nụ: lượng phân Urê 50g + 50g K2SO4 cho 10m2 Chia làm 2 - 3 lần

+ Giai đoạn ra nụ: bón đạm với nồng độ thấp Có thể dùng KNO3: 50 - 200g/m2Lily rất cần Kali để tăng tính chống chịu và hoa đẹp, cần bón đủ dinh dưỡng cho cây

Trang 36

- Sử dụng lưới đỡ cây hoặc làm giàn đỡ cây giúp cây đứng thẳng

c Chế độ chiếu sáng

* Hoa lily là cây ôn đới, thích nghi với điều kiện chiếu sáng tán xạ, cường độ chiếu sáng thấp Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam cần có lưới che chắn nắng thường xuyên, nên trồng cây trong nhà kính hoặc che phủ nilon giả kính

* Đảm bảo cường độ chiếu sáng từ 50 - 60% ánh sáng trực xạ

* Duy trì nhiệt độ trong nhà kính từ: 20 - 250C

* Độ ẩm không khí từ: 60 - 70%

- Điều tiết nở hoa: kết hợp giữa điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng cho phù hợp Ngay sau trồng cần tiến hành che 1 lớp lưới đen ở phía trên để hạn chế ánh sáng trực xạ của mặt trời chiếu vào mầm Khi cây xuất hiện nụ, bỏ lớp lưới đen để cây hấp thụ nhiều ánh sáng sẽ cho hoa to và màu đẹp Khi trồng trong vụ đông, những ngày âm u, giá rét thì bỏ lớp lưới đen đồng thời quây nilon để giúp làm tăng nhiệt độ trong nhà trồng Nếu cây phát triển chậm cần tăng nhiệt độ bằng cách quây nilon và thắp điện 4 giờ vào ban đêm cho đến khi thấy nụ hoa đủ tiêu chuẩn là được Nếu cây phát dục sớm thì hạn chế bằng cách hạ nhiệt như cuốn nilon lên, tiến hành che lưới đen

Trang 37

d Tưới nước

- Lily cần tưới nước ẩm để cây sinh trưởng Tuy nhiên không được quá ẩm

sẽ ảnh hưởng đến rễ của cây

- Tùy theo độ ẩm trong nhà lưới, trong giá thể mà có chế độ tưới nước cho phù hợp Lúc mới trồng tưới nhiều hơn sau đó giảm dần

- Có thể tưới phun, tưới ngấm hoặc tưới nhỏ giọt

Lượng nước tưới tuỳ theo độ ẩm của đất, nên tưới vào buổi sáng sớm

1.4.4 Phòng trừ sâu bệnh

1.4.4.1 Bệnh hại

a Bệnh cháy lá sinh lý:

- Xảy ra ở thời kỳ phân hóa mầm hoa do cây trao đổi chất mạnh mà thiếu Ca2+

- Sử dụng Ca(NO3)2 hoặc CaCl2 phun thường xuyên, 5 ngày/lần phun

b Các loại bệnh do vi sinh vật

* Bệnh đốm nâu (Pleospora Sp)

- Triệu chứng: vết bệnh nhiều hình tròn, bầu dục, màu nâu đen nằm dải rác

ở mép lá, phiến lá Gặp thời tiết ẩm ướt, vết bệnh lan rộng

Bệnh do nấm Pleospora Sp

- Phòng trừ: không nên trồng lily với mật độ quá dày, tạo mật độ vườn trồng thông thoáng Khi xuất hiện, có thể phun các loại thuốc sau:

Champion 75 WP: 20g/bình 10 lít Kocide 61,4 OF: 10 20g/bình 10 lít Phun 2 - 3 bình/sào bắc bộ

* Bệnh thối củ, rễ (do nấm Furadium, Rhizoctonia)

- Triệu chứng: đầu tiên bệnh làm chết các lá gần gốc, sau đó, phát triển lên trên, làm cho các lá phía trên bị chết héo xanh Sau đó, chuyển sang màu vàng rồi chết

Trang 38

- Biện pháp phòng trừ:

+ Tránh gây tổn thương củ khi thu hoạch, đóng gói, chọn củ không bị bệnh

để làm giống Trước khi trồng xử lý Foocmalin 40%, hòa loãng 100 lần để tiêu độc cho đất

+ Luân canh với cây họ hòa thảo, giúp hạn chế mầm bệnh trong đất

+ Làm đất kĩ để phơi ải khô, bón vôi, tiêu hủy tàn dư gây bệnh

Khi bệnh xuất hiện dùng một trong các loại thuốc sau:

Vicarben - S 75 BNT: 25g/ bình 10 lít Score 250 EC: 8 - 10ml/ bình 10 lít Phun 2 - 3 bình/ sào Bắc Bộ

* Bệnh khô đầu lá (Botrytis ulipica)

- Triệu chứng: đây là bệnh thường gặp khi trồng lily, bệnh này do nấm

Botrytis ulipica gây nên Triệu chứng ban đầu là những vết bệnh nhỏ màu nâu, sau

đó phát triển thành hình trứng dài 6mm, giữa đốm nâu có màu vàng, có khi xuất hiện vết đồm vàng

- Phòng trừ: tiêu hủy tàn dư gây bệnh, nếu trồng trong nhà lưới phải thông gió, thay đổi không khí Khi phát hiện bệnh thì phun Boocdo 1%, hoặc Dacolnil

20ml/ bình 10lít nước, Chanpion 77 WP: 20g/ bình 10 lít nước, phun 2 - 3

bình/ sào Bắc Bộ

* Bệnh mốc tro

- Triệu chứng: bệnh do nấm Botrytis cinerea gây nên, chủ yếu là hại lá, có

khi hại cả thân và hoa Triệu chứng xuất hiện trên lá là những vết đốm hình tròn, hoặc hình trứng to nhỏ khác nhau

- Phòng trừ: khi bệnh xuất hiện có thể dùng các loại thuốc sau:

Rovral 50 WP: 10 - 20g/ bình 10 lít Score 250 EC: 5 - 10g/ bình 10 lít Agrylic acid 4% + Calvaro l 1%

Trang 39

* Ngoài ra còn một số bệnh do tuyến trùng, do vi khuẩn và bệnh do virus cũng xuất hiện gây hại cho Lily

1.4.4.2 Sâu hại Lily

Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông Rệp hại lá non và nụ non tạo nên đốm màu xanh,lá cong lại biến dạng nhưng xanh làm sâu nụ, rệp còn truyền virus gây bệnh Phòng trừ rệp bằng cách làm sạch cỏ dại, diệt kí chủ… hoặc phun thuốc: Supracide 250EC, Pegasus 7 - 10ml/ bình 10lít Rệp hại củ, tấn công bộ rễ

và đĩa vảy củ, giữa các vảy củ gây thối củ Xử lí củ trước khi trồng bằng nước ấm khoảng 44o

C, sử dụng dung dịch Para dichlorobenzene với nồng độ 4g/l để tiêu diệt rệp

Sâu đục rễ, củ: sâu kí sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây héo khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng và thời kì cất trữ củ Phòng trừ bằng cách: cải tạo độ chua đất, không bón qua nhiều đạm, dùng thuốc phòng trừ (Basudin rắc vào đất 1kg/ sào bắc bộ)

Sâu hại bộ cánh vảy (sâu khoang, sâu xanh, sâu xám): sâu xám ăn mầm khi mới trồng; sâu khoang, sâu xanh ăn lá, ngọn non, ăn nụ, hoa Cả ấu trùng và sâu trưởng thành đều ăn lá lily và các cây họ hành khác Phòng trừ bằng cách: kết hợp các biện pháp canh tác và biện pháp sử dụng thuốc hóa học để đạt hiệu quả cao hơn Nên dùng biện pháp cơ giới để bắt tiêu diệt chúng Đối với sâu xám khi mới trồng rắc thuốc Basudin trên mặt luống; đối với sâu khoang, sâu xanh nên phun thuốc khi sâu mới nở hoặc ở tuổi nhỏ, sâu tuổi lớn khó phòng trừ Một số thuốc hóa học có thể dùng như: Pegasus 500SC, Supathiol, DDVP, Deci

Ngoài ra, cần chú ý tới loài sinh vật có hại tới trồng hoa lily: ốc sên, loài gặm nhấm, giun tròn… những loài sinh vật này chúng ta chủ yếu tiêu diệt bằng các biện pháp cơ học

Trang 40

1.4.5 Phương pháp thu hoạch - Bảo quản

Khi nụ hoa bắt đầu chuyển màu, kích cỡ nụ phát triển nhanh, nụ đã chín (kích

cỡ nụ to, từ cứng chuyển sang mềm) bắt đầu thu hoạch

a Cắt cành

- Dùng kéo sắc cắt gọn cành hoa, độ cao cắt cành tuỳ thuộc chiều cao cây

và mục đích thu hoạch Sau khi cắt cành cho vào xô có chứa 10 cm nước + dung dịch bảo quản (Pomior 0,3%)

- Bảo quản:

+ Bảo quản hoa tươi:

Với hoa cắt cành nở sớm hơn trước thời điểm tiêu thụ cần có kho lạnh để bảo quản, tuy nhiên thời gian bảo quản không quá 7 ngày

Điều chỉnh nhiệt độ trong kho lạnh tới nhiệt độ 15o

- Phân loại hoa theo tiêu chuẩn: loại 1, loại 2,

- Bó hoa: tuỳ theo yêu cầu tiêu thụ để bó hoa loại 5 cành /bó, 10 cành /bó Chú ý: phải bó chặt phần gốc trước khi đóng gói

- Đóng gói: dùng giấy báo hoặc túi đựng hoa gói chặt các cành hoa, xếp vào thùng gỗ hoặc thùng giấy theo hướng nằm ngang, chú ý chèn chặt các bó hoa tránh va chạm trong khi vận chuyển

Ngày đăng: 02/09/2014, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Xuân Kết (2009), “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Lily giống Sorbonne trồng trong điều kiện nhà lưới tại Tiên Du - Bắc Ninh vụ đông năm 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Lily giống Sorbonne trồng trong điều kiện nhà lưới tại Tiên Du - Bắc Ninh vụ đông năm 2008
Tác giả: Nguyễn Xuân Kết
Năm: 2009
8. Trịnh Khắc Quang (2008), Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phát triển hoa lily, loa kèn ở Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phát triển hoa lily, loa kèn ở Việt Nam
Tác giả: Trịnh Khắc Quang
Năm: 2008
10. Hoàng Ngọc Thuận (2007), Hoa và cây cảnh, Bài giảng lớp cao học, ĐHNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa và cây cảnh
Tác giả: Hoàng Ngọc Thuận
Năm: 2007
13. Nguyễn Thị Phương Thảo (1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh một số giống hoa loa kèn nhập nội (Oriental Hybrid lily) bằng phương pháp invitro, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh một số giống hoa loa kèn nhập nội (Oriental Hybrid lily) bằng phương pháp invitro
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo
Năm: 1998
14. Nguyễn Thị Thơm (2009), "Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, giá thể, phân bón qua lá và chế độ chiếu sáng bổ sung tới sự sinh trưởng, phát triển của giống lily socbone trồng chậu". Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, giá thể, phân bón qua lá và chế độ chiếu sáng bổ sung tới sự sinh trưởng, phát triển của giống lily socbone trồng chậu
Tác giả: Nguyễn Thị Thơm
Năm: 2009
17. Phạm Ngọc Tuấn, 2009, “Nghiên cứu nguyên liệu tạo bầu ươm và quản lý dinh dưỡng khoáng đối với cây giống trong bầu”, Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguyên liệu tạo bầu ươm và quản lý dinh dưỡng khoáng đối với cây giống trong bầu
8. Shirniru M (1973), “Lilies in Japan”, Japan Agricultural Rearch Qualiterly 7 (2). (in Japanese, English summary) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lilies in Japan
Tác giả: Shirniru M
Năm: 1973
12. VWS (2007), Export - Import of flowerbulbs, http://www.vws- flowerbulbs.nl Link
1. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật, NXB ĐH & THCN, Hà Nội Khác
2. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004), Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao, Nhà xuất bản lao động - xã hội Khác
3. Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Duyên, Kết quả khảo nghiệm một số giống lily nhập nội trồng tại Gia Lâm - Hà Nội, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 12, số 13 năm 2007 trang 42-46 Khác
4. Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh (2006), Kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm giống hoa lily Sorbonne tại một số tỉnh miền bắc Việt Nam, Báo cáo công nhận giống cây trồng mới, Viện Nghiên cứu Rau quả, Hà Nội Khác
5. Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh, Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất hoa lily áp dụng cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 4 năm 2008 trang 32-36 Khác
11. Hoàng Ngọc Thuận (2010) Chuyên đề "Quy trình sử dụng chế phẩm phân bón lá Pomior để sản xuất hoa thương mại&#34 Khác
12. Hoàng Ngọc Thuận (2009) "Quy trình kỹ thuật trồng và nhân giống hoa lily tại Phú Thọ&#34 Khác
15. Nguyễn Văn Tỉnh (2007), Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa lily giống Sorbonne trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Khác
16. Phạm Ngọc Tuấn, Cao Kỳ Sơn, Nghiên cứu thành phần, đặc tính các giá thể làm bầu ươm cây giống lâm nghiệp, công nghiệp, rau quả, hoa cây cảnh và biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng cây giống trong bầu ươm 2002-2005, (Báo cáo tổng kết năm 2006) Khác
19. Nguyễn Thị Kim Lý (2009). Hoa và cây cảnh. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2009.II. Tài liệu nước ngoài Khác
1. AIPH, 2004.International statistics flower and plants. Institut fur Gartenbauokomie der Universitat Hannover. Volume 52 Khác
2. Beers.C.M., Barba-Gonzalez.R., Van Shilfhout.A.A., Ramanna.MS. and Van Tuyl.J.M., 2005. Acta Hortic.673 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  1.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước qua các năm (ha) - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
ng 1.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước qua các năm (ha) (Trang 23)
Bảng 1.3. Diện tích trồng hoa cây cảnh ở một số tỉnh của Việt Nam - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 1.3. Diện tích trồng hoa cây cảnh ở một số tỉnh của Việt Nam (Trang 24)
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa (Trang 53)
Hình 3.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Hình 3.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa (Trang 54)
Hình 3.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến chiều cao cây - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Hình 3.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến chiều cao cây (Trang 56)
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến giai đoạn sinh trưởng và - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến giai đoạn sinh trưởng và (Trang 57)
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hình thái và chất lượng hoa       Chỉ tiêu - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hình thái và chất lượng hoa Chỉ tiêu (Trang 59)
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến độ bền hoa tự nhiên - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến độ bền hoa tự nhiên (Trang 60)
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình cháy lá sinh lý - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình cháy lá sinh lý (Trang 62)
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến động thái ra lá của hoa - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến động thái ra lá của hoa (Trang 65)
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các chất  ĐHST đến chiều cao cây    Chỉ tiêu - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến chiều cao cây Chỉ tiêu (Trang 67)
Hình thành nụ  Nụ chuyển màu  Nở hoa - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Hình th ành nụ Nụ chuyển màu Nở hoa (Trang 68)
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các chất  ĐHST đến hình thái và chất lượng hoa - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến hình thái và chất lượng hoa (Trang 70)
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến tình hình cháy lá sinh lý - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU  TẠI THÁI NGUYÊN
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến tình hình cháy lá sinh lý (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w