Bên cạnh đó tìm hiểu phương hướng phát triển của ngành điều Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt điều tại Công ty CP CBHXK Long An... - Giới thiệu khái quát v
Trang 1L ời cảm ơn
Em kính chuyển lời cảm ơn sâu sắc đến ban Giám hiệu, khoa Kinh tế và quý thầy cô trường Đại Học Nha Trang đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu nhất trong thời gian em học tập tại trường Đặc biệt là cô Phạm Thị Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng quý cô, chú, anh chị tại Công ty CPCBHXK Long An đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu thực tế và chỉ dẫn trong suốt thời gian em thực tập tại công ty
Bên cạnh đó để hoàn thành tốt luận văn này em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian qua
Nha Trang, tháng11 năm 2008 Sinh viên thực hiện
Võ Ngân Trang
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ ix
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 4CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu 5
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu 6
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp 6
1.1.3.2 Xuất khẩu ủy thác 6
1.1.3.3 Tái xuất khẩu 6
1.1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 7
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế quốc gia 7
1.1.4.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp 10
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 11
1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh 11
1.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 11
1.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 14
1.2.2 Các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp 16
1.3 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 17
1.3.1 Tổng quan về ngành điều Thế Giới 17
1.3.2 Ngành điều Việt Nam 18
1.3.3 Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian vừa qua 20
Trang 31.3.3.1 Vai trò của xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế nước ta 20
1.3.3.2 Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam 21
1.3.3.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 21
1.3.3.4 Thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam 23
1.3.4 Định hướng phát triển ngành điều trong thời gian tới 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN (LAFOOCO)) 26
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN 27
2.1.1 Sơ lược về Công ty 27
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An 28
2.1 3 Chức năng và nhiệm vụ: 31
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý 32
2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 33
2.1.5 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Lafooco 38
2.1.5.1 Tổ chức hoạt động sản xuất 38
2.1.5.2 Quy trình sản xuất của Công ty CPCBHXK Long An 39
2.1.6 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 41
2.1.6.1 Kết quả kinh doanh xuất – nhập khẩu 41
2.1.6.2 Tình hình tài chính của Công ty Lafooco 45
2.1.7 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới 57
2.1.7.1 Thuận lợi 57
2.1.7.2 Khó khăn 58
2.1.7.3 Phương hướng phát triển 59
2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU CỦA CÔNG TY LAFOOCO 62
Trang 42.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nhân điều của Công
ty Lafooco 62
2.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 62
2.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp 66
2.2.1.3 Các nhân tố bên trong Công ty 70
2.2.2 Quy trình xuất khẩu của Công ty Lafooco 82
2.2.2.1 Các phương thức thanh toán của Công ty 82
2.2.2.2 Cách thức tổ chức và thực hiện một thương vụ xuất khẩu của Công ty Lafooco 86
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu nhân điều của Công ty Lafooco trong các năm vừa qua 90
2.2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Công ty trong thời gian qua 90
2.2.3.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Công ty Lafooco 91
2.2.3.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nhân điều của Công ty 94
2.2.3.4 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo từng thị trường xuất khẩu của Công ty Lafooco 99
2.2.4 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu nhân điều của Công ty CPCBHXK Long An 121
2.2.4.1 Những thành tích đạt được 121
2.2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của tình hình xuất khẩu nhân điều của Công ty Lafooco 124
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY LAFOOCO 126
3.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NHÂN ĐIỀU TRONG TƯƠNG LAI 127
3.1.1 Thị trường thế giới 127
3.1.2 Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt 129
3.1.2.1 Trong nước 129
3.1.2.2 Ngoài nước: 130
3.2 CÁC GIẢI PHÁP 131
Trang 53.2.1 Biện pháp 1: Đảm bảo cũng như tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn
định phục vụ cho nhu cầu sản xuất 131
3.2.1.1 Sự cần thiết của biện pháp 131
3.2.1.2 Nội dung giải pháp 133
3.2.1.3 Hiệu quả của giải pháp 134
3.2.2 Giải pháp 2: Tăng cường huy động vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh - xuất khẩu 134
3.2.2.1 Sự cần thiết giải pháp 134
3.2.2.2 Nội dung giải pháp 135
3.2.2.3 Hiệu quả giải pháp 136
3.2.3 Giải pháp 3: Đầu tư hợp tác sản xuất nhằm đa dạng sản phẩm ở dạng chế biến tinh chế phục vụ cho xuất khẩu 136
3.2.3.2 Nội dung biện pháp 137
3.2.3.3 Hiệu quả giải pháp 137
3.2.4 Giải pháp 4: Tăng cường nghiên cứu, mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại .137
3.2.4.1 Sự cần thiết của giải pháp 137
3.2.4.2 Nội dung giải pháp 138
3.2.4.3 Hiệu quả giải pháp 139
KIẾN NGHỊ 140
KẾT LUẬN 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số liệu xuất khẩu nhân điều của Việt Nam qua các năm 21
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An 42
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty Lafooco 43
Bảng 2.3: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty Lafooco 44
Bảng 2.4: Tình hình kết cấu và biến động tài sản – nguồn vốn của 46
Công ty Lafooco các năm vừa qua 46
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 52
Công ty Lafooco qua các năm 52
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện chi phí năm 2005 – 2006 54
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện chi phí của Công ty năm 2006 – 2007 55
Bảng 2.8: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 55
Bảng 2.9: Danh sách khách hàng truyền thống của Công ty Lafooco 67
Bảng 2.10: Danh sách các nhà cung ứng thường xuyên, uy tín với Cng ty 68
Bảng 2.11: Tình hình thu mua nguyên liệu đầu vào 73
Bảng 2.12: Chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty 75
Bảng 2.13: Bảng phân tích kết cấu lao động 78
Bảng 2.14: Bảng thu nhập bình quân người lao động năm 2005-2007 80
Bảng 2.15: Kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Công ty Lafooco trong 3 năm 90
Bảng 2.16 : Cơ cấu sản phẩm nhân điều xuất khẩu của Công ty Lafooco 91
Bảng 2.17: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty theo giá trị 95
Bảng 2.18: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng 98
Bảng 2.19: Danh sách các khách hàng tại Mỹ đã quan hệ làm ăn với Công ty 102
Bảng 2.20: Tình hình cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nhân điều sang thị trường Mỹ theo sản lượng 103
Bảng 2.21: Danh sách khách hàng tại thị trường Úc đã quan hệ làm ăn với Công ty trong thời gian qua 106
Bảng 2.22: Tình hình xuất khẩu nhân điều sang thị trường Úc của Công ty 107
Trang 8Bảng 2.23: Danh sách khách hàng tại Trung Quốc làm ăn với Công ty 110
Bảng 2.24: Tình hình xuất khẩu nhân điều tại thị trường Trung Quốc của Công ty111 Bảng 2.25: Danh sách khách hàng tại Anh làm ăn với Công ty 113
Bảng 2.26: Tình hình xuất khẩu nhân điều sang thị trường Anh của Công ty 114
Bảng 2.27: Danh sách khách hàng Hà Lan đã và đang làm ăn với Công ty 117
Bảng 2.28: Tình hình xuất khẩu nhân điều sang thị trường Hà Lan của Công ty 118
Bảng 2.29: Danh sách khách hàng trên các thị trường 120
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ1.1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các quốc gia sản xuất hạt điều của 18
Thế giới 18
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện tình hình xuất khẩu nhân điều Việt Nam qua các năm 22
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng xuất khẩu nhân điều Việt Nam theo khối lượng 23
Biểu đồ 1.4: Tỷ trọng xuất khẩu nhân điều Việt Nam theo giá trị 24
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Công ty Lafooco qua các năm 42
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện biến động lao động và thu nhập bình quân đầu người của Công ty Lafooco qua 3 năm 80
Biểu đồ 2.3: Gía trị hạt điều xuất khẩu theo thị trường 96
Biểu đồ 2.4: Sản lượng hạt điều xuất khẩu theo thị trường 98
Biểu đồ 3.1: Tiêu thụ điều hằng năm của một số nước và khu vực 128
Biểu đồ 3.2: Các nước nhập khẩu nhân điều chính 129
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Lafooco 32
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 38
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 39
Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện L/C 84
Sơ đồ 3.1: Kênh cung ứng nguyên liệu điều thô tại Việt Nam 132
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
Xuất – nhập khẩu là một lĩnh vực kinh tế quan trọng và có ý nghĩa quyết
định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Vì
vậy luôn được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, nhất là hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu không chỉ
giúp cho quốc gia nâng cao nguồn vốn mà còn phát triển xã hội Cho nên nhiều
doanh nghiệp đã định hướng kinh doanh chính là xuất sản phẩm của mình sang thị
trường thế giới
Việt Nam có thế mạnh trong xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản
Được đánh giá là một ngành kinh tế đầy tiềm năng và được nhà nước ưu tiên phát
triển trong các ngành công nghiệp Trong đó có ngành xuất khẩu hạt điều, ngày
càng được quan tâm phát triển phù hợp với tiềm năng của mình Hạt điều xuất khẩu
của Việt Nam luôn đứng vị trí cao về giá trị, sản lượng cũng như chất lượng trên thị
trường thế giới Và nổi trội trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều là Công ty Cổ Phần
Chế biến Hàng Xuất Khẩu Long An (LAFOOCO) Với lĩnh vực chính là kinh
doanh mặt hàng nông - thủy sản xuất khẩu Qua hơn 10 năm hoạt động công ty đã
thu được nhiều thành tích và uy tín, đặt biệt là mặt hàng nhân điều xuất khẩu Công
ty đã cùng các doanh nghiệp khác trong nước đưa ngành xuất khẩu hạt điều vươn
lên vị trí dẫn đầu thế giới (đã vượt qua cả Ấn Độ và Brazil) từ năm 2006 đến nay
Đối với Công ty Lafooco thì cũng đóng góp một phần không nhỏ
Hiện nay nước ta có hơn hai trăm doanh nghiệp chế biến hạt điều lớn nhỏ do
đó đã góp phần vào nâng cao sản lượng hạt điều chế biến lên cao nhưng cũng điều
đó đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt Từ tình hình thực tế trên cũng như thời
gian thực tập tại Công ty nên em quyết định chọn đề tài “NGHIÊN CỨU TÌNH
HÌNH XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN (LAFOOCO)”
Trang 111 Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng những lý thuyết đã học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm cố và
bổ sung thêm vào kiến thức
- Tổng hợp và hệ thống những cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
- Tìm hiểu thực trạng về hoạt động xuất khẩu hạt điều tại Công ty Cổ phần
Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (Lafooco)
- Từ thực tiễn kết hợp với lý luận lý thuyết phân tích đưa ra tác nhân tác
động đến tình hình xuất khẩu hạt điều của Công ty Bên cạnh đó đưa ra các giải
pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt điều tại Công
CPCBHXK Long An Bên cạnh đó tìm hiểu thị trường xuất khẩu hiện tại của Công ty
Phạm vi nghiên cứu: Các báo cáo, số liệu, thông tin của Công ty vào các năm
2005, 2006, 2007 để chứng minh cho đồ án thực hiện
3 Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các số liệu kinh doanh, áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh: So sánh tuyệt đối, tương đối
- Phương pháp phân tích theo thời gian
Ngoài ra còn kết hợp với học hỏi, tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ các lãnh
đạo, cán bộ công nhân viên trong Công ty
4 Nội dung và kết cấu của đồ án
Nội dung của đồ án được trình bày qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
Khái quát về hoạt động xuất khẩu, vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình xuất khẩu Bên cạnh đó tìm hiểu phương hướng phát triển của ngành điều Việt
Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt điều tại Công ty CP CBHXK Long An
Trang 12- Giới thiệu khái quát về Công ty
- Phân tích các nhân tố bên ngoài, bên trong và nội lực trực tiếp ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu của Công ty
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhân điều tại Công ty CP CBHXK Long An
Trong quá trình thực hiện bài luận tốt nghiệp và thời gian thực tập với sự
hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Thanh Bình cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của
cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt phòng Kinh doanh đã
giúp em hoàn tất bài luận này Qua đây em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến cô toàn
thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài làm sẽ không thể
tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của Cô và Công ty nhằm
bổ sung thêm cho bài làm tốt hơn cũng như em được hiểu thêm vấn đề
Sinh viên thực tập
Võ Ngân Trang
Trang 141.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh mà doanh lợi thu được từ việc bán
hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài và hàng hóa dịch vụ đó phải được vận chuyển ra khỏi biên giới quốc gia
Việc hình thành hoạt động xuất khẩu là do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,… dẫn đến sự khác biệt về lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia Để khai thác tốt tối đa những lợi thế và khắc phục những hạn chế, tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi hàng hóa
và dịch vụ với nhau Hoạt động xuất khẩu ra đời từ đó Tuy nhiên xuất khẩu không chỉ diễn ra giữa các quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ngay cả quốc gia khi không có lợi thế gì về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực,…thì quốc gia vẫn có thể thu lợi ích từ hoạt động xuất khẩu Điều này đã được lợi thế so sánh chứng minh
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thị trường là thị trường nước ngoài và chủ thể mua bán là khách hàng, bạn hàng và các tổ chức nước ngoài Khi xuất khẩu doanh nghiệp có quan hệ giao dịch bán hàng cho các cá nhân, hãng nhập khẩu, nhà môi giới
- Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải cạnh tranh gây gắt với các đối thủ về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán và phương thức mua bán Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó, doanh nghiệp phải cạnh tranh với
nhiều đối thủ ở nhiều nước khác nhau trên cùng một thị trường Để đảm bảo hiệu
quả kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh
- Việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế trong mua bán ngoại thương phải dùng ngoại tệ có giá trị chuyển đổi Chính vì vậy sự thay đổi giữa tỷ giá hối đoái, sự biến động của thị trường tiền tệ quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu
Trang 15- Hoạt động xuất khẩu không chỉ ảnh hưởng bởi các quan hệ kinh tế mà còn ảnh hưởng rất mạnh của các quan hệ chính trị xã hội quốc tế, chính sách khuyến khích xuất khẩu và các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước là các chính sách tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu
Nhằm đa dạng hóa kinh doanh xuất khẩu để phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thể lựa chọn các hình thức xuất nhập khẩu khác nhau Hiện nay các nhà xuất nhập khẩu thường lựa chọn các hình thức sau
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức giao dịch mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trực tiếp quan
hệ với nhau bằng cách gặp mặt hoặc qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch từ đó hàng hóa và dịch vụ của nhà xuất khẩu sẽ đến tay nhà nhập khẩu
Nguyên tắc: Có thể làm tăng thêm các rủi ro trong kinh doanh, bên cạnh đó
có các ưu điểm sau: giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận, có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài để biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng của thị trường đó để ta có thể thay đổi sản phẩm và điều kiện bán hàng sao cho phù hợp để mang lại lợi ích cao nhất
1.1.3.2 Xuất khẩu ủy thác
Là hình thức kinh doanh trong đó các đơn vị kinh doanh ngoại thương đóng vai trò là trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành làm các thủ tục hợp tác để xuất khẩu hàng hóa cho nhà sản xuất nhờ đó thu được khoản tiền nhất định (thường là tỉ lệ phần trăm giá trị của lô hàng xuất khẩu)
Ưu điểm: Mức độ rủi ro thấp, đặt biệt không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động đồng thời thu được khoản lợi nhuận đáng kể
1.1.3.3 Tái xuất khẩu
Là hình thức tái xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến ở nước tái xuất
Trang 16Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản
xuất, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn
Tham gia hoạt động tái xuất khẩu gồm: Nước xuất khẩu, nước nhập khẩu,
nước tái xuất Vì thế giao dịch này còn được gọi là giao dịch tay ba hay giao dịch
tam giác Sở dĩ có hình thức này là do thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương
mại giữa các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, chẳng hạn như: cấm vận, trừng
phạt kinh tế,…
Hàng hóa là đối tượng xuất khẩu có thể đi thẳng từ nước xuất khẩu tới nước nhập
khẩu hoặc từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất và sau đó mới tới nước nhập khẩu
Hình thức xuất khẩu có rất nhiều và rất đa dạng Thực tế hoạt động xuất khẩu
đối với một doanh nghiệp ngoại thương có thể thực hiện cùng một lúc hay vài hình
thức xuất khẩu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và khả năng thực tế của từng
doanh nghiệp cụ thể
1.1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng
như sự phát triển kinh tế của từng quốc gia
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế quốc gia
Đây là hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất và tiêu dùng của
nước này với nước khác Hoạt động không chỉ diễn ra với cá thể riêng biệt mà phải
có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước Chính
vì vậy đóng vai trò to lớn với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Thông
qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán,
tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu kinh tế, tạo công
ăn việc làm và nâng cao mức sống cho nhân dân Cụ thể như sau:
a) Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩ, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất
yếu để khắc phục tình trạng nghèo, chậm phát triển của nước ta Để công nghiệp đất
Trang 17nước trong thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết
bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
- Thu từ hoạt động di lịch, dịch vụ thu ngoại tệ
- Xuất khẩu lao động
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ, tuy quan trọng
nhưng cũng phải trả trong thời gian quy định Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập
khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc
độ tăng của nhập khẩu
Ở nước ta, thời kỳ 1986 – 1990 nguồn thu về xuất khẩu đảm bảo trên 55%
nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; thời kỳ 1991 – 1995 và 1996 – 2000 là 75,3% và
84,5%
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài vẫn sẽ tăng lên Nhưng chỉ thuận lợi
khi các nhà đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy
nhất để trả nợ - trở thành hiện thực
b) Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh
mẽ Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát
triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta
Tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được
nhìn nhận theo 2 cách:
Thứ nhất, xuất khẩu chỉ việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt
quá nhu cầu nội đại Trong nền kinh tế nước ta như hiện nay thì sản xuất cơ bản vẫn
chưa đủ cho tiêu dùng Do đó nếu chỉ thụ động chờ vào sự “ dư thừa “ của sản xuất
Trang 18thì xuất khẩu vẫn tăng trưởng chậm Sản xuất và sự thay đổi kinh tế cũng sẽ rất
chậm chạp
Thứ hai, nhu cầu thị trường thế giới ngày càng tăng đó cũng là hướng quan
trọng để tổ chức sản xuất Điều đó cũng tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Sự tác động này tác động đến sản xuất thể hiện:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi Như phát
triển ngành dệt may xuất khẩu tạo cơ hội cho ngành sản xuất nguyên liệu, công
nghiệp chế tạo, gia công, ; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có
thể kéo theo sự phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp,
- Xuất khẩu là điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần
cho sản xuất phát triển ổn định
- Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực cho
sản xuất
- Tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực và cải tạo
khả năng sản xuất trong nước Tức là xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra
vốn, và công nghệ kỹ thuật từ nước ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền
kinh tế đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới
- Bên cạnh đó xuất khẩu chính là việc đưa hàng hóa của nước ta tham gia và
cạnh tranh với hàng hóa trên thị trường thế giới về giá cả lẫn chất lượng Do đó đòi
hỏi chúng ta phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm phù hợp yêu cầu
chung của thị trường thế giới
c) Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân
Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và
có thu nhập không thấp Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm
tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ngày một phong phú nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân
Trang 19d) Khuyến khích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất
Vì đây là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị trường ngày càng
cạnh tranh khốc liệt với các rào cản kỹ thuật đòi hỏi phải trang bị công nghệ sản
xuất hiện đại, tiên tiến
e) Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn
nhau Có thể các hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại
khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ phát triển Mặc khác, chính các quan hệ
kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu
Nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiếm lược để
phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước
1.1.4.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quan hệ
kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước
Tạo môi trường cạnh tranh để doanh nghiệp luôn phấn đấu nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế Qua đó có điều kiện giữ gìn, nâng
cấp và phát triển trình độ kỹ thuật công nghệ, phát triển hệ thống kênh phân phối
sản phẩm Bên cạnh đó cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị
trường nước ngoài nhằm cải thiện sản phẩm cho phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm
Phân tán rủi ro trong kinh doanh do đa dạng hóa thị trường
Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế xã hội
Xuất khẩu đảm bảo cho doanh nghiệp luôn nâng cao việc sử dụng kỹ thuật
quản lý chuyên môn chẳng hạn như kỹ năng quản lý hoạt động xuất khẩu bán hàng trên thị trương quốc tế, quản lý và dự đoán những xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái
Mặt khác, qua xuất khẩu doanh nghiệp có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật để tái đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh
Bên cạnh đó, các sản phẩm hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được
lao động vào làm việc tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, tạo nguồn
thu ngoại tệ để nhập khẩu vật liệu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày
Trang 20càng cao của nhân dân, vừa tăng khả năng quay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thu được doanh lợi cao
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
1.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường kinh doanh được hiểu là toàn bộ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô là những gì khái quát bên ngoài là các yếu tố khách quan Sự tồn tại các yếu tố này có thể mang lại những cơ hội cũng như nguy cơ cho doanh nghiệp Việc xem xét tính chất tác động các yếu tố này để dự báo cụ thể mức độ, bản chất và thời điểm ảnh hưởng nhằm xử lý và thích ứng tốt
a) Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên gồm vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu, tŕi nguyęn thięn nhięn môi trường,… Các yếu tố nŕy ở mỗi quốc gia, vůng, miền,… sẽ rất khác nhau Sự khác nhau nŕy cũng dẫn đến việc phát triển các ngành, lĩnh vuẹc kinh tế khác nhau
Sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên là cơ sỏ tiền đề cho mỗi quốc gia phát huy nội lực của mình song nếu quốc gia nào không có sự ưu đãi này thì cung không có nghĩa là không thể phát triển
b) Các chính sách vĩ mô của nhà nước
Chính sách vĩ mô của nhà nước là nhân tố quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nắm rõ và tuân theo vì đó là sự thể hiện ý chí và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chính sách ngoại thương của chính phủ từng giai đoạn khác nhau thường
có sự khác biệt do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt rõ và theo sát
Hiện tại, Nhà nước rất quan tâm và luôn khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Vì thế Nhà nước đang thực hiện miễn, giảm thuế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu Bên cạnh đó việc hỗ trợ các dịch vụ cung cấp thông
Trang 21tin về thị trường, giá cả, quảng cáo, triển lãm,… giúp các doanh nghiệp giới thiệu
sản phẩm, hàng hóa của mình đến thị trường nước ngoài một cách dễ dàng
Nói chung, các chính sách Nhà nước đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp nên tận dụng triệt để và hiệu quả các
chính sách khuyến khích hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
c) Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp: thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ,
tỷ lệ lạm phát,…
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: sự tăng trưởng, phát triển kinh tế có
khuynh hướng làm dịu bớt các áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp vì nó làm tăng nhu cầu tiêu dùng của dân chúng Ngược lại, sự suy
giảm kinh tế làm giảm nhu cầu tiêu dùng tạo ra cạnh tranh về giá trong các ngành
kinh doanh thuộc giai đoạn bảo hào
Lãi suất ngân hàng: tác động đến mức cầu các sản phẩm của doanh nghiệp bên cạnh đó còn quyết định đến vốn đầu tư của doanh nghiệp
Tỷ giá hối đoái: sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đáng kể đến
hoạt động xuất nhập khẩu Nếu tỷ giá tăng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nếu
tỷ giá giảm sẽ thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu
Tỷ lệ lạm phát: làm cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất tín dụng tăng lên, tiến trình đầu tư dài hạn sẽ gặp rủi ro làm doanh nghiệp khó đoán trước
được tương lai Tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất – nhập khẩu
Môi trường chính trị - pháp luật
d) Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật
Ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và theo các hướng khác nhau Bao gồm hệ thống các quan điểm, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, diễn biến chính trị trong nước, khu vực và thế giới,…
Trang 22 Chính trị: sự ổn định chính trị của một quốc gia tạo một hành lang pháp lý chặt chẽ sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho việc lựa chọn đối tác thực hiện giao dịch
Đối với những quốc gia nhập khẩu mà có sự bất ổn chính trị cao, hay xảy
ra khủng bố, bạo lực,…thì việc xuất hàng hóa và dịch vụ sang các quốc gia này rủi
ro cao do đó các nước xuất khẩu phải nghiên cứu, tìm hiểu cẩn thận trước khi thực hiện giao dịch
Thái độ của nước sở tại đối với nhà kinh doanh nước ngoài: một số quốc gia co chính sách khuyến khích đầu tư, tinh giảm các luật lệ về cấp giấy phép và các quy định liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu tạo nên một môi trường kinh
doanh thuận lợi, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu phát triển Ngược lại, một số quốc
gia khắc khe với nhà kinh doanh ngoại quốc như việc chính phủ nước này sẽ đưa ra những yêu cầu về hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế sử dụng ngoại tệ và quy định tỷ lệ cao về sự có mặt của người địa phương trong hội đồng quản trị
Những quy định: cấm đoán hoặc kiểm soát đối với một số loại hàng hóa,dịch vụ, cấm một số phương thức hoạt động thương mại, các kiểu kiểm soát về giá cả, các tiêu chuẩn mang tính chất bắt buộc đối với sản phẩm…
e) Môi trường văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia đều có một tập tục, quy tắc riêng được hình thành theo truyền thống văn hóa lâu đời và có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen, tập quán tiêu dùng của dân cư quốc gia đó
Ngày nay đã có sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, đã xuất hiện nhiều tập tính tiêu dùng giống nhau, song các yếu tố văn hóa truyền thống vẫn còn bền vững và còn ảnh hưởng mạnh Chẳng hạn, truyền thống văn hóa phương
Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo, dân tộc,… luôn có sự khác biệt
Do đó trong hoạt động kinh doanh nhất là hoạt động xuất khẩu chúng ta cần chú trọng các thị trường có bản sắc văn hóa tương đối thuần nhất (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,…) hay có sự pha tạp về văn hóa (Hoa Kỳ) nhằm đáp ứng tốt nhu cầu từng thị trường, từng quốc gia
Trang 231.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Các nhân tố thuộc môi trường này cũng chính là môi trường ngành mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh các nhân tố này theo xu hướng phát triển của bản thân doanh nghiệp Đây cũng là
môi trường cạnh tranh khóc liệt Do đó, nghiên cứu các nhân tố môi trường này giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến sự cạnh tranh cũng như hướng phát triển đúng đắn
a) Khách hàng
Khách hàng là một phần của doanh nghiệp và không tách rời trong môi trường cạnh tranh Sự trung thành của khách hàng là một lợi thế lớn của doanh nghiệp Nó được xuất phát từ sự thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu bởi doanh nghiệp Họ
cũng là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp vì không có họ doanh
nghiệp sẽ không tiêu thụ được sản phẩm
Khách hàng có thể tạo ra cơ hội lẫn nguy cơ cho doanh nghiệp Khi doanh
nghiệp tung sản phẩm hàng hóa dịch vụ ra thị trường kết hợp với các nổ lực của
hoạt động marketing để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng mà khách hàng được thỏa mãn, ưa thích thì đúng là cơ hội Ngược lại không đáp ứng được yêu cầu khách hàng thì họ sẽ quay lưng và tẩy chay sản phẩm khi đó thiệt hại sẽ rất to lớn và
đe dọa đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với hoạt động ngoại thương, khách hàng tồn tại trên phạm vi rất rộng có thể họ ở nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới Chính vì vậy mà doanh nghiệp ngoại thương phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng nước ngoài trước
khi tiến hành giao dịch buôn bán
b) Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là người cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị, sức lao động,… và cả những thông tin, dịch vụ Nói chung là nhà cung cấp các yếu tố đầu
vào cho quá trình sản xuất kinh doanh
Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh cho dù đó
là doanh nghiệp hoạt động với loại hình nào Trong thực tế có rất nhiều nhà cung
Trang 24ứng thì doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế về giá cạnh tranh hoặc về chất lượng sản
phẩm trên thị trường đầu vào Nhưng cũng có ngành doanh nghiệp cũng có rất ít
nhà cung cấp thậm chí chỉ có một thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi nhà
cung ứng đòi nâng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp theo ý chủ quan
của nhà cung cấp bất kỳ lúc nào
Do đó giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp phải xây dựng mối quan hệ đôi
bên cùng có lợi, tạo cho nhau sự tin tưởng hoặc doanh nghiệp dự trù các nguồn cung cấp khác nhau
c) Đối thủ cạnh tranh
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì khi tổ chức
kinh doanh gì cũng đều gặp đối thủ cạnh tranh Chính sự cạnh tranh nên sản phẩm
ngày càng được cải thiện và vừa lòng khách hàng hơn
Trong nước có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh
xuất – nhập khẩu Các doanh nghiệp đó cạnh tranh nhau từ việc thu mua nguyên
liệu đầu vào đến cả thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ Doanh
nghiệp nào mà suất sản phẩm ra nhiều quốc gia trên thế giới và chiếm thị phần lớn
thì sẽ hạn chế phần nào công tác xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp khác
Bên cạnh đối thủ cạnh tranh trong nước còn có cả đối thủ nước ngoài Các
đối thủ nước ngoài khác với ta về tập quán, văn hóa, địa lý, chất lượng sản phẩm,…nhất là luôn có tiềm lực tài chính, hệ thống marketing mạnh nên việc chiếm lĩnh thị trường về thị phần và doanh số dễ dàng với họ nhưng đe dọa cho các doanh nghiệp Viêt Nam
Việt Nam đã gia nhập WTO gần 2 năm nay và cùng nhiều tổ chức khác ASEAN, APECT,… do đó sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước trong
xuất và nhập hàng hóa dễ dàng Nhưng nguy cơ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
đều nhận ra là môi trường cạnh tranh được mở rộng và sự cạnh tranh sẽ khốc liệt
hơn Vì thế để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới và ngay cả thị
trường trong nước đồi hỏi các doanh nghiệp luôn nâng cao năng lưc cạnh trạnh, không ngừng học hỏi, trao đổi
Trang 25Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuât kinh hoanh mà sản phẩm hàng hoá dịch vụ chủ yếu cho hoạt động xuất – nhập thì việc phân tích các xu thế, mối quan
hệ cung cầu và quan hệ về giá của sản phẩm thay thế rất cần thiết và quan trọng Vì khi hoạt độnh ở linnhx vực này không chỉ bó hẹp thị trường trong nước mà là thị
trường thế giới rộng lớn nên đối mặt với sản phẩm thay thế rất nhiều và cạnh tranh cũng không thua kém gì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chính
1.2.2 Các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp
1.2.2.1 Trình độ và lực lượng lao động
Lao động là một trong 3 nhân tố không thể thiếu trong qua trình hoạt động
sản xuất kinh doanh và là yếu tố quan trọng nhất vì không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, gián đoạn,… Nhân tố lao động bao gồm các yếu tố số lượng, trình độ tay nghề, khả năng tìm hiểu, nắm bắt thị trường,… Một
doanh nghiệp có lực lượng lao động đáp ứng được về số lương lẫn chất lượng, thành thạo chuyên, môn nghiệp vụ là điều thuận lợi cho doanh nghiệp
Những lao động trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu nói chung phải biết nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh, giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng,…
và thực hiện thành thạo Ngoài ra họ là những người năng động, nhanh nhẹn
1.2.2.2 Năng lực tài chính
Đây cũng là mặt rất quan trọng và được xem xét trong việc đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có chỉ số tài chính tốt sẽ là lực hấp dẫn mạnh các nhà đầu tư
Trang 261.2.2.3 Trình độ công nghệ
Trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Doanh nghiệp nói chung và đến xuất khẩu nói riêng Trong môi trường cạnh
tranh gay gắt và quyết liệt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia như hiện nay thì đòi
hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường với những sản phẩm
có chất lượng cao và giá cả phù hợp Thực hiện được điều này thì yếu tố công nghệ
đóng vai trò rất quan trọng Nếu trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, lạc hậu chắc chắn
năng suất lao động sẽ thấp, chất lượng sản phẩm kém và cuối cùng làm cho hiệu
quả kinh doanh thấp dẫn đến doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ
khác trên thương trường Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường
đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm
mà điều đó chủ yếu được thực hiện gắn liền với ứng dụng công nghệ phù hợp với
hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu công nghệ hiện đại nhưng thiếu
hay không đủ lực lượng trực tiếp sử dụng, vận hành máy móc sẽ dẫn đến lãng phí,
không tạo ra sản phẩm mà thị trường cần
1.3 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.3.1 Tổng quan về ngành điều Thế Giới
Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận
xích đạo – nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế
giới Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về
sản lượng điều thô và nhân điều chế biến Được biết tổng sản lượng điều thô toàn
thế giới tại thời điểm từ 1.575 – 1.600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400- 500 ngàn tấn,
chiếm 25 đến 30% tổng sản lượng Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước Châu
Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea, Guinea Bissau, Benin, Nigeria,
Mozambique, Senegal và Kenya – những quốc gia sản xuất điều nổi tiếng; mỗi năm
các nước Châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng
điều thế giới
Trang 27(Nguồn: Vinacas)
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các quốc gia sản xuất hạt điều của Thế giới
Hạt điều sau khi thu hoạch thì được đưa về chế biến Trong ngành xem chế
biến là một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị hạt điều Mỗi quốc gia
điều có những cách chế biến và công đoạn chế biến điều riêng Trong khi ở Brazin
cơ giới hóa chế biến điều thì Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công,
thậm chí ở Ấn Độ mỗi vùng khác nhau có phương pháp chế biến khác nhau
Về xuất – nhập khẩu thì hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu nhân điều lớn
nhất thế giới Mặt hàng nhân điều rất được thị trường thế giới ưa chuộng Các quốc
gia Hoa Kỳ, Canada, Liên Minh Châu Âu, Trung Quốc, UAE, Nhật Bản và Ả Rập
Xê Út
1.3.2 Ngành điều Việt Nam
Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của
Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều Do đó, ngay từ những năm
1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt là công
nghệ chế biến điều xuất khẩu – tại Hội nghị ngoại thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé
(cũ) vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương tổ
Trang 28chức và chế biến và xuất khẩu hạt điều Tuy nhiên thời kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị ép giá ở nước ngoài
Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thật sự khởi sắc Ngày 29/11/1990 Bộ trưởng Bộ NN và CN Thực phẩm (nay là Bộ NN và PT Nông thôn) đã có quyết
định 346/NN – TCCB/QĐ v/v: thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao
dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS)
Thời kỳ đó, cụ thể năm 1992 hạt điều Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất hành tinh – thị trường Trung Quốc Đến nay Trung Quốc luôn là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam Đặc biệt hơn là khi Việt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hóa quan hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã có những lô hàng xuất khẩu
nhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ - đó là năm 1994
Ngành điều phát triển từ đó đến nay, tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng,
từ hơn 20 doanh nghiệp chế biến năm 1990 đến nay đã tăng lên hơn 200 doanh nghiệp và cơ sở chế biến với tổng công suất đạt 550.000 – 600.000 tấn nguyên liệu/năm Năm 1990 xuất khẩu 130 triệu USD thì năm 2007 xuất khẩu đạt 657.900 USD với 153.000 tấn nhân điều xuất khẩu
Những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn
kiên trì thực hiện các mục tiêu đề ra Diện tích cây điều giữ vững, nhiều vùng, nhiều
hộ nông dân không những xóa được đói, giảm được nghèo mà còn khá hơn nhờ trồng điều Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hóa, thân thiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn sản phẩm được đảm bảo Vì thế sau nhiều năm hạt điều Việt Nam chỉ đứng
hàng thứ hai trên thế giới đến năm 2006 thì hạt điều Việt Nam vương lên trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới vượt qua cả Ấn Độ và giữ vững ngôi
vị đến năm 2007 Điều này là niềm vui lớn không những cho các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều, Nhà nước mà cả người nông dân trồng điều, cán bộ kỹ thuật – nhà
khoa học,… góp phần đưa hạt điều Việt Nam xuất khẩu đến trên 40 quốc gia và
vùng lãnh thổ khắp thế giới
Trang 291.3.3 Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.3.3.1 Vai trò của xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế nước ta
Cây điều là loại cây không kén đất dễ thích nghi với những vùng đất khô
hạn, bạc màu, ít phải đầu tư chăm sóc cho nên tại Việt Nam cây điều được trồng tập
trung và chủ yếu từ vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đến các tỉnh Miền Đông
Nam Bộ: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh,… Hiện nay tổng
diện tích điều đã tăng lên 450.000 ha (trong đó có khoảng 1/3 là diện tích điều cao
sản) với sản lượng hàng năm 400.000 tấn nguyên liệu điều thô Về kim ngạch xuất
khẩu, năm 1990 xuất khẩu 130 triệu USD thì năm 2007 xuất được 650 triệu USD và
dự kiến năm 2008 đạt 820 – 850 triệu USD Còn năng lực chế biến từ chỉ có 19 nhà
máy chế biến hạt điều có công suất 14.000 tấn điều thô năm 1990 thì hiện nay cả
nước có gần 220 cơ sở chế biến với công suất thiết kế 674.200 tấn/năm 10 công ty
nhà máy chế biến được cấp giấy chứng nhận chất lượng và quản lý chất lượng tiêu
chuẩn quốc tế ISO, 7 Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP
Dựa vào những nổ lực bản thân của ngành cùng với sự quan tâm của chính
phủ, cây điều Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế
giới Sau 15 năm cạnh trên thị trường, các doanh ngiệp xuất khẩu hạt điều đã dành
được vị trí đứng đầu thế giới vượt qua mặt Ấn Độ một đất nước rất mạnh về sản
xuất và chế biến nhân điều Đây không chỉ là niềm vui lớn của ngành nói riêng và
của nền kinh tế Việt Nam nói chung
Cùng với các mặt hàng nông sản khác thì hạt điều hiện là một trong mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của đất nước, có vị thế cạnh tranh ngày càng cao Sản phẩm điều
nước ta hiện nay có mặt hầu hết thị trường trên thế giới: Mỹ, Liên Minh Châiu Âu,
Nga, … Và các nước này công nhận chất lượng số 1 thơm ngon hơn hẳn điều Ấn
Độ, Brazin hay Tazania Cây điều Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng cho đất nước
góp phần nâng cao nguồn vốn quốc gia, tạo việc làm tăng thu nhập cho hàng triệu
lao động các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông nam bộ,…
Trang 301.3.3.2 Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam
Ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam chỉ mới xuất hiện và phát triển hơn 10
năm gần đây nhưng đã đạt nhiều thành tựu to lớn Sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu tăng liên tục bên cạnh đó chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng được đánh giá
cao, thích nghi và đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường
1.3.3.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu nhân điều của Việt Nam qua các năm
Tỷ lệ
Tỷ lệ tăng (%)
Nhìn chung sản lượng nhân điều xuất khẩu Việt Nam tăng liên tục qua các
năm, đặt biệt từ năm 2004 Vì thế Việt Nam luôn giữ vị trí thứ 2 sau Ấn Độ trước
Brazin Cho thấy ngành điều ngày càng được quan tâm, có sự đầu tư trong việc phát
triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất, gia tăng sản lượng xuất khẩu nhằm phát
triển đúng tiềm năng của mình Đặt biệt, năm 2006, Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn
đầu thế giới với 127.000 tấn nhân điều xuất khẩu (tăng 14,41% so với năm 2005)
đạt kim ngạch 504 triệu USD (tăng 11,11% so với năm 2005), trong khi đó vua điều
Ấn Độ chỉ xuất 108.000 tấn nhân điều Năm nay 2008, chỉ với 7 tháng đầu năm mà
chúng ta đã xuất được 81.000 tấn nhân điều, kim ngạch xuất khẩu là 490.000 USD
Trang 31với giá bình quân khá cao Báo hiệu một năm thành công với các doanh nghiệp xuất
khẩu hạt điều Việt Nam
Về kim ngạch xuất khẩu
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện tình hình xuất khẩu nhân điều Việt Nam qua các năm
Cùng với sản lượng thì kim ngạch xuất khẩu nhân điều Việt Nam cũng tăng
liên tục, đã cùng với các nông sản khác góp phần vào nguồn vốn quốc gia Tỷ lệ
tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2003, 2004 luôn cao, cụ thể năm 2003 tăng
36,84% so với năm 2002; còn năm 2004 tăng đến 52,97% so với năm 2003 Nhưng
từ năm 2005 tỷ lệ tăng lại giảm thấp hơn các năm trước nguyên nhân do giá điều
xuất khẩu thế giới giảm mạnh đã ảnh hưởng nhiều đến giá xuất khẩu điều trong
nước làm ngành điều trong nước lỗ khoảng 1.000 tỉ đồng vào năm 2005, còn năm
2006 lỗ khoảng 300 tỉ đồng,… (theo Vinacas) Tình hình lỗ lã này là tình hình
chung của ngành điều thế giới không chỉ riêng Việt Nam do chi phí đầu vào các
Trang 32năm đó cao nhưng năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu với số lượng lớn và vươn lên
vị trí dẫn đầu thế giới Chứng tỏ ngành cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu điều
trong nước đã có nhiều nỗ lực Dự kiến của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) năm
nay 2008 Việt Nam sẽ đạt 800 – 850 triệu USD, tăng 45% so với năm 2007 và vượt
20% so với kế hoạch
1.3.3.4 Thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam
Thời kỳ đầu từ chỗ hạt điều sản xuất ra chỉ xuất sang thị trường Trung Quốc,
nay đã phát triển sang hơn 30 thị trường; trong đó xuất sang Mỹ đạt cao nhất Kế đó
là các thị trường Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Hà lan, Anh, Canada
Bốn nước chiếm tỷ trọng cao đối với nhân hạt điều xuất khẩu củaViệt Nam
là Mỹ (35%); Trung Quốc (20%); Australia (11%); Hà Lan (10%)
Hình 2 Thị phần xuất khẩu nhân điều thô Việt
Nam năm 2006 theo khối lượng
(Nguồn: www.vinanet.com.vn)
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng xuất khẩu nhân điều Việt Nam theo khối lượng
Trang 33Hình 3 Thị phần xuất khẩu nhân điều thô Việt
Nam năm 2006 theo giá trị
(Nguồn: www.vinanet.com.vn)
Biểu đồ 1.4: Tỷ trọng xuất khẩu nhân điều Việt Nam theo giá trị
Xu thế hiện nay mặt hàng hạt điều là mặt hàng được thị trường thế giới rất ưa
chuộng, đặt biệt là các nước phương Tây có nhu cầu tiêu thụ rất lớn và cũng rất
thích hạt điều Việt Nam Vì thế Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) và các doanh
nghiệp xuất khẩu nhân điều trong nước đang tìm hiểu và mở rộng thêm thị trường
xuất khẩu sang Nga, các nước Trung Đông, EU…các thị trường này cũng đang hứa
hẹn tiềm năng tiêu thụ mạnh
1.3.4 Định hướng phát triển ngành điều trong thời gian tới
Trong các loại cây công nghiệp dài ngày thì cây điều là một trong số các cây
công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao do sản phẩm từ hạt điều có giá trị rất cao,
mức tiêu thụ lại cao do nhu cầu thị trường thế giới ngày càng tăng do đó là điều
kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, chế biến hạt điều xuất khẩu, bên cạnh đó cây
điều được tận dụng một cách tối đa ví dụ: vỏ hạt điều ép dầu làm sơn công nghiệp,
cây điều lấy gỗ,…
Để phát huy thế mạnh của cây điều nước ta và nhằm nâng cao sản lượng đáp
ứng nhu cầu thị trường nên Chính phủ ra quyết định 120/TTCP về việc phát triển
cây điều thời kỳ 2000 đến 2010 của Bộ NN và Phát triển nông thôn có quyết định
Trang 3439/2007/QĐ – BNN phê duyệt quy hoạch phát triển ngành điều năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ cần mở rộng diện tích cây điều trên những địa bàn
có điều kiện nhất là vùng đất xám ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam
Trung Bộ theo hướng chuyên canh và thâm canh cây điều bằng các giống cao sản
mới, nhằm phát triển điều một cách bền vững từ đó xây dựng vùng nguyên liệu điều bền vững thông qua sắp xếp, tổ chức hoàn chỉnh hệ thống nghiên cứu, chọn, tạo
giống điều trong nước kết hợp với nhập nội giống mới Đến năm 2010, trên 50%
diện tích điều trồng bằng giống mới Một tin mừng cho ngành là Bộ ưu tiên nhập
khẩu các giống điều mới về khảo nghiệm, chuyển giao và sản xuất
Mặt khác, sắp xếp lại các cơ sở chế biến điều theo hướng đến năm 2010 không mở thêm công suất, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách lập các cơ sở chế biến đầu mối lớn, có thiết bị và công nghệ hiện đại Cũng như nâng số nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn quản lý theo hệ thống ISO, GMP, HACCP
Bộ cũng khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến điều liên kết, liên doanh hình thành các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh để tham gia thị trường thế giới
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng căn cứ vào nhu cầu thị trường để đầu tư phát triển chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo nên sự phát triển bền vững Ngành phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 20% nhân điều được chế biến ra các sản phẩm ăn trực tiếp: nhân điều rang muối, chiên bơ, bánh kẹo nhân điều,…, sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả điều: rượu, nước giải khát,…, và dầu điều cung cấp
cho thị trường trong nước và xuất khẩu
Ngoài ra, Hiệp hội cây Điều Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao hơn nữa
vai trò hoạt động để thực hiện tốt việc phối hợp các doanh nghiệp trong các lĩnh
vực: dự báo thị trường, khoa học công nghệ, thông tin, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng quỹ bảo hiểm cho sản xuất, xuất khẩu nhân điều
Đồng thời, thành lập các câu lạc bộ về hiệp hội những người trồng điều ở các vùng trọng điểm như Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình
Thuận,… Các hợp tác xã dịch vụ làm đầu mối cung cấp vật tư, phân bón và tiêu thụ sản phẩm, quản lý chất lượng, giữ uy tín và thương hiệu hạt điều thô của từng vùng cũng sẽ sớm ra đời
Trang 35CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XU Ấ T KH ẨU
N HÂN Đ IỀU CỦ A CÔ N G TY CỔ P HẦN CHẾ B IẾN
Trang 362.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN
2.1.1 Sơ lược về Công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN
Tên tiếng Anh: LONG AN FOOD PROCESSING EXPORT JOINT
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: LAFOOCO
Loại hình: là Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa ngày 01/07/1995
Trụ sở chính: 81B – Quốc lộ 62 – Phường 2 – Thị xã Tân An – Tỉnh Long An
Điện thoại: (84)(72) 821501 – 829637 – 823900
Fax: (84)(72) 826735
Email: lafooco@hcm.vnn.vn; vanchieu@bdvn.vnd.net
Website: www.lafooco.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059380 cấp lần đầu ngày
12/07/1995 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 08/05/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
+ Đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh và dịch vụ trong ngành thực phẩm
nông – lâm – thủy sản
+ Thu mua, chế biến, cung ứng lương thực
+ Kinh doanh vật tư, bao bì, đóng gói, máy móc thiết bị và nguyên liệu phục
vụ cho quá trình sản xuất
Hình thức sở hữu vốn: Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long
An, do các cổ đông là pháp nhân và các thể nhân góp vốn, vốn điều lệ của Công ty
Trang 37được xác định vào thời điểm 31/12/2007 là 57.989.010.000 VNĐ (khi mới cổ phần
hóa là 3.539.700.000 VNĐ)
Thị trường: Doanh thu chủ yếu của Công ty Lafooco là xuất khẩu, trong
đó doanh thu từ nhân điều xuất khẩu chiếm hơn 80% Hơn 20 năm hoạt động, kể từ
khi thành lập từ năm 1985 đến nay, thương hiệu “LAFOOCO” về nhân điều đã nổi
tiếng nhiều nước trên thế giới Thị trường chính là: Mỹ, Hà Lan, Anh, Trung Quốc,
Úc, Nhật,…
Các chi nhánh:
Chi nhánh Công ty CPCBHXK Long An – Nhà máy Điều Long An
Địa chỉ: 81B, Quốc lộ 62, Phường 2, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại: (84 72) 524534
Fax: (84 72) 826735
Chi nhánh Công ty CPCBHXK Long An tại tỉnh Bình Phước
Địa chỉ: xã Tiến Hưng, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Điện thoại: (84 651) 870496
Fax: (84 651) 896113
Chi nhánh Công ty CPCBHXK Long An tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Địa chỉ: xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại: (84 64) 982289
Fax: (84 64) 982186
Chi nhánh Công ty CPCBHXK Long An tại tỉnh Bạc Liêu
Địa chỉ: Ấp 5, Quốc lộ 1, Thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: (84 781) 848587
Fax: (84 781) 848587
Email: lafoocotv@hcm.vnn.vn
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chế biến Hàng
Xuất khẩu Long An
Tiền thân công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) là
xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Long An, là doanh nghiệp Nhà nước được thành
Trang 38lập năm 1985 với chức năng ngành nghề chính là kinh doanh chế biến xuất khẩu
hàng nông sản các loại hạt điều, đậu phộng, cà phê…
Từ 1989 tập trung vào sản xuất kinh doanh hạt điều xuất khẩu
Năm 1994 ủng hộ chủ trương thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, nhằm từng bước đa dạng hóa sỡ hữu nên công ty chuyển thành công ty cổ phần theo quyết định số 4206/QĐUB ngày 01/07/1995 của UBND tỉnh Long An Được biết đây là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa
thí điểm thứ 4 toàn quốc, đầu tiên đồng bằng Sông Cửu Long
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 059380 cấp lần đầu ngày 12/07/1995
và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 08/05/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 5 năm cổ phần hóa có hiệu quả và cũng hội đủ các điệu kiện nên vào năm 2000 Công ty đã chính thức
niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh Giao
dịch đầu tiên vào ngày 15/12/2000 với mã chứng khoán là LAF, đây là điểm nhấn
cho sự thành công và điều này cũng hỗ trợ thêm cho nguồn vốn của Công ty tạo
điều kiện thuận lợi mở rộng quy mô, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
Sau 10 năm cổ phần hóa vốn kinh doanh từ 3.5 tỷ đồng (1995) tăng 58 tỷ đồng (2006) đến nay; quy mô sản xuất được mở rộng, từ lúc chỉ có một nhà xưởng
thô sơ, với diện 2ha nay phát triển thành 4 chi nhánh tại các tỉnh Bình Phước, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu và Thị xã Tân An với tổng diện tích 15ha
Sự phát triển nổi bật của công ty:
Trang 39a) Hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Về nông sản (chủ yếu là hạt điều) với công suất thu mua chế biến 3.000 tấn
nguyên liệu/năm
+ Tôm đông lạnh xuất khẩu thu mua và chế biến từ 3000 - 5000 tấn nguyên
liệu /năm
+ Lao động bình quân trên khoảng 1 ngàn người
+ Doanh số bán tăng gấp 12 lần, 52.323.960 đồng (1995) lên
626.502.845.000 đồng (2007)
+ Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 9 lần từ 4.015.000 USD (1995) lên
37.090.735 USD (2007), cùng với sự phát triển quy mô sản xuất, từng bước đa dạng
hóa mặt hàng, cùng với việc luôn duy trì mối quan hệ mua bán với các bạn hàng
truyền thống : Mỹ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, các nước Châu Phi,…và
không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu: Nga, các nước Trung Đông, Nhật
Bản…
b) Hiện nay công ty là thành viên của các tổ chức trong và ngoài nước
- Hiệp hội hạt ăn được Châu Âu (CENTA) từ 04/2001
- Hiệp hội công nghiệp thực phẩm Hoa Kỳ (AFI)
- Thành viên của hệ thống NUTTRADE.COM – bán hàng qua mạng internet
toàn cầu tại trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM
- Hiệp hội cây điều Việt Nam (VINACAS)
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP)
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
- Hiệp hội công thương tỉnh Long An (LA.AIC)
c) Thành tích: sự nổ lực của toàn thể CBCNV công ty đã mang lại những thành tích xuất sắc
- Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh Long An, của UBND tỉnh Long An
liên tục từ 1996 đến nay
- Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Long An, Liên đoàn lao động tỉnh
- Bằng khen Thủ tướng Chính Phủ 1999
Trang 40- 2000 bằng khen của bộ NN và PT nông thôn
- 2001 Giấy chứng nhận và huy tượng của hội đồng khen thưởng thế giới về thực phẩm và thức uống tặng thành tích năm 2001 – 2002
- 2002 Bằng khen của Bộ Thương mại và Bộ NN&PTNT
- 2003 cờ thi đua của tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Huân chương lao
động hạng 3 của Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- 2004 bằng khen của Bộ Thương mại về thành tích xuất khẩu
- 2005 giấy chứng nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 có giá trị từ 19/12/2005 đến 18/12/2008
2.1 3 Chức năng và nhiệm vụ:
2.1.3.1 Chức năng
Đầu tư sản xuất (nuôi trồng) các loại cây con cho phù hợp với điều kiện tự nhiên đồng bằng Nam Bộ , tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho trương trình chế
biến và xuất khẩu
Tổ chức thu mua huy động các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng cho nhu
cầu gia công chế biến và xuất khẩu của công ty
Tổ chức xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và sản phẩm chế biến nông – hải sản Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất và kinh doanh
Tìm hiểu nhu cầu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm chế biến thực phẩm mới xuất khẩu Tổ chức tham gia triễn lãm quãng cáo, trưng bày bán sỉ và lẻ các sản phẩm của công ty trong và ngoài nước
Liên doanh tiếp nhận vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội
trong và ngoài nước để cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất-chất lượng sản phẩm,
mở rộng quy mô sản xuất, cũng như mở rộng sang lĩnh vực hoạt động khác khi có
nhu cầu phát triển kinh doanh của công ty
Phát triển mua hay bằng cách nào khác sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp, tài sản và tiền nợ của bất kỳ cá nhân, xí nghiệp hay công ty nào theo các quy định pháp luật có liên qua
Đầu tư tài chính trực tiếp hoặc 4liên daonh, liên kết với các đối tượng khác để kinh doanh các dự án bất động sản