Giáo trình nghệ thuật lãnh đạo

26 1.2K 9
Giáo trình nghệ thuật lãnh đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình nghệ thuật lãnh đạo Nhà quản trị là người thực hiện mục tiêu thông qua người khác qua các công việc: hoạch định, hướng dẫn, điều khiển, ủy quyền,… Bạn đang tiến đến mục tiêu bằng cách hướng dẫn, động viên người khác thực thi công việc được phân công.

PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: • Nhà quản trị Nhà quản trị là người thực hiện mục tiêu thông qua người khác qua các công việc: hoạch định, hướng dẫn, điều khiển, ủy quyền,… Bạn đang tiến đến mục tiêu bằng cách hướng dẫn, động viên người khác thực thi công việc được phân công. Nhà quản trị thực hiện trách nhiệm của mình thông qua các hình thức: • Hướng dẫn công việc thay cho việc thực hiện. • Đánh giá và phát triển đội ngũ nhân viên. • Nhà quản trị sử dụng quyền lực của mình trên công việc và đăng ký thực hiện nó – nhân viên phải trông đợi bạn để có được kết quả tốt và môi trường làm việc an toàn. • Nhà quản trị là trung tâm của các mối quan hệ. • Động viên nhân viên – xây dựng VHTC. • Nhà lãnh đạo Nhà lãnh đạo làm làm việc để sáng tạo ra những chủ trương đường lối, chính sách,… để nhà quản trị hiện thực hóa những chủ trương, đường lối và chính sách đó. Đồng thời cải tiến, khởi xướng một đường lối mới. Đối mặt với hiện trạng để hoàn thiện nó. Nhà lãnh đạo là người mà các thành viên khác luôn kỳ vọng những gì tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất, là “phao cứu sinh” cho những hoàn cảnh, trạng thái bế tắc. • Tạo ra sự khác biệt và truyền cảm hứng cho người khác. • Tạo ra những giá trị mới trong hệ thống. • Thể hiện sức hấp dẫn bởi nghị lực và niềm tin sắt đá. • Hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo. • Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi. 1 Câu 2: Hiệu quả lãnh đạo Hiệu quả lãnh đạo được đo lường bởi các tiêu chí: 1/ Mức độ thành công của nhóm:  Mục tiêu  Hiệu quả kinh tế 2/ Hiệu quả xã hội. 3/ Thái độ của các thành viên trước các yêu cầu của người lãnh đạo:  Nhiệt tình  Trách nhiệm  Ý thức tổ chức kỷ luật tự giác 4/ Mức độ đóng góp của người lãnh đạo đối với sự phát triển của nhóm/tổ chức:  Theo sự đánh giá khách quan của các thành viên  Theo sự đánh giá khách quan của những người bên ngoài tổ chức. Cho ví dụ thực tiễn để minh họa 3 nội dung trên . Phân tích Câu 3: • Khái niệm Ảnh hưởng là sự tác động của chủ thể đến đối tượng. Trong đó, chủ thể là nguồn gốc, tác nhân của ảnh hưởng còn đối tượng là bên nhận sự tác động ảnh hưởng ấy. Chủ thể và đối tượng có thể là 1 hay một nhóm người, một tổ chức hay một thực thể vật chất nào đó. • Kết quả của ảnh hưởng có thể tạo ra: • Sự hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm. • Tuân thủ, phục tùng theo bổn phận. 2 • Chống đối, kháng cự. - Phân tích các nhân tố nêu trên (3 kết quả) - Nêu nhận xét của cá nhân… Câu 4: • Những nguyên tắc sử dụng quyền lực • Quyền lực được sử dụng làm phương tiện đạt mục đích của chủ thể và kết quả của hành vi này có thể là tốt đẹp, cao quý nhưng cũng có thể hết sức xấu xa, tồi tệ. • Quyền lực chỉ có hiệu quả khi nó được sử dụng phù hợp với phong cách và mục đích của lãnh đạo. • Sự hiểu biết nguồn gốc quyền lực và ứng dụng. • Cảm nhận về quyền lực và nhận thức quyền lực. • Quyền lực là vô hạn. • Quyền lực là hành động. • Người có nhiều khả năng ảnh hưởng thì quyền lực càng cao. Cho ví dụ minh họa(1) và phân tích(1) Câu 5: • Khái niệm Quyền lực là năng lực tiềm năng của chủ thể trong việc tác động ảnh hưởng đến đối tượng. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền lực trong một số trường hợp lại gây ra những hậu quả không tốt nên không ít người luôn né tránh không muốn sử dụng quyền lực. • Cơ sở của quyền lực - Quyền lực vị trí (Quyền lực hợp pháp) + Quyền hạn chính thức 3 + Kiểm soát các nguồn lực + Quyền thưởng/phạt + Kiểm soát thông tin + Kiểm soát môi trường làm việc - Quyền lực cá nhân + Tài năng chuyên môn + Sự thân thiện, lòng trung thành + Sự thu hút, hấp dẫn - Quyền lực chính trị + Kiểm soát quá trình ra quyết định + Liên minh + Kết nạp + Thể chế hóa Ví dụ thực tiễn và phân tích Câu 6: Trình bày nội dung các chiến lược ảnh hưởng: • Chiến lược thân thiện Kỹ năng quan hệ có vai trò quan trọng: nhạy cảm, thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ,… là những động thái cần thiết để thực hiện chiến lược. Cụ thể:  Tạo cảm giác cho đối tượng thấy họ là người quan trọng.  Khiêm tốn, tôn trọng, ngưỡng mộ và thân thiện (thông qua cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể).  Yêu cầu đúng lúc và lịch sự.  Sẵn sàng chia xẻ những khó khăn của đối tượng. • Chiến lược mặc cả (trao đổi) Chiến lược này luôn thể hiện tinh thần hợp tác “đôi bên cùng có lợi” Khéo léo trao đổi để 2 bên đều đạt được giá trị cao hơn sau quá trình hợp tác kiểu giao dịch theo lợi thế so sánh (tuyệt đối – A.Smith và tương đối – D.Ricavdo) 4  Đưa ra phần thưởng.  Nhắc lại những tiền lệ.  Thực hiện những hành động hy sinh, giúp đỡ.  Đề xuất sự thay đổi (tích cực) về trách nhiệm và nghĩa vụ. Hạn chế: tập thói quen đòi hỏi quyền lợi cho cấp dưới, khiến họ trở thành những kẻ thực dụng. Do đó, chỉ nên áp dụng với đối tượng có vị thế ngang bằng nhau.  Viện dẫn lý do  Đưa ra các thông tin, dữ liệu, chứng cứ làm cơ sở cho những lý do được đưa ra mang tính thuyết phục.  Đối tượng cảm nhận tầm quan trọng của vấn đề (đòi hỏi của tình thế chứ không phải đòi hỏi của cá nhân nhà lãnh đạo) và sự thuyết phục được khách quan hóa đối với sự thực hiện nhiệm vụ.  Thực hiện:  Phán quyết cụ thể và chi tiết.  Cam kết hỗ trợ.  Giải thích lý do.  Trình bày vấn đề một cách khoa học, có cơ sở thực tiễn. Câu 7: Trình bày nội dung các chiến lược gây ảnh hưởng và điều kiện áp dụng: • Chiến lược quyết đoán Dựa trên những quy định, luật lệ, chế độ, cam kết đã thỏa thuận, đã ban hành; kiểm tra, so sánh, khen ngợi, phê bình, chỉ trích cụ thể, quyết liệt và đưa ra thời hạn thực hiện. • Chiến lược tham khảo cấp trên Sử dụng áp lực của hệ thống cấu trúc quyền lực để tăng cường sức mạnh. • Chiến lược liên minh Vận động lực lượng tập thể, sử dụng các buổi họp, hội nghị chính thức. 5 • Trừng phạt Rút bỏ những đặc quyền, sự hỗ trợ, sự cộng tác,… đối với cả cấp dưới và cấp trên. Cho ví dụ và phân tích  Ví dụ thực tiễn Câu 8: • Các phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo thành công. Phẩm chất lãnh đạo Kỹ năng 1. Thích ứng 2. Hiểu biết về môi trường và xã hội 3. Tham vọng, định hướng thành tựu 4. Quyết đoán, thống trị, kiên trì. 5. Hợp tác, tin cậy, tự tin. 6. Chịu đựng được áp lực. 7. Năng động, xông xáo, sẵn sàng nhận trách nhiệm cá nhân. 1. Thông minh. 2. Có trình độ tư duy cao, có sự sáng tạo. 3. Kỹ năng giao tiếp tốt. 4. Hùng biện, thuyết phục. 5. Nắm vững yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức. 6. Khả năng tổ chức. 7. Kỹ năng xã hội cao. • Người lãnh đạo thành công và người lãnh đạo chệch hướng. Phẩm chất Người lãnh đạo thành công Người lãnh đạo chệch hướng 1. Điềm tĩnh, tự tin. 2. Có khả năng dự đoán xu hướng phát triển giữa thời kỳ khủng hoảng. 3. Dám tự nhận lỗi lầm 1. Khó kiềm chế cảm xúc, dễ bị kích động. 2. Hay giận dữ, phá vỡ quan hệ. 3. Hành vi theo bản 6 Sự ổn định cảm xúc 4. Tích cực hành động điều chỉnh. 5. Luôn luôn kiếm tìm giải pháp. 6. Tế nhị, lịch thiệp. 7. Quan tâm đến người khác. 8. Nhiệt tình, quảng giao. năng 4. Luôn có tư tưởng phòng thủ để không bao giờ thất bại. 5. Che chắn lỗi lầm. 6. Đổ lỗi cho người khác. 7. Đam mê kỹ thuật, tự cao nghề nghiệp. 8. Loại trừ những người giỏi. 9. Kiểm soát, kìm hãm những người có khả năng phát triển. 10.Yếu kém về nhận thức, tư duy quản lý. Câu 9: Thuyết nhu cầu của Mc Clelland • Nhu cầu thành tựu • Tìm mọi cách để giải quyết công việc tốt hơn, vượt qua mong đợi và sự kỳ vọng của cấp trên của tổ chức. • Sẵn sàng đối mặt và vượt qua thử thách. • Có nhu cầu cao về việc lập nên những kỳ tích, những kỷ lục mới. • Nhu cầu quyền lực • Nhu cầu kiểm soát, và ảnh hưởng đến người khác. • Nhu cầu đánh bại đối thủ cảnh tranh. • Khát khao chiến thắng. • Xu hướng của nhu cầu và quyền lực. 7 • Xu hướng cá nhân hóa quyền lực: ít kiềm chế, thích tạo áp lực lên người khác,. Đam mê những biểu tượng quyền lực: phương tiện đắt tiền, sang trọng, luôn tỏ ra vẻ hơn ngườ, tạo ra hào quang cá nhân, thích tán dương, xu nịnh Tìm mọi cách tạo ra sự trung thành của một nhóm người, làm lu mờ vai trò tổ chức. • Xu hướng xã hội hóa quyền lực: là những người có sự trưởng thành cao về tâm lý, ít phòng thủ, sẵn sàng lắng nghe người khác. Sẵn lòng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của tổ chức. Câu 10: Bản chất của việc lãnh đạo • Công việc nặng nhọc, nhiều áp lực • Áp lực về thời gian, về tâm lý. • Phải tiếp nhận, xử lý nhiều thông tin từ mọi hướng (môi trường, cấp trên, cấp dưới,…) • Áp lực công việc và sự cạnh tranh. • Công việc khác biệt, đa dạng, gián đoạn • Số lượng công việc là rất lớn, rất đa dạng và bị cắt vụn trong khoảng thời gian rất ngắn (một thống kê cho thấy bình quân một công việc phải giải quyết từ 9 đến 60 phút đối với một nhà quản trị cấp cao) do đó nhà quản trị đối mặt với hàng núi công việc: hợp đồng với đối tác, với khách hàng; ra quyết định, chỉ thị về sản xuất, về nhân sự; báo cáo với cấp trên, chuẩn bị nội dung hội nghị, hội thảo; thương thảo với chính quyền địa phương, với các tổ chức truyền thông và xã hội…v.v. • Có rất nhiều công việc, mối quan hệ được khởi xướng từ người khác nhưng nhà quản trị phải thực hiện một cách bị động nếu không phản ứng linh hoạt thì dễ sai lầm dẫn đến thất bại. • Sức ép của cấp trên, của khách hàng về khối lượng, chất lượng và thời hạn luôn đè nặng trên vai người lãnh đạo vì không phải lúc nào kỳ vọng từ phía bên kia cũng tương xứng với khả năng, điều kiện của tổ chức và người lãnh đạo. 8 • Các hoạt động ngắt quãng, gãy khúc không cho phép nhà lãnh đạo dành thời gian nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và giải quyết vấn đề một cách triệt để và thấu đáo. • Tương tác  Với người dưới quyền : Cấp quản lý càng cao thì mối quan hệ với cấp dưới càng lớn vì hầu hết các nhân viên đều có chung một tâm lý là muốn tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao để nhận được sự chỉ dẫn, lời khuyên bảo, sự che chở,…  Với đồng sự  Với người bên ngoài tổ chức • Phương pháp tương tác • Ngôn ngữ văn bản • Điệm đàm • Hội họp định kỳ và đột xuất • Tham quan, khảo sát, kiểm tra • Ngôn ngữ nói, đàm phán trực tiếp (65% đến 75% thời lượng) • Quá trình quyết định  Quá trình ra quyết định: phức tạp, rời rạc, bị chi phối bởi cảm xúc  Quyết định mang tính chính trị  Hoạch định phi chính thức Câu 11: Phong cách lãnh đạo là một dạng hành vi của người lãnh đạo được sử dụng để gây tác động ảnh hưởng đến đối tượng. • Ba phong cách lãnh đạo cơ bản (KURT LEWIN)  Phong cách độc đoán Là phong cách lãnh đạo với sự tập trung quyền lực cao độ. Với việc nắm giữ tất cả những mối quan hệ và thông tin chủ yếu, nhà lãnh đạo độc quyền đưa ra các quyết 9 định. Kiến thức, kinh nghiệm cá nhân sẽ giúp cho nhà lãnh đạo giải quyết hầu như toàn bộ vấn đề của tổ chức. Quyết định của lãnh đạo được thi hành rất nhanh chóng và chính xác với sự thống nhất gần như tuyệt đối, phát huy cao độ yếu tố thời cơ, bảo mật được thông tin. Trách nhiệm cá nhân lãnh đạo rất cao. Nhược điểm là: thủ tiêu dân chủ, hạn chế khả năng sáng tạo của tập thể các thành viên là nhân viên.  Phong cách dân chủ Thu hút, khích lệ tinh thần dân chủ, sáng tạo từ đội ngũ nhân viên. Rèn luyện tính độc lập, tự chủ của cấp dưới, tạo điều kiện phát triển dạng văn hóa mở. Huy động được sức mạnh về mọi mặt của tập thể. Quyết định của lãnh đạo dựa trên đồng thuận của phần đông các thành viên. Nhược điểm: tốn thời gian, dễ tiết lộ thông tin có thể lỡ mất cơ hội khi thời cơ diễn ra trong thời gian ngắn. Trách nhiệm lãnh đạo không rõ ràng; những người lãnh đạo kém trách nhiệm thường núp bóng dân chủ để “tranh công đổ lỗi” cho tập thể.  Phong cách tự do Là phong cách phát triển cao của phong cách dân chủ với mức độ ủy quyền cao cho cấp dưới. Người lãnh đạo chỉ định hướng nhiệm vụ, kiểm tra và hỗ trợ… Hầu như mọi quyết định hành động đều do cấp dưới tự quyết định. Tự do hóa về thông tin được thiết lập và công bố để các thành viên khai thác, sử dụng phục vụ cho quá trình thực hiện công việc. Phong cách tự do có thể tối đa hóa tính sáng tạo của các thành viên trong tổ chức. Nhược điểm là hiệu năng lãnh đạo có thể bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến hỗn loạn “vô chính phủ”. Câu 12: Lãnh đạo theo tình huống dựa trên việc lựa chọn hành vi lãnh đạo (sử dụng quyền lưc lãnh đạo) và hành vi đáp trả của nhân viên trong sự chi phối của những tình huống cụ thể. Hãy phân tích cơ sở lựa chọn hành vi lãnh đạo thông qua mô hình miền xác định hành vi lãnh đạo. 10 [...]... tiễn: sự tự chọn xoay quanh các nội dung trên Câu 7 : Phong cách lãnh đạo là phương thức, hành vi ứng xử của người lãnh đạo đối với các thành viên trong tổ chức Nói cách khác, phong cách lãnh đạo chính là một thông điệp được gửi tới các nhân viên từ nhà lãnh đạo giúp cho họ nhận thức được cách thức xử lý những vấn đề trong tổ chức của nhà lãnh đạo Từ đó họ sẽ xác lập hành vi đáp trả sao cho hợp lý nhất... mặt chuyên môn vượt trội nên người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn đến tổ chức Họ được cả cấp trên và cấp dưới nể trọng và ngưỡng mộ Người lãnh đạo loại này (có quyền lực vị trí hoặc không) luôn luôn phát huy được vai trò lãnh đạo của mình do được mọi người tin tưởng, kỳ vọng Quyền lực chuyên môn được duy trì khá bền vững và khó bị tước đoạt Ví dụ: một nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn rất giỏi sẽ có... chiến lược sử dụng cấu trúc quyền lực (áp lực từ cấp lãnh đạo cao hơn) để tác động đến đối tượng giúp cho nhà lãnh đạo tăng cường được vị thế, gia tăng giá trị cho hành vi gây ảnh hưởng của mình Ví dụ: khi yêu cầu cấp dưới hay đồng nghiệp làm một việc gì, nhà lãnh đạo thưởng viện dẫn đến ý kiến chị đạo bằng văn bản hoặc bằng miệng của một vị lãnh đạo cấp cao nào đó giúp cho sự truyền đạt của mình có... phát triển, hướng đến những quá trình mới, sản phẩm mới, cấu trúc tổ chức mới  Thay đổi về chất Là sự thay đổi mang tính cách mạng: nhận thức lại sứ mạng, mục tiêu, sản phẩm, lãnh đạo, cấu trúc,… làm mới lại toàn bộ diện mạo, sắc thái bên ngoài cũng như bên trong tổ chức (tái lập công ty) Câu 16: Lãnh đạo mới về chất • Lãnh đạo hấp dẫn Phẩm chất cá nhân người lãnh đạo Đặc tính cá nhân Hành vi cụ thể... quyết định về phía người lãnh đạo Nhân viên buộc phải thừa nhận, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cấp dưới hầu như không được nhà lãnh đạo xem xét nghiên cứu Trong phần lớn các loại hình tổ chức kinh doanh hoặc phi kinh doanh thì phong cách này ít được chấp nhận Đặc biệt, trong các tổ chức có trình độ phát triển cao và văn hóa, nhân viên giỏi và có năng lực sáng tạo… thì phong cách lãnh đạo này khó có cơ hội... trên trình độ chuyên môn cao, thiết bị, công nghệ hiện đại, nhân viên có trình độ cao, có năng lực làm việc độc lập thì quyền lực vị trí có tầm ảnh hưởng thấp Trong khi đó quyền lực chuyên môn được đề cao hơn Câu 2 : Trong một doanh nghiệp sản xuất, nhà lãnh đạo có quyền kiểm soát (phân bổ) các nguồn lực: • Con người • Nguyên vật liệu • Máy móc, thiết bị • Vốn • Phương tiện phục vụ 15 Nhà lãnh đạo có... của người lãnh đạo; tính cách cá nhân; năng lực; kinh nghiệm Mức độ sẵn sàng của nhân viên: tính độc lập; trách nhiệm; mức độ quan tâm và hứng thú của công việc; kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn Tình huống: văn hóa tổ chức; tính cấp bách; tầm quan trọng của công việc; hệ thống đãi ngộ và động viên Lãnh đạo là trung tâm Nhân viên là trung tâm Sử dụng quyền lực lãnh đạo Miền xác định hành vi lãnh Miền... tình huống này, sự ảnh hưởng từ việc thay đổi phong cách lãnh đạo là rất rõ nét Vị giám đốc cũ có thể đã quá tích cực và sâu sát trong hướng dẫn thúc đẩy nhân viên nên họ đã có thói quen làm việc dưới quyền một người lãnh đạo luôn biết tạo áp lực cho cấp dưới Trong khi đó, bạn là người mới được bổ nhiệm và có thể là người có phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do, ít quan tâm, sâu sát cấp dưới nên... điều chỉ dẫn từ lãnh đạo Những người này thường hay lật ngược vấn đề theo kiểu chất vấn lại những lãnh đạo của họ: • Cách thức tiến hành công việc như vậy có tốt nhất không? • Có phương pháp nào tốt hơn không? • Có nên làm điều đó không? • Những khó khăn phát sinh thì giải quyết như thế nào? • …v v Đôi khi thái độ, ngôn ngữ của học có thể dễ gây hiểu lầm là có hành vi chống đối lãnh đạo Do đó đối với... nhanh chóng trong nhận thức của đối phương, họ tự nhận thấy mình phải có bổn phận tuân thủ theo quyết định, chỉ đạo của người lãnh đạo một cách tự giác kể cả sự miễn cưỡng do áp lực (cấp trên, tập thể) Tuy nhiên, quyền lực vị trí cũng dễ dàng mất đi hoặc không phát huy tác dụng khi người lãnh đạo tỏ ra không xứng đáng: kém năng lực, không gương mẫu dẫn đến sự hạn chế hoặc bị cắt bỏ một số quyền hạn) Ví . năng tổ chức. 7. Kỹ năng xã hội cao. • Người lãnh đạo thành công và người lãnh đạo chệch hướng. Phẩm chất Người lãnh đạo thành công Người lãnh đạo chệch hướng 1. Điềm tĩnh, tự tin. 2. Có. lãnh đạo vì không phải lúc nào kỳ vọng từ phía bên kia cũng tương xứng với khả năng, điều kiện của tổ chức và người lãnh đạo. 8 • Các hoạt động ngắt quãng, gãy khúc không cho phép nhà lãnh đạo. dạng hành vi của người lãnh đạo được sử dụng để gây tác động ảnh hưởng đến đối tượng. • Ba phong cách lãnh đạo cơ bản (KURT LEWIN)  Phong cách độc đoán Là phong cách lãnh đạo với sự tập trung

Ngày đăng: 31/08/2014, 12:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan