1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục

22 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 246,5 KB

Nội dung

Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013. Với những mục tiêu:

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KHÁNH THƯỢNG

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2010 - 2011

SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên: Nguyễn Đức Bình Sinh ngày: 09/11/1976

Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Khánh Thượng - Ba Vì - Hà Nội Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học - Ngành đào tạo: Văn học Trình độ quản lý: Trung cấp QL Giáo dục.

Trang 3

cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triểnnhững phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới.

Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triểnnhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng Cùng với các cuộcvận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tụctăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, BộGiáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Vớinhững mục tiêu:

“Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường

để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điềukiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội

Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và cáchoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”

Ba năm thực hiện cuộc vận động nói trên quả là “Vạn sự khởi đầu nan”.

Bởi lẽ còn bao vấn đề, bao khó khăn mà thực tế cuộc sống ở địa phương đặt ra chonhà trường cần phải có câu trả lời thoả đáng như: cơ sở vật chất còn thiếu thốn,xuống cấp; trang thiết bị dạy học còn chưa đồng bộ, lạc hậu về công nghệ; đội ngũhọc sinh suy giảm về số lượng lẫn thái độ học tập và đặc biệt là tình trạng học sinh

bỏ học, sử dụng bạo lực trong đối xử với bạn bè khi nảy sinh mâu thuẫn…diễn ra

Trang 4

với nhiều biểu hiện mới phức tạp, rất đáng lo ngại Song vượt lên trên tất cả, vớitinh thần chủ động - tích cực - sáng tạo trong suy nghĩ và hành động, Ban giámhiệu nhà trường đã nghiên cứu, vạch ra kế hoạch định hướng cụ thể giúp các tổchức, ban ngành trong nhà trường đề ra được nội dung chương trình để hiện thựchoá Nội dung cuộc vận động trên vào thực tiễn Dạy và Học trong nhà trường vàbước đầu cũng đã thu được những kết quả khả quan cũng như những bài học kinhnghiệm thực tiễn rất quý giá có thể đem nhân rộng trong các năm học sau.

Với sự đoàn kết của hội đồng sư phạm nhà trường, sau hơn hai năm họcthực hiện cuộc vận động, Nhà trường đã thu được những kết quả ban đầu rất đángkhích lệ Qua quá trình chỉ đạo, bản thân tôi tự đúc rút được một số kinh nghiệm

trong quá trình thực hiện xây dựng trường học thân thiện - đó là “Một số biện pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực để đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Với đề

tài này, bản thân tôi chỉ xin đánh giá tổng hợp, tổng kết cả về những kết quả đã đạtđược trong quá trình thực hiện phong trào “Thi đua xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” tại trường THCS Khánh Thượng, đây là những kinhnghiệm bước đầu cũng như cả những dự định, những đề xuất mang tính chất thamkhảo cho những thành công hơn nữa của cuộc vận động trong thời gian tới

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Nhằm tổng kết lại những kết quả đã thực hiện trong phong trào thi đua “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua để rút kinhnghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực tế trong việc thực hiện phong tràothi đua trong thời gian sắp tới; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệnnói chung, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo xây dựng Trường học thân thiện-học sinh tích cực nói riêng để tiếp tục bổ sung ngày càng hoàn thiện Đồng thờimong muốn được trao đổi những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp đểcùng làm giàu thêm những kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lí trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ

Trang 5

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu là các chỉ thị của Bộ giáo dục về việc xây dựngtrường học thân thiện học sinh tích cực; Về nội dung xây dựng trường học thânthiện-học sinh tích cực, các kế hoạch chỉ đạo của ngành, sở, phòng giáo dục về nộidung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp để từng bước xây dựng trườnghọc thân thiện-học sinh tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nângcao chất lượng giáo dục ở trường THCS Khánh Thượng

4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:

Các tiêu chí trong nội dung xây dựng trường học thân thiện để từ đó cụ thểhoá thành các nhiệm vụ cụ thể trong công tác xây dựng trường học thân thiện - họcsinh tích cực của nhà trường

5 Phương pháp nghiên cứu:

Xuất phát từ mục đích của đề tài là: Một số biện pháp để từng bước xâydựng “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” đáp ứng yêu cầu đổi mới công tácquản lí và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Khánh Thượng, tôi đã sửdụng một số phương pháp:

- Phương pháp quan sát: Để xem trong quá trình thực hiện Phong trào thiđua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực có sự chuyển biến như thếnào về tinh thần, thái độ và việc làm của giáo viên - học sinh để từ đó có điềuchỉnh kịp thời các nội dung triển khai cho phù hợp

- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm giáo dục

6 Thời gian thực hiện:

Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2010-2011

Trang 6

PHẦN II NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Cơ sở lý luận :

Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liênhợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiềunước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp Tại Việt Nam, từ năm

2000, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp với tổ chức UNICEF để thực hiện thíđiểm mô hình trường tiểu học bạn hữu trẻ em cấp Tiểu học Đến năm 2006, chúng

ta tiếp tục triển khai thí điểm mô hình trường THCS thân thiện và từ năm học này

sẽ mở rộng thành “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, áp dụng trên phạm vitất cả các cấp học trên toàn quốc, và đến năm 2008 Bộ GD-ĐT quyết định tiếnhành mở rộng mô hình này ở cấp tiểu học và THCS cho trên 200 trường học để từ

đó các địa phương tiếp tục nhân rộng và Cùng với các cuộc vận động “Nói khôngvới tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo

là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng caohiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phátđộng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trongcác trường phổ thông giai đoạn 2008-2013

Trường học thân thiện là gì ? Là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọngquyền trẻ em và nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập

và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng

để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn

và đấy đủ dinh dưỡng Yếu tố thân thiện được thể hiện ở sự động viên, khuyếnkhích học sinh, giáo viên và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trườnggiáo dục (Hội cha mẹ học sinh, Ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em…) với tình thươngyêu và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường

Trường học thân thiện, trước hết phải là trường học tiếp nhận tất cả trẻ emtrong độ tuổi, nhất là cấp Tiểu học, cấp Trung học cơ sở là các cấp học phổ cập

Trang 7

giáo dục, đến trường; nhà trường phải chịu trách nhiệm về công tác phổ cập giáodục đối với địa phương Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng vềquyền lợi học tập cho thanh thiếu niên, không phân biệt bất kỳ sự khác nhau nào vềtình trạng kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, vùngmiền, phong tục tập quán , kể cả trẻ em lành lặn và trẻ em khuyết tật có ý chí thiếttha và khả năng học tập Nhà trường phải tận tình giúp đỡ học sinh chưa ngoan,giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học, vận động những học sinh

đã bỏ học đi học lại, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh giúp đỡ những em cóhoàn cảnh gia đình khó khăn

Nội dung trọng tâm của “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”

Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằmhướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗitrường học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việcnâng cao chất lượng giáo dục Trường học thân thiện không tự nhiên mà có, mà làkết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy

và trò là lực lượng nòng cốt, sẽ trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện,khắc phục yếu kém, thách thức, là mô hình của trường chuẩn quốc gia

Theo đánh giá của Bộ Giáo duc&Đào tạo thì trường học thân thiện khôngphải là một mô hình hoàn toàn mới ở nước ta mà trên thực tế đã có nhiều điển hìnhtiên tiến đã và đang phấn đấu thực hiện Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng vàthực hiện mô hình Trường học thân thiện - học sinh tích cực cần kết hợp từ lý luận

và thực tiễn trong nước với tiếp thu chọn lọc có kinh nghiệm của thế giới

Do nội dung của “ Trường học thân thiện” khá phong phú, nên trước mắt BộGiáo duc&Đào tạo sẽ tập trung vào 3 nội dung trọng tâm của Cuộc vận động “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cụ thể:

1 Học tốt: Động viên và tiếp nhận tất cả trẻ em ở độ tuổi đến trường, đảmbảo học tập hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từngbước nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng trường học khang trang xanh - sạch - đẹp;thầy đổi mới phương pháp dạy học, trò học tập hứng thú; giảm lưu ban, bỏ học đểnâng cao hiệu quả giáo dục

Trang 8

2 Đẩy mạnh việc “chơi mà học”: Nâng cao chất lượng các hoạt động thểthao, văn hoá, văn nghệ, vui chơi trong đó coi trọng việc đưa trò chơi dân gian, cáchoạt động tập thể vui mà học phù hợp với lứa tuổi vào nhà trường

3 Mỗi trường học là một địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hoá, lịch sử:Động viên học sinh tham gia chăm sóc các công trình văn hoá lịch sử của đất nước,mỗi nhà trường nhận hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo một số khu di tích lịch sử,văn hoá, tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóccho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ

Từ những nội dung trên cho thấy : Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọngnhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục(cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh tronghọc tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nângcao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì ngườihọc, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ

Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoảimái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sựthâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trongcác trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học Như thế, mỗi ngày trẻ emđến trường là một ngày vui Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc pháthuy tính tích cực của học sinh Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinhhọc tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắnchặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháphọc tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khámphá, sáng tạo

2 Cơ sở thực tiễn:

Qua kết quả và diễn biến những năm học vừa qua để tìm ra những thực trạngđang cần thiết đề ra giải pháp cho việc Xây dựng trường học thân thiện-học sinhtích cực Vấn đề này ở mỗi đơn vị có thể khác nhau tuỳ theo điều kiện và những nỗlực trước đó Đối chiếu tổng kết các năm học và trước những yêu cầu của thi đuaXây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực chúng tôi thấy:

Trang 9

- Các năm qua trường đang có dấu hiệu khởi sắc nhưng qua tổng hợp thựctrạng thì những nguy cơ tiềm ẩn vẫn nhiều, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xãhội, nhân dân, cha mẹ học sinh; Những vấn đề thuộc về môi trường tinh thần,những lỗ hổng về hiểu biết truyền thống địa phương, nhận thức pháp luật, nếp sốngvăn minh, điều kiện y tế vệ sinh

- Khả năng hoàn thành thì rất lớn vì thi đua Xây dựng trường học học thânthiện - học sinh tích cực không tách bạch mà phối hợp đựơc với các nội dung thiđua vận động khác Từ đổi mới nội dung và phưong pháp dạy học là nhân tố của

xây dựng học sinh tích cực, thầy giáo tận tuỵ, từ Phong trào“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trên nền tảng cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh” “Nói không với tiêu cực trong nhàtrường” hoàn toàn phù hợp với xây dựng hình mẫu người thầy giáo và học sinhthân thiện

Các đề án Vệ sinh, Y tế của Uỷ ban nhân dân Huyện Ba Vì, của Thành phố

Hà Nội là nòng cốt cho việc đầu tư CSVC thực hiện môi trường xanh sạch đẹp,chăm sóc sức khoẻ trong học sinh.Công tác giáo dục lịch sử và truyền thống màngành phát động các năm qua là nền tảng mở rộng gắn liền với các yêu cầu mớicủa cuộc vận động này Với kinh nghiệm đó, các bước thực hiện trước đây thì xâydựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực là hoạt động nối tiếp để làm chonền tảng giáo dục ngày càng vững chắc hơn Vì thế dù chưa có nhiều kinh nghiệmsong được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp trên, trực tiếp là Phòng Giáodục & Đào tạo Ba Vì trường THCS Khánh Thượng đã từng bước hoàn thànhnhiệm vụ

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI.

Năm học 2008-2009 là năm Bộ GD phát động phong trào thi đua “ Xâydựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” trong phạm vi cả nước Khi đượcnghe triển khai khai Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD-ĐT, ngày 22/7/2008 của Bộtrưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường họcthân thiện , học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013; Và kế hoạch số: 463/KH -

Trang 10

SGD&ĐT, ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về triểnkhai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nămhọc 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013 Và kế hoạch của Phòng GD&ĐT Ba Vì

về việc: Triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013.Tôi đã xác định muốn làm phong trào có hiệu quả thì phải bám sát thực tế nắmtình hình để có kế hoạch với những biện pháp khả thi Đối chiếu với từng nội dungtôi nhận thấy:

- Yếu tố xanh - sạch - đẹp cuả trường chưa đạt yêu cầu: Cơ sở vật chất xuốngcấp, hàng rào bao bọc chưa toàn diện, điện nước không đủ phục vụ, lớp học thiếu

sự trang trí đẹp mắt…

- Yếu tố dạy tốt-học tốt còn nhiều điều đáng lo ngại: Đa số học sinh lười học,thiếu sự chuẩn bị chu đáo khi đến trường, học tập thụ động, kết quả kiểm tra khôngkhả quan Đa số giáo viên không biết và không có điều kiện để tiếp cận công nghệthông tin và ứng dụng trong giảng dạy, sự quan tâm hỗ trợ của các lực lượng xã hộicho việc dạy và học còn quá nhiều hạn chế…

- Kỹ năng sống: còn rất hạn chế, rất e dè khi giao tiếp với người khác, thiếu

tự tin, ít năng động, thiếu hiểu biết về môi trường xung quanh…

- Việc tổ chức các trò chơi dân gian hầu như chỉ diễn ra vào các ngày tổ chức

kỷ niệm thành lập Đoàn và thi thoảng được giáo viên dạy Thể dục tổ chức cho họcsinh chơi

- Yếu tố giáo dục và phát huy truyền thống địa phương chưa được quan tâm.Nhìn chung là một trường được công nhận chuẩn quốc gia, cơ quan văn hóanhưng còn nhiều hạn chế và so với yêu cầu của phong trào “trường học thân thiện -học sinh tích cực” thì còn nhiều điều bất cập cần được giải quyết

CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Với yêu cầu của đề tài là “ Một số biện pháp để từng bước xây dựng trườnghọc thân thiện - học sinh tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng

Trang 11

cao chất lượng giáo dục ” trong quá trình thực hiện Ban chỉ đạo đã thực hiện cácbiện pháp sau:

1 Việc triển khai chủ trương và kế hoạch thực hiện:

Theo tinh thần chỉ thị 40/2008 của BGD-ĐT, trên cở sở những văn bảnhướng dẫn của các cấp, dựa trên thực tế nhà trường , sau khi thành lập Ban chỉ đạo

đã ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng Trường học thân thiện-học sinh tích cực,

tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền chỉ thị 40, kế hoạch 307 /2008 của Bộ Giáodục - Đào tạo, kế hoạch của Phòng Giáo dục& Đào tạo Ba Vì và kế hoạch xâydựng Trường học thân thiện-học sinh tích cực của trường năm học 2008 - 2009 và

đã tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương để tuyên truyềnsâu rộng chủ trương này đến các lực lượng xã hội; Ban đại diện cha mẹ học sinh.Trường đã đề ra chủ trương vận động cha mẹ học sinh góp phần tham gia vàophong trào xây dựng nhà trường

Cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong trường để quán triệt kế hoạchxây dựng Trường học thân thiện-học sinh tích cực Các đoàn thể, giáo viên đã thảoluận kỹ kế hoạch của trường và đưa 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào vào kếhoạch công tác năm, hàng tháng của mỗi đoàn thể và cá nhân Cuộc họp còn tập

trung thảo luận các giải pháp thực hiện 3 nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh” “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”, “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương”.

Cuộc họp chuyên môn trường cũng đã chú trọng để thực hiện tốt việc “dạy

và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin, siêng năng trong học tập” và định hướng cho giáo viên xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hiệu quả công tác dạy và họcngày càng tốt hơn

Trong quá trình triển khai thực hiện trường đã tiếp tục quán triệt các văn bản

và các kế hoạch liên tịch triển khai phong trào thi đua của Phòng GD&ĐT, cùngĐoàn TNCS Hồ Chí Minh và Phòng Văn hóa huyện Ba Vì; kế hoạch thực hiện

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thông kê kết quả thực hiện được qua hơn hai năm thực hiện  phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” - SKKN một số biện pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục
Bảng th ông kê kết quả thực hiện được qua hơn hai năm thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w